Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều

Nguồn: SD Pradhan, “South China Sea under Trump’s Presidency 2.0: Need for a multi-dimensional strategy”, The Times of India, 19/11/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Vấn đề Biển Đông đặt ra cho Trump một nhiệm vụ còn phức tạp hơn các cuộc xung đột ở Ukraine hay ở khu vực Tây Á, nơi mà không bên nào có lợi thế mang tính quyết định, và dấu hiệu mệt mỏi trở nên rõ rệt hơn. Ở Biển Đông, Trung Quốc là quốc gia hùng mạnh nhất, đang sử dụng sức mạnh cơ bắp của mình một cách hung hăng hơn bao giờ hết nhằm vào các quốc gia ven biển mà không bị trừng phạt. Tình hình ở khu vực Biển Đông ngày càng tệ hơn kể từ nhiệm kỳ đầu của Trump. Continue reading “Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều”

Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi signals softer approach to Japan amid double whammy,” Nikkei Asia, 21/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quan hệ căng thẳng với Mỹ và nền kinh tế suy yếu đã khiến Tập chấp nhận gặp Ishiba ngay sau khi ông nhậm chức.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã trông rất nghiêm nghị khi bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước quốc kỳ của hai nước trong cuộc gặp đầu tiên giữa hai người. Ishiba quả thật không hề giao tiếp bằng mắt với Tập và cũng không hề mỉm cười. Continue reading “Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn”

24/11/1947: “Mười người Hollywood” bị tuyên mắc tội khinh thường Quốc hội

Nguồn: “Hollywood Ten″ cited for contempt of Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 346-17 để phê duyệt việc áp dụng tội khinh thường đối với 10 nhà biên kịch, đạo diễn, và nhà sản xuất phim Hollywood. Những người này đã từ chối hợp tác tại các phiên điều trần liên quan đến chủ nghĩa cộng sản trong ngành công nghiệp điện ảnh, được tổ chức bởi Ủy ban Hạ viện Kiểm tra Hành động chống Mỹ (House Un-American Activities Committee, HUAC). “Mười người Hollywood” (Hollywood Ten), như tên gọi sau này của nhóm, đã bị kết án một năm tù. Tối cao Pháp viện sau đó đã duy trì các cáo buộc khinh thường. Continue reading “24/11/1947: “Mười người Hollywood” bị tuyên mắc tội khinh thường Quốc hội”

Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump Can Earn a Place in History That He Did Not Expect,” New York Times, 19/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu sự trở lại của Donald Trump có báo hiệu hồi kết cho áp lực của Mỹ lên người Israel và người Palestine về giải pháp hai nhà nước hay không? Câu trả lời là không. Vì điều đó phụ thuộc vào việc Donald Trump nào sẽ nắm giữ Nhà Trắng.

Liệu đó sẽ là Trump – người vừa bổ nhiệm Mike Huckabee, một người ủng hộ việc Israel sáp nhập Bờ Tây, làm đại sứ mới của mình tại Jerusalem? Hay đó sẽ là Trump – người từng cùng với con rể Jared Kushner, xây dựng và công bố kế hoạch chi tiết nhất cho giải pháp hai nhà nước kể từ chính quyền Bill Clinton? Continue reading “Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?”

23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ

Nguồn: “Boss” Tweed delivered to authorities, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, William Magear “Boss” Tweed, người đứng đầu tổ chức chính trị tham nhũng Tammany Hall (Hội Tammany) của Thành phố New York trong thập niên 1860 và đầu thập niên 1870, đã bị dẫn độ ra trước chính quyền Thành phố New York sau khi bị bắt ở Tây Ban Nha.

Tweed trở thành một nhân vật quyền lực trong Tammany Hall – cỗ máy chính trị Dân chủ của Thành phố New York – vào cuối những năm 1850. Đến giữa những năm 1860, ông đã vươn lên vị trí cao nhất trong tổ chức và thành lập “Tweed Ring” (Thân hữu của Tweed), công khai mua phiếu bầu, khuyến khích tham nhũng tư pháp, biển thủ hàng triệu đô la từ các hợp đồng của thành phố, và thống trị chính trường Thành phố New York. Continue reading “23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ”

Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt

Nguồn: James Palmer, “Mass Attacks in China Spark Concern, Censorship,”  Foreign Policy, 19/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một loạt các vụ bạo lực gần đây có thể khơi mào một vòng xoáy, bắt đầu từ sự phẫn nộ và kết thúc bằng việc bị đàn áp.

Tiêu điểm tuần này: Thông tin về các vụ tấn công bạo lực gây lo ngại cho công chúng và bị kiểm duyệt; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 thường niên tại Rio de Janeiro; Lựa chọn Bộ trưởng Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Continue reading “Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt”

Thế giới hôm nay: 22/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Matt Gaetz, ứng viên của Donald Trump cho vị trí bộ trưởng tư pháp, đã tự rút lui. Cả bộ tư pháp và một ủy ban đạo đức của quốc hội đều điều tra ông về cáo buộc buôn bán tình dục. Bộ tư pháp chưa đưa ra cáo buộc; và ủy ban chưa công bố báo cáo. Ông Gaetz phủ nhận các cáo buộc, nhưng cho biết việc đề cử ông “gây sao nhãng một cách không công bằng” trong quá trình chuyển giao.

Nga xác nhận đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung vào thành phố Dnipro ở miền đông Ukraine. Trong một bài phát biểu trước toàn quốc, tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “hiện không có cách nào để chống lại” vũ khí siêu thanh mới của họ và cho biết cuộc tấn công là để đáp trả việc Ukraine gần đây sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/11/2024”

Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết

Nguồn: Mie Hoejris Dahl, “The Belt and Road Isn’t Dead. It’s Evolving.Foreign Policy, 13/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đang nói lời tạm biệt với những canh bạc lớn và những cây cầu khổng lồ để ủng hộ một cách tiếp cận mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Peru để tham dự hội nghị thượng đỉnh của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Trong thời gian đó, ông cũng sẽ khánh thành cảng nước sâu Chancay, cách Lima khoảng 72 km về phía bắc. Đây là một dự án trị giá 3,6 tỷ đô la – một trong những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Trung Quốc vào khu vực trong hai thập kỷ qua.

Nhưng nó cũng có thể là một trong những dự án cuối cùng thuộc loại này. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết”

21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey

Nguồn: George Washington orders General Lee to New Jersey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong một quyết định định mệnh, Tổng tư lệnh Lục quân Lục địa, Tướng George Washington, đã viết thư cho Tướng Charles Lee ở Hạt Westchester, New York, để báo cáo về việc mất Pháo đài Lee ở New Jersey và ra lệnh cho Charles Lee đưa lực lượng của mình đến New Jersey.

Lee muốn ở lại New York, vì vậy ông đã chần chừ không khởi hành và băng qua tiểu bang nhỏ New Jersey để đến Sông Delaware, nơi Washington đang sốt ruột chờ đợi quân tiếp viện. Lee, người đã nhận nhiệm vụ trong quân đội Anh sau khi tốt nghiệp trường quân sự ở tuổi 12 và phục vụ ở Bắc Mỹ trong Chiến tranh Bảy năm, cảm thấy bị xúc phạm khi Washington ít kinh nghiệm hơn lại được giao quyền chỉ huy Quân đội Lục địa. Thế nên ông đã không vội vàng. Continue reading “21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey”

Thế giới hôm nay: 21/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gautam Adani — người giàu thứ hai Ấn Độ — cùng bảy doanh nhân Ấn Độ khác đã bị các công tố viên Mỹ buộc tội gian lận chứng khoán và lừa đảo liên quan đến một dự án năng lượng mặt trời. Các công tố viên cáo buộc ông và các cộng sự hối lộ các quan chức Ấn Độ lên tới 250 triệu đô la để lấy hợp đồng dự án, sau đó huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ “trên cơ sở các tuyên bố sai sự thật về hối lộ và tham nhũng.”

Mỹ đã đồng ý cung cấp cho Ukraine mìn chống người để làm chậm bước tiến của quân Nga. Trước đó, họ chỉ cung cấp mìn nhắm vào các phương tiện có vũ trang để giảm thiểu rủi ro cho dân thường. Nhưng khi Nga triển khai thêm quân trên bộ, Ukraine cần vũ khí để “làm chậm nỗ lực đó,” bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin cho biết. Động thái này được đưa ra sau quyết định của Joe Biden hôm Chủ Nhật cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công trong lãnh thổ Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/11/2024”

Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?

Nguồn: Michael Kimmage và Hanna Notte, “How Ukraine Became a World War,” Foreign Affairs, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những tác nhân mới đang biến đổi xung đột – và làm phức tạp con đường để kết thúc nó.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2/2022 là một sự kiện có quy mô toàn cầu. Quy mô của cuộc xâm lược, tương xứng với mục tiêu xóa bỏ nhà nước Ukraine, là rất lớn. Hàng triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi Ukraine đến phần còn lại của châu Âu. Giá nhiên liệu và phân bón tăng vọt, kích thích lạm phát trên toàn thế giới. Cuộc chiến cũng làm gián đoạn sản xuất và phân phối ngũ cốc, gây quan ngại về nguồn cung ở những nước nằm cách xa Nga và Ukraine. Và khi xung đột kéo dài sang năm thứ hai và thứ ba, phạm vi hậu quả quốc tế của nó lại càng mở rộng. Continue reading “Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?”

Thế giới hôm nay: 20/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine được cho là đã bắn tên lửa tầm xa tiên tiến vào khu vực Bryansk của Nga. Hôm Chủ Nhật, tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho Ukraine dùng vũ khí do Mỹ cung cấp trên đất Nga. Trước đó vào thứ Ba, tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận những thay đổi đối với học thuyết hạt nhân của Nga, đặt ra các điều kiện mới để sử dụng kho vũ khí của nước này.

Donald Trump đã đề cử Howard Lutnick, đồng chủ tịch nhóm chuyển giao của ông và là sếp của Cantor Fitzgerald, làm bộ trưởng thương mại. Ông Lutnick đã chạy đua cho chức bộ trưởng tài chính, nhưng thái độ cạnh tranh quyết liệt của ông dường như đã khiến ông Trump khó chịu. Các ứng viên cho ghế bộ trưởng tài chính của tổng thống đắc cử bao gồm Scott Bessent, một nhà quản lý quỹ đầu cơ, Kevin Warsh, người từng là thành viên hội đồng thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang, và Marc Rowan, giám đốc điều hành của một công ty cổ phần tư nhân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/11/2024”

Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng?

Nguồn: How to get hired by Donald Trump”, The Economist, 12/11/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Sau khi Donald Trump thắng cử tổng thống năm 2016 – khi Trump mới là cựu ngôi sao truyền hình hơn là một cựu tổng thống – Trump xử lý giai đoạn chuyển giao quyền lực Nhà Trắng như là một tập phim truyền hình “Nhân viên tập sự (The Apprentice)” đầy kịch tính. Những thành viên nội các đầy tham vọng đã đến tháp Trump ở New York và đi qua các máy quay phim để dự phỏng vấn với vị tổng thống đắc cử. Kanye West thậm chí cũng xuất hiện. Lần này, Susie Wiles, quản lý chiến dịch tranh cử của Trump và sẽ là chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai, đã tổ chức một quy trình khá kín đáo và trật tự. Các cuộc thảo luận của Trump tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi các tin thông báo trên mạng xã hội. Các ứng viên khá hồi hội vì phải thảo luận về việc tìm kiếm công việc của họ một cách công khai, nhưng một số hình mẫu cũng đã xuất hiện. Một số tờ báo ngày 12 tháng 11 đã đưa tin Marco Rubio sẽ trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Làm sao để được ông Trump tuyển vào nội các? Continue reading “Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng?”

Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên

Nguồn: Lee Hee-ok và Cho Sungmin, “China Should Be Worried About North Korea,” Foreign Affairs, 12/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để biến Bắc Kinh thành đối tác trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng?

Tháng trước, Nhà Trắng xác nhận rằng Triều Tiên – một quốc gia có ít đồng minh và ít tiền – đã bắt đầu gửi hàng nghìn binh lính tham gia cùng lính Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Trước đó, Bình Nhưỡng đã cung cấp vũ khí cho Moscow: theo tờ Times of London, một nửa số đạn pháo mà Nga sử dụng trong cuộc chiến này đến từ Triều Tiên. Nhưng việc gửi quân đánh dấu một cấp độ phối hợp mới. Cũng có những dấu hiệu khác cho thấy quan hệ đang ấm lên. Vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến đi đầu tiên tới Triều Tiên sau hơn hai thập kỷ. Continue reading “Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên”

19/11/1969: Pelé ghi bàn thắng thứ 1.000

Nguồn: Soccer legend Pelé scores 1,000th goal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, huyền thoại bóng đá người Brazil Pelé đã ghi bàn thắng chuyên nghiệp thứ 1.000 của mình trong trận đấu với Vasco da Gama tại sân vận động Maracana của Rio de Janeiro. Đây là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp lừng lẫy của ông, bao gồm ba chức vô địch World Cup. Continue reading “19/11/1969: Pelé ghi bàn thắng thứ 1.000”

Thế giới hôm nay: 19/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine tấn công bên trong nước Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp — điều từ trước đến nay Mỹ không chấp nhận vì lo ngại Nga sẽ leo thang căng thẳng. Ông Biden đổi ý sau khi quân đội Triều Tiên triển khai quân đến chiến đấu cùng quân đội Nga, chỉ hai tháng trước khi Donald Trump nhậm chức. Ukraine hoan nghênh động thái này; Pháp và Đức cũng ủng hộ quyết định của Mỹ.

Nga phản ứng giận dữ khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm. Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, đã cảnh báo về một “vòng xoáy căng thẳng hoàn toàn mới.” Sau đó, bộ ngoại giao Mỹ cho biết Nga phải chịu trách nhiệm cho việc leo thang xung đột “nhiều lần.” Vào đêm Chủ Nhật, Nga đã tấn công một khu dân cư ở thành phố Sumy miền đông bắc Ukraine, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/11/2024”

Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây

Nguồn: Elisabeth Braw, “Russia Is Running an Undeclared War on Western Shipping,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu cho Houthi đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ của luật hàng hải.

Nga – và Trung Quốc – dường như đã được hưởng lợi từ các cuộc tấn công của Houthi vào tàu thuyền ở Biển Đỏ vì lực lượng dân quân đã tha cho tàu của hai nước này. Nhưng hóa ra Moscow không chỉ là bên hưởng lợi thụ động. Như tờ Wall Street Journal đưa tin gần đây, Nga đã cung cấp cho Houthi dữ liệu nhắm mục tiêu cho các cuộc tấn công của nhóm phiến quân. Giờ đây, khi Nga đã vượt qua lằn ranh đỏ bằng việc tích cực hỗ trợ các cuộc tấn công vào tàu thuyền phương Tây, các quốc gia thù địch khác có thể bắt đầu chia sẻ dữ liệu cấp quân sự với các bên ủy nhiệm mà họ lựa chọn. Continue reading “Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây”

Chủ nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’

Nguồn: Trình Á Văn, 程亚文:把美国的孤立主义理解成“只管好它自己”,是大错特错, Sina Finance, 13/11/2024.

Biên dch: Lê Thị Thanh Loan

Sau 4 năm rời Nhà Trắng, Trump sẽ trở lại Phòng Bầu dục để bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm lần thứ hai của mình.

Căn cứ vào những hành động của Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên và ngôn từ của ông trong chiến dịch tranh cử, dư luận toàn cầu nhìn chung dự đoán rằng, Mỹ sẽ tiếp tục củng cố lập trường chủ nghĩa bảo hộ “Nước Mỹ trên hết” và trong lương lai sẽ rút khỏi hệ thống thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương toàn cầu. Điều này sẽ tạo ra tác động như thế nào đến thế giới cũng như sẽ ảnh hưởng ra sao đến bản thân nước Mỹ? Những vấn đề này đang thu hút sự chú ý cao độ. Continue reading “Chủ nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’”

Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping to keep chasing Chinese dream despite Donald Trump’s return,” Nikkei Asia, 14/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính Tập, chứ không phải Trump, là người đã bắt đầu quá trình phân tách đang tăng tốc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đó là màn mở đầu cho vòng đấu thứ hai giữa Tập Cận Bình và Donald Trump.

Tập, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Trump ngay sau khi Đảng Cộng hòa được bầu trở lại Nhà Trắng vào ngày 05/11. Continue reading “Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump”

17/11/1973: Nixon khẳng định ông “không phải là kẻ lừa đảo”

Nguồn: Nixon insists that he is “not a crook”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, trong thời gian xảy ra vụ bê bối Watergate mà cuối cùng đã chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của ông, Richard Nixon đã nói với một nhóm biên tập viên báo chí tụ tập tại Walt Disney World ở Orlando, Florida rằng ông “không phải là kẻ lừa đảo.” Continue reading “17/11/1973: Nixon khẳng định ông “không phải là kẻ lừa đảo””