11/07/1978: Hỏa hoạn thiêu rụi khu cắm trại ở Tây Ban Nha

Nguồn: Gas fire incinerates crowded campsite, killing hundreds, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, một chiếc xe tải chở khí gas hóa lỏng đã lao vào một khu cắm trại đông đúc ở San Carlos de la Rapita, Tây Ban Nha. Vụ nổ sau đó đã giết chết hơn 200 người và khiến nhiều người khác bị bỏng nặng.

Khoảng hơn 3 giờ chiều vào một ngày nóng nực trên bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, một chiếc xe tải 38 tấn chở khí propylene, được sử dụng để sản xuất rượu, đang di chuyển trên một con đường nhỏ, quanh co cách Barcelona gần 200km về phía nam. Chiếc xe tải, thuộc sở hữu của hãng Cisternas Reunidas, có lẽ đã đi trên con đường ven biển này thay vì đường cao tốc gần đó để tránh phải trả phí. Không rõ nguyên nhân nhưng chiếc xe tải sau đó đã đâm vào một bức tường xi măng. (Một số nhân chứng cho biết đã nhìn thấy chiếc xe bốc cháy trước khi vụ tai nạn xảy ra.) Continue reading “11/07/1978: Hỏa hoạn thiêu rụi khu cắm trại ở Tây Ban Nha”

Marine Le Pen có phải người cực hữu?

Nguồn: John Lloyd, 约翰·劳埃德:玛丽娜·勒庞是极右翼吗?, 06/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong tuần này, liệu làn sóng cực hữu vốn đã được chờ đợi từ lâu ở châu Âu rốt cuộc có đến với chúng ta hay không?

Khi vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội Pháp có kết quả, hầu hết các phương tiện truyền thông phương Tây, từ BBC cho đến New York Times, đều lấy chiến thắng của “cánh hữu” với đại diện là Marine Le Pen làm tiêu đề cho các bài báo của họ. Cùng lúc đó, ở Bỉ, quốc gia nằm ngay cạnh nước Pháp, đã xuất hiện lời cảnh báo về việc Orbán Viktor đang lên kế hoạch nhằm thành lập một liên minh “cực hữu” mới trong Nghị viện châu Âu. Chủ nhật tuần trước, đảng Lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) đã tổ chức đại hội đảng “cực hữu”, hoạt động của họ trong những ngày qua quả thực không hề “sóng yên bể lặng”. Continue reading “Marine Le Pen có phải người cực hữu?”

Thế giới hôm nay: 11/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jens Stoltenberg cho biết ông mong đợi các nhà lãnh đạo NATO sẽ đồng ý về một gói viện trợ “đáng kể” cho Ukraine. Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington, tổng thư ký NATO nói rằng các đồng minh sẽ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí phòng không hơn và thành lập một trung tâm huấn luyện quân sự mới ở Ba Lan. Ông Stoltenberg cũng cho biết Ukraine đang “tiến gần hơn” để trở thành thành viên của liên minh. Ngoài ra, hơn 60 máy bay chiến đấu F-16 đang trên đường tới Ukraine, theo một tuyên bố từ Mỹ, Đan Mạch, và Hà Lan.

Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng tổng thống Joe Biden là người duy nhất có quyền “đưa ra quyết định” về việc có tái tranh cử hay không. Trong khi đó, George Clooney, một diễn viên và nhà gây quỹ lớn của đảng Dân chủ, đã kêu gọi ông Biden, “người bạn” của ông, từ chức. Ông Biden đã nhiều lần nói rằng ông sẽ tiếp tục tham gia cuộc đua tổng thống. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/07/2024”

Các chiến lang của Trung Quốc đã tuyệt chủng?

Nguồn: Tyler Jost, “Have China’s Wolf Warriors Gone Extinct?,” Foreign Affairs, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại áp dụng chính sách ngoại giao gây chiến – và tại sao họ có thể làm như vậy một lần nữa.

Cách đây 5 năm, vào năm 2019, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã ngừng xử sự theo kiểu ngoại giao. Các đại sứ cấp cao và người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này bắt đầu đưa ra những tuyên bố gay gắt, mỉa mai, và tiêu cực trên Twitter (nay là X), trong các cuộc họp báo, và sau cánh cửa đóng kín. Sự tương phản với phong cách tế nhị và thận trọng của các nhà ngoại giao Trung Quốc thời trước nổi bật đến mức các nhà quan sát trong và ngoài nước đã đặt cho các nhà ngoại giao mới này biệt danh “chiến lang.” Continue reading “Các chiến lang của Trung Quốc đã tuyệt chủng?”

Thế giới hôm nay: 10/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một cuộc gặp với Vladimir Putin ở Moscow, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói chiến tranh “không thể giải quyết được gì” và hòa bình là “vô cùng quan trọng.” Hôm thứ Hai, Nga đã tiến hành đòn không kích đẫm máu nhất vào Ukraine trong nhiều tháng, khiến ít nhất 41 người thiệt mạng. Kể từ cuộc xâm lược khiến phương Tây trừng phạt Nga, Ấn Độ đã trở thành một khách hàng quan trọng mua dầu của Nga.

Keir Starmer có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Anh kể từ khi Đảng Lao động của ông được bầu vào chính phủ với chiến thắng vang dội. Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của “chính trị phục vụ” và hoan nghênh các nghị sĩ mới. Chính phủ đã công bố một loạt cải cách bao gồm khôi phục các mục tiêu bắt buộc về nhà ở tại địa phương và chấm dứt lệnh cấm đối với các trang trại điện gió trên đất liền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/07/2024”

Hệ thống cáp ngầm Trung Quốc thách thức trừng phạt của Mỹ

Nguồn: Cheng Ting-Fang, Lauly Li, Tsubasa Suruga, và Shunsuke Tabeta, “China’s subsea cable drive defies U.S. sanctions,” Nikkei Asia, 22/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay giữa ‘cuộc đua ngoại giao’ với Washington, Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng một mạng lưới cáp ngầm toàn cầu của riêng mình.

Đối với nhà sản xuất cáp ngầm Trung Quốc, Wuhan FiberHome International Technologies, việc bị chính phủ Mỹ cấm vận chẳng có gì đáng lo ngại. Trên thực tế, điều đó còn có lợi cho hoạt động kinh doanh của họ.

“Chúng tôi không quan tâm đến việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen,” giám đốc điều hành họ Vũ của FiberHome nói với Nikkei Asia, đề cập đến việc bị Washington đưa vào “Danh sách Thực thể” thương mại năm 2020 như một phần của cuộc đàn áp sâu rộng nhắm vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Động thái này đã ngăn cản công ty mua lại công nghệ của Mỹ. Continue reading “Hệ thống cáp ngầm Trung Quốc thách thức trừng phạt của Mỹ”

09/07/1915: Đức đầu hàng và chuyển giao Tây Nam Phi

Nguồn: Germans surrender Southwest Africa to Union of South Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, trong khi Liên minh Trung tâm đang tận dụng lợi thế của họ trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, phe Đồng minh đã giành được chiến thắng ở một nơi khác, khi các lực lượng quân sự của Liên hiệp Nam Phi chấp nhận sự đầu hàng của Đức trên lãnh thổ Tây Nam Phi. Continue reading “09/07/1915: Đức đầu hàng và chuyển giao Tây Nam Phi”

Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France and Britain are changing places,” Financial Times, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Châu Âu dường như đang không có người lãnh đạo trong lúc các mối đe dọa toàn cầu gia tăng.

Anh và Pháp đang ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bập bênh chính trị. Ba ngày sau khi người Anh bầu ra một chính phủ trung dung, thực dụng, với đa số phiếu lớn, người Pháp đã đưa ra một lựa chọn hoàn toàn trái ngược. Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp hôm Chủ nhật 30/06 đã tạo ra một quốc hội bế tắc, với cả phe cực hữu và cực tả đều giành được ưu thế. Continue reading “Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu”

Thế giới hôm nay: 09/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một đòn không kích của Nga vào Ukraine gần đây đã khiến ít nhất 36 người thiệt mạng. Ở thủ đô Kyiv tên lửa thậm chí đánh trúng một bệnh viện nhi. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ít nhất 40 tên lửa đã phá hủy cơ sở hạ tầng ở thủ đô, cũng như ở Dnipro và hai thành phố khác ở miền đông. Vào thứ Ba, các đồng minh NATO sẽ gặp nhau ở Mỹ, nơi họ dự kiến ​​ cam kết hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine.

Trong thư gửi các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội, tổng thống Joe Biden nói rằng ông “cam kết chắc chắn” sẽ tiếp tục tham gia cuộc đua tổng thống Mỹ. Tham gia một cuộc phỏng vấn trên truyền hình cùng ngày qua điện thoại, ông Biden cũng thách thức “giới tinh hoa” của đảng Dân chủ đang phản đối ông, thách thức họ “tuyên bố ra tranh cử tổng thống đi.” Hôm Chủ nhật, một số đảng viên Dân chủ cấp cao được cho là đã kêu gọi ông Biden nhường chỗ cho một ứng viên khác trong một cuộc họp trực tuyến riêng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/07/2024”

Học giả nổi tiếng lo kinh tế Thái Lan tụt hậu, bị Việt Nam vượt mặt

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s era of economic stagnation,” Bangkok Post, 05/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau hai mươi năm bất ổn và hỗn loạn chính trị, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nền kinh tế Thái Lan bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu của suy sụp và tuyệt vọng. Suốt nhiều thập niên, nền kinh tế Thái Lan đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Nhưng biệt danh “Chảo chống dính Thái Lan” (“Teflon Thailand”, chỉ khả năng chống chịu trước các khó khăn của nền kinh tế Thái Lan – NBT) có lẽ đã trở thành dĩ vãng. Các tít báo đều nói rằng nền kinh tế Thái Lan đang đi xuống nhanh chóng. Trừ phi có những cải cách chính trị cơ bản, Thái Lan nhiều khả năng sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp với nguy cơ trì trệ trầm trọng. Continue reading “Học giả nổi tiếng lo kinh tế Thái Lan tụt hậu, bị Việt Nam vượt mặt”

Thế giới hôm nay: 08/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khảo sát sau bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội Pháp cho thấy một liên minh cánh tả được thành lập vội vàng đã giành được nhiều ghế nhất. Thật bất ngờ, đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu sẽ về đích ở vị trí thứ ba, ngay sau đảng Phục hưng trung dung của tổng thống Emmanuel Macron. Mặt trận Nhân dân Mới cánh tả dự kiến ​​sẽ giành được 171-187 ghế (trong tổng số 577) với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao bất thường. Sẽ không có khối nào chiếm đa số hoàn toàn, báo trước một thời kỳ cạnh tranh chính trị và bất ổn.

Nhà lập pháp thứ năm của đảng Dân chủ Mỹ —Angie Craig, một nữ nghị sĩ đến từ Minnesota — đã kêu gọi Joe Biden từ bỏ cuộc đua tổng thống, cho rằng cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm thứ Sáu đã không thể dập tắt được những tranh cãi trong đảng của ông. Trong lúc đó, ông Biden đưa ra giọng điệu thách thức. Lãnh đạo phe Dân chủ ở Hạ viện Hakeem Jeffries được cho là đã lên lịch một cuộc họp trực tuyến vào Chủ nhật với các hạ nghị sĩ Dân chủ cấp cao để thảo luận về việc liệu ông Biden có nên rút lui hay không. Trước đó, khi được ABC News hỏi liệu ông có từ chức nếu các lãnh đạo của đảng Dân chủ thúc giục ông từ bỏ hay không, ông nói “họ sẽ không làm điều đó.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/07/2024”

Ngọn lửa bài Nhật trên mạng xã hội Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Tragedy shows China’s anti-Japan social media fire burns out of control,” Nikkei Asia, 04/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các vụ tấn công bằng dao phản ánh một xã hội không thể giải tỏa những bức xúc về mặt xã hội và kinh tế.

Gần đây, cư dân Nhật Bản và nhiều cư dân nước ngoài khác đã trở thành mục tiêu tấn công ở Trung Quốc. Một vụ việc thương tâm vừa xảy ra tại trạm xe buýt trường học ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô.

Sự thật đằng sau các vụ tấn công vẫn chưa rõ ràng. Nhưng một chuyên gia Trung Quốc am hiểu tình hình truyền thông của nước này đã viện dẫn chủ nghĩa dân tộc bài Nhật và bài Mỹ đang lan rộng nhanh chóng trên khắp Trung Quốc. Vị chuyên gia cho rằng hiện tượng này một phần được thúc đẩy bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, với hy vọng có thể thu hút thêm người theo dõi và tận dụng sự nổi tiếng để kiếm tiền từ quảng cáo và các nguồn thu khác. Chỉ trích Nhật Bản là một cách để nhanh chóng đạt được điều này. Continue reading “Ngọn lửa bài Nhật trên mạng xã hội Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát”

07/07/1797: Thượng nghị sĩ William Blount bị luận tội

Nguồn: First impeachment of a U.S. Senator, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1797, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Hạ viện đã thực hiện quyền luận tội và bỏ phiếu theo hiến pháp để xét xử Thượng nghị sĩ William Blount của bang Tennessee vì “hành vi sai trái nghiêm trọng, hoàn toàn không phù hợp với nghĩa vụ và sự tín nhiệm dành cho ông trong tư cách là Thượng nghị sĩ.” Continue reading “07/07/1797: Thượng nghị sĩ William Blount bị luận tội”

Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn Trà hết sức nghiêm mật, cấm ngặt tàu bè nước ngoài đậu đỗ, cư trú làm ăn.

Sơn Trà vốn được nhắc đến sớm trong các thư tịch cổ của quốc gia và quốc tế, Vào thế kỷ thứ 15, vua Lê Thánh Tông khi mang quân chinh phạt Chiêm Thành, dừng chân tại cửa biển Hải Vân, đã làm một bài thơ, trong đó câu: Continue reading “Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?”

06/07/1957: Althea Gibson trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên vô địch Wimbledon

Nguồn: Althea Gibson is first African American to win Wimbledon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Althea Gibson đã giành chức vô địch quần vợt đơn nữ tại Wimbledon và trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành chức vô địch tại Câu lạc bộ Quần vợt Sân cỏ và Croquet Toàn Anh ở London.

Sinh ngày 25/08/1927 tại Silver, Nam Carolina, Gibson lớn lên ở khu Harlem của Thành phố New York. Bà bắt đầu chơi quần vợt khi còn ở tuổi thiếu niên và từng hai lần giành chức vô địch quần vợt nữ quốc gia dành cho người Mỹ gốc Phi. Vào thời điểm quần vợt vẫn còn bị phân biệt chủng tộc, Alice Marble, người bốn lần vô địch Giải Vô địch Quốc gia Mỹ, đã lên tiếng ủng hộ Gibson và tay vợt cao 1m80 này đã được mời tham dự Giải Vô địch Quốc gia Mỹ (nay được gọi là Giải Mỹ Mở rộng) vào năm 1950. Continue reading “06/07/1957: Althea Gibson trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên vô địch Wimbledon”

Liệu các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?

Nguồn: Jakub Grygiel, “Will Europe’s Front-Line States Have Enough Soldiers to Fight?,” Foreign Policy, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình hình nhân khẩu học tồi tệ và việc di cư dễ dàng tạo ra một thách thức nghiêm trọng nếu Nga tấn công.

Liệu các quốc gia tiền tuyến phía đông của Liên minh châu Âu có thể đánh trả như Ukraine nếu Nga tấn công họ? Thật không may, đây không còn là một kịch bản giả định nữa: Hầu như không ngày nào trôi qua mà không có một quan chức chính phủ hay học giả Nga lên tiếng đe dọa Ba Lan, Phần Lan, hoặc các nước vùng Baltic bằng các cuộc tấn công tên lửa, hoặc xâm lược, hoặc cả hai. Bằng lời nói và cả hành động, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện rõ rằng ông muốn khôi phục đế chế châu Âu trước đây của Moscow. Continue reading “Liệu các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?”

Thế giới hôm nay: 05/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Keir Starmer ca ngợi một “chương mới” cho nước Anh khi hàng triệu người bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Lãnh đạo Đảng Lao động đối lập cho biết ông “sẵn sàng tiếp nhận chính phủ” và nhóm của ông sẽ “bắt đầu ngay lập tức” nếu họ giành chiến thắng. Các kết quả thăm dò hậu bỏ phiếu đầu tiên sẽ có từ khoảng 10 giờ tối thứ Năm giờ địa phương.

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, tổng thống Joe Biden thừa nhận đã “làm hỏng” cuộc tranh luận trên truyền hình gần đây với Donald Trump, nhưng cho biết ông sẽ “đứng dậy.” Màn trình diễn tệ hại của tổng thống 81 tuổi khiến nhiều người trong Đảng Dân chủ (và hơn thế nữa) đặt câu hỏi về triển vọng tái cử của ông. Hai trong số các nghị sĩ của đảng đã công khai kêu gọi ông Biden rút khỏi cuộc đua, dù hôm thứ Tư, một số thống đốc Dân chủ đã tuyên bố ủng hộ ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/07/2024”

Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động

Nguồn: John Kampfner, “Keir Starmer Is Tony Blair, Minus the Optimism,” Foreign Policy, 03/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính phủ mới của Anh đang sao chép cuốn cẩm nang của thời kỳ “Đảng Lao động Mới,” nhưng bầu không khí của đất nước đã thay đổi trong thời gian đó.

Có lẽ mọi công dân Anh đều nhớ họ đã ở đâu vào cái đêm Tony Blair trở thành thủ tướng. Tối ngày 01/05/1997, các lái tàu của hệ thống tàu điện ngầm London đã thông báo kết quả bầu cử cho hành khách. Nhiều người ăn mừng với những chai rượu vang sủi trên đường phố. Và những cử tri trung thành với đảng đã tập hợp tại khu phức hợp văn hóa Southbank bên bờ sông Thames, nơi bài hát của chiến dịch tranh cử, “Things Can Only Get Better” (Mọi chuyện sẽ chỉ tốt đẹp hơn) của D:Ream vang lên. Continue reading “Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động”

04/07/1940: Đánh bom khủng bố tại Hội chợ Thế giới New York

Nguồn: Terrorist bomb explodes at the New York World’s Fair, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, khoảng 5 giờ chiều, một quả bom đã phát nổ tại Hội chợ Thế giới New York ở Flushing, Queens, khiến hai thám tử cảnh sát thành phố New York thiệt mạng ngay lập tức và năm người khác bị thương, hai người trong tình trạng nguy kịch.

Hội chợ Thế giới New York, diễn ra từ tháng 4/1939 đến tháng 10/1940 với chủ đề “Xây dựng Thế giới Ngày mai”, đã thu hút khoảng 45 triệu du khách trong hai mùa diễn ra, khiến nó trở thành sự kiện có lượng người tham dự đông nhất trong nửa đầu thế kỷ 20. Continue reading “04/07/1940: Đánh bom khủng bố tại Hội chợ Thế giới New York”

Học giả Trung Quốc nói về sự trỗi dậy của ‘thuyết sự suy tàn của Mỹ’

Nguồn: Đông Nhật, “冬日:美国衰落论再起 找替罪羊难遏止, Aisixiang, 19/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong khi người Mỹ đang hết sức lo ngại trước quan điểm “Đông thịnh Tây suy” thì “lý thuyết về sự suy tàn của Mỹ” về chính người Mỹ cũng đang trỗi dậy. Trong một bản báo cáo được công bố gần đây, một tổ chức tư vấn nổi tiếng của Mỹ đã đưa ra cảnh báo về vấn đề này và thu hút được nhiều sự chú ý của giới truyền thông chính thống. Người Mỹ nên ý thức được rằng, nếu nước Mỹ không giải quyết vấn đề của chính mình mà chỉ bận rộn tìm kiếm “vật tế thần” từ bên ngoài thì quốc gia này khó có thể ngăn chặn xu thế đi đến suy tàn. Continue reading “Học giả Trung Quốc nói về sự trỗi dậy của ‘thuyết sự suy tàn của Mỹ’”