Thế giới hôm nay: 02/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liên minh châu Âu đã thông qua gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD) cho Ukraine sau nhiều tháng bị Hungary cản trở. Đầu tuần này, các quan chức và lãnh đạo châu Âu được cho là đã đe dọa sẽ rút tài trợ cho kinh tế Hungary để gây áp lực lên thủ tướng thân Nga Viktor Orban. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết thỏa thuận này đảm bảo sự hỗ trợ “ổn định, lâu dài” cho Ukraine. Trong khi đó viện trợ của Mỹ vẫn còn mắc kẹt ở Quốc hội.

Lực lượng Mỹ tiếp tục tấn công vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen, lần này nhắm vào một trạm kiểm soát và 10 máy bay không người lái được xác định là gây ra “mối đe dọa tiềm năng” đối với các tàu nước ngoài. Mỹ và Anh đã thực hiện nhiều đợt tấn công kể từ khi Houthi bắt đầu tấn công các tàu thương mại vào giữa tháng 11. Hôm thứ Tư, Houthi cho biết họ có kế hoạch tiếp tục tấn công các tàu chiến của Mỹ và Anh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/02/2024”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Người chết và kẻ bại trận

Bất chấp thất bại năm 1974, những người lính trở về miền Nam vẫn được chào đón như những anh hùng, trước khi Sài Gòn thất thủ. Một con phố ở Sài Gòn đã được đặt theo tên Trung tá Ngụy Văn Thà, người hy sinh khi chiến đấu ở Hoàng Sa. Sau năm 1975, con đường mang tên người anh hùng đó đã không còn nữa.

Trong cuốn “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation With Vietnam” (Không gì là không thể: Hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam) xuất bản năm 2022, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chia sẻ câu chuyện cá nhân của ông khi đến thăm nghĩa trang Biên Hòa được kiểm soát gắt gao nằm gần Sài Gòn, nơi duy nhất được dùng để chôn cất các binh sĩ của chế độ cũ. Ông cũng nêu chi tiết những nỗ lực ngoại giao của mình đối với các quan chức Việt Nam, để xin phép thực hiện các hoạt động đơn giản như đào mương và dọn dẹp rễ cây trong nghĩa trang. Osius coi nghĩa trang Biên Hoà là “điểm bản lề” (pivot point) cho sự hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)”

01/02/1884: Từ điển Oxford ra đời

Nguồn: Oxford Dictionary debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1884, phần (fascicle) đầu tiên của Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary, OED) – được đánh giá là từ điển tiếng Anh toàn diện và chính xác nhất – đã chính thức được xuất bản. Ngày nay, OED là nguồn tham khảo uy tín về ngữ nghĩa, cách phát âm, và lịch sử của hơn nửa triệu từ tiếng Anh, được dùng trong quá khứ và hiện tại. Continue reading “01/02/1884: Từ điển Oxford ra đời”

Thế giới hôm nay: 01/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không ngoài dự kiến, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 5,25 và 5,5% – cao nhất 22 năm qua. Chủ tịch Jerome Powell báo hiệu sẽ có cắt giảm lãi suất trong năm nay, nhưng chỉ khi các nhà hoạch định chính sách nhận thấy có “tiến bộ liên tục” của đà giảm lạm phát. “Đây là một nền kinh tế tốt,” ông Powell nói. Song ông cũng nói, “chúng tôi không tuyên bố chiến thắng.”

Chính phủ Anh đã công bố chi tiết của một thỏa thuận có thể dẫn đến việc nối lại chính phủ được ủy quyền ở Bắc Ireland, vốn bị vắng chính phủ trong hai năm qua. Đảng Liên minh Dân chủ đã bỏ chính phủ để phản đối việc thiết lập biên giới thương mại với phần còn lại của nước Anh. Thỏa thuận mới quy định sẽ không kiểm tra hàng hóa vào Bắc Ireland từ Anh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/02/2024”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đụng độ này là một cột mốc quan trọng đối với tuyên bố chủ quyền của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc kỷ niệm 50 năm trận chiến đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ Việt Nam Cộng hoà.

“Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…”

– “Đá ơi”, Nguyễn Duy.

Đường Quốc Cường là một trong những diễn viên Trung Quốc nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông đã thành danh nhờ các vai diễn nhân vật lịch sử trong các bộ phim cổ trang, vốn là dòng phim thống trị truyền hình Việt Nam vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Vai diễn nổi bật nhất của ông có lẽ là vai quân sư Gia Cát Lượng trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa,” một biểu tượng của trí tuệ thời xưa trong văn hóa đại chúng Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)”

Thế giới hôm nay: 31/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan bị kết án 10 năm tù vì làm lộ bí mật nhà nước. Ông Khan bị kết tội chia sẻ nội dung của một bức điện ngoại giao bí mật vì vẫy tài liệu này tại một buổi mít tinh chính trị. Cựu thủ tướng hiện đang ngồi tù vì tội tham nhũng và bị cấm tham gia bầu cử Pakistan ngày 8 tháng 2 tới đây. Ông Khan phủ nhận mọi cáo buộc, chỉ trích chúng là có động cơ chính trị.

Nền kinh tế EU cũng như khu vực đồng euro trì trệ trong ba tháng cuối năm 2023. Kinh tế EU chỉ tăng trưởng 0,2% so với một năm trước. Thành tích của riêng nước Đức đặc biệt kém khi giảm 0,3% so với quý trước đó. Tuy vậy, đà giảm của nền kinh tế lớn nhất khối đã được bù đắp bởi tăng trưởng tốt ở Ý và Tây Ban Nha. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/01/2024”

Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “In praise of mass immigration,” Financial Times, 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tỷ lệ nhập cư cao là dấu hiệu cho thấy một xã hội lành mạnh và năng động.

“Khi nhìn về phía trước, tôi chợt thấy có linh cảm. Giống như người La Mã, tôi như đang thấy sông Tiber sủi đầy máu…”

Đó là lời cảnh báo hồi năm 1968 của Enoch Powell về nguy cơ nhập cư ồ ạt vào Anh. Giờ đây, những người xem chính trị gia quá cố của Đảng Bảo thủ như một nhà tiên tri sẽ cảm thấy như mình được minh oan. Phản đối làn sóng nhập cư đang ngày càng trở thành vấn đề trọng tâm trong nền chính trị phương Tây. Continue reading “Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?”

30/01/1781: Maryland phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang

Nguồn: Maryland finally ratifies Articles of Confederation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1781, Maryland trở thành bang thứ 13 và là bang cuối cùng phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), muộn gần ba năm so với thời hạn chính thức do Quốc hội Mỹ đưa ra vào ngày 10/03/1778.

Kể từ năm 1776, Quốc hội Lục địa đã bắt đầu soạn thảo Các điều khoản Hợp bang trong một quá trình rời rạc. Họ đã phải đối mặt với những vấn đề tương tự như khi tiến hành Hội nghị Hiến pháp năm 1787 sau này. Các bang lớn muốn có số phiếu bầu tỷ lệ thuận với dân số, trong khi các bang nhỏ muốn tiếp tục với hiện trạng là một phiếu bầu cho mỗi bang. Continue reading “30/01/1781: Maryland phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang”

Thế giới hôm nay: 30/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Mỹ được cho là đã nhầm lẫn chiếc drone làm ba binh sĩ ở Jordan thiệt mạng hôm Chủ nhật với một drone giám sát của Mỹ đang quay về căn cứ. Ít nhất 34 người khác bị thương trong cuộc tấn công mà Joe Biden nói là do lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn. Một số nhà lập pháp Cộng hòa đã gây áp lực yêu cầu ông Biden nhắm vào Iran để trả đũa. Tuy vậy, Iran nói tuyên bố của Mỹ về sự liên quan của họ là vô căn cứ.

Người phát ngôn của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phủ nhận tin đồn Valery Zaluzhny, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, đã bị sa thải. Tướng Zaluzhny, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất đất nước, đã nhiều lần tranh cãi với văn phòng tổng thống về chính sách chiến tranh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/01/2024”

Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới

Nguồn: Parag Khanna, “The Red Sea Crisis Proves China Was Ahead of the Curve,” Foreign Policy, 20/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là một âm mưu nham hiểm, mà là bản kế hoạch chi tiết về những gì mọi quốc gia cần trong thời đại của bất ổn và gián đoạn.

Suốt hai tháng qua, sự gia tăng đột ngột các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Eo biển Bab el-Mandeb, vị trí chiến lược nối Biển Đỏ với Biển Ả Rập, đã khiến các hãng vận tải biển lớn nhất thế giới phải tạm dừng quá cảnh qua Kênh đào Suez trong vài tuần – và thậm chí còn phải điều chỉnh lịch trình nhiều hơn sau khi Mỹ và Anh tiến hành các đợt tấn công vào Yemen, khiến căng thẳng leo thang. Continue reading “Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới”

Thế giới hôm nay: 29/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba lính Mỹ thiệt mạng và 34 người khác bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ lính Mỹ ở Jordan nằm sát biên giới Syria. Tổng thống Joe Biden nói thủ phạm là “các nhóm chiến binh cực đoan do Iran hậu thuẫn” và cam kết sẽ bắt họ trả giá. Đây là thương vong đầu tiên của Mỹ ở Trung Đông kể từ khi cuộc chiến của Israel ở Gaza bắt đầu vào tháng 10. Cũng kể từ đó, khoảng 10 quốc gia khác đã bị lôi kéo vào vòng xoáy căng thẳng trong khu vực.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres kêu gọi các nước đã tạm dừng tài trợ cho UNRWA, cơ quan của LHQ dành cho người tị nạn Palestine, hãy xem xét lại và tuyên bố sẽ bắt bất kỳ nhân viên nào bị phát hiện có liên quan đến cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 7 tháng 10 “phải chịu trách nhiệm.” Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Lãnh thổ Palestine cáo buộc 9 quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ và Đức, “trừng phạt chung” thường dân ở Gaza. Đại diện của Iran, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ trích động thái này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/01/2024”

Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Balance of power between Xi’s top two aides is tipping,” Nikkei Asia, 25/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các diễn biến kịch tính sau trận lụt Hà Bắc mùa hè năm ngoái cho thấy Thái Kỳ có thể đã vượt qua Lý Cường.

Sau hơn một thập niên thâu tóm quyền lực với mức độ chưa từng có, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện chỉ có hai phụ tá nổi bật, được ông trọng dụng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai phụ tá đó chính là nhân vật phụ trách an ninh quốc gia, Thái Kỳ, 68 tuổi, và Thủ tướng Lý Cường, 64 tuổi, lần lượt xếp thứ 5 và thứ 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng, bao gồm bảy thành viên và đứng đầu là Tập, 70 tuổi. Continue reading “Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập”

28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko

Nguồn: Afrikaner police admit to killing Stephen Biko, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Nam Phi, bốn cựu cảnh sát thời kỳ apartheid đã xuất hiện trước Ủy ban Sự thật và Hòa giải, và thừa nhận đã giết Stephen Biko, nhà lãnh đạo phong trào “Nhận thức về người da đen” (Black Consciousness Movement, BCM) của Nam Phi vào năm 1977.

Năm 1969, Biko, một sinh viên y khoa, đã thành lập một tổ chức cho sinh viên da đen Nam Phi để chống lại chính sách phân biệt chủng tộc apartheid của chính phủ thiểu số da trắng, đồng thời thúc đẩy bản sắc của người da đen. Năm 1972, ông tham gia tổ chức Đại hội Người da đen và năm sau đó bị chính phủ da trắng (Afrikaner) cấm tham gia hoạt động chính trị. Bốn năm sau, vào tháng 9/1977, ông bị bắt vì tội lật đổ. Continue reading “28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko”

Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Cảnh Thống thứ 3 [24/2/1500], tức Minh Hoằng Trị năm thứ 13, Vua sai 2 sứ bộ sang nhà Minh: Hình bộ tả thị lang Nguyễn Duy Trinh, Lễ khoa đô cấp sự trung Lê Lan Hinh, Thượng bảo thiếu khanh Nguyễn Nho Tông tạ ơn phúng tế Vua cha Thánh Tông; Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huấn Đỗ Nhân, Thông sự ty thừa Bùi Đoan Giáo tạ ơn việc sách phong và xin ban mũ áo cho Vua. Năm sau các sứ bộ đến Bắc Kinh, được ban yến, tặng các loại lụa; và tặng cho Vua Hiến Tông một bộ lễ phục, một bộ thường phục, 1 bộ dây đai vàng và tê giác. Sau khi nhận y phục, Sứ thần Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu nhận thấy rằng y phục tặng cho Vua không đúng theo phục sức của tước Vương, nên đưa lời khiếu nại; triều đình nhà Minh với lập luận kỳ thị, bảo rằng Vương An Nam còn có bổn phận làm thần dân của Thiên tử, nên chỉ ban y phục thần dân mà thôi: Continue reading “Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà”

27/01/1926: John Logie Baird trình diễn TV

Nguồn: John Logie Baird demonstrates TV, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, nhà phát minh người Scotland John Logie Baird đã trình diễn công khai hệ thống truyền hình đầu tiên ở London, mở ra một cuộc cách mạng trong giao tiếp và giải trí. Phát minh của Baird, một thiết bị truyền hình ảnh mà ông gọi là “máy truyền hình” (televisor), sử dụng các đĩa quay cơ học để chuyển các hình ảnh chuyển động thành xung điện. Thông tin này sau đó được truyền qua cáp đến màn hình, nơi nó được hiển thị dưới dạng các điểm sáng/tối ở độ phân giải thấp. Chương trình truyền hình đầu tiên của Baird ghi lại hình ảnh cái đầu của hai con rối, do ông điều khiển trước camera, khuất khỏi tầm nhìn của khán giả. Continue reading “27/01/1926: John Logie Baird trình diễn TV”

Thế giới hôm nay: 26/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giám đốc CIA được cho là sẽ giúp kết nối một thỏa thuận Hamas-Israel nhằm giải thoát con tin Israel. Trong những ngày tới, William Burns và giám đốc cơ quan tình báo Israel sẽ gặp các quan chức Ai Cập và Qatar. Hồi đầu tháng, Qatar và Pháp đã trung gian cho một thỏa thuận cho phép nhiều viện trợ nhân đạo hơn vào Gaza, với điều kiện một số loại thuốc sẽ được chuyển đến các con tin Israel. Tuy vậy, đàm phán để tiến tới giải phóng con tin vẫn diễn ra chậm chạp.

Chính phủ IraqMỹ chuẩn bị bắt đầu đàm phán chính thức để chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Iraq và nâng tầm quan hệ song phương. Quân đội Mỹ đã có mặt ở Iraq từ năm 2003 và hiện có khoảng 2.500 binh sĩ đồn trú để ngăn Nhà nước Hồi giáo hồi sinh. Chính phủ Iraq đã nhiều lần kêu gọi Mỹ rút quân khỏi nước này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/01/2024”

Chuyển động Quốc Phòng (19/1 – 25/1/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (19/1 – 25/1/2024)”

Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?

Nguồn: Mark Leonard, “China’s Game in Gaza,” Foreign Affairs, 08/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến của Israel để giành lấy phương Nam toàn cầu như thế nào?

Trong năm vừa qua, khi các nhà ngoại giao phương Tây di chuyển liên tục từ đầu này đến đầu kia của thế giới, cố gắng hết sức để ngăn chặn hàng loạt các cuộc chiến, khủng hoảng, và tai hoạ – từ Ukraine đến Darfur, từ Nagorno-Karabakh đến Cộng hòa Dân chủ Congo – thì Trung Quốc lại đang tận dụng cảnh hỗn loạn. Cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas và chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza đã trao cho Bắc Kinh một cuộc khủng hoảng mới để khai thác. Trong khi Mỹ tự đánh mất uy tín của mình đối với các quốc gia ở phương Nam bằng việc hỗ trợ Israel không giới hạn, thì Bắc Kinh lại cẩn thận điều chỉnh phản ứng của mình đối với cuộc chiến, đặc biệt chú ý đến dư luận ở các nước đang phát triển. Continue reading “Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?”

25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên

Nguồn: Formal commission is established on the League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris, các đại biểu tham dự hội nghị hòa bình đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Ủy ban về Hội Quốc Liên.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhất quyết đòi làm chủ tịch ủy ban này – đối với ông, việc thành lập Hội Quốc Liên rõ ràng là trung tâm của các cuộc đàm phán hòa bình. Ông được Thủ tướng Anh David Lloyd George ủng hộ. Dù Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau tỏ ra hoài nghi hơn, tin rằng hòa bình với Đức mới là mục tiêu quan trọng, nhưng ông đã đồng ý với những người đồng cấp từ Mỹ và Anh, để Pháp không bị xem là trở ngại cho việc hình thành Hội Quốc Liên. Ban đầu, uỷ ban đầu bao gồm hai đại diện từ mỗi quốc gia trong nhóm Ngũ Cường – Pháp, Đế quốc Anh, Ý, Nhật Bản, và Mỹ. Sau đó, khi các quốc gia nhỏ hơn như Bỉ phản đối, nhóm này đã được quyền đề cử thêm đại diện, đầu tiên là 5 và cuối cùng là 9. Continue reading “25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên”

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Tác giả: GS Trịnh Sinh

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động. Khi thì là cửa ngõ của quân xâm lược tiến vào Kinh đô Thăng Long, lúc thì là nơi chứng kiến một đội quân không còn mảnh giáp, chủ tướng phải chui vào ống đồng để cho lính khiêng về bên kia biên giới. Nhưng cũng có lúc, nơi đây chứng kiến các cuộc ngoại giao đòi đất chủ quyền nhờ có tài ngoại giao cực kỳ mềm dẻo và khôn khéo.

Chuyện xảy ra từ cách đây hơn 300 năm, vào thời vua Lê Gia Tông, năm 1672. Khi đó, Vũ Công Tuấn là Đô đốc Thiêm sự, tước Khoan Quận công làm phản, từ Thăng Long chạy về Tuyên Quang định gây thế lực cát cứ. Năm 1688, Vũ Công Tuấn chạy sang Vân Nam (Trung Quốc) nhờ lực lượng ngoại bang giúp sức. Continue reading “Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải”