Tại sao Bắc Kinh lại cứng rắn đáp trả Trump?

Nguồn: Deng Yuwen (Đặng Duật Văn), “Why Beijing Is Standing Up to Trump,” Foreign Policy, 14/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có lòng tự trọng của riêng mình.

Bất chấp những lời đe dọa từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp đặt thuế quan lên toàn thế giới, chỉ có Trung Quốc thực sự kiên định đối đầu. Liên minh châu Âu và Canada cũng đã thể hiện thái độ cứng rắn, nhưng chỉ có Bắc Kinh mới đáp trả bằng hai đợt thuế quan trả đũa đối với Mỹ, cùng nhiều biện pháp phi thuế quan như kiểm soát xuất khẩu, thêm các công ty Mỹ mới vào “danh sách thực thể không đáng tin cậy” của Trung Quốc, và tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng” chống lại cái mà họ gọi là chủ nghĩa đơn phương của Washington. Continue reading “Tại sao Bắc Kinh lại cứng rắn đáp trả Trump?”

15/04/1947: Cầu thủ người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi cho Giải Bóng chày Nhà nghề

Nguồn: Jackie Robinson becomes first African American player in Major League Baseball, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Jackie Robinson, 28 tuổi, đã trở thành cầu thủ người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại của Giải Bóng chày Nhà nghề (Major League Baseball) khi ông bước vào Sân vận động Ebbets ở Brooklyn để thi đấu cho Brooklyn Dodgers. Robinson đã phá vỡ rào cản về màu da trong một môn thể thao đã bị phân biệt chủng tộc suốt hơn 50 năm. Đúng 50 năm sau, vào ngày 15/04/1997, sự nghiệp đột phá của Robinson đã được vinh danh và số áo đấu của ông, 42, đã được Ủy viên Bud Selig cho “nghỉ hưu” khỏi Giải Bóng chày Nhà nghề trong một buổi lễ có sự tham dự của hơn 50.000 người hâm mộ tại Sân vận động Shea của Thành phố New York. Số áo của Robinson là số áo đầu tiên được tất cả các đội trong giải đấu cho “nghỉ hưu”. Continue reading “15/04/1947: Cầu thủ người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi cho Giải Bóng chày Nhà nghề”

Thế giới hôm nay: 15/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong chuyến thăm Nhà Trắng, tổng thống El Salvador Nayib Bukele tuyên bố một người đàn ông bị trục xuất nhầm từ bang Maryland sẽ không được trả về, bất chấp phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Chính quyền của Donald Trump đã tích cực trục xuất những người bị cáo buộc là thành viên băng đảng tới một nhà tù an ninh cao ở quốc gia Trung Mỹ này. Ông Trump cam kết sẽ giúp El Salvador xây thêm nhà tù mới — và trục xuất thêm nhiều người nhập cư bất hợp pháp.

Pfizer đã dừng phát triển một loại thuốc điều trị béo phì, có tên là danuglipron, sau khi nghi ngờ thuốc này gây tổn thương gan ở một bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Gã khổng lồ dược phẩm Mỹ đang cố gắng thâm nhập vào thị trường thuốc giảm cân, trong bối cảnh doanh số các sản phẩm điều trị COVID-19 của hãng sụt giảm. Nhà đầu tư hiện đổ xô sang đối thủ Eli Lilly, giúp cổ phiếu của hãng tăng 1,7% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2025”

Đánh giá đội tàu vùng cực của Trung Quốc

Nguồn: Trym Eiterjord, “Taking Stock of China’s Polar Fleet,” The Diplomat, 05/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năng lực hàng hải của Trung Quốc ở Bắc Cực vẫn còn hạn chế, nhưng các hoạt động nghiên cứu trong nước cho thấy một nỗ lực chung nhằm tăng cường sự hiện diện của nước này ở các vùng cực.

Sự hiện diện của Trung Quốc đang dần được cảm nhận ở Bắc Cực. Dù đã rút lui khỏi khu vực này trong những năm gần đây, sau khi bị phản kháng chính trị và chứng kiến một loạt các dự án cơ sở hạ tầng và khai thác thất bại, các hoạt động hàng hải của Bắc Kinh – hay các hoạt động được nhận thức của họ – trong khu vực này vẫn tiếp tục gây sợ hãi trong các chính phủ Tây Bắc Cực và cung cấp bằng chứng cho các chuyên gia cảnh báo về một Bắc Cực đang gặp nguy hiểm. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã minh họa điều này trong một cuộc họp báo vào tháng 1, nơi ông giải thích lý do tại sao ông muốn mua hoặc thâu tóm quốc đảo Greenland ở Bắc Cực: “Cứ nhìn ra bên ngoài, bạn sẽ thấy tàu của Trung Quốc ở khắp mọi nơi.” Continue reading “Đánh giá đội tàu vùng cực của Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 14/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ Howard Lutnick cho biết mặc dù một số mặt hàng điện tử — bao gồm điện thoại và máy tính — hiện đã được miễn thuế 145%, chúng vẫn sẽ chịu các loại thuế mới trong tương lai đối với vật liệu bán dẫn. Trước đó, Trung Quốc mô tả việc miễn trừ, được công bố vào thứ Sáu, là một “bước nhỏ” nhằm sửa chữa “hành động sai trái” của Mỹ. Ông Lutnick nói thuế đánh vào chip có thể sẽ được áp dụng “trong một hoặc hai tháng nữa.”

Một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã giết chết ít nhất 34 người ở Sumy, một thành phố ở đông bắc Ukraine, theo các quan chức Ukraine. Hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh tạm hoãn tấn công vào cơ sở hạ tầng và năng lượng do Mỹ làm trung gian. Hôm thứ Sáu, đại diện của Donald Trump, Steve Witkoff, đã gặp tổng thống Nga Vladimir Putin để truyền đạt một thông điệp: “hãy hành động” về thỏa thuận ngừng bắn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/04/2025”

Tập Cận Bình phát động cuộc chiến phe phái để sinh tồn

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping kicks off a factional battle for survival,” Nikkei Asia, 10/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ảnh hưởng của các đảng viên lão thành đằng sau cuộc cải tổ nhân sự bất thường.

Tiếng súng lệnh đã vang lên, và các thành viên trong phe phái chính trị của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang chạy đua để sinh tồn về mặt chính trị.

Chính Chủ tịch Tập đã tạo tiền đề cho cuộc đua này bằng cách thăng chức cho nhiều người ủng hộ ông lên các chức vụ quan trọng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ, nhiều đến mức phe cánh của ông trở nên phình to, từ đó làm nảy sinh nhu cầu thỏa hiệp với các thế lực chính trị không thân cận với ông. Continue reading “Tập Cận Bình phát động cuộc chiến phe phái để sinh tồn”

13/04/1873: Thảm sát Colfax

Nguồn: The Colfax Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1873, một nhóm vũ trang theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã tấn công một tòa án được bảo vệ bởi lực lượng dân quân chủ yếu là người da đen tại thị trấn Colfax, Louisiana. Một cuộc tắm máu đã xảy ra sau đó, khi nhóm dân quân đầu hàng và những kẻ da trắng thượng đẳng bắt đầu một chiến dịch khủng bố kéo dài cả ngày được gọi là Thảm sát Colfax.

Trong những năm sau Nội chiến Mỹ, một số nô lệ được giải phóng và ứng viên da trắng ủng hộ sự nghiệp bình đẳng chủng tộc đã được bầu vào nhiều chức vụ trên khắp miền Nam. Bước tiến này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong số những người da trắng miền Nam khác, những kẻ cay đắng vì thất bại trong Nội chiến, và mong muốn một lần nữa đưa quyền tối cao của người da trắng vào luật pháp. Continue reading “13/04/1873: Thảm sát Colfax”

Tại sao Singapore không miễn viện phí cho toàn dân?

Nguồn: Salma Khalik, “Healthcare financing in Singapore: 10 questions for DPM Gan and Health Minister Ong,” Strait Times, 10/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Singapore nổi tiếng với hệ thống y tế tốt, góp phần giúp người dân nơi đây có tuổi thọ thuộc hàng cao nhất thế giới, với tuổi thọ trung bình vượt quá 83 tuổi.

Tuy nhiên, với việc dân số già đi làm tăng nhu cầu y tế và chi phí cũng tăng lên qua từng năm, liệu Singapore có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ y tế tốt với giá cả phải chăng không?

Mới đây, Straits Times đã có cuộc phỏng vấn với Phó Thủ tướng Gan Kim Yong, người từng lãnh đạo Bộ Y tế trong một thập kỷ, và Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung, xoay quanh vấn đề tài trợ cho y tế. Continue reading “Tại sao Singapore không miễn viện phí cho toàn dân?”

12/04/1770: Vua Anh chấp thuận bãi bỏ Đạo luật Townshend

Nguồn: British king approves repeal of the hated Townshend Acts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1770, một dự luật của Quốc hội Anh nhằm bãi bỏ Đạo luật Townshend không được lòng dân đã nhận được sự chấp thuận từ Nhà Vua. Được thông qua lần đầu tiên vào ngày 29/06/1767, Đạo luật Townshend là nỗ lực của chính phủ Anh nhằm củng cố quyền lực tài khóa và chính trị đối với các thuộc địa ở Mỹ, bằng cách đánh thuế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm của Anh mà người Mỹ mua, bao gồm chì, giấy, sơn, thủy tinh, và trà. Continue reading “12/04/1770: Vua Anh chấp thuận bãi bỏ Đạo luật Townshend”

Trung Quốc chuẩn bị trường kỳ thương chiến

Nguồn: James Palmer, “China Prepares to Endure a Trade War”,  Foreign Policy, 08/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sau một tuần căng thẳng, diễn biến tiếp theo sẽ là gì?

Tiêu điểm tuần này: Bắc Kinh đối mặt với thế lưỡng nan chiến lược khi căng thẳng thương mại leo thang; Nhiều tin đồn lan truyền xoay quanh một vị tướng cấp cao; Gói kích cầu kinh tế được mong đợi bấy lâu nay có thể sớm thành hiện thực. Continue reading “Trung Quốc chuẩn bị trường kỳ thương chiến”

Thế giới hôm nay: 11/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm vào thứ Năm, với chỉ số NASDAQ giảm 4,3% và S&P 500 giảm 3,5%. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát năm của Mỹ giảm còn 2,4% trong tháng 3, thấp hơn mức dự báo 2,6% của các nhà kinh tế và giảm so với 2,8% của tháng 2. Các số liệu này được thu thập trước khi cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc thực sự leo thang.

Liên minh châu Âu cho biết đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do “hiện đại và đầy tham vọng” với UAE. Trước đó, khối này đã đình chỉ các biện pháp thuế trả đũa đối với Mỹ trong 90 ngày, sau khi ông Trump tạm hoãn nhiều mức thuế vào thứ Tư. Châu Âu đã công bố các mức thuế trị giá khoảng €21 tỷ (23 tỷ USD) đối với hàng hóa Mỹ để đáp trả mức thuế 25% đối với thép và nhôm. Trong khi đó, các biện pháp thuế trả đũa của Trung Quốc đối với Mỹ đã có hiệu lực. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/04/2025”

Nước Mỹ dưới thời Trump là cuộc thử nghiệm lớn của chủ nghĩa hiện thực

Nguồn: Raphael S. Cohen, “America Under Trump Is the Realists’ Grand Experiment,” Foreign Policy, 08/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền này sẽ để lại dấu ấn không thể phai mờ trong cách giảng dạy quan hệ quốc tế cho thế hệ tương lai.

Hãy thử ngồi vào bất kỳ lớp nhập môn quan hệ quốc tế nào tại một trường đại học Mỹ, và có lẽ bạn sẽ được nghe bài giảng mở đầu về “Đối thoại Melos,” trích từ cuốn sách lịch sử nổi tiếng của Thucydides về Chiến tranh Peloponnesse. Trong cuộc đối thoại này, người Athens đưa ra một đề xuất đơn giản cho người Melos trung lập: Đầu hàng hoặc đối mặt với sự hủy diệt. Những người Melos yếu hơn đã viện dẫn đủ loại lập luận – về liên minh, đạo đức, và các vị thần – với hy vọng thay đổi suy nghĩ của người Athens, nhưng vô ích. Cuối cùng, người Melos chọn cách kháng cự và chấp nhận số phận của mình. Từ đó, Thucydides rút ra câu châm ngôn nổi tiếng: “Kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu chấp nhận những gì họ phải chấp nhận.” Continue reading “Nước Mỹ dưới thời Trump là cuộc thử nghiệm lớn của chủ nghĩa hiện thực”

10/04/1953: Ra mắt bộ phim 3D màu đầu tiên

Nguồn: First color 3-D film opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, bộ phim kinh dị The House of Wax (Ngôi nhà bằng Sáp), với sự tham gia của Vincent Price, đã được công chiếu tại Rạp Paramount ở New York. Được phát hành bởi Warner Brothers, đây là bộ phim đầu tiên của một hãng phim lớn được quay bằng quy trình kỹ thuật ba chiều (3D), hay nhìn nổi (stereoscopic), và là một trong những bộ phim kinh dị đầu tiên được quay bằng phim màu. Continue reading “10/04/1953: Ra mắt bộ phim 3D màu đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 10/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các nước không trả đũa các mức thuế của ông, nhưng vẫn duy trì thuế quan phổ quát 10%. Tuy vậy, tổng thống vẫn tăng thuế đối với Trung Quốc lên 125%, để đáp trả việc Trung Quốc nâng thuế cho hàng hóa Mỹ từ 34% lên 84%. Trước khi ông Trump đảo ngược quyết định, các thành viên Liên minh châu Âu đã thông qua thuế mới đối với khoảng 21 tỉ euro (23,2 tỉ USD) hàng hóa Mỹ, nhằm đáp trả thuế 25% của Mỹ đối với thép và nhôm.

Thị trường chứng khoán tăng vọt sau thông tin này. NASDAQ tăng 12,2% khi kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Tư và S&P 500 tăng 9,5% — mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ các năm 2001 và 2008. Chỉ số Dow Jones tăng khoảng 2.960 điểm, tương đương 7,9%. Lợi suất trái phiếu — vốn trước đó tăng mạnh sau khi các mức thuế có hiệu lực — đã hạ nhiệt. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống khoảng 4,3%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/04/2025”

Thuế quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam

Nguồn: Vũ Minh Khương, “United States global trade tariffs: What it means for Vietnam’s economic development,” LKYSPP, 08/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Mỹ áp dụng thuế quan thương mại toàn diện đối với khoảng 90 quốc gia trên thế giới đã làm bùng nổ cuộc tranh luận về khả năng phục hồi kinh tế và vai trò chiến lược của ngoại giao trong việc định hình tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam hiện đang đứng trước ngã ba của cả rủi ro và cơ hội – đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đối với Việt Nam, thách thức nằm ở việc vượt qua hậu quả tiềm tàng trong khi vẫn định vị mình là nền kinh tế hướng đến xuất khẩu hàng đầu ở Đông Nam Á. Dưới đây, Giáo sư Kinh tế Vũ Minh Khương – Giáo sư Thực hành tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore – khái quát ba kịch bản thương mại có thể xảy ra và ý nghĩa của chúng đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Ông cũng giải thích cách đàm phán thông minh, chủ động với Mỹ có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi lâu dài. Continue reading “Thuế quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam”

Các nước Đông Nam Á trước “cú sốc” thuế quan của Trump

Nguồn: La Nghi Phức, 罗仪馥:关税大棒袭来,新加坡、越南、印尼、泰国各有各的想法……, Guancha, 08/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch áp dụng thuế quan “có đi có lại” đối với tất cả các đối tác thương mại, với phạm vi và mức thuế vượt xa dự đoán của nhiều đối tác. Lần này, các nước Đông Nam Á vốn từng được hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan của Trump với Trung Quốc đã không thể tránh thoát và thậm chí còn trở thành những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong danh sách thuế quan “có đi có lại” này.

Kinh tế, thương mại và công nghiệp cũng như vị thế trong nền kinh tế toàn cầu của các nước Đông Nam Á vốn từng trỗi dậy mạnh mẽ nhờ làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu trước đây, hiện đang đứng trước nguy cơ chịu tổn thất nặng nề dưới tác động của chính sách thuế quan “có đi qua lại” này. Sự biến động đầy thăng trầm này là một phép thử toàn diện cho khả năng thích ứng kinh tế và năng lực ngoại giao của các quốc gia ở khu vực này. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước “cú sốc” thuế quan của Trump”

Thế giới hôm nay: 09/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng cho biết mức thuế bổ sung 50% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc — cộng thêm với mức 34% mà tổng thống Donald Trump công bố vào tuần trước — sẽ có hiệu lực từ thứ Tư. Như vậy, tổng mức thuế của Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc sẽ lên đến 104%. Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố trả đũa bằng cách áp dụng mức thuế 34% lên hàng nhập khẩu từ Mỹ, và cam kết sẽ “chiến đấu đến cùng.”

Khi thời hạn áp thuế của ông Trump đến gần, chỉ số S&P 500 trên sàn Phố Wall đã giảm 1,6% vào thứ Ba, xóa sạch các mức tăng trước đó. Thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi một phần sau ba ngày bán tháo kịch tính, với cổ phiếu Mỹ tăng hơn 4%. Trước đó, bộ trưởng tài chính Mỹ Scott Bessent đã bày tỏ lạc quan về các cuộc đàm phán thuế, nói rằng “chúng ta có thể đạt được những thỏa thuận tốt.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/04/2025”

Thuế quan thực sự có thể có tác dụng, nếu Trump hiểu đúng về nó

Nguồn: Michael Hirsh, “Tariffs Can Actually Work – if Only Trump Understood How,” Foreign Policy, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính sách thương mại thông minh có thể giúp khôi phục việc làm, nhưng cách tiếp cận kiểu ném bom rải thảm của tổng thống lại báo hiệu thảm họa.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc thương chiến toàn cầu mới vào thứ Tư ngày 02/04 – sự kiện mà ông gọi là “tuyên ngôn độc lập kinh tế” – ông đã phát biểu những lời có lẽ là câu chuyện hoang đường nhất về lịch sử kinh tế hiện đại từng được truyền đi từ Nhà Trắng. Continue reading “Thuế quan thực sự có thể có tác dụng, nếu Trump hiểu đúng về nó”

08/04/1944: Nga tấn công Đức tại Crimea

Nguồn: Russians attack Germans in drive to expel them from Crimea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân đội Nga do Nguyên soái Fyodor Tolbukhin chỉ huy đã tấn công quân đội Đức nhằm giành lại Crimea ở miền Nam Ukraine, khi đó đang do phe Trục chiếm đóng. Cuộc tấn công đã phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức chỉ trong bốn ngày, cuối cùng buộc quân Đức phải rút lui. Continue reading “08/04/1944: Nga tấn công Đức tại Crimea”

Thế giới hôm nay: 08/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thêm mức thuế 50% đối với hàng hóa Trung Quốc trừ khi nước này rút lại các mức thuế trả đũa. Ông Trump nói sẽ không trì hoãn việc thực hiện các mức thuế đối ứng, nhưng cũng cho biết “nhiều nước” đang đàm phán các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong một ngày giao dịch đầy biến động, chỉ số S&P 500 — trong thời gian ngắn rơi vào thị trường giá xuống — đã kết phiên giảm 0,2%. Trong khi đó, NASDAQ tăng nhẹ 0,1%.

Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu có thể dỡ bỏ thuế quan đối với hàng công nghiệp của Mỹ nếu ông Trump làm điều tương tự. Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói “châu Âu luôn sẵn sàng cho một thỏa thuận tốt.” Song bà cũng nói EU sẽ tìm cách củng cố quan hệ thương mại với các quốc gia khác ngoài Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/04/2025”