Tại sao chiến tranh gia tăng trên thế giới?

e9b83526-1df8

Nguồn: John Andrews, “More war than peace”, Project Syndicate, 12/02/2016.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Chỉ người chết mới được chứng kiến chiến tranh kết thúc”, câu nói của George Santayana[1] dường như đặc biệt thích hợp với tình hình hiện nay ở thế giới Ả Rập, từ Syria, Iraq, đến Yemen và Lybia – khu vực được coi là chảo dầu sôi của bạo lực. Afghanistan bị mắc kẹt trong cuộc chiến với Taliban; Trung Phi bị nguyền rủa bởi các cuộc chạy đua đẫm máu nhằm giành các nguồn tài nguyên – thường dọc theo các chiến tuyến sắc tộc, tôn giáo. Ngay cả sự bình yên của châu Âu cũng bị đe dọa – châu lục này phải chứng kiến cuộc xung đột li khai tại Ukraina, một cuộc chiến đã làm chết hơn 6.000 người trước khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn hiện nay.

Điều gì giải thích cho việc người ta phải dùng đến xung đột vũ trang nhằm giải quyết các vấn nạn của thế giới? Continue reading “Tại sao chiến tranh gia tăng trên thế giới?”

Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi

china-police_2670388b

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Rule of Fear”, Project Syndicate, 08/02/2016.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc lại một lần nữa bị kìm kẹp trong sự sợ hãi chưa từng xảy ra kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ phòng họp kín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến giảng đường của các trường đại học và văn phòng của lãnh đạo các cơ quan, bóng ma của những lời buộc tội khắc nghiệt và những hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn đang rình rập giới tinh hoa chính trị, học giả và doanh nhân Trung Quốc.

Rất dễ dàng để nhận ra nỗi lo sợ đang lan tràn. Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng không khoan nhượng của Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động vào tháng 12 năm 2012, việc bắt giữ các quan chức chính phủ đã thành chuyện thường ngày, khiến những người đồng nghiệp và bạn bè của họ đều cảm thấy run sợ. Continue reading “Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi”

10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ

Tibet Rebellion

Nguồn:Rebellion in Tibet,” History.com (truy cập ngày 09/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, người dân Tây Tạng đã cùng nhau nổi dậy, bao vây cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama, bất chấp các lực lượng quân đội Trung Quốc chiếm đóng.

Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng Tây Tạng từ gần một thập niên trước đó, vào tháng 10 năm 1950, khi Quân Giải phóng Nhân dân xâm lược đất nước này, chỉ một năm sau khi phía cộng sản giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Tây Tạng đã đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc vào năm sau đó, ký một hiệp ước bảo đảm quyền lực của Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của đất nước, về các vấn đề đối nội của Tây Tạng. Continue reading “10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ”

Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc

1452485696064

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Great Escape from China”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi năm 2016 bắt đầu, nguy cơ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá lớn đã và đang treo lơ lửng trên các thị trường toàn cầu tương tự như Thanh gươm Damocles.[1] Không có sự bất định về chính sách nào lại gây nên sự bất ổn đến vậy. Rất ít nhà quan sát nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ một lúc nào đó trong thập niên tới. Câu hỏi đặt ra là sẽ có bao nhiêu kịch tính đi kèm trong thời gian chuyển tiếp này, khi mà các mệnh lệnh chính trị và kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Có vẻ kỳ lạ khi mà một quốc gia có thặng dư thương mại 600 tỷ USD trong năm 2015 lại phải lo lắng về sự suy yếu của đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố kết hợp lại, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại và nới lỏng dần các hạn chế về đầu tư ra nước ngoài, đã khiến dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Continue reading “Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc”

Tại sao một số nhà kinh tế phản đối mức lương tối thiểu?

Nguồn:Why some economists oppose minimum wages“, The Economists, 22/01/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người lao động tại các quốc gia giàu có đã phải chịu đựng mức tiền lương trì trệ trong nhiều thập kỷ qua, cả trong thời điểm (nền kinh tế) tốt lẫn xấu. Các chính phủ đang nỗ lực phản ứng mạnh hơn bằng cách gia tăng mức lương tối thiểu. Chính quyền các bang và địa phương tại Hoa Kỳ đang thông qua chính sách tăng lương, còn Barack Obama thì ủng hộ tăng lương tối thiểu liên bang từ 7,25 USD/giờ lên 10,10 USD/giờ. Chính phủ mới của bà Angela Merkel đã đưa ra tín hiệu về việc ủng hộ một mức lương tối thiểu quốc gia mới; và vào ngày 16/01, George Osborne, Bộ trưởng Tài chính Anh, đã bày tỏ ủng hộ một mức tăng cao hơn lạm phát cho mức lương tối thiểu. Một mức lương tối thiểu cao hơn dường như là một cách đơn giản và hợp lý để cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế chống lại điều đó: chẳng hạn, các viện kinh tế hàng đầu của Đức đã thúc đẩy bà Merkel chống lại các yêu cầu về một mức lương tối thiểu. Vậy tại sao các nhà kinh tế thường phản đối mức lương tối thiểu? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế phản đối mức lương tối thiểu?”

Hồi giáo chống lại Hồi giáo

OST-ShiaSunni-NEWWAR

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Islam versus Islam”, Project Syndicate, 18/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng đã có tác động mạnh đến thế giới Hồi giáo. Ở Syria, một cuộc chiến tranh tàn bạo đã cướp đi 250.000 mạng sống, lấy đi nơi ở của một nửa trong số 21 triệu cư dân của đất nước, và khiến một triệu người tị nạn phải sang châu Âu tìm kiếm nơi trú ẩn. Tại Yemen, bộ lạc Houthi đã nổi dậy chống lại chính phủ, và bây giờ đang phải đối mặt với các cuộc không kích do Saudi Arabia dẫn đầu. Những mâu thuẫn như thế phản ánh một số nhân tố, nổi bật nhất trong số đó là những cuộc xung đột giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Shia, và giữa những người theo chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) và những người theo chủ nghĩa cải cách. Continue reading “Hồi giáo chống lại Hồi giáo”

Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc

china (1)

Nguồn: Rob Johnson, “The China Delusion”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc quản lý cơ chế tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc đang tiếp tục làm xáo động các thị trường tài chính toàn cầu. Sự bất định kéo dài về khả năng phá giá đồng nhân dân tệ đang thổi bùng lên lo ngại rằng những hiệu ứng giảm phát sẽ càn quét qua các thị trường mới nổi đồng thời giáng một đòn mạnh lên các nền kinh tế phát triển, nơi mà lãi suất bằng hoặc xấp xỉ bằng không (và do đó không thể giảm tiếp để chống lại giảm phát do nhập khẩu giá rẻ). Sự bế tắc trong chính sách tài khóa ở cả châu Âu và Mỹ đang làm gia tăng thêm những quan ngại này.

Nhưng quan ngại về tỷ giá hối đoái hiện nay thực chất chỉ là dấu hiệu cho thấy một thực tế rằng sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chiến lược tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang một chiến lược dựa vào tiêu dùng trong nước đang diễn ra không thuận lợi như kỳ vọng. Continue reading “Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc”

5 hiểu lầm về Bức tường Berlin

berlinwall

Nguồn: Hope M. Harrison, “Five myths about the Berlin Wall”, The Washington Post, 30/10/2014.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Mười năm 2014 đánh dấu 25 năm kể từ ngày thế giới đổi thay với sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ngày nay sự kiện này có vai trò rất lớn, không chỉ bởi tính lịch sử nổi bật mà còn bởi những giải thích, ký ức và huyền thoại. Nhiều người sẽ nhớ lại hình ảnh người dân Berlin hân hoan nhảy múa trên nóc tường tại Cổng Brandenburg vào buổi chiều hôm ấy, nhưng những  điều thật sự đã xảy ra – và ý nghĩa thật sự của nó – thì lại ít rõ ràng hơn. Hãy cùng phá bỏ những quan niệm sai lầm về di sản thời Chiến tranh Lạnh này.

  1. Bức tường Berlin chỉ là một bức tường.

Thật ra có đến hai bức tường cách nhau 160 thước Anh (khoảng 146m), giữa chúng là một vùng “tử địa” có cảnh khuyển, tháp canh, đèn pha, dây thép, cột chống xe qua lại và lính vũ trang sẵn sàng bắn chết người xâm phạm. Continue reading “5 hiểu lầm về Bức tường Berlin”

08/03/1917: Cách mạng tháng Hai Nga bùng nổ

Russian_Imperial_Family_1911

Nguồn:February Revolution begins,” History.com (truy cập ngày 07/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917 ở Nga, Cách mạng tháng Hai (gọi theo thời gian trong lịch Julian cũ được sử dụng ở đây) đã nổ ra khi các cuộc bạo động và đình công do tình trạng khan hiếm thực phẩm bùng phát ở Petrograd. Một tuần sau đó, chế độ Sa hoàng vốn đã tồn tại hàng trăm năm đã kết thúc với sự thoái vị của Nicholas II, và Nga tiến một bước gần hơn đáng kể đến cuộc cách mạng cộng sản.

Đến năm 1917, phần lớn người dân Nga đã mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo của chế độ Sa hoàng. Nạn tham nhũng tràn lan trong chính phủ, nền kinh tế Nga vẫn lạc hậu, và Nicholas đã liên tục giải tán Duma, Quốc hội Nga được thành lập sau Cách mạng 1905, khi nó chống lại ý nguyện của ông. Continue reading “08/03/1917: Cách mạng tháng Hai Nga bùng nổ”

Thách thức từ những nhà ‘đại dân túy’

trump_sanders_split

Nguồn: Jacek Rostowski, “The Great Populists”, Project Syndicate, 05/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thách thức đầu tiên đối với bá quyền phương Tây sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở châu Âu là sự trỗi dậy của những nước thuộc nhóm BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – vào thập niên 2000. Tăng trưởng nhanh chóng và chiếm gần một nửa dân số thế giới, sự trỗi dậy của nhóm BRICS dường như có thể làm cán cân quyền lực bị dịch chuyển khỏi Mỹ và Tây Âu.

Ngày nay, nhóm BRICS không còn là một mối đe dọa địa chính trị lớn đến như vậy đối với châu Âu nữa. Nga, Brazil, và Nam Phi đang gặp nhiều khó khăn kinh tế, và Trung Quốc cũng đang lung lay. Chỉ có Ấn Độ vẫn còn giữ được ánh hào quang. Nhưng giờ đây phương Tây tiếp tục chịu sức ép, bao gồm ngay ở trên sân nhà. Lần này, thách thức là về mặt chính trị chứ không phải kinh tế: sự trỗi dậy của những chính trị gia thích xung đột và coi thường luật pháp trong nước và quốc tế cũng như các lề thói dân chủ. Continue reading “Thách thức từ những nhà ‘đại dân túy’”

Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?

20160305_blp503

Nguồn: “Why Austria’s asylum cap is so controversial“, The Economist, 29/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Châu Âu được chia làm hai nửa theo cách mà các quốc gia ở châu lục này đối xử với lượng người người tị nạn lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, động thái của Áo nhằm giới hạn lượng người tị nạn được tiếp nhận tại biên giới phía nam của mình ở mức 80 người mỗi ngày và hạn chế số lượng người mỗi ngày được đi qua Áo để xin tị nạn tại Đức ở mức 3.200 người đã làm dấy lên sự phẫn nộ.

Sau khi Áo, một quốc gia nằm trên tuyến đường di cư từ vùng Balkan vào Đức, công bố kế hoạch của mình, Dimitris Avramopoulos, Ủy viên Châu Âu phụ trách Di cư, Nội vụ và Quyền công dân, đã viết thư cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Áo để phản đối. Động thái này, theo ông, là “rõ ràng không phù hợp” với luật pháp EU. Ngài Bộ trưởng đã trả lời trên truyền hình rằng: “Họ có cố vấn pháp lý của họ và tôi có cố vấn pháp lý của tôi”. Continue reading “Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?”

Simone de Beauvoir: Nhà sáng lập phong trào nữ quyền

Beauvoir-sartre

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Simone de Beauvoir là triết gia, nhà văn theo chủ nghĩa hiện sinh và nhà hoạt động chính trị, một trong những phụ nữ Pháp nổi tiếng nhất thế kỷ 20; được gọi là người làm thay đổi giới phụ nữ phương Tây thế kỷ 20. Tổng thống Pháp François Mitterrand từng ca ngợi bà là “một trong những nhà văn bậc thày, nhà tiên phong vạch thời đại. Cuộc đời của bà, các tác phẩm bà viết và cuộc đấu tranh của bà đã nâng cao giác ngộ của tất cả những người đàn ông và đàn bà nước Pháp cũng như toàn thế giới”.

Tên bà được đặt cho một cây cầu bắc qua sông Seine thơ mộng đoạn chảy qua Paris, tiếng Pháp gọi là Passerelle Simone de Beauvoir. Cầu do kiến trúc sư người Áo Dietmar Feichtinger thiết kế, có hình dạng độc đáo tựa như con mắt mở to của người đàn bà. Thư viện quốc gia Mitterrand đứng sừng sững bên này cầu, sang bên kia cầu ta sẽ gặp tòa kiến trúc đồ sộ của trụ sở Bộ Tài chính Pháp và công viên Bercy xanh tươi êm đềm. Continue reading “Simone de Beauvoir: Nhà sáng lập phong trào nữ quyền”

07/03/1973: Bangladesh có lãnh đạo dân chủ đầu tiên

sheikh_mujibur_rahman

Nguồn:Bangladesh’s first democratic leader,” History.com (truy cập ngày 06/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1973, Sheikh Mujib Rahman, một lãnh đạo của phong trào độc lập và thủ tướng đầu tiên của Bangladesh, đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước này.

Vào cuối chế độ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ năm 1947, Đông Pakistan (một bang cấp tỉnh của Pakistan, tức Bangladesh ngày nay) tuyên bố sở hữu phần lãnh thổ Pakistan ở phía Tây, bất chấp thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm với lãnh thổ Ấn Độ nằm ở giữa. Continue reading “07/03/1973: Bangladesh có lãnh đạo dân chủ đầu tiên”

Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm

Keynes gt

Nguồn: Robert Skidelsky, “Keynes’s General Theory at 80”, Project Syndicate, 23/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong lá thư gửi cho George Bernard Shaw vào năm 1935, John Maynard Keynes viết: “Tôi tin là mình đang viết một cuốn sách về lý thuyết kinh tế nhìn chung sẽ cách mạng hóa – không phải ngay lập tức, nhưng có thể trong mười năm nữa – cách mà thế giới suy nghĩ về các vấn đề kinh tế của mình.” Và thực sự thì tác phẩm lớn của Keynes, “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money) xuất bản vào tháng 2/1936 thực sự đã thay đổi kinh tế học và việc hoạch định chính sách kinh tế. Giờ đây, sau 80 năm, liệu lý thuyết của Keynes có còn phù hợp không?

Hai trong số các di sản của Keynes dường như vẫn còn trụ vững. Đầu tiên, Keynes phát minh ra kinh tế học vĩ mô – lý thuyết về đầu ra như một tổng thể. Ông gọi lý thuyết của mình là lý thuyết “tổng quát” để phân biệt với những lý thuyết trước đó, trong đó giả định một đầu ra duy nhất – trạng thái toàn dụng lao động. Continue reading “Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm”

Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình

9194fc64-e065

Nguồn: Cary Huang & Jun Mai, “Inside Xi Jinping’s inner circle,” South China Morning Post, 03/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không như các nhà lãnh đạo khác, Tập Cận Bình đã né tránh các đồng minh theo phe phái và lựa chọn các đồng nghiệp và bạn bè.

Ba nhà lãnh đạo khác nhau có ba con đường riêng để xây dựng nhóm thân tín của mỗi người. Không như hai người tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn cách tin dùng một nhóm các trợ lý và đồng nghiệp cũ, những người ông từng gặp khi nắm các vị trí hành chính khác nhau trên khắp đất nước trước khi leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Có thể nói những đồng minh như vậy đem lại mức độ tin cậy lớn hơn so với các đồng minh theo phe phái vốn có thể có những kỳ vọng và nợ nần chính trị với những người khác.

Ngược lại, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân dựa trên những phe nhóm quyền lực lâu đời hơn. Hồ tin dùng mối liên kết của ông với Đoàn Thanh niên Cộng sản nhiều quyền lực để cai trị, trong khi Giang đứng đầu “Thượng Hải bang.” Cho dù Tập đôi khi cũng được gọi là lãnh đạo của “Thái tử Đảng bang” – bao gồm con cái của các đảng viên kỳ cựu – rất ít người như vậy phục vụ ông trong các cương vị chính thức. Continue reading “Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình”

06/03/1953: Georgy Malenkov lên kế nhiệm Stalin

Nikolai Bulganin and Georgy Malenkov

Nguồn:Georgi Malenkov succeeds Stalin,” History.com (truy cập ngày 05/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1953, chỉ một ngày sau khi nhà độc tài Xô-viết lâu năm Joseph Stalin qua đời, Georgy Malenkov được chỉ định làm Thủ tướng và Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhiệm kỳ của Malenkov diễn ra hết sức ngắn ngủi, và chỉ trong một vài tuần ông đã bị Nikita Khrushchev gạt sang một bên.

Malenkov là một trong số ít đảng viên Bolshevik trước đây còn sống sót sau những cuộc thanh trừng đẫm máu của Stalin trong những năm 1930. Là một nhân vật trầm lặng dường như ưa làm việc trong hậu trường, Malenkov đã không được nhiều đồng nghiệp trong chính phủ Liên Xô coi trọng, nhưng dưới con mắt thận trọng của Stalin ông đã dần leo lên hàng ngũ của Đảng trong suốt những năm 1930 và 1940. Continue reading “06/03/1953: Georgy Malenkov lên kế nhiệm Stalin”

Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria

20160220_LDP002_0

Nguồn:The peril of inaction, The Economist, 20/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Trong một cuộc chiến tranh khốc liệt như ở Syria, một số bài học đau thương trở nên rõ ràng hơn cả: cuộc chiến càng kéo dài, càng trở nên đẫm máu, càng nhiều quốc gia bị kéo vào vòng xoáy và, những phương án lựa chọn để chấm dứt, hoặc ít nhất là kìm hãm cuộc chiến càng trở nên nan giải hơn. Nhưng có lẽ bài học lớn nhất là sự vắng mặt của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống bị các lực lượng nguy hiểm lấp đầy: chiến binh thánh chiến, các lực lượng dân quân Shia và giờ là một nước Nga đang ngày càng liều lĩnh hơn.

Syria là nơi hội tụ gớm ghiếc của nhiều cuộc chiến trong một cuộc chiến: một cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài; một cuộc đụng độ giáo phái giữa người Sunni và Alawite (và các đồng minh dòng Shia); một cuộc tàn sát nội bộ giữa những người Sunni Ả Rập; một cuộc đấu tranh giành chốn nương thân của người Kurd; một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran; và một cuộc so tài địa chính trị giữa một nước Mỹ e dè và một nước Nga đang trỗi dậy. Continue reading “Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria”

Khái quát lịch sử thành cổ Babylon

babylon

Tác giả: George S. Clason

Khi đề cập đến sự phồn thịnh của một đất nước, nhiều người thường nghĩ đến những lâu đài xa hoa lộng lẫy, những vùng đất nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú như rừng cây, quặng mỏ và thời tiết khí hậu ôn hòa…

Nhưng đối với Babylon, một vương quốc giàu có bậc nhất thời cổ đại, thì không phải như vậy! Vương quốc Babylon tọa lạc bên cạnh dòng sông Euphrate, trong một thung lũng bằng phẳng, nhưng khô cằn và nắng hạn. Nó không hề có những rừng cây, quặng mỏ và đá để xây dựng các công trình quân sự hay dân sự, cũng không nằm trên con đường giao thương thuận lợi. Continue reading “Khái quát lịch sử thành cổ Babylon”

05/03/1953: Joseph Stalin qua đời

Joseph Stalin

Nguồn:Joseph Stalin dies”, History.com (truy cập ngày 4/3/2016).

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1953, Joseph Stalin, lãnh đạo của Liên Xô từ năm 1924, đã qua đời tại Moskva.

Cũng giống như người đồng nhiệm cánh hữu của mình là Hitler, người sinh ra ở Áo, Joseph Stalin không được sinh ra tại đất nước nơi ông cai trị với một bàn tay sắt. Ioseb Dzhugashvili đã được sinh ra vào năm 1889 tại Gruzia, lúc đó là một phần của đế quốc Nga cũ. Là con trai của một người nghiện rượu vốn thường xuyên đánh đập ông một cách không thương tiếc và người mẹ làm nghề giặt quần áo và hết sức mộ đạo, Stalin đã học tiếng Nga, thứ ngôn ngữ mà ông nói với một chất giọng rất nặng suốt cuộc đời mình, tại một trường học do nhà thờ Chính thống giáo vận hành. Trong khi đang học để làm một linh mục ở Chủng viện Thần học Tiflis, Stalin bắt đầu bí mật đọc các tác phẩm của Karl Marx và các nhà tư tưởng cách mạng cánh tả khác. Lịch sử “chính thức” của đảng cộng sản nói rằng ông đã bị đuổi khỏi chủng viện cho sự nổi loạn về trí thức này; nhưng trong thực tế, có thể ông bị đuổi là do sức khỏe kém. Continue reading “05/03/1953: Joseph Stalin qua đời”

5 điều có thể bạn chưa biết về nhân quyền

8a7d7464

Tổng hợp: Trần Lam Phương

Bức tranh nhân quyền mỗi năm luôn có những điểm đổi khác với nhiều điều cập nhật, bổ sung mà bạn cần biết. Dưới đây là 5 điều có thể làm bạn ngạc nhiên khi nhìn vào bức tranh tổng thể về nhân quyền.

1/ Truy cập Internet là quyền cơ bản của con người

Tháng 3 năm 2011, trong một tuyên bố chính thức, Liên Hợp Quốc khẳng định truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, việc chặn/cắt mạng, không cho người dân truy cập Internet được coi là hành động vi phạm nhân quyền và đi ngược lại luật pháp quốc tế. Continue reading “5 điều có thể bạn chưa biết về nhân quyền”