Vespasian – Hoàng đế đầu tiên của vương triều Flavia

vespasian-portrait-1

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 1/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vespasian là vị hoàng đế thứ 9 của La Mã. Ông đã khôi phục thành công hòa bình và ổn định sau thời kỳ nội chiến, và thành lập vương triều Flavia.

Titus Flavius Vespasianus, được biết với tên Vespasian, sinh năm 9 SCN ở Rieti, phía tây bắc La Mã. Ông có một sự nghiệp quân sự xuất sắc, chỉ huy quân đoàn số hai xâm lược Anh năm 43 SCN và chinh phục phía tây nam nước Anh. Về sau ông thăng tiến trong viện nguyên lão và trở thành quan chấp chính tối cao năm 51 SCN và thống đốc Châu Phi mười năm sau đó. Ông là trợ thủ tin cậy của hoàng đế Nero và đã dẫn đầu cuộc đàn áp Khởi nghĩa Do Thái (66 – 70 SCN). Đến năm 68 SCN, phần lớn vùng Ludaea đã được khôi phục, mặc dù Jerusalem vẫn bị chiếm đóng. Continue reading “Vespasian – Hoàng đế đầu tiên của vương triều Flavia”

Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại

1567724_-_main

Nguồn: Pierre Gillette & Emmanuel Scheffer, “Rainsy and CPP: From Enemies to ‘Negotiating Partners’“, Khmer Times, 18/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù mái tóc còn đen nhánh, ông Sam Rainsy đã bước sang tuổi 66 vào tháng Ba (năm 2015). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Khmer tuần này, rõ ràng thủ lĩnh phe đối lập của Campuchia đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải là một nhà khoa học chính trị mới có thể nhận ra điều đó khi ông nói: “Khi ngày càng lớn tuổi, bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn suy nghĩ nhiều hơn về dài hạn”.

“Văn hóa đối thoại”, chính sách mới mà ông đang thúc đẩy cùng với Thủ tướng Hunsen 62 tuổi là gì?

Ông nói: “Trước đây, tôi coi họ là kẻ thù; giờ đây, có lẽ tôi xem họ là đối thủ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng coi họ là những “interlocuteur” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đối thoại” hoặc “đối tác đối thoại”. Continue reading “Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại”

01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Jiang Zemin shakes hands with Charles, Prince of Wales at the handover ceremony for Hong Kong at the Hong Kong Convention and Exhibition Centre, at midnight of 30 June 1997.

Nguồn:Hong Kong returned to China,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 năm 1997, Hồng Kông được trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc trong một buổi lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Anh Tony Blair, Thái tử Charles, Thân vương xứ Wales, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Trừ việc vài ngàn người Hồng Kông đã phản đối việc trao trả này thì buổi lễ đã diễn ra trang trọng và hòa bình.

Năm 1839, nước Anh xâm lược Trung Quốc để đè bẹp những người phản đối sự can thiệp của Anh vào các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị của đất nước này. Một trong những hành động đầu tiên của người Anh trong chiến tranh là đánh chiếm Hồng Kông, một hòn đảo nhỏ thưa thớt người nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc. Năm 1841, Trung Quốc đã nhượng lại hòn đảo cho người Anh bằng việc ký Hiệp định Xuyên Tị (Convention of Chuenpi – nghĩa đen là “hiệp định xỏ mũi”), và đến năm 1812 Hiệp ước Nam Kinh được ký, chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Continue reading “01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0

Russian President Vladimir Putin speaks during his visit to the Crimean port of Sevastopol on May 9, 2014. Putin's visit to Crimea, which was annexed by Moscow in March, is a "flagrant violation" of Ukraine's sovereignty, authorities in Kiev said today.AFP PHOTO/ YURI KADOBNOVYURI KADOBNOV/AFP/Getty Images

Nguồn:  Andrei Kolensnikov, “Totalitarianism 2.0”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyên luận năm 1970 Lối thoát, Tiếng nói, và Lòng trung thành của mình, Albert Hirschman đã xem xét ba lựa chọn mà người ta có thể sử dụng để ứng phó với sự không hài lòng với các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà nước: họ có thể bỏ đi, đòi hỏi thay đổi, hoặc nhượng bộ. Trong 45 năm từ khi xuất bản cuốn sách của mình, khuôn khổ phân tích của Hirschman đã được áp dụng một cách hữu ích trong một loạt các bối cảnh vô cùng rộng lớn. Cũng như vậy, việc sử dụng nó để hiểu được nền chính trị Nga hiện nay đem lại những góc nhìn sâu sắc quan trọng.

Trong năm 2011-2012, nhiều người dân Nga có giáo dục tốt, và tương đối giàu có, đã xuống đường đòi được dân chủ thực sự, hy vọng sử dụng  “tiếng nói” của mình để thay đổi hệ thống từ bên trong. Nhưng Vladimir Putin, người từng nhận được lượng phiếu bầu lớn để trở lại nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, đã không lắng nghe; mà thay vào đó, ông gia tăng sự đàn áp. Continue reading “Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0”

Victoria – Quân vương trị vì lâu nhất nước Anh

Viktoría-drottning

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 29/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Victoria là vị nữ hoàng Anh trị vì lâu nhất và là người đứng đầu một đế chế rộng lớn. Bà điều hành những thay đổi lớn trong xã hội Anh. Thời kì trị vì của bà được biết đến với tên gọi Thời đại Victoria.

Victoria sinh ngày 24 tháng 5 năm 1819 tại London, là người con duy nhất của Edward – Bá tước xứ Kent – và Victoria Maria Louisa xứ Saxe-Coburg. Năm 1837, ở tuổi 18, bà thừa kế ngai vàng từ người bác William IV và trị vì cho tới cuối thế kỷ 19. Năm 1840, Victoria kết hôn với anh họ của mình, Hoàng tử Albert xứ Saxe-Coburg-Gotha. Trong hai mươi năm tiếp theo, họ sống hòa thuận và có với nhau chín người con, nhiều người trong số họ được gả cho các hoàng tộc Châu Âu. Continue reading “Victoria – Quân vương trị vì lâu nhất nước Anh”

Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp

Greece_2296452b

Nguồn: John Humphrys, “Let me slay the big fat Greek myth”, Sunday London Times, 28/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.

Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.

Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay. Continue reading “Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp”

30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống

Nguồn: “Thieu becomes President“, History.com (truy cập ngày 30/6/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào ngày này năm 1967, Hội đồng Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã giải quyết việc tranh giành chức vụ tổng thống theo cách thức có lợi cho ông Nguyễn Văn Thiệu, khi đó là Quốc trưởng. Cựu Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, người đã tuyên bố vào ngày 11 tháng 5 là sẽ tranh cử chức Tổng thống, bị ép buộc phải chấp nhận vị trí quyền lực số hai (Phó Tổng thống).

Thiệu vốn là sĩ quan chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 5 đóng gần Sài Gòn khi ông ta cùng một số sỹ quan cấp cao khác tiến hành đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo sau cuộc đảo chính đó, liên tiếp các nhóm khác nhau rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực. Continue reading “30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc tiếp tục là đề tài được đem ra mổ xẻ, phân tích. Taylor Fravel đến từ Viện Công nghệ Massachusetts khẳng định Bắc Kinh đã có một chiến lược quân sự mới, với tên gọi “Winning Informationalised Local Wars” (Chiến thắng cuộc chiến tranh thông tin hoá ở cấp độ khu vực). Đây là kết quả của quá trình so sánh và phân tích các ngôn từ được sử dụng trong Sách trắng. Trước đó, Nghị quyết Trung Ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 đã từng ám chỉ về việc Bắc Kinh nên có sự thay đổi trong chiến lược quân sự để phù hợp với bối cảnh mới.

Theo cách tiếp cận của Trung Quốc, một bản định hướng chiến lược quân sự cũng gần như là đại diện cho chiến lược quân sự quốc gia. Được định hình bởi Quân ủy Trung ương, bản định hướng là sự bao quát cấp ở cấp độ cao nhất về mọi khía cạnh của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi lập quốc từ năm 1949 cho đến nay, Bắc Kinh đã 8 lần đưa ra các bản định hướng chiến lược. Sách trắng 2015 cho thấy sự thay đổi lần thứ 9 đã xảy ra, chuyển dịch từ mục tiêu “chiến thắng các cuộc chiến tranh khu vực dưới điều kiện thông tin hoá” (Winning Local Wars Under the Conditions of Informationization) sang “Winning Informationized Local Wars”. Như vậy, sự thay đổi lần này là một bước tiến hóa về chất chứ không phải là một sự đột phá mới hoàn toàn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)”

Tiberius – Người mở rộng đế chế La Mã

tiberius_marble

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 29/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tiberius là vị hoàng đế thứ hai của La Mã và là một chiến binh vĩ đại. Những ghi chép về tính khí kiêu ngạo và lối sống trụy lạc của ông có lẽ là không có căn cứ.

Tiberius Claudius Nero sinh ngày 16 tháng 11 năm 42 TCN. Năm 39 TCN, mẹ ông Livia đã ly dị với cha ông và đến năm 27 TCN bà kết hôn với Octavian – hoàng đế Augustus tương lai. Tiberius có một sự nghiệp quân sự xuất chúng. Cùng với em trai Drusus, ông đã góp phần mở rộng đế chế La Mã dọc theo sông Danube tới tận nước Đức ngày nay (trong các giai đoạn từ năm 16-7 TCN và từ năm 4-9 SCN). Continue reading “Tiberius – Người mở rộng đế chế La Mã”

Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp

666290191435313227

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Endgame in Greece”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều tháng tranh cãi, những tranh chấp giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu đã đi vào thế bế tắc, chủ yếu về lương hưu và thuế. Hy Lạp đã từ chối những đòi hỏi mà các chủ nợ đã đặt ra, rằng Hy Lạp phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện.

Các yêu sách của châu Âu – được cho là nhằm đảm bảo rằng Hy Lạp có khả năng trả nợ – thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình. Khi từ chối các yêu sách này, người Hy Lạp không phải đang làm trò, họ đang cố gắng sống còn.

Bất chấp những gì người ta đã nói về các chính sách kinh tế trong quá khứ của Hy Lạp, về nền kinh tế cạnh tranh kém, về quyết định gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay những sai lầm của các ngân hàng châu Âu khi cho phép Hy Lạp vay quá mức, tình hình kinh tế của Hy Lạp là rất bi đát. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, trong đó tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp lên đến 50%. Continue reading “Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp”

29/06/1966: Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, Hải Phòng

cv64-a1e

Nguồn:Vietnam air war escalates,” History.com (truy cập ngày 28/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1966, trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ ném bom các trung tâm dân cư lớn của miền Bắc Việt Nam là Hà Nội và Hải Phòng, phá hủy các kho chứa dầu nằm gần hai thành phố. Quân đội Mỹ hi vọng rằng bằng cách ném bom Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, và Hải Phòng, cảng lớn nhất miền Bắc, các lực lượng cộng sản sẽ bị tước đi các nguồn cung ứng quân sự cần thiết và kéo theo là cả khả năng tiếp tục cuộc chiến.

Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bắt đầu gửi một lượng lớn nhân viên quân sự tới Việt Nam để củng cố chế độ chuyên quyền kém hiệu quả ở miền Nam Việt Nam để chống lại các lực lượng cộng sản miền Bắc. Ba năm sau, sau khi chính phủ miền Nam Việt Nam sụp đổ, Tổng thống Lyndon B. Johnson ra lệnh rải bom hạn chế lên miền Bắc Việt Nam, và Quốc hội đã cho phép Mỹ sử dụng bộ binh để tham chiến. Continue reading “29/06/1966: Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, Hải Phòng”

“Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel

rubrik-politik-politics-israel-germany_440

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Limits of German Guilt,” Project Syndicate, 04/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 6 này là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Israel. Mối quan hệ song phương vốn được thiết lập sau khi Đức Quốc xã hủy diệt người Do thái ở châu Âu nay đã phát triển đến một tầm vững chắc. Nhưng gần đây, những ký ức đang phai nhòa về vụ thảm sát Holocaust giữa những người Đức trẻ tuổi, cùng với vị thế quốc tế đang suy giảm của Israel, đang thách thức dòng quan điểm chính thức về mối quan hệ “đặc biệt” giữa hai nước.

David Ben-Gurion, cha đẻ của Israel và là nhà kiến tạo nên sự hòa giải giữa Israel với Đức, hoàn toàn là một người thực dụng. Ông biết rằng việc thiết lập mối quan hệ đối tác với Đức, bao gồm cả khoản tiền bồi thường giúp đẩy mạnh năng lực của Israel, sẽ rất có ích cho việc đảm bảo sự tồn vong của Israel. Continue reading ““Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel”

Harry S. Truman – Tổng thống định hình Chiến tranh Lạnh

trumanpicB

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 27/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Harry S. Truman là tổng thống thứ 33 của nước Mỹ. Nhiệm kỳ của ông trải qua giai đoạn kết thúc Thế chiến thứ hai, gồm cả vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản và những thách thức mới của cuộc Chiến tranh Lạnh.

Harry Truman sinh ngày 8 tháng 5 năm 1884 tại Lamar, Missouri. Sau khi rời trường học, ông làm các công việc văn phòng và cả việc đồng áng. Năm 1917, ông gia nhập Quân đội Hoa Kỳ và chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Năm 1919 ông trở về quê nhà và kết hôn với Bess Wallace. Họ có với nhau một người con gái. Continue reading “Harry S. Truman – Tổng thống định hình Chiến tranh Lạnh”

Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

election-20161

Nguồn: Richard N. Haass, “Foreign Policy and America’s Presidential Campaign,” Project Syndicate, 15/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn ai làm vị tổng thống tiếp theo của họ. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn này sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn bộ thế giới.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, điều này phản ánh một thực tế về sức mạnh liên tục của Mỹ. Nó cũng cho thấy gần như chắc chắn rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ được thừa hưởng một thế giới trong tình trạng hỗn loạn đáng kể. Những gì vị tổng thống mới chọn để làm, và cách thức mà ông/bà ta chọn để làm việc đó, sẽ có tác động lớn đối với người dân ở khắp mọi nơi. Continue reading “Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”

28/06/1948: Nam Tư bị khai trừ khỏi COMINFORM

U1398457-24

Nguồn:Yugoslavia expelled from COMINFORM,” History.com (Truy cập ngày 27/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1948, Liên Xô đã khai trừ Nam Tư khỏi Cục Thông tin Cộng sản Quốc tế (COMINFORM) vì lập trường của nước này về cuộc Nội chiến Hy Lạp (1946–49). Việc trục xuất này là bằng chứng cụ thể của sự chia cắt vĩnh viễn diễn ra giữa Liên Xô và Nam Tư.

Liên Xô thành lập COMINFORM vào năm 1947 nhằm điều phối các đảng cộng sản ở Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Ý, Pháp, Tiệp Khắc, Romania, và Nam Tư. Hầu hết các nhà quan sát phương Tây cho rằng tổ chức này là sự kế thừa của Quốc tế Cộng sản (vốn đã bị Liên Xô giải thể từ năm 1943 nhằm xoa dịu những đồng minh chiến tranh của Liên Xô là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh). Continue reading “28/06/1948: Nam Tư bị khai trừ khỏi COMINFORM”

Harriet Taylor – người bảo vệ nữ quyền

hh

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 27/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Taylor là một triết gia người Anh và là người ủng hộ cho quyền phụ nữ từ sớm. Bà thường bị che khuất bởi cái bóng quá lớn của người chồng, triết gia John Stuart Mill.

Harriet Hardy sinh vào tháng 10 năm 1807 tại Walworth, phía nam London, là con gái của một bác sĩ phẫu thuật. Bà được giáo dục tại gia và thích làm thơ. Năm 1826, bà kết hôn với John Taylor, một thương nhân giàu có và họ có với nhau ba đứa con. Gia đình Taylor tích cực tham gia các hoạt động của Nhà thờ theo thuyết nhất thể. Năm 1830 một mục sư theo thuyết nhất thể đã giới thiệu Harriet với triết gia John Stuart Mill. Cuộc tình của họ kéo dài 20 năm và được chồng của Harriet khoan thứ. Kể từ năm 1833, hai vợ chồng sống tách biệt phần lớn thời gian, khiến Harriet có thể gặp gỡ Mill dễ dàng hơn. Hành động của họ gây chấn động xã hội và họ bị cộng đồng xa lánh. Tuy nhiên họ truyền cảm hứng cho nhau về học thuật và thường làm việc cùng nhau. Continue reading “Harriet Taylor – người bảo vệ nữ quyền”

Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại

628x-1

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The Secret Corporate Takeover,” Project Syndicate, 13/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa thuận thương mại mới. Các hiệp định như vậy thường được gọi là “hiệp định thương mại tự do”; trên thực tế, chúng là các hiệp định thương mại được quản trị, được thiết kế cho phù hợp với lợi ích của các công ty, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày nay, các thỏa thuận như vậy thường được gọi là “quan hệ đối tác,” như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng không phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều khoản. May mắn là “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên không muốn chỉ là bên chấp nhận. Continue reading “Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại”

27/06/1950: Liên Hợp Quốc chấp thuận dùng vũ lực quân sự với Bắc Triều Tiên

KOREAN WAR

Nguồn:U.N. approves armed force to repel North Korea,” History.com (truy cập ngày 26/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, chỉ hai ngày sau khi các lực lượng Bắc Triều Tiên cộng sản tràn xuống miền Nam Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết được đưa ra bởi Hoa Kỳ nhằm kêu gọi sử dụng vũ lực quân sự để đẩy lùi những kẻ Bắc Triều Tiên xâm lược. Động thái này cho Hoa Kỳ cái cớ để can thiệp vào cuộc xung đột và đây cũng là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an chấp thuận việc sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết xung đột quốc tế.

Ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bắc Triều Tiên bắt đầu tấn công Nam Triều Tiên. Mặc dù một số nhân viên quân sự của Mỹ cũng đang có mặt ở Nam Triều Tiên, các lực lượng Bắc Triều Tiên vẫn nhanh chóng tiến quân. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn và chấm dứt cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đã bác bỏ nghị quyết này vì cho nó là “bất hợp pháp.” Continue reading “27/06/1950: Liên Hợp Quốc chấp thuận dùng vũ lực quân sự với Bắc Triều Tiên”

Leon Trotsky – Nhà tư tưởng gây tranh cãi

Leon-Trotsky-008

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 26/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Leon Trotsky là một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiếp quản quyền lực của phe Bolshevik ở Nga, ông chỉ đứng sau Vladimir Lenin trong những thời kỳ đầu đảng cộng sản Liên Xô nắm quyền. Tuy nhiên ông đã bị Joseph Stalin đánh bại trong cuộc tranh giành quyền lực sau khi Lenin mất, và bị ám sát khi đang sống lưu vong.

Trotsky, tên thật là Lev Davidovich Bronstein, sinh ngày 7 tháng 11 năm 1879 tại Yanovka, Ukraina (lúc đó thuộc Nga). Cha ông là một nông dân Do Thái giàu có. Trotsky bắt đầu tham gia vào những hoạt động ngầm từ khi còn là thiếu niên. Ông sớm bị bắt giam và lưu đày tới Siberia. Tại đây ông gia nhập Đảng Dân chủ xã hội. Cuối cùng ông cũng trốn khỏi Siberia và dành phần lớn thời gian trong 15 năm tiếp theo sống ở nước ngoài, trong đó có một thời gian ngắn tại London. Continue reading “Leon Trotsky – Nhà tư tưởng gây tranh cãi”

Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)

antarctica_2642820b

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hiệp ước Nam Cực là hiệp ước được ký kết năm 1959 bởi 12 quốc gia, bao gồm 7 quốc gia có yêu sách lãnh thổ ở khu vực Nam Cực (Achentina, Australia, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy, Liên hiệp Vương quốc Anh), 2 siêu cường (Mỹ, Liên Xô) cùng 3 nước khác (Bỉ, Nhật Bản và Nam Phi). Tất cả các nước này đều có các trạm nghiên cứu đặt trên lãnh thổ Nam Cực trong Năm Vật lý địa cầu quốc tế 1957-1958. Trong năm này, các quốc gia tham gia đã cùng nghiên cứu các hoạt động của điểm đen mặt trời và tác động của chúng đối với trái đất và khí quyển. Các nghiên cứu này đã dẫn tới những khám phá khoa học quan trọng, đặc biệt là khám phá ra lỗ thủng tầng ozone trong tầng khí quyển Nam Cực. Continue reading “Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)”