03/12/1979: Giẫm đạp tại buổi hòa nhạc của ban nhạc Who

Nguồn: Eleven people killed in a stampede outside Who concert in Cincinnati, Ohio, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, mười một người, bao gồm ba học sinh trung học, đã thiệt mạng khi đám đông những người sở hữu vé vào cửa buổi hòa nhạc của ban nhạc Who tại Cincinnati, Ohio, tràn về phía trước để cố gắng chen vào Riverfront Coliseum và giành được những chỗ ngồi không được đặt trước bên trong. Đây sẽ là một trong những buổi biểu diễn nhạc rock chết chóc nhất trong lịch sử. Continue reading “03/12/1979: Giẫm đạp tại buổi hòa nhạc của ban nhạc Who”

Những điểm yếu trong hoạt động liên lạc, lẩn trốn của Osama bin Laden

Tác giả: Hùng Nguyễn

Ngày 17/10/2024, Israel xác nhận quân đội nước này đã tiêu diệt thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo Hamas Yahya Sinwar trong một trận chiến tại Dải Gaza, kết thúc chiến dịch truy tìm gắt gao của tình báo Israel nhằm tìm diệt người đứng đầu tổ chức Hamas. Trong thời gian dài thủ lĩnh Hamas đã áp dụng những biện pháp liên lạc tình báo cổ điển, tránh hoàn toàn việc liên lạc điện tử hiện đại nhằm né tránh khả năng giám sát tình báo điện tử tối tân của Israel, tương tự với biện pháp của trùm khủng bố Osama Bin Laden nhằm đối phó với sự truy lùng của Mỹ. Continue reading “Những điểm yếu trong hoạt động liên lạc, lẩn trốn của Osama bin Laden”

Hợp tác năng lượng Trung-Nga nhìn từ các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên

Nguồn: Văn Thiếu Khanh, 文少卿:穿越蒙古国的中俄天然气管道,不仅仅是几千公里的钢管Guancha, 27/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, việc hoàn thành toàn bộ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên tuyến phía Đông Trung-Nga đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lĩnh vực hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Nga. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế đôi bên cùng có lợi mà còn phản ánh nhiều thay đổi sâu sắc của quan hệ Trung-Nga trong tình hình quốc tế hiện nay.

Tất nhiên, đường ống tuyến phía Đông không chỉ là một dự án cơ sở hạ tầng, mà còn là một ô cửa để quan sát sự phát triển của quan hệ Trung-Nga và tác động rộng lớn hơn của mối quan hệ này đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Hợp tác năng lượng Trung-Nga nhìn từ các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên”

Tác động từ chính sách thuế quan của Trump đối với Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “What Trump’s Tariffs Will Mean for China,”  Foreign Policy, 26/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra những lời đe doạ mới, Bắc Kinh cũng đã sẵn sàng để đối phó với sự thay đổi.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump một lần nữa đe dọa áp đặt thuế quan mới đối với Trung Quốc; Bắc Kinh góp phần giúp đạt được một thỏa thuận tại hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc; Huawei ra mắt điện thoại với hệ điều hành hoàn toàn do Trung Quốc phát triển. Continue reading “Tác động từ chính sách thuế quan của Trump đối với Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 02/12/2024

NguồnThe Economist Biên dịchĐỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng không quân Nga và Syria tăng cường tấn công vào phe nổi dậy, khi lực lượng này tiến về phía nam sau khi chiếm được phần lớn Aleppo, thành phố lớn thứ hai đất nước. Các máy bay chiến đấu đã nhắm mục tiêu vào thành phố Idlib do phe nổi dậy kiểm soát. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua phe đối lập Syria chiếm được lãnh thổ. Trong khi đó, Donald Trump chọn Massad Boulos, một tỷ phú gốc Lebanon và là bố chồng của con gái ông, làm cố vấn về Trung Đông.

Ông Trump cũng tuyên bố sẽ bổ nhiệm Kash Patel làm giám đốc FBI. Ông Patel, từng làm cố vấn cho bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền trước của ông Trump nhưng có ít kinh nghiệm về lĩnh vực chấp pháp, đã lên án cái gọi là “nhà nước ngầm” và cam kết tước bỏ nhiệm vụ thu thập tin tình báo của FBI. Tổng thống đắc cử Mỹ và các ứng viên của ông dường như đang có ý định thay đổi mạnh mẽ các cơ quan tình báo và FBI. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/12/2024”

Trung Quốc đang ‘xoay trục’ về ngoại giao, còn kinh tế thì sao?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping smiles at Japanese visitors while grimacing at his economy,” Nikkei Asia, 28/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một lập trường ngoại giao mềm mỏng hơn là không đủ để giải quyết những khó khăn hiện tại của Trung Quốc

Chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chuyển từ ngoại giao chiến lang sang ngoại giao nụ cười trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng và trong bối cảnh không thể thúc đẩy nền kinh tế trong nước.

Thái độ mới đáng ngạc nhiên của Trung Quốc đối với Nhật Bản, Anh, và nhiều quốc gia khác đã mở đường cho một cuộc tranh luận toàn cầu sôi nổi. Một số chuyên gia không quen với khía cạnh này của Trung Quốc đang tự hỏi liệu sự thay đổi này có “thật” hay không, trong khi những người khác cho rằng Bắc Kinh “chỉ đang tạo dáng.” Continue reading “Trung Quốc đang ‘xoay trục’ về ngoại giao, còn kinh tế thì sao?”

01/12/1913: Dây chuyền sản xuất hàng loạt của Ford bắt đầu hoạt động

Nguồn: Ford’s assembly line starts rolling, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1913, Henry Ford đã lắp đặt dây chuyền sản xuất đầu tiên để sản xuất hàng loạt xe hơi. Sáng kiến ​​của ông đã rút ngắn thời gian chế tạo một chiếc xe hơi từ hơn 12 giờ xuống còn một giờ 33 phút.

Mẫu xe Model T của Ford, được giới thiệu vào năm 1908, đơn giản, chắc chắn và tương đối rẻ tiền – nhưng vẫn không đủ rẻ đối với Ford, người quyết tâm chế tạo “xe hơi cho đại chúng.” (Ông nói, “Khi tôi hoàn thành, gần như mỗi người sẽ có một chiếc xe”). Để giảm giá xe hơi, Ford nghĩ rằng ông chỉ cần tìm cách chế tạo chúng hiệu quả hơn. Continue reading “01/12/1913: Dây chuyền sản xuất hàng loạt của Ford bắt đầu hoạt động”

Lê Hy Tông lên ngôi, tàn tích nhà Mạc bị dẹp bỏ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mùa xuân năm Đinh Tỵ [1677], nhà Lê đánh dẹp Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Trước đây, Ngô Tam Quế làm phản nhà Thanh, Kính Vũ theo giúp. Khi Tam Quế chết, triều đình nhân cơ hội tiến quân tiễu trừ bọn Kính Vũ, nhà Thanh ưng thuận, họ Mạc bị dẹp bỏ. Continue reading “Lê Hy Tông lên ngôi, tàn tích nhà Mạc bị dẹp bỏ”

30/11/1835: Ngày sinh Mark Twain

Nguồn: Mark Twain is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1835, Samuel Clemens, sau này nổi tiếng với cái tên Mark Twain, đã chào đời tại Florida, Missouri.

Clemens bắt đầu học nghề thợ in ở tuổi 13 và sau đó làm việc cho anh trai mình, người đã thành lập tạp chí Hannibal Journal. Năm 1857, tờ Keokuk Daily Post giao cho ông viết một loạt các bức thư du kí hài hước, nhưng sau khi viết được năm bức, ông quyết định trở thành thuyền trưởng tàu hơi nước. Năm 1857, ông ký hợp đồng làm học việc lái tàu và nhận được giấy phép lái tàu vào năm 1859, khi ông 23 tuổi. Continue reading “30/11/1835: Ngày sinh Mark Twain”

Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng

Nguồn: Norbert Röttgen, “Europe Has Run Out of Time,” Foreign Affairs, 22/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với sự trở lại của Trump, lục địa già phải tự quản lý an ninh của mình – và phải nhanh chóng làm vậy.

Suốt hàng thập kỷ, liên minh xuyên Đại Tây Dương đã là nền tảng của an ninh châu Âu. Nhưng ngày nay, quan hệ đối tác của châu Âu với Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng. Với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thực sự có nguy cơ rằng sự can dự của Mỹ vào châu Âu có thể giảm mạnh. Nếu Mỹ ngừng viện trợ quân sự cho Kyiv, hậu quả sẽ rất sâu rộng, đối với cả cuộc chiến ở Ukraine lẫn hàng phòng thủ còn lại của châu Âu chống lại các mối đe dọa bên ngoài, trong đó có một nước Nga phục thù. Continue reading “Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng”

Thế giới hôm nay: 29/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine đã cắt điện hơn 1 triệu hộ gia đình, chủ yếu ở khu vực Lviv phía tây, sau khi Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này. Ukraine cho biết đã đánh chặn hơn một nửa trong số gần 200 drone và tên lửa mà Nga phóng đi. Khi mùa đông đến gần, Điện Kremlin đang tăng cường tấn công vào hệ thống năng lượng của Ukraine.

Israel tuyên bố rằng lệnh ngừng bắn với Hizbullah, có hiệu lực từ thứ Tư, đã bị vi phạm bởi “các đối tượng tình nghi” ở miền nam Lebanon. Quân đội Israel cho biết đã nổ súng vào những người này. Thỏa thuận ngừng bắn yêu cầu chấm dứt các hoạt động tấn công, cho phép Hizbullah và Israel có 60 ngày để rời khỏi miền nam Lebanon. Trong khi đó, truyền thông Lebanon đưa tin Israel vẫn tấn công các ngôi làng ở nước họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/11/2024”

Chiến thuật biển người của Putin ở Ukraine không thể tồn tại mãi

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Is Throwing Human Waves at Ukraine, But Can’t Do It Forever,” Foreign Policy, 25/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược máy xay thịt của Nga cực kỳ hiệu quả, cực kỳ lãng phí, và cực kỳ tàn ác.

Ngày nay, một trong những nơi ảm đạm nhất trên Trái Đất là cơ sở xử lý hài cốt của những người lính đã tử trận tại thành phố Rostov-on-Don của Nga, trung tâm hậu cần của cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine. Dù được thiết kế để xử lý hàng trăm xác chết cùng một lúc, nhưng nhà xác khổng lồ này vẫn bị quá tải một cách vô vọng suốt nhiều tháng nay. Cảnh quay từ bên trong, được các nhân chứng đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy hàng trăm thi thể ở nhiều giai đoạn phân hủy khác nhau và tứ chi nằm rải rác trên sàn hành lang. Nằm trong những chiếc hộp gỗ xếp dọc theo các bức tường từ sàn đến trần nhà, hết hàng này đến hàng khác, là những cá nhân may mắn: những người có thi thể được tìm thấy từ chiến trường, được nhận dạng, niêm phong trong những chiếc quan tài lót kẽm, và chuẩn bị được chuyển đến những người thân đang đau buồn ở những vùng xa xôi nhất của Nga. Cùng lúc đó, nhiều xác chết đã bị để mặc cho thối rữa trên các cánh đồng của Ukraine, vì việc di tản họ là không khả thi dưới sự tấn công liên tục của pháo binh và máy bay không người lái của phe phòng thủ. Continue reading “Chiến thuật biển người của Putin ở Ukraine không thể tồn tại mãi”

28/11/1973: Công nhân Mỹ gốc Ả Rập đòi công đoàn thoái vốn khỏi Israel

Nguồn: Arab American autoworkers lead walkout at Chrysler’s Dodge Main plant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, khoảng 2.000 công nhân xe hơi Detroit, do những người Mỹ gốc Ả Rập dẫn đầu, đã bắt đầu đình công tại nhà máy Dodge Main của Chrysler, yêu cầu ban lãnh đạo công đoàn của họ, Liên đoàn Công Nhân Xe hơi (United Auto Workers, UAW), phải thoái vốn khỏi Israel. Cuộc đình công, được tổ chức bởi Hội đồng Công nhân Ả Rập (Arab Workers Caucus) mới thành lập, trực thuộc công đoàn, tập trung vào một sự kiện diễn ra cùng ngày tại Detroit: Leonard Woodcock, chủ tịch UAW, dự kiến sẽ được trao một danh hiệu nhân đạo từ một tổ chức theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, B’nai B’rith International. Continue reading “28/11/1973: Công nhân Mỹ gốc Ả Rập đòi công đoàn thoái vốn khỏi Israel”

Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “Trump 2.0 Could Give China a Headache in Southeast Asia,” Foreign Policy, 20/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính quyền đa dạng trong khu vực có thể hòa hợp hơn với chính quyền Trump mới.

Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1 tới sẽ mang lại cả cơ hội lẫn nguy cơ cho Đông Nam Á. Một mặt, chính quyền mới dường như đang chuẩn bị tái khởi động chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được đưa ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, tập trung vào việc chống lại Trung Quốc, đồng thời tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác trên khắp khu vực. Một số quốc gia, cụ thể là Philippines và Việt Nam, sẽ hoan nghênh cách tiếp cận này. Những quốc gia khác, như Indonesia và Singapore, có thể lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh trong khu vực của họ. Tuy nhiên, việc Trump giảm ưu tiên thúc đẩy các giá trị – chẳng hạn như dân chủ và nhân quyền – ở nước ngoài để ủng hộ một cách tiếp cận mang tính giao dịch nhằm đạt được lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn hơn, đặc biệt là từ các chế độ chuyên chế và bán chuyên chế bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Nhìn chung, các chính sách tiềm năng của Trump có thể đưa Mỹ vào vị thế tốt hơn để cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc trong khu vực này. Continue reading “Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á”

Thế giới hôm nay: 27/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden thông báo IsraelHizbullah đã đồng ý ngừng bắn ở Lebanon. Lệnh này sẽ có hiệu lực từ 4 giờ sáng giờ địa phương và được mô tả là “nhằm mục đích chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch.” Ông Biden cũng bày tỏ hy vọng sớm có ngừng bắn ở Gaza. Trước đó, thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cảnh báo Israel sẽ tấn công nếu Hizbullah “có được vũ khí để tấn công chúng tôi trong tương lai.”

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cảnh báo “sẽ áp thuế trả đũa nếu bị tăng thuế” sau khi Donald Trump đề xuất áp thuế 25% lên hàng hóa từ Mexico và Canada. Bà Sheinbaum cho rằng kế hoạch của tổng thống đắc cử Mỹ sẽ khiến lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở cả Mỹ và Mexico. Ông Trump cam kết thuế mới sẽ duy trì cho đến khi Mexico và Canada ngăn chặn di cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy sang Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/11/2024”

Hồi kết của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ

Nguồn: Daniel W. Drezner, “The End of American Exceptionalism,” Foreign Affairs, 12/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trump tái đắc cử sẽ định nghĩa lại quyền lực của nước Mỹ.

Điều duy nhất không gây tranh cãi về Donald Trump là cách ông giành được nhiệm kỳ thứ hai của mình. Bất chấp các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ ngang bằng về mặt thống kê, và những lo ngại về việc phải chờ đợi kết quả bầu cử kéo dài, Trump đã được tuyên bố là người chiến thắng ngay vào sáng sớm thứ Tư ngày 06/11. Khác với cuộc bầu cử năm 2016, lần này ông đã giành được cả phiếu phổ thông lẫn phiếu Đại cử tri đoàn, cải thiện biên độ ủng hộ của mình ở hầu hết mọi nhóm nhân khẩu học. Bên cạnh đó, Đảng Cộng hòa đã giành được đa số tại Thượng viện với 53 ghế, và dường như sẽ duy trì quyền kiểm soát Hạ viện. Đối với phần còn lại của thế giới, bức tranh đã quá  rõ ràng: Phong trào “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) của Trump sẽ định hình chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong bốn năm tới. Continue reading “Hồi kết của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ”

26/11/1933: Người dân California tự treo cổ hai nghi phạm giết người

Nguồn: Vigilantes in California lynch two suspected murderers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một đám đông ở San Jose, California, đã xông vào nhà tù nơi Thomas Thurmond và John Holmes bị giam giữ vì là nghi phạm bắt cóc và sát hại Brooke Hart, cậu con trai 22 tuổi của một chủ cửa hàng địa phương. Đám đông tức giận đã treo cổ (lynch) những người đàn ông bị buộc tội và sau đó tạo dáng chụp ảnh với xác chết. Continue reading “26/11/1933: Người dân California tự treo cổ hai nghi phạm giết người”

Thế giới hôm nay: 26/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Có thêm hy vọng về một lệnh ngừng bắn giữa IsraelHizbullah sau khi xuất hiện báo cáo cho thấy các nhà đàm phán đang tiến gần đến một thỏa thuận chấm dứt chiến sự tại Lebanon. Bản dự thảo thỏa thuận được cho là bao gồm một giai đoạn 60 ngày mà lực lượng Israel sẽ rút khỏi Lebanon và Hizbullah sẽ di chuyển vũ khí ra khỏi khu vực biên giới. Theo truyền thông Israel, nội các chiến tranh của nước này sẽ họp vào thứ Ba để xem xét thỏa thuận.

Jack Smith, công tố viên đặc biệt có nhiệm vụ truy tố Donald Trump tội can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đã yêu cầu toà hủy vụ án. Ông cũng rút lại nỗ lực khôi phục một vụ kiện chống lại ông Trump về cáo buộc tích trữ tài liệu mật, vốn trước đó đã bị một thẩm phán bác bỏ (chính phủ vẫn đang tìm cách truy tố hai bị cáo khác). Ông Smith viện dẫn chính sách cấm bộ tư pháp truy tố các tổng thống đương nhiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/11/2024”

Bước tiến của Kim Jong Un và bước lùi của Yoon Suk Yeol trong vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Thường Lạc Văn, 金正恩一休完年假,就丢出“重磅炸弹”, ThePaper.cn, 20/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Sau khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un giữ thái độ im lặng bất thường. Kim đã biến mất khỏi truyền thông nhà nước gần 10 ngày kể từ sau chuyến thị sát các dự án tái thiết hậu lũ lụt ở tỉnh Bắc Pyongan hôm 5/11. Mặc dù điều này phù hợp với thông lệ nghỉ phép từ tháng 10 đến tháng 11 hằng năm, nhưng Kim Jong Un đã mang đến một quả bom thực sự khi trở lại sau kỳ nghỉ. Continue reading “Bước tiến của Kim Jong Un và bước lùi của Yoon Suk Yeol trong vấn đề Triều Tiên”

Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều

Nguồn: SD Pradhan, “South China Sea under Trump’s Presidency 2.0: Need for a multi-dimensional strategy”, The Times of India, 19/11/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Vấn đề Biển Đông đặt ra cho Trump một nhiệm vụ còn phức tạp hơn các cuộc xung đột ở Ukraine hay ở khu vực Tây Á, nơi mà không bên nào có lợi thế mang tính quyết định, và dấu hiệu mệt mỏi trở nên rõ rệt hơn. Ở Biển Đông, Trung Quốc là quốc gia hùng mạnh nhất, đang sử dụng sức mạnh cơ bắp của mình một cách hung hăng hơn bao giờ hết nhằm vào các quốc gia ven biển mà không bị trừng phạt. Tình hình ở khu vực Biển Đông ngày càng tệ hơn kể từ nhiệm kỳ đầu của Trump. Continue reading “Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều”