Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về Trật tự thế giới

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tóm tắt

Bước vào thế kỷ 21, dưới tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và cách mạng khoa học công nghệ, hệ thống QHQT đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và ở trong thời kỳ quá độ từ trật tự hai cực thời Chiến tranh lạnh sang một mô hình trật tự mới phù hợp với thực tiễn QHQT mới. Tuy nhiên, chưa có sự nhất trí cao trong cả giới học thuật và giới hoạch định chính sách về dự báo chiều hướng phát triển của một trật tự thế giới mới, một phần do khác biệt trong cách hiểu về trật tự thế giới và những thuộc tính của nó cũng như trong sử dụng các tiêu chí phân tích, dự báo trật tự thế giới. Bài viết này bàn về cách tiếp cận của một số trường phái lý luận phương Tây về trật tự thế giới, qua đó góp phần làm rõ hơn khái niệm trật tự thế giới với những thuộc tính cơ bản (tính ổn định, tính có thể dự đoán, tính hợp lệ, tính thứ bậc/đẳng cấp, tính khả biến) và một số tiêu chí chủ yếu để nhận dạng trật tự thế giới (chủ thể chính, phân bổ sức mạnh giữa các chủ thể chính, luật chơi và tập hợp lực lượng của các chủ thể chính, phương thức của trật tự, công cụ của trật tự và cấu trúc địa lý của trật tự). Continue reading “Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về Trật tự thế giới”

Việt Nam phải thay đổi để đối phó với Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Trung

Một thế giới biến động

Tiếp theo những sự kiện gây hấn liên tục từ mấy năm nay ở Hoa Đông và khu vực bãi Scarbourough, sự kiện giàn khoan HD 981 và việc Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các căn cứ nổi tại các bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập thuộc nhóm các đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc đánh chiếm năm 1988) đánh đi một tín hiệu báo động với các nước trong khu vực và cả thế giới: Trung Quốc đang bước vào thời kỳ thực hiện quyết liệt khát vọng bá chiếm Biển Đông, với mục tiêu trước mắt trở thành đế chế đại dương. Continue reading “Việt Nam phải thay đổi để đối phó với Trung Quốc”

VN cần phản công lại “văn bản lập trường” của TQ như thế nào?

Tác giả: Dương Danh Huy

Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.

Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”. Continue reading “VN cần phản công lại “văn bản lập trường” của TQ như thế nào?”

Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm

Biên dịch & tóm tắt: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Vũ Thành Công

Lời dẫn: Trong thời gian còn lại của 2014, Biển Đông nhiều khả năng là một đề tài của các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể:

  • Tháng 5: Bộ trưởng quốc phòng Hagel tham dự đối thoại Shangri-La tại Singapore
  • Tháng 6: Tổng thống Obama tham dự Thượng đỉnh G7 tại Bỉ
  • Tháng 7: Thứ trưởng ngoại giao Burns tham gia đối thoại an ninh chiến lược với Trung Quốc tại Bắc Kinh
  • Tháng 8: Ngoại trưởng Kerry tham gia ASEAN Regional Forum tại Myanmar

Continue reading “Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”

Chiến lược xoay trục quan hệ kinh tế Việt Trung

Tác giả: Trần Văn Thọ

Sau khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và kéo theo là tình trạng căng thẳng trong quan hệ hai nước, đã có nhiều ý kiến cho đây là cơ hội để Việt Nam thoát Trung.

Đúng là như thế. Nhưng phải hiểu bản chất của quan hệ kinh tế Việt Trung và phân tích nguyên nhân dẫn tới quan hệ bất bình thường trong thời gian qua mới đề ra được chiến lược, đối sách có hiệu quả.

Continue reading “Chiến lược xoay trục quan hệ kinh tế Việt Trung”

Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974

Tác giả: Ngô Minh Trí & Koh S.L. Collin | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Đã bốn mươi năm trôi qua, nhưng đến hôm nay những bài học từ trận hải chiến Hoàng Sa vẫn còn nguyên giá trị cho quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam

Vào ngày 16/01/1974, Lực lượng Hải quân của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) phát hiện nhóm lính thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có mặt trên nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group) ở phía tây quần đảo Hoàng Sa (lúc bấy giờ thuộc sở hữu của chính quyền Nam Việt Nam). Lúc này Nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía đông Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc, còn Nam Việt Nam nắm giữ Nhóm đảo Lưỡi Liềm. Dù vào thời điểm đó Mỹ đã cắt giảm hỗ trợ quân sự dành cho chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973, dẫn đến việc Nam Việt Nam cũng cho rút dần các lực lượng đồn trú trên quần đảo, nhưng đây thực sự là một diễn biến bất ngờ do Trung Quốc chưa bao giờ tiến hành bất kỳ hành động đơn phương nào để phá vỡ nguyên trạng. Continue reading “Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974”

Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông

Tác giả: Arif Havas Oegroseno| Biên dịch: NCQT

Việc Indonessia và Philippines gần đây kết thúc quá trình đàm phán vể ranh giới biển là một bước phát triển có ý nghĩa đối với 2 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc đàm phán giữa 2 nước bắt đầu vào tháng 6/1994 và bị ngưng trệ cho đến năm 2003.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực Biển Đông do các tranh chấp đối kháng về các vùng biển ngày càng xấu đi thì đây là một bước ngoặt tích cực. Việc kết thúc thành công việc đàm phán giữa Jakarta và Manila đã chỉ ra một số bài học quan trọng cho tất cả các quốc gia yêu sách đối với các vùng biển tranh chấp trong khu vực Biển Đông. Continue reading “Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông”

Tóm tắt báo cáo “Quyền lực và Trật tự tại châu Á” (CSIS)

Biên dịch & tóm tắt: Thụy Điển | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời dẫn: Châu Á hiện là một khu vực hết sức năng động. Nơi đây hội tụ cả các mâu thuẫn và xu hướng hợp tác. Trong khi Hoa Kỳ đang thực hiện chính sách tái cân bằng thì việc tìm ra các vấn đề then chốt sẽ giúp quốc gia này thành công. Báo cáo tháng 6, năm 2014 mang tên “Quyền lực và Trật tự châu Á – Cuộc khảo sát về kỳ vọng khu vực” của Chương trình nghiên cứu châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) do hai học giả Michael J. Green và Nicholas Szecheyi thực hiện đã khảo sát quan điểm của 402 chuyên gia chính sách đối ngoại tại  11 quốc gia châu Á. Phần dưới đây dịch và giới thiệu tóm tắt 9 luận điểm chính của báo cáo và những khuyến nghị chính sách cho chính phủ Mỹ. Toàn văn báo cáo có thể tham khảo tại ĐÂY. Continue reading “Tóm tắt báo cáo “Quyền lực và Trật tự tại châu Á” (CSIS)”

Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử xem!

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Cuộc đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam về vụ hạ đặt giàn khoan HYSY 981 (HD-981) trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông – bắt đầu từ đầu tháng Năm – đã bước vào tuần lễ thứ bảy. Ngày 09/06/2014, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới, khi ông Vương Dân (Wang Min), Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, chuyển đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon một bản tuyên bố lập trường chính thức về cuộc tranh chấp, với yêu cầu cho lưu hành văn bản đó trong toàn bộ 193 thành viên Liên Hợp Quốc. Continue reading “Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử xem!”

#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Nguồn: Steven Levitsky & Lucan A.Way (2002). “Elections Without Democracy: The Rise of Competitive Authoritarianism”, Journal of Democracy, Vol. 13, No. 2, pp. 51-65.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn 

Bài liên quan: Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia, Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Continue reading “#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”

Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Các hành động xác lập chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt qua vụ giàn khoan 981, đã làm chocác nước trong khu vực quan ngại, kéo theo đó là nhiều tiếng nói yêu cầu sự hiện diện mạnh mẻ hơn của Mỹ. Tuy vậy, từ năm 2011, khi chính phủ ông Obama công bố chính sách xoay trục (sau đó là tái cân bằng) luôn có những luồng đánh giá khác nhau. Một mặt, có ý kiến cho rằng chính sách này đang đi đúng hướng và tạo ra sự đồng thuận lớn với các nước trong vùng, từ đó tạo điều kiện cho Mỹ tái khẳng định lại vai trò lãnh đạo của mình tại khu vực Thái Bình Dương. Continue reading “Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông”

Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama

eng-smartpower

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tóm tắt

Một loạt các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương dồn dập, mang tính biểu tượng cao tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hai tháng cuối năm 2011 vừa qua có thể được xem là “cú ra đòn” quyết định trong nỗ lực chuẩn bị liên tục gần ba năm qua của Chính quyền Obama nhằm xây dựng, thử nghiệm và công bố Học thuyết đối ngoại Obama được gói gọn trong hai luận điểm cơ bản, nổi bật nhất: sức mạnh thông minh (smart power) và thế kỷ Thái Bình Dương (Pacific Century, hay nói cách khác là sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương). Sự thông minh, khôn ngoan của Mỹ trong việc sử dụng sức mạnh hiện có được thể hiện qua 7 phương diện chính là lựa chọn thông điệp, cân bằng thể chế, lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, lựa chọn công cụ, phương thức và địa bàn triển khai. Sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương thực chất là sự lựa chọn địa bàn khôn ngoan của chính quyền Obama nhưng vẫn phản ánh đầy đủ 7 phương diện của “sức mạnh thông minh” nói trên qua thực tiễn triển khai chính sách đối với mạng lưới quan hệ song phương và cấu trúc khu vực. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2012 sẽ góp phần trả lời câu hỏi về tương lai của học thuyết này. Continue reading “Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama”

Ngoại giao Công chúng trong thế kỷ 21

Public-diplomacy

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tại sao “Ngoại giao Công chúng”?

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9, cuộc tranh luận về ngoại giao công chúng trở nên sôi nổi và gây sự chú ý lớn của công luận với việc chính quyền Mỹ đề cao hình thức ngoại giao này nhằm khôi phục lại hình ảnh, uy tín chính trị quốc tế (như một bộ phận trong sức mạnh tổng thể và còn được gọi là “sức mạnh mềm” (soft power)[2]) của một siêu cường toàn cầu trong con mắt của cộng đồng quốc tế nói chung và thế giới Hồi giáo nói riêng, qua đó giúp loại trừ tận gốc nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa đến hòa bình, an ninh, phát triển của nhiều quốc gia.[3] Continue reading “Ngoại giao Công chúng trong thế kỷ 21”

“Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Mở đầu

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đưa các quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn và các nước láng giềng, đi vào chiều sâu và ổn định, chú trọng hiệu quả, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo sự đan xen lợi ích nhằm củng cố vị thế của ta và bảo đảm lợi ích quốc gia trong quan hệ với các nước này. Trong quá trình này, Việt Nam mong muốn “là bạnđối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Đây là một thông điệp đối ngoại phù hợp vì việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ tin cậy lẫn nhau góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định của quan hệ (tránh rủi ro và những sự cố bất ngờ) cũng như sự hợp tác nhiều mặt giữa các bên. Continue reading ““Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế”

Phải kiện Trung Quốc nhưng kiện cái gì, như thế nào và khi nào

Tác giả: Tô Văn Trường

Việt Nam chúng ta tuy có đông dân, nhưng kinh tế, và nhiều mặt còn chưa phù hợp với vai trò mà chúng ta nên có trong một thế giới sôi động ngày nay. Người làm chính trị có thể coi như lái thuyền giữa biển khơi, sự tỉnh táo, linh hoạt, là không thể thiếu.

Sự kiện giàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou (HS) 981 của Trung Quốc ngang nhiên đặt vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hơn tháng này kèm theo các hành động ngang ngược tấn công bằng vòi rồng phun nước, đâm thủng các thuyền chấp pháp và ngư dân của ta gây nên làn sóng phẫn nộ phản đối của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Có nhiều ý kiến khác nhau về kiện hay không kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và thời điểm kiện cần chờ ý kiến của Bộ Chính trị? Continue reading “Phải kiện Trung Quốc nhưng kiện cái gì, như thế nào và khi nào”

Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Đối với nhiều người, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông luôn khó hiểu. Quan sát sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, Ryan Santicola kết luận Trung Quốc không có cách tiếp cận nhất quán. Brad Gloasserman cũng thấy khó giải thích lý do Trung Quốc lại chọc giận nhiều nước láng giềng của họ cùng một lúc. Tuy nhiên, xem xét các động thái của Trung Quốc dưới  lăng kính văn hóa chiến lược của Trung Quốc có thể cho chúng ta một gợi mở đáng suy ngẫm. Continue reading “Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc”

Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông

Tác giả: Yun Sun | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong những tháng gần đây, các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông đã đẩy căng thẳng khu vực lên cao. Các hành động được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố trong lẫn ngoài nước. Những yếu tố này bao gồm việc thúc đẩy uy tín và thẩm quyền của Tập Cận Bình nhằm phục vụ chương trình nghị sự cải cách trong nước; và nhận định rằng Hoa Kỳ rất nhiều khả năng sẽ không can thiệp vào thời điểm này. Bên cạnh những hành động công khai nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông, các tuyên bố chính thức và các phân tích pháp lý trong nội bộ Trung Quốc cũng phản ánh một quyết tâm được điều chỉnh lại nhằm củng cố (yêu sách) đường chín đoạn gây tranh cãi của nước này ở Biển Đông. Continue reading “Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông”

Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải

Tác giả: Dương Danh Huy | Biên dịch: Phạm Thanh Vân, Phan Văn Song

SCS claims

Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng. Continue reading “Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải”

#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin

Nguồn: Robert O. Keohane & Joseph S. Nye (1998). “Power and Interdependence in the Information Age”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 5 (Sep. – Oct.), pp. 81-94.

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Sự bền bỉ của các quốc gia

Trong suốt thế kỷ 20, những người theo trường phái hiện đại chủ nghĩa cho rằng công nghệ sẽ làm biến đổi chính trị thế giới. Năm 1910, Norman Angell từng khẳng định sự tương thuộc kinh tế sẽ làm cho chiến tranh trở thành điều phi lý và hướng tới viễn cảnh mà những cuộc chiến này chỉ còn là dĩ vãng. Continue reading “#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin”