Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?

Nguồn: “What climate talks in Paris will mean”, The Economist, 9/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tháng 12/2009, trong những vòng đàm phán được tổ chức theo Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp Quốc (UNFCCC) tại Copenhagen, các nhà đàm phán từ nhiều nước đã không đạt được thỏa thuận. Khi đó người ta đã có nhiều kỳ vọng: việc Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ được nhiều người cho là đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh việc đàm phán. Thay vào đó, cùng với Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, và Trung Quốc, Mỹ đã đạt đến một thỏa thuận ngoài lề không có tính ràng buộc. Bên cạnh những biện pháp khác, “Hiệp định Copenhagen” đã nhất trí đến năm 2020 sẽ huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho việc hợp tác quốc tế nhằm giúp các nước giảm lượng thải khí nhà kính. Tại các cuộc họp ở Doha sau đó 2 năm, các lãnh đạo quốc tế đã hứa sẽ đi đến một thỏa thuận quốc tế về khí hậu chậm nhất là vào năm 2015. Giờ đây thế giới sắp bước vào một cuộc đàm phán về khí hậu nữa, sẽ được tổ chức tại Paris bắt đầu từ ngày 30/11. Nhưng liệu cuộc đàm phán này có thể đi đến một thỏa thuận không, và nó sẽ tượng trưng cho điều gì? Continue reading “Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?”

Lý thuyết trò chơi (Game theory)

chess

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Lý thuyết trò chơi là một cách tiếp cận để hiểu và phân tích hành vi hay quyết định của mỗi cá nhân và các nhóm cá nhân trong một tình huống mâu thuẫn. Bắt nguồn từ cơ sở toán học ứng dụng và sau đó là ngành kinh tế, lý thuyết trò chơi theo đuổi hai giả định căn bản. Thứ nhất, nó giả định mỗi cá nhân hay các nhóm cá nhân là một người tham gia trong một cuộc chơi và mục tiêu của họ là làm thế nào để giành lợi ích (có thể là chiến thắng hay giảm sự thiệt hại). Thứ hai, nó xem mỗi hành động của con người được dẫn dắt dựa trên nguyên tắc lý tính theo ý nghĩa là trước mỗi quyết định, cá nhân đều cố gắng tính toán xem lợi ích/thiệt hại của bản thân mình khi đưa ra quyết định đó như thế nào. Continue reading “Lý thuyết trò chơi (Game theory)”

13/11/1982: Mỹ khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam

vietnam-war-memorial

Nguồn:Vietnam Veterans Memorial dedicated,” History.com (truy cập ngày 12/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, gần cuối tuần lễ tưởng niệm những lính Mỹ đã phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam đã được khánh thành tại Washington sau một cuộc diễu hành của hàng ngàn cựu chiến binh tới khu tưởng niệm. Đài tưởng niệm được mong đợi từ lâu này là một bức tường đá granite đen hình chữ V có khắc tên của 58.300 người Mỹ (tính đến tháng 5 năm 2014) tử trận trong cuộc xung đột, được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng hy sinh, thay vì thứ tự cấp bậc, như phổ biến ở các đài tưởng niệm khác. Continue reading “13/11/1982: Mỹ khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam”

Tại sao các băng nhóm yakuza không bị coi là phạm pháp?

20151003_blp512

Nguồn: “Why the yakuza are not illegal”, The Economist, 29/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Người ta ước tính rằng Yamaguchi-Gumi, một trong những băng đảng lớn và hung ác nhất thế giới, kiếm được hơn 6 tỷ USD một năm từ ma túy, bảo kê, cho vay nặng lãi, bất động sản, và thậm chí từ sàn chứng khoán Nhật Bản. Năm nay, khi tổ chức này tròn 100 tuổi, hơn 2.000 trong số 23.400 thành viên đã tách khỏi băng. Điều này khiến cho lực lượng cảnh sát lo lắng về các hệ lụy có thể xảy ra. Giữa thập kỷ 1980, một cuộc chiến giữa các băng nhóm kình địch đã cướp đi mạng sống của hơn hai chục người. Vậy mà việc là thành viên của yakuza – tên gọi các tập đoàn tội phạm của Nhật Bản – về cơ bản lại không phải hành vi phạm pháp. Continue reading “Tại sao các băng nhóm yakuza không bị coi là phạm pháp?”

Căn cứ Mỹ khiến Okinawa muốn độc lập với Nhật

Map-okinawa-pref

Nguồn:US bases, other sore points fuel support for Okinawan independence”, Today Online, 04/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong một văn phòng cũ kỹ ở bên dưới một phòng bida tại thành phố Naha, thủ phủ của Okinawa ở phía nam Nhật Bản, một nhóm nhỏ đang mơ ước về một đất nước mới.

Vây quanh bởi những lá cờ có ba ngôi sao trên hai lằn màu xanh dương, tượng trưng cho biển và vùng trời Okinawa, họ là đại diện cho một phong trào mới hồi sinh với mục đích là tuyên bố quần đảo Ryukyu, trong đó có đảo Okinawa, được độc lập khỏi nước Nhật.

“Sự ủng hộ độc lập cho quần đảo Ryukyu ngày càng tăng lên”, ông Chousuke Yara, một ứng cử viên tranh cử vốn ủng hộ phong trào, nói. “Mọi người đang dần hiểu là quần đảo Okinawa từng là một phần của vương quốc Ryukyu, sau đó bị Nhật xâm chiếm và bị Nhật hóa thông qua giáo dục”. Continue reading “Căn cứ Mỹ khiến Okinawa muốn độc lập với Nhật”

Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ

ma-xi

Nguồn: Gideon Rachman, “China is sailing into a sea of troubles”, Financial Times, 09/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Không gì có thể tách rời chúng ta. Chúng ta là một gia đình”. Tập Cận Bình nói như vậy sau khi trở thành chủ tịch nước đầu tiên của Trung Quốc bắt tay với một vị tổng thống của Đài Loan. Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mã Anh Cửu rõ ràng là mang tính lịch sử.

Tuy nhiên việc ông Tập dùng từ “gia đình” nhắc tôi nhớ lại cách mà các ông trùm mafia trong phim của Hollywood sử dụng từ này – pha trộn sự dụ dỗ lẫn đe dọa. Thực tế là Bắc Kinh vẫn khẳng định Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” và có quyền tấn công thành viên gia đình của mình nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ”

12/11/1982: Yuri Andropov lên làm Tổng Bí thư Liên Xô

Yuri Andropov

Nguồn:Yuri Andropov assumes power in the Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 11/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, hai ngày sau khi nhà lãnh đạo lâu năm của Liên Xô Leonid Brezhnev (nhiệm kỳ 1964–82) qua đời, Yuri Andropov được chọn làm Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản. Đây là kết quả của một quá trình thăng tiến dài nhưng ổn định của Andropov trong hàng ngũ của Đảng.

Sinh ra ở Nga năm 1914, đến những năm 1930 Andropov đã trở thành một đoàn viên tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản. Trong Thế chiến II, ông lãnh đạo một nhóm chiến sĩ du kích hoạt động bên trong biên giới nước Đức Quốc xã. Trong quá trình hoạt động ông nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau ở Moskva, và đến năm 1954 ông trở thành Đại sứ Liên Xô tại Hungary. Continue reading “12/11/1982: Yuri Andropov lên làm Tổng Bí thư Liên Xô”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/11/2015)

S3 Viking

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Vào ngày 3 tháng 9, Trung Quốc cho trình diễn các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBMs) Đông Phong 5B (DF-5B) trong những giây phút cuối cùng của buổi duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng. Đây là lần đầu tiên hệ tên lửa DF-5 xuất hiện trước công chúng kể từ năm 1984, và là loại tên lửa nhiên liệu lỏng duy nhất, cũng là hệ thống tên lửa được đặt trong hầm ngầm/không đi động duy nhất được đem ra duyệt binh. Hệ tên lửa DF-5 có khả năng tấn công hầu như mọi mục tiêu trên lãnh thổ nước Mỹ.

Sự xuất hiện của DF-5 có thể cho chúng ta biết nhiều điều về sức mạnh cũng như khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc nói chung, và Lực lượng Nhị pháo (Second Artillery Force) nói riêng. Các tên lửa DF-5B là bản nâng cấp mới nhất của hệ tên lửa DF-5, được chính thức đưa vào phục vụ vào những năm 1980. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, chỉ có khoảng 20 tên lửa DF-5 hoạt động cho tới năm 2010. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/11/2015)”

Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?

2015-11-11-1

Nguồn: “Why are American soldiers called G.I.s?”, History.com (truy cập ngày 11/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Nguồn gốc của biệt danh nổi tiếng này có phần bí ẩn. Một giả thuyết phổ biến cho rằng biệt danh này có nguồn gốc từ thế kỷ 20, khi đó “G.I.” là chữ được dán lên những thùng và xô rác của quân đội. Hai chữ cái này là tên viết tắt của nguyên liệu chế tạo ra những vật dụng đó: sắt mạ kẽm (Galvanized Iron). Về sau,  theo như cuốn “Origins of the Specious: Myths and Misconceptions of the English Language” (tạm dịch: Nguồn gốc của những Sai lầm: Những hiểu lầm và ngộ nhận trong Tiếng Anh”) của các tác giả Patricia T. O’Conner và Stewart Kellerman, nghĩa của từ G.I. được mở rộng và đến Thế Chiến I nó đã được dùng để gọi tất cả những thứ liên quan đến quân đội Mỹ. Khi đó, G.I. được diễn giải lại thành “vấn đề chính phủ” (Government Issue) hoặc “vấn đề chung” (General Issue). Continue reading “Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?”

Tập và Carter đưa ra lập trường đối lập về Biển Đông

7845845240_77df55c9f1_b

Nguồn: Ankit Panda, “Amid Tensions, US, China Assert South China Sea Positions”, The Diplomat, 09/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần hai tuần sau chuyến tuần tra nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải đầu tiên của Mỹ gần một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, căng thẳng vẫn đang ở mức cao. Vào ngày thứ Bảy, ở hai bên bờ Thái Bình Dương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có hai bài phát biểu song song về Biển Đông, nhấn mạnh sự khác biệt giữa lập trường của hai nước về vấn đề này.

Ông Tập trong chuyến thăm Singapore để dự cuộc gặp gỡ lịch sử với đối tác bên kia eo biển Đài Loan, tổng thống Mã Anh Cửu, đã có bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Singapore, nơi ông thể hiện lập trường Trung Quốc rằng “các đảo ở Biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại”. ÔngTập cũng cho biết thêm “chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải hợp pháp của Trung Quốc.” Continue reading “Tập và Carter đưa ra lập trường đối lập về Biển Đông”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)

Harry-Dexter-White-cropped-for-home-page

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: Phần 1

“Tín điều của tôi chính là tín điều của nước Mỹ”

Vào mùa hè năm 1948, Bentley và Chambers đã công khai buộc tội White làm gián điệp cho Liên Xô, lời buộc tội mà White đã hoàn toàn phủ nhận trước Ủy ban Hạ Viện điều tra hoạt động chống phá nước Mỹ (HUAC).[1] Vào sáng ngày 13 tháng Tám, White bước vào phòng ủy ban chật kín người với những ánh đèn flash nhấp nhoáng. Đối mặt với ủy ban đằng sau một rừng microphone, ông giơ tay phải lên và đọc lời thề. Trong lời mở đầu, ông bắt đầu với tuyên bố mình là một người Mỹ trung thành theo truyền thống tiến bộ: Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)”

11/11/1918: Thế chiến I chấm dứt

The_Signing_of_Peace

Nguồn:World War I ends,” History.com (truy cập ngày 10/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1918, cuộc Đại Chiến (Great War – tên gọi ban đầu của Thế chiến I) chấm dứt. Lúc 5 giờ sáng ngày hôm đó, vốn đã suy kiệt về cả nhân lực lẫn vật lực và phải đối mặt với một cuộc xâm lược sắp diễn ra, Đức ký một thỏa thuận ngừng bắn với phe Hiệp ước (Anh, Pháp, và Đế quốc Nga, sau này có thêm Hoa Kỳ và một số quốc gia khác) trong một toa tàu bên ngoài Compiègne, Pháp. Thế chiến I đã tước đi sinh mạng của hơn 9 triệu binh lính và khiến 21 triệu người bị thương, trong đó Đức, Nga, Áo-Hung, Pháp, và Anh mỗi nước đã mất gần 1 triệu người hoặc hơn. Bên cạnh đó còn có ít nhất 5 triệu dân thường đã chết vì bệnh tật, đói khát, hoặc bom đạn. Continue reading “11/11/1918: Thế chiến I chấm dứt”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)

white

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đến lúc cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra và dẫn theo đó là thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính trị gia, học giả và các nhà kinh tế học lại bắt đầu tưởng nhớ đến hệ thống Bretton Woods. Vào tháng Bảy năm 1944, ngay giữa Thế chiến II, đại diện của 44 quốc gia đã tề tựu ở thị trấn hẻo lánh thuộc New Hampshire này để gây dựng nên một thứ chưa từng có trước đây: một hệ thống tiền tệ toàn cầu được điều hành bởi một cơ quan quốc tế. Bản vị vàng hồi cuối thế kỉ 19 – nền tảng được tạo dựng một cách tự nhiên của quá trình toàn cầu hóa kinh tế lần thứ nhất – đã sụp đổ trong cuộc chiến tranh thế giới trước đó. Các nỗ lực để hồi sinh nó vào những năm 1920 chỉ toàn gặp phải những thất bại thảm hại. Các nền kinh tế và việc trao đổi thương mại sụp đổ; căng thẳng biên giới ngày càng tăng. Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)”

Bà Suu Kyi sẽ điều hành chính phủ từ hậu trường

_84315245_hi028013340

Nguồn:Defiant Suu Kyi reaffirms she will call the shots”, Today Online, 11/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Lãnh tụ phe đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi đã nói rõ ngày hôm qua rằng bà đã sẵn sàng để thách thức những nỗ lực mạnh mẽ của quân đội nhằm hạn chế quyền lực của bà trong bối cảnh các kết quả mới có từ cuộc bầu cử lịch sử hôm Chủ nhật cho thấy đảng của bà đang hướng đến một chiến thắng vang dội.

Theo kết quả kiểm phiếu dần được thông báo, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi dường như chắc chắn sẽ kiểm soát hầu hết các hội đồng khu vực cũng như giành quyền thành lập chính phủ trung ương, một chiến thắng sẽ định hình lại cảnh quan chính trị Myanmar.

Trong hai cuộc phỏng vấn ngày hôm qua, người đoạt giải Nobel Hòa Bình cho rằng, bất cứ ai được bổ nhiệm làm Tổng thống bởi lưỡng viện Quốc hội sẽ đều do bà quyết định. Continue reading “Bà Suu Kyi sẽ điều hành chính phủ từ hậu trường”

Cuộc khủng hoảng mà châu Âu cần

40c2da55b0374b89a0982c0fa092bde1_18

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Crisis Europe Needs”, Project Syndicate, 14/10/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật khó mà lạc quan về châu Âu. Mùa hè vừa qua, một cuộc đấu tranh chính trị giữa Đức và Hy Lạp đe dọa làm Liên minh châu Âu (EU) tan đàn xẻ nghé. Các đảng phái chính trị cực đoan lần lượt chiếm ưu thế ở các nước. Việc Nga xâm phạm Ukraine, sân sau của châu Âu, đã biến chính sách đối ngoại và an ninh chung của châu Âu thành một trò đùa.

Giờ đến khủng hoảng nhập cư. 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đang tranh cãi về việc phân bổ 120.000 người tị nạn, khi gấp ba số đó đã vượt Địa Trung Hải chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2015.

Người tị nạn đang đến châu Âu cả bằng đường bộ và đường biển. Chỉ riêng Đức dự kiến sẽ đón đến 1 triệu người xin tị nạn trong năm nay. Thật ngây thơ khi cho rằng các chính phủ châu Âu có thể trục xuất, hay “cho hồi hương” – nói theo ngôn ngữ ngoại giao – một phần đáng kể nào trong số người này. Như một quả bóng cao su, dân tị nạn sẽ chỉ nảy trở lại. Continue reading “Cuộc khủng hoảng mà châu Âu cần”

Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông

image064

Nguồn: Reiji Yoshida, “Japan weighs course of action in disputed South China Sea“, The Japan Times, 06/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Khi căng thẳng ở Biển Đông leo thang xung quanh cuộc tuần tra gần đây của quân đội Mỹ nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở đó, các suy đoán hiện tập trung vào các động thái mà Nhật Bản có thể có tại  khu vực này.

Vào hôm thứ Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện một phong thái mạnh mẽ khi phát biểu trước một hội nghị chuyên đề tại Tokyo rằng ông đang có kế hoạch huy động hợp tác quốc tế về bảo vệ các quy tắc hàng hải tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ankara và cuộc họp các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Manila tháng này.

Một số quan chức quân sự và ngoại giao cấp cao của Mỹ đã thúc giục thủ tướng Abe cử Lực lượng Tự vệ tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Continue reading “Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông”

Vì sao chỉ một số bang ở Mỹ kiểm tra lý lịch người mua súng?

2015-11-08

Nguồn: “Why America doesn’t have universal background checks for gun-buyers”, The Economist, 6/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại rất nhiều nơi ở Mỹ, mua một khẩu súng còn dễ hơn mua một cuốn sách hay một mớ rau tươi, Tổng thống Barack Obama đã nói vậy trong một bài phát biểu trước các giám đốc cảnh sát quốc tế vào ngày 27 tháng 10 tại Chicago. Ông Obama đã một lần nữa kêu gọi phải kiểm tra lý lịch những người mua súng trên cả nước, việc ông đã từng cố gắng thuyết phục Quốc Hội biểu quyết thành luật liên bang trong suốt nhiều năm – song không thành công. Hai năm trước ông đã gần đạt được mục tiêu này, nhưng dự luật Manchin-Toomey về mở rộng việc kiểm tra lý lịch người mua súng qua mạng internet và tại các hội chợ súng – một sự hợp tác giữa cả 2 đảng Dân Chủ & Cộng Hòa – đã bị Thượng Viện bác bỏ. Continue reading “Vì sao chỉ một số bang ở Mỹ kiểm tra lý lịch người mua súng?”

Châu Âu tan rã và khả năng Anh rời EU

brexit

Nguồn: Philippe Legrain, “The Disintegration of Europe,” Project Syndicate, 19/10/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như cần một dấu hiệu để thấy Liên minh châu Âu (EU) đang tan rã ở một mức độ đáng báo động thì đó chính là việc Hungary xây dựng hàng rào dây thép gai dọc biên giới với Croatia – một thành viên EU khác. Cuộc khủng hoảng ở châu Âu rõ ràng đã làm phân mảnh các dòng chảy tài chính, khiến các nền kinh tế tách biệt nhau, làm xói mòn sự ủng hộ chính trị đối với các thể chế thuộc EU, và khiến các nước châu Âu chống lại nhau. Hiện nay, bởi vì chính phủ các nước đang dựng lên những hàng rào và phục hồi kiểm soát đường biên giới, cuộc khủng hoảng người tị nạn đang làm gián đoạn sự dịch chuyển con người và ảnh hưởng đến thương mại. Và bởi vì EU đang dần suy sụp, nguy cơ nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU đang ngày càng tăng lên. Continue reading “Châu Âu tan rã và khả năng Anh rời EU”

09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ

berlin-wall-down

Nguồn:East Germany opens the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 08/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, chính quyền Đông Đức đã mở cửa Bức tường Berlin, cho phép người dân được tự do đi lại từ miền Đông sang miền Tây Berlin. Ngày hôm sau, người dân nước Đức bắt đầu phá dỡ bức tường trong niềm vui sướng. Một trong những biểu tượng xấu xí và khét tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh sớm sụp đổ; những mảnh vỡ nhanh chóng được đưa về làm kỷ niệm. Động thái này của Đông Đức diễn ra sau quyết định mở cửa biên giới Áo-Hung được đưa ra vài tuần trước đó của chính quyền Hungary. Điều này về cơ bản đã chấm dứt mục đích của Bức tường Berlin khi được dựng lên, do người dân Đông Đức giờ đây đã có thể đi vòng qua nó bằng cách sang Hungary, sang Áo, từ đó qua Tây Đức. Continue reading “09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ”

Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich

alexievich-large

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Alexievich’s Achievement,” Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đó là năm 1985, sự thay đổi hiện hữu mọi nơi ở Liên Xô. Các tổng bí thư già nua đều rơi rụng như ruồi. Tuyệt tác điện ảnh“Hãy đến và xem” của Elem Klimov tái hiện một Thế chiến II không có những trò anh hùng mà chúng tôi đã được bơm mớm, thay vào đó là làm nổi bật nỗi đau khủng khiếp mà con người phải chịu đựng. Cách tiếp cận của Klimov tương tự như của Svetlana Alexievich – chủ nhân giải Nobel Văn học năm nay – trong cuốn sách đầu tay của bà, Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ, được xuất bản một năm trước đó (1984).

Tuy nhiên, trong khi nhiều người đổ xô đi xem bộ phim của Klimov, cuốn sách của Alexievich có vẻ như không làm kích thích người đọc. Liên Xô, được cho là tiến bộ, vẫn gia trưởng từ gốc rễ. Phụ nữ có công việc, nhưng hiếm khi có sự nghiệp. Các nhà văn nữ làm thơ và viết văn rất tinh tế, và họ chính thức được công nhận (gần như) là ngang hàng với các đồng nghiệp nam; nhưng họ có xu hướng tránh các chủ đề nhất định – và chiến tranh là công việc của đàn ông. Continue reading “Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich”