Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới

Emperor-Meiji

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 28/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Triều đại Hoàng đế Mutsuhito – thời kỳ Minh Trị (tức nền hòa bình được khai sáng) – chứng kiến Nhật Bản từ một đất nước bị đe dọa bởi sự thống trị của Phương Tây trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về kinh tế và quân sự trên thế giới. Để đạt được điều này, ông đã phải đưa ra quyết định khó khăn khi áp dụng nhiều đường lối và phong tục của phương Tây ở một đất nước vốn dĩ rất tự hào về nền văn hóa bản địa của mình. Rất nhiều thủ lĩnh Phiên bang căm hận sự pha trộn những tư tưởng ngoại bang. Tuy nhiên bằng cách thi hành những thay đổi này, Nhật Hoàng đã sử dụng chính các phương thức của người phương Tây để bảo tồn ý chí và độc lập của Nhật trong bối cảnh ngoại xâm, bảo vệ đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của Châu Âu và đưa Nhật trở thành một thế lực trên toàn cầu. Continue reading “Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới”

Học thuyết Brezhnev (Brezhnev Doctrine)

brezhnev

Tác giả: Đào Minh Hồng

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chính trường thế giới bị Chiến tranh Lạnh chi phối. Đến cuối năm 1949, hầu hết các quốc gia châu Âu đều gia nhập một trong hai liên minh thù địch với nhau, một bên là Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một bên là Liên Xô với khối Hiệp ước Vacsava. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bao gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bungari, Đông Đức, Rumani, Anbani (rút khỏi khối năm 1968). Trong những thập niên 60-70 của thế kỷ 20, hệ thống này có những khủng hoảng nhất định. Điển hình là sự kiện nổi dậy ở Ba Lan tháng 10/1956, biểu tình và bạo động ở Hungary tháng 10-11/1956 khiến Liên Xô phải đưa quan đội vào can thiệp, thành lập chính phủ mới. Đến sự kiện “Mùa xuân Praha” năm 1968, quân đội của khối Hiệp ước Vacsava tràn vào Tiệp Khắc và thay đổi ban lãnh đạo nước này. Continue reading “Học thuyết Brezhnev (Brezhnev Doctrine)”

31/07/1945: Lãnh đạo chính phủ Vichy Pierre Laval đầu hàng tại Áo

Nguồn:Fugitive Vichy leader surrenders in Austria,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, cựu Thủ tướng Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của nước Pháp thời chính phủ Vichy bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đầu hàng chính quyền Hoa Kỳ ở Áo, sau đó ông được dẫn độ trở lại Pháp để hầu tòa (vì tội phản quốc).

Vốn là một hạ nghị sĩ và sau đó là thượng nghị sĩ ủng hộ những chính sách hòa bình, Laval đã nghiêng sang phái cánh hữu trong những năm 1930 khi đang giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và hai kỳ Thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng trung thành, ông trì hoãn Hiệp ước tương trợ Pháp-Xô năm 1935 và tìm cách liên minh Pháp với nước Ý Phát xít. Continue reading “31/07/1945: Lãnh đạo chính phủ Vichy Pierre Laval đầu hàng tại Áo”

Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh

20150627_asp501_473

Ngun: Why India and Bangladesh have the world’s craziest border”, The Economist, 24/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm nay đánh dấu một sự kiện quan trọng trong biên niên sử của những trường hợp địa lý kỳ lạ. Vào ngày 31 tháng 7 tới, Ấn Độ và Bangladesh sẽ trao đổi 162 thửa đất vô tình nằm “lạc” sang phía của nhau dọc đường biên giới Ấn Độ – Bangladesh. Kết cục nói trên của 162 thửa đất này là kết quả của một hiệp ước phân định biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh được ký vào ngày 6 tháng 6. Những phần lãnh thổ dọc theo đường biên giới điên rồ nhất thế giới này bao gồm một mảnh đất độc nhất trên thế giới: đó là một khoảng đất của Ấn Độ bị bao quanh bởi phần lãnh thổ Bangladesh, và phần lãnh thổ này lại nằm bên trong một phần đất tách rời khác của Ấn Độ ở bên trong Bangladesh. Những phần lãnh thổ bị tách rời chồng chéo đó đã hình thành như thế nào? Continue reading “Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh”

So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp

greece_eurozone_exit

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s View of the Greek Crisis,” Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nước châu Á đang dõi theo cuộc khủng hoảng Hy Lạp với sự ghen tị pha lẫn cảm giác thỏa mãn. Khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước châu Á nhận được sự trợ giúp ít hơn rất nhiều, với những điều kiện hà khắc hơn nhiều. Nhưng họ cũng phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn, và điều đó cho thấy những khoản cứu trợ cứ lớn dần có thể không phải là toa thuốc tốt nhất để hồi phục.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã nhận được khoản tài chính khổng lồ từ Hội đồng ba bên (“troika”): Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hy Lạp đã nhận được các gói cứu trợ vào năm 2010 và 2012, tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tương đương 266 tỉ USD), trong đó có 30 tỉ euro từ IMF, gấp hơn 3 lần hạn mức cộng dồn mà IMF có thể cho Hy Lạp vay. Các thỏa thuận mới nhất hứa hẹn một khoản cứu trợ khác trị giá lên đến 86 tỉ euro. Continue reading “So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp”

30/07/1956: ‘In God we trust’ trở thành tiêu ngữ của Mỹ

in-god-we-trust-dollar

Nguồn:President Eisenhower signs ‘In God We Trust’ into law,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1956, hai năm sau khi cụm từ “dưới Thượng đế” (“under God”) được đưa vào lời tuyên thệ trung thành,[1] Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ký một đạo luật chính thức tuyên bố cụm từ “Chúng ta tin vào Thượng đế” (“In God we trust”) trở thành tiêu ngữ (motto) của Hoa Kỳ. Đạo luật mới, với số hiệu P.L. 84-140, cũng chính thức quy định rằng câu tiêu ngữ mới sẽ được in trên mọi tờ tiền giấy của Hoa Kỳ.

Trước đó, cụm từ này cũng đã được khắc trên các đồng xu kể từ thời Nội chiến Mỹ khi tình cảm tôn giáo của nước Mỹ lên tới đỉnh điểm, theo hội nghiên cứu lịch sử của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngân khố dưới thời Eisenhower là George Humphrey cũng đề nghị đưa cụm từ này vào các tờ tiền giấy. Continue reading “30/07/1956: ‘In God we trust’ trở thành tiêu ngữ của Mỹ”

Cuộc chiến tình báo mới giữa Trung Quốc và Mỹ

Nguồn: Peter Mattis, “China’s New Intelligence War Against The United States”, War on the Rocks30/7/2015.

Biên dịch: Hoàng Cao Quyền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mối đe doạ liên quan tới tình báo Trung Quốc sắp có những thay đổi to lớn khi mới đây các tin tặc được cho là có liên quan tới cơ quan tình báo dân sự của Trung Quốc – Bộ An ninh quốc gia (MSS) – đã thu được hàng triệu hồ sơ cá nhân từ Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM). Mặc dù chưa biết rõ tổng mức thiệt hại là bao nhiêu, vụ việc đã dấy lên bao nỗi lo sợ về lỗ hổng dữ liệu được thu thập qua quá trình kiểm tra lý lịch an ninh bảo mật, bao gồm cả thông tin liên lạc quốc gia ở nước ngoài. Các chuyên gia an ninh đã đúng khi cho rằng loại thông tin này là cả một kho báu đối với cơ quan tình báo nào đang cố gắng thâm nhập các tổ chức an ninh quốc gia Mỹ. Kho tàng này có giá trị sử dụng rất lớn, và đối với MSS, những thông tin như vậy sẽ cung cấp nền tảng cho các chiến dịch gián điệp mới chống lại nước Mỹ, qua đó chứng tỏ giá trị của mình đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc – những người luôn hoài nghi về những gì MSS có thể mang lại. Dữ liệu của OPM đã đem lại cho cơ quan tình báo Trung Quốc một cách thức mới tập trung vào các công dân Mỹ “quan trọng”, thay vì lệ thuộc vào khả năng sáng tạo của cá nhân các đặc vụ trong việc tìm cách kết nối lực lượng tình báo nội địa Trung Quốc với các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc chiến tình báo mới giữa Trung Quốc và Mỹ”

Horace Mann – Cha đẻ của trường học công

EQUALITY/MASSACHUSETTS

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 27/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Horace Mann (1796-1859) tin rằng quốc gia cần có một hệ thống giáo dục chính thống để tạo điều kiện cho mỗi cá nhân bộc lộ được hết tiềm năng của mình. Ông tranh luận rằng mỗi đứa trẻ đều có quyền tiếp cận giáo dục công miễn phí do chính quyền địa phương cung cấp và được trả bằng tiền thuế. Ông đấu tranh để cải thiện và quy chuẩn hóa việc đào tạo giáo viên. Mann cho rằng những trường học công của ông sẽ mang lại sự ổn định về chính trị – xã hội và giáo dục công dân có khả năng giữ vững được chính quyền dân chủ. Continue reading “Horace Mann – Cha đẻ của trường học công”

Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar

MYANMAR CHINA BORDER REBELS CONFLICT LBB20131

Nguồn: Leo Suryadinata, “Can the Kokang Chinese Problem in Myanmar be Resolved?,” ISEAS Perspective No. 37, 2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Vào ngày 09/02/2015, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), do Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng, hay còn gọi là Phone Kyar Shin hay Pheung Kya-shin) dẫn đầu, đột ngột quay về Laukkai, thủ phủ Kokang, bằng cuộc tấn công vào các lực lượng an ninh của chính phủ tại đây. Cuộc tấn công dữ dội đã khiến nhiều người Hoa ở Kokang phải bỏ chạy để lánh nạn sang lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột diễn ra vài ngày và cả hai bên đều chịu thương vong nặng nề. Tuy thế, MNDAA đã không chiếm được Laukkai, bỏ chạy về phía biên giới và được cho là đã vào lãnh thổ Trung Quốc. Các lực lượng an ninh Myanmar đuổi theo và nã đạn vào khu vực mà họ tin là nơi trú ẩn của những người nổi loạn. Không quân Myanmar tham gia chiến đấu và vào ngày 13 tháng 3, một máy bay chiến đấu đã thả bom nhầm xuống phía lãnh thổ Trung Quốc, khiến năm dân thường Trung Quốc thiệt mạng và tám người dân khác bị thương (Xue Li, 2015). Bắc Kinh phản đối và Nay Pyi Daw đã xin lỗi (Tiezzi, 2015). Sau đó, hai bên tiến hành các cuộc gặp cấp cao để tìm kiếm giải pháp. Continue reading “Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar”

29/07/1900: Quốc vương Umberto I của Ý bị ám sát

10444

Nguồn:Italian American assassinates Italian king,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1900, ở Monza, Ý, Quốc vương Uberto I đã bị bắn chết bởi Gaetano Bresci, một kẻ vô chính phủ gốc Ý từng sinh sống tại Mỹ trước khi quay trở về quê hương để ám sát nhà vua.

Lên ngôi từ năm 1878, Quốc vương Uberto ngày càng trở nên chuyên quyền trong những năm cuối thế kỷ 19. Ông ban hành một chương trình đàn áp chống lại các phần tử cực đoan trong xã hội Ý, đặc biệt là các thành viên của phong trào vô chính phủ được nhiều người dân ủng hộ. Continue reading “29/07/1900: Quốc vương Umberto I của Ý bị ám sát”

Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi

1569966_-_main

Nguồn: Lynn Kuok, “Tides of Change: Taiwan’s evolving position in the South China Sea and why other actors should take notice“, East Asia Policy Paper No. 5, 05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Cùng với Trung Quốc và bốn quốc gia Đông Nam Á, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dù điều này đôi khi lại bị bỏ qua. Trên giấy tờ, Đài Loan và Trung Quốc có các tuyên bố tương tự nhau. Đường chín đoạn hay đường chữ U bao lấy hầu hết Biển Đông xuất hiện trên các tấm bản đồ của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Đài Loan đều chưa chính thức làm sáng tỏ ý nghĩa của đường chín đoạn, vốn có thể được xem như một yêu sách đối với vùng nước mênh mông bên trong các đường đứt đoạn đó hoặc (đơn thuần chỉ là yêu sách đối với) các thực thể đảo nằm bên trong và các khu vực hàng hải tính từ các hòn đảo đó theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Continue reading “Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi”

Khuyến khích Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm

lead_large

Nguồn: Barry Eichengreen, “China the Responsible Stakeholder”, Project Syndicate, 10/06/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến với châu Á và bạn sẽ nghe thấy một chuỗi những điều đáng lo ngại về việc Trung Quốc đang bành trướng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. Nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment – AIIB) đã được thành lập trong đó chính phủ Trung Quốc nắm giữ 30% cổ phần. Bên cạnh đó còn có dự án Nhất Đới, Nhất Lộ (One Belt, One Road) nhằm phát triển “Con đường tơ lụa” mới mở rộng qua khu vực Trung Á cùng với một tuyến đường tơ lụa trên biển nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Trung Đông, và cuối cùng là châu Âu.

Về mặt tài chính, Trung Quốc đang thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế. Đồng thời Trung Quốc cũng tăng cường khẳng định lợi ích quân sự của mình bằng việc đẩy mạnh tranh chấp trên quần đảo Trường Sa và xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu. Continue reading “Khuyến khích Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm”

28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ

worldwarone-960x496

Nguồn:Austria-Hungary declares war on Serbia,” History.com (truy cập ngày 27/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 7 năm 1914, đúng một tháng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo cùng vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, làm bùng nổ Thế chiến I.

Bị đe dọa trước tham vọng của người Serbia trong một khu vực Balkan đầy biến động của châu Âu, Áo-Hung đã quyết định rằng phản ứng thích hợp để đáp lại vụ ám sát là chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự nhằm vào Serbia. Sau khi đảm bảo sự hỗ trợ vô điều kiện của đồng minh hùng mạnh của mình là Đức, Áo-Hung gửi một bức tối hậu thư tới Serbia vào ngày 23 tháng 7, yêu cầu mọi biện pháp tuyên truyền chống Áo trong lãnh thổ Serbia phải bị đàn áp, và Áo-Hung phải được phép tiến hành điều tra riêng về vụ ám sát Thái tử, cùng một số yêu cầu khác. Continue reading “28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua có lẽ là việc Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel, tại Hội thảo Biển Đông được tổ chức tại CSIS, khẳng định rằng: đối với nước Mỹ, vấn đề không phải là các đảo đá và bãi cạn ở Biển Đông hay là các nguồn tài nguyên trong vùng biển này, mà là vấn đề luật lệ. Hoa Kỳ không hề trung lập khi vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế và sẽ mạnh mẽ đứng về phía pháp luật. Trong bài phát biểu của mình, ông Russel cho rằng để giảm căng thẳng tại Biển Đông và tạo ra không gian cho ngoại giao, cần thực hiện 3 cách: (1) dừng hoạt động cải tạo trên các thực thể ở Biển Đông; (2) dừng xây dựng các cơ sở mới; (3) dừng quân sự hoá các điểm chiếm đóng hiện tại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/07/2015)”

Franklin Roosevelt – Người duy nhất đắc cử ba nhiệm kỳ tổng thống

FDR-A-Day-That-Will-Live-in-Infamy

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 26/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một luật sư, một chính khách và một tổng thống, Franklin Delano Roosevelt được nhớ đến với chính sách Kinh tế mới (New Deal) trong cuộc Đại Khủng hoảng. Cùng với sự hợp tác của Quốc hội, ông nỗ lực đem lại sự ổn định và những cải cách sâu rộng cho nền kinh tế. Khi kinh tế Mỹ dần cải thiện với các gói kích cầu thì thế giới lại bước vào chiến tranh. Bị giằng xé giữa việc giữ lập trường trung lập và đối mặt với chủ nghĩa phát xít đang lên, Roosevelt thi hành chính sách Cho vay – Cho thuê (Lend – Lease)* nhằm hỗ trợ Anh và Pháp. Sau trận Trân Châu Cảng, Roosevelt chiến đấu cùng lúc trên hai mặt trận. Nhờ tài ngoại giao của mình, Roosevelt đã khiến nước Mỹ nổi lên sau Thế chiến thứ hai với vị thế của một siêu cường. Continue reading “Franklin Roosevelt – Người duy nhất đắc cử ba nhiệm kỳ tổng thống”

So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương

container_2244981b

Nguồn: Dani Rodrik, “The New Mercantilist Challenge,” Project Syndicate, 09/01/2013.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Lịch sử kinh tế học phần lớn là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái tư tưởng đối lập là “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa trọng thương.” Chủ nghĩa tự do kinh tế mà trọng tâm là kinh tế tư nhân và thị trường tự do là học thuyết thống trị ngày nay. Nhưng chiến thắng về mặt trí tuệ của nó đã làm chúng ta không nhận ra sự hấp dẫn tuyệt vời – và thành công thường xuyên – của những tập quán theo phái trọng thương. Trên thực tế, chủ nghĩa trọng thương vẫn sống khỏe, và xung đột không dứt của nó với chủ nghĩa tự do nhiều khả năng sẽ là lực lượng chính định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương thường bị coi là một hệ thống tư tưởng lạc hậu và hiển nhiên sai lầm về chính sách kinh tế. Trong những ngày hoàng kim của mình, phái trọng thương đã bảo vệ một số khái niệm kỳ quặc, mà chủ đạo là quan điểm cho rằng chính sách quốc gia phải nhằm hướng tới sự tích lũy các kim loại quý – vàng và bạc. Continue reading “So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương”

27/07/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon

August 1974, Washington, DC, USA --- The day after resigning from the presidency, Richard Nixon gives a farewell speech to his staff. His wife Pat, daughter Tricia and son-in-law Edward F. Cox stand close to him. --- Image by © Wally McNamee/CORBIS

Nguồn:House begins impeachment of Nixon,” History.com (truy cập ngày 26/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã đề nghị luận tội[1] và cách chức Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, Richard M. Nixon. Quá trình luận tội này là kết quả của một loạt các vụ bê bối chính trị liên quan đến chính quyền Nixon mà sau này được gọi chung là Watergate.

Vụ bê bối Watergate lần đầu được đưa ra ánh sáng sau cuộc đột nhập trụ sở quốc gia của Đảng Dân chủ trong khu phức hợp khách sạn nhà ở Watergate hôm 17 tháng 6 năm 1972. Một nhóm người có liên quan đến Nhà Trắng đã bị bắt giữ và kết tội sau đó. Nixon phủ nhận mọi sự liên quan với vụ đột nhập, nhưng một số nhân viên của ông cuối cùng đã thừa nhận có dính líu tới một vụ che đậy phi pháp và buộc phải từ chức. Continue reading “27/07/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon”

Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine

ukraine-1

Nguồn: Anders Åslund, “Russia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nền kinh tế của Ukraine có thể không còn rơi tự do nhưng vẫn đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã giảm 6,8% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tiếp tục giảm 9% trong năm nay – tổng thiệt hại tương đương khoảng 16% trong hơn hai năm. Dù mọi thứ dường như đang được bình ổn ở một mức độ nhất định – đồng hryvnia (đồng tiền của Ukraine – NHĐ) xuống giá đã loại bỏ thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này và sự điều chỉnh tài khóa quy mô lớn đã giúp ngân sách Ukraine có được dòng tiền mặt cân bằng trong quý hai năm nay – nhưng tình hình vẫn còn bấp bênh.

Những thách thức kinh tế hàng đầu của Ukraine không nảy sinh từ chính trong nước mà là kết quả từ sự gây hấn của Nga. Người láng giềng phía Đông hiếu chiến của quốc gia này đã sáp nhập Crimea, tài trợ cho những cuộc nổi loạn ở miền Đông Ukraine, theo đuổi một cuộc chiến tranh thương mại, liên tục cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, và đang đe dọa tấn công tài chính (nhằm vào Ukraine). Cho đến nay, Ukraine đã xoay sở một cách phi thường để trụ vững trước những đòn tấn công trên với ít sự hỗ trợ quốc tế – nhưng nó đang rất cần được giúp đỡ. Continue reading “Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine”

Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ

election-2016

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Why Not Election,” Project Syndicate, 10/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những ai đang cảm thấy chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ khó hiểu không cần phải lo lắng. Nó chẳng có nghĩa gì cả. Cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống năm 2016 đang được định hình là cuộc chạy đua kỳ quặc nhất trong lịch sử hiện đại, không chỉ bởi vì số lượng ứng cử viên – hiện tại là 14, với thêm 2 hoặc 3 người nữa dự kiến sẽ được thông báo sớm – mà còn vì tính chất của cuộc đua này.

Câu hỏi quen thuộc dành cho những người có tham vọng trở thành Tổng thống là: Tại sao anh lại tham gia tranh cử? Đối với năm nay, câu trả lời dường như là: Tại sao không? Miễn là người đó không quá coi trọng phẩm giá của mình thì họ sẽ mất rất ít và được rất nhiều từ việc tranh cử. Một chiến dịch tranh cử thất bại, ngay cả một chiến dịch cực kỳ thảm bại, cũng có thể mang lại phí diễn giả cao hơn, các hợp đồng xuất bản sách béo bở hơn, hoặc một chương trình truyền hình. Cả Newt Gingrich và Mike Huckabee đều thất bại trong việc tranh cử vị trí ứng viên Đảng Cộng hòa, nhưng đều có suất trên các buổi talk show trên truyền hình cáp. Continue reading “Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ”

Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?

b428c__1x_1

Tác giả: Thanh Hương

Sự bùng nổ nhu cầu nguyên liệu đã đem lại may mắn cho nước Úc nhưng đồng thời cũng khiến nước này tăng nợ để đầu tư vào khai thác sản xuất. Nay tốc độ tăng trưởng và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc giảm, đẩy nước Úc vào giai đoạn khó khăn.

Quặng sắt và nước Úc

Tháng trước, Gina Rinehart, người phụ nữ giàu nhất Úc, người đứng đầu đế chế mỏ Hancock của Perth đã gây sốc cho công nhân của bà ở vùng Tây Úc với tuyên bố: họ phải chấp thuận bị cắt khoảng 10% lương hoặc đối mặt với nguy cơ bị giảm biên chế.

Bà Rinehart, mà gia đình vốn làm giàu từ nguồn lợi khổng lồ từ khai thác quặng sắt, đã chứng kiến tài sản của mình teo tóp lại từ khi giá nguyên liệu thô bắt đầu tuột dốc vào năm ngoái. Tài sản của bà trùm khai thác mỏ nước Úc này ước tính rớt xuống còn khoảng 11 tỉ đô la từ khoảng 30 tỉ đô la chỉ ba năm trước, theo The Telegraph. Continue reading “Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?”