Lý giải bốn chiều kích của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới

Tác giả: Wang Yiwei | Biên dịch: Ngô Hương Mai

Tóm tắt: Bước vào thời đại mới, ngoại giao công chúng Trung Quốc đang có những bước chuyển mình mang tính lịch sử, từ các phương diện đạo, lý, pháp, thuật thể hiện một diện mạo hoàn toàn mới. Con đường của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới bao gồm: xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”, lý luận của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là nâng cao giá trị chung của toàn nhân loại, phương pháp của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là: Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và “Bộ ba sáng kiến toàn cầu”, chiến lược của ngoại giao công chúng Trung Quốc là: xây dựng câu chuyện ngoại giao tự chủ, từ “tìm kiếm điểm chung” (Giấc mộng Trung Hoa), “phân biệt khác biệt” (Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc) đến “Hợp nhất các điểm khác biệt để đạt được sự thống nhất cao nhất”. Continue reading “Lý giải bốn chiều kích của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới”

Đại Việt dưới thời Lê Gia Tông (1672-1675)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 11 năm Cảnh Trị thứ nhất [19/12/1672-17/1/1673] tướng họ Trịnh dẫn quân tiến sát đến lũy Trấn Ninh, quân Nguyễn dựa vào nơi hiểm trở, chiến đấu rất hăng, quân Trịnh không thể chống được, rút về đóng ở châu Bắc Bố Chính; từ đấy ngừng việc binh đao. Tại miền Nam, vào tháng 2 năm Dương Đức thứ 3 [7/3-5/4/1674], người hoàng tộc là Nặc Ô Đài nước Chân Lạp mưu làm phản. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm đem quân cứu nước Chân Lạp thắng trận; cho Nặc Thu là dòng đích làm Vua chính, đóng ở thành Long Úc [U Đông]; Nặc Nộn làm vua thứ nhì, đóng ở thành Sài Gòn, cùng coi việc nước, hằng năm triều cống. Về việc giao thiệp với nhà Thanh, các sứ bộ Nguyễn Mậu Tài và Hồ Sĩ Dương sang tiến cống, tố cáo Mạc Nguyên Thanh trong văn tế cha, có lời lẽ xúc phạm triều Thanh, nên xin cho chiếm toàn bộ đất đai Cao Bằng; bản chất nhà Thanh, muốn chia cắt để làm suy yếu An Nam, nên viện lý do từ chối. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Gia Tông (1672-1675)”

16/11/1776: Quân Anh chiếm được Pháo đài Washington

Nguồn: British capture Fort Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Trung tướng Wilhelm von Knyphausen và một lực lượng gồm 3.000 lính đánh thuê người Đức cùng 5.000 lính Trung Quân đã bao vây Pháo đài Washington ở điểm cực bắc và điểm cao nhất của Đảo Manhattan. Continue reading “16/11/1776: Quân Anh chiếm được Pháo đài Washington”

Vị trí Trung Quốc trong mắt chính quyền Mỹ kế nhiệm

Nguồn: James Palmer, “Where Does China Stand With the Next White House?,”  Foreign Policy, 12/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một số câu hỏi về chính sách liên quan đến Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Tiêu điểm tuần này: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ về chính sách Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump; Giới chức Trung Quốc giải tán phong trào đạp xe tự phát vào ban đêm; Đài Loan tranh thủ sự ủng hộ từ chính quyền Mỹ kế nhiệm bằng cách đề xuất một thoả thuận mua bán vũ khí.

Ba câu hỏi xoay quanh chính sách Trung Quốc của Trump

Với việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, có thể thấy rõ rằng một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc là điều sẽ xảy đến – tuy vậy, hình thức cũng như những giới hạn của chính sách hiện vẫn chưa rõ. Trong các nhóm cố vấn xung quanh ông Trump, một số câu hỏi lớn và sự chia rẽ quan điểm về chính sách này đã bắt đầu lộ diện. Continue reading “Vị trí Trung Quốc trong mắt chính quyền Mỹ kế nhiệm”

Thế giới hôm nay: 15/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã đề cử Robert F. Kennedy Jr, một người có quan điểm nghi ngờ vắc-xin và theo thuyết âm mưu, làm bộ trưởng y tế Mỹ. Viết trên mạng xã hội, ông Trump cáo buộc “tổ hợp công nghiệp thực phẩm và các công ty dược phẩm” đã tung ra “thông tin sai lệch.” Ông tuyên bố Kennedy sẽ “Làm cho nước Mỹ Vĩ đại và Khỏe mạnh Trở lại.” Ông Kennedy tham gia chiến dịch tranh cử của Trump vào tháng 8, sau khi rút lui với tư cách là ứng viên độc lập.

Trong khi đó, các thượng nghị sĩ cả Cộng hòa lẫn Dân chủ đều kêu gọi chia sẻ báo cáo đạo đức của Hạ viện về Matt Gaetz, một nghị sĩ Cộng hòa cực đoan mà ông Trump vừa đề cử làm bộ trưởng tư pháp. Cuộc điều tra liên quan đến các cáo buộc hành vi sai trái về tình dục và sử dụng ma túy. Ông Gaetz đã từ chức tại Hạ viện sau khi được đề cử. Ông nói mình không có vi phạm gì. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/11/2024”

Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng

Nguồn: David Sacks, “China’s Gray-Zone Offensive Against Taiwan Is Backfiring,” Foreign Affairs, 08/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Đài Bắc phải chuẩn bị cho sự leo thang tiếp theo

Giữa tháng 10, Trung Quốc lại tiến hành một đợt tập trận quân sự quy mô lớn khác ở Eo biển Đài Loan, bao gồm cả việc diễn tập phong tỏa các cảng của Đài Loan. Lần này, nguyên nhân là một loạt các bình luận không đáng chú ý của Tổng thống Lại Thanh Đức nhân dịp Quốc khánh Đài Loan vài ngày trước đó. Bắc Kinh “không có quyền đại diện cho Đài Loan,” Lại khẳng định, mô tả Đài Loan là nơi “dân chủ và tự do đang phát triển thịnh vượng.” Dù Lại không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ theo đuổi nền độc lập hoặc tìm cách thay đổi vị thế quốc tế của Đài Loan, nhưng Bắc Kinh đã sử dụng những phát biểu của ông như một cái cớ mới để tăng cường áp lực. Continue reading “Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng”

14/11/1960: Louisiana xóa bỏ tách biệt chủng tộc ở trường học

Nguồn: Ruby Bridges desegregates her school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, một lệnh của tòa án yêu cầu xóa bỏ tách biệt chủng tộc (desegregation) trong trường học đã chính thức có hiệu lực tại New Orleans, Louisiana. Hình ảnh cô bé Ruby Bridges sáu tuổi bước vào Trường tiểu học William Frantz, được cảnh sát liên bang hộ tống và bị đám đông giận dữ chế giễu, đã ngay lập tức trở thành biểu tượng của phong trào dân quyền, biểu tượng cho sự nghiệp bình đẳng chủng tộc và mục tiêu của sự thù địch chủng tộc. Continue reading “14/11/1960: Louisiana xóa bỏ tách biệt chủng tộc ở trường học”

Thế giới hôm nay: 14/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã đề cử Matt Gaetz, một nghị sĩ Cộng hòa cứng rắn trung thành với ông, làm bộ trưởng tư pháp. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, tổng thống đắc cử cho biết ông Gaetz, với tư cách là người đứng đầu bộ tư pháp Hoa Kỳ, sẽ chấm dứt “việc đảng phái hoá và vũ khí hóa hệ thống tư pháp của chúng ta.” Trước đó ông Trump đã chọn Tulsi Gabbard, một cựu nữ nghị sĩ Dân chủ ủng hộ ông tranh cử tổng thống, làm giám đốc tình báo quốc gia. Ông cũng xác nhận rằng ông đã chọn Marco Rubio làm ngoại trưởng mới.

Các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bầu John Thune, thượng nghị sĩ đại diện South Dakota, làm lãnh đạo tiếp theo của họ tại Thượng viện Mỹ. Ông Thune là đồng minh thân cận của Mitch McConnell, lãnh đạo sắp mãn nhiệm của phe Cộng hòa tại Thượng viện, và được coi là một thành viên của giới tinh hoa trong đảng. Ông dễ dàng vượt qua thách thức từ Rick Scott, một người trung thành với phong trào MAGA của Trump, ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/11/2024”

Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. Nhưng điều này không chỉ mang lại cơ hội mà còn cả thách thức cho Việt Nam.

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2017, Việt Nam đã trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC) muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư tổng cộng 248,3 tỷ đô la Mỹ vào 19.701 dự án tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2023 (xem Hình 1). Số vốn này tương đương 52,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đăng ký tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam áp dụng cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980. Xu hướng này vẫn tiếp tục vào năm 2024, với việc Việt Nam ghi nhận 27,26 tỷ đô la Mỹ vốn FDI đăng ký mới cho tới cuối tháng 10. Continue reading “Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức”

Thế giới hôm nay: 13/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump được cho là đã chọn Kristi Noem, thống đốc Nam Dakota nổi tiếng là trung thành với tổng thống đắc cử, làm bộ trưởng an ninh nội địa, phụ trách vấn đề nhập cư. Mike Huckabee, cựu thống đốc Arkansas, được chọn làm đại sứ Mỹ tại Israel. Stephen Miller, người đã xây dựng chính sách nhập cư của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu, có thể sẽ được bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng Nhà Trắng. Ông Trump đã chọn Mike Waltz làm cố vấn an ninh quốc gia và dự kiến ​​sẽ đề cử Marco Rubio, một thượng nghị sĩ từ Florida, làm ngoại trưởng.

Tổng giám mục Canterbury Justin Welby (người lãnh đạo Giáo hội Anh) đã từ chức vì cách ông xử lý một vụ bê bối lạm dụng tình dục. Một báo cáo tiết lộ ông Welby đã không giải quyết các cáo buộc được đưa ra vào năm 2013 về một người đàn ông có liên quan đến nhà thờ đã lạm dụng hơn 100 bé trai trong nhiều năm. Tổng giám mục Welby chịu áp lực từ chức rất lớn từ các thành viên của giáo hội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/11/2024”

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Nguồn: Peter D. Feaver, “How Trump Will Change the World,” Foreign Affairs, 06/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích sơ bộ về nội dung và hậu quả của chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump thứ hai.

“Một con tê giác xám” – thuật ngữ dùng để một sự gián đoạn có thể dự đoán và đã được dự đoán từ lâu nhưng vẫn gây sốc khi nó xảy ra – đã đâm sầm vào chính sách đối ngoại Mỹ: Donald Trump vừa mới giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Dù các cuộc thăm dò dự đoán bầu cử sẽ rất căng thẳng, nhưng kết quả cuối cùng lại quá rõ ràng, và dù chúng ta không biết chính xác trật tự mới sẽ như thế nào, chúng ta biết Trump sẽ đứng đầu trật tự đó. Continue reading “Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?”

12/11/2001: Máy bay rơi ở Rockaway, New York

Nguồn: Plane crashes in Rockaway, New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, một chuyến bay của hãng American Airlines khởi hành từ Sân bay John F. Kennedy (JFK) ở Thành phố New York đã đâm vào một khu phố ở Queens ngay sau khi cất cánh, khiến 265 người thiệt mạng. Dù ban đầu một số người suy đoán rằng vụ tai nạn là do khủng bố, vì nó xảy ra đúng hai tháng sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, nhưng nguyên nhân nhanh chóng được chứng minh là do sự kết hợp giữa lỗi của phi công và điều kiện gió. Continue reading “12/11/2001: Máy bay rơi ở Rockaway, New York”

Thế giới hôm nay: 12/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã đưa ra một số lựa chọn nhân sự cho chính quyền mới của ông, với tuyên bố cựu nghị sĩ Lee Zeldin sẽ “nhanh chóng bãi bỏ các quy định” trên cương vị là người đứng đầu cơ quan môi trường của Mỹ. Stephen Miller, người đã xây dựng chính sách nhập cư trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, dự kiến ​​sẽ được bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng. Và nữ nghị sĩ Elise Stefanik đã chấp nhận vai trò đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.

Điện Kremlin phủ nhận việc ông Trump thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine với Vladimir Putin vào cuối tuần qua. Trước đó tờ Washington Post đưa tin ông Trump đã khuyên tổng thống Nga không leo thang xung đột. Người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov, gọi tin này là “thông tin sai lệch” và cho biết tổng thống Nga không có kế hoạch cụ thể nào để nói chuyện với tổng thống đắc cử của Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2024”

Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?

Nguồn: Liana Fix, “Why Germany’s Government Collapse Could Be Good News,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính phủ bất lực và do dự không có chỗ đứng trong thời đại của Donald Trump.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đắc cử vào tháng 11/2016, nhiều nước châu Âu đã tập hợp xung quanh Thủ tướng Đức Angela Merkel, xem bà là nhà lãnh đạo mới của thế giới tự do. Ngày nay, họ sẽ phải đi tìm nhà lãnh đạo một nơi khác: Liên minh ba đảng tại Berlin dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz vừa sụp đổ sau khi Đảng Dân chủ Tự do – một đảng nhỏ ủng hộ giới doanh nghiệp – nổi loạn về định hướng kinh tế của đất nước. Continue reading “Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?”

Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?

Nguồn: How bad could a second Trump presidency get?”, The Econmist, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Thiệt hại gây ra cho các thể chế và nền kinh tế Hoa Kỳ và cả thế giới sẽ rất lớn

Trong chiến dịch vận động tranh cử, Donald Trump đưa ra hàng loạt cam kết khiến ai nấy đều giật mình. Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp; phóng tên lửa nhằm vào các băng nhóm buôn ma túy Mexico; sử dụng quân đội đàn áp “những kẻ điên cuồng cực tả” đang điều hành Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump, dù tốt hay xấu, không có những biến động mà nhiều đảng viên Dân chủ đã dự đoán. Nền kinh tế vẫn phát triển ổn định cho đến khi đại dịch nổ ra. Không có khủng hoảng nào lớn trong chính sách đối ngoại. Và mặc dù Trump cố đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông vẫn không làm được điều đó. Continue reading “Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?”

Thế giới hôm nay: 11/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc không kích của Israel vào Gaza và Lebanon đã giết chết hơn 50 người, theo lời giới chức địa phương. Lực lượng Israel nói đòn tấn công của họ vào Jabalia ở miền bắc Gaza, được cho là làm hơn 30 người thiệt mạng, trong đó có 13 trẻ em, nhắm vào một khu vực có “khủng bố hoạt động.” Trước đó Qatar thông báo họ không còn là bên trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas.

Nga nói đã bắn hạ 34 máy bay không người lái của Ukraine xung quanh Moscow. Thị trưởng thủ đô Nga cho biết không có thiệt hại đáng kể nào, mặc dù cuộc tấn công đã làm một người bị thương và khiến ba sân bay phải tạm thời đóng cửa. Đây được cho là nỗ lực tấn công lớn nhất của Ukraine vào Moscow cho đến nay. Trong khi đó, Nga không kích Odessa ở miền nam Ukraine, làm hai người bị thương. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2024”

Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Xi Jinping’s tutoring school ban backfired”, Nikkei Asia, 7/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhu cầu việc làm đang lấn át nỗ lực của chủ tịch nước nhằm xoa dịu khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc.

Dường như “tẩu tư phái” đang giành được nhiều ảnh hưởng hơn tại Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình, nơi mà chính sách gây tranh cãi của ba năm trước đang bị âm thầm gạt sang một bên với mục đích vực dậy nền kinh tế.

Vào thời Mao, “tẩu tư phái” là cụm từ được sử dụng một cách miệt thị để gọi những người được cho là đang dẫn dắt xã hội đi theo con đường tư bản. Gần đây hơn, nó lại xuất hiện để ủng hộ quyết định của ban lãnh đạo do Tập đứng đầu, cấm các trường học dạy thêm sau giờ học vì lợi nhuận. Continue reading “Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?”

10/11/1995: Nhà viết kịch và nhà hoạt động Ken Saro-Wiwa bị treo cổ tại Nigeria

Nguồn: Playwright and activist hanged in Nigeria, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Ken Saro-Wiwa, một nhà viết kịch và nhà hoạt động môi trường người Nigeria, đã bị treo cổ cùng với tám nhà hoạt động khác của Phong trào Vì Sự sống còn của Người Ogoni (Mosop). Continue reading “10/11/1995: Nhà viết kịch và nhà hoạt động Ken Saro-Wiwa bị treo cổ tại Nigeria”

Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?

Nguồn: Chu Vĩnh Bưu, 朱永彪:执政三年半,阿富汗塔利班距离加入国际社会还有多远?, Guancha, 08/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, vấn đề quyền phụ nữ ở Afghanistan đã thu hút sự chú ý của dư luận, khiến nhiều người chú ý đến hàng loạt vấn đề kể từ khi chính phủ Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan trong hơn 3 năm qua.

Đối với tình hình hiện tại ở Afghanistan, các chính sách và hiệu quả quản trị của Taliban cũng như việc liệu cộng đồng quốc tế có công nhận chính phủ của Taliban hay không, Guancha đã liên hệ với Chu Vĩnh Bưu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Afghanistan tại Đại học Lan Châu và mời ông đưa ra lý giải của mình. Continue reading “Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?”

09/11/1990: Tài sản của Willie Nelson bị Sở Thuế vụ Liên Bang tịch thu

Nguồn: Willie Nelson’s assets are seized by the IRS, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Chúng tôi luôn cố gắng làm việc với người nộp thuế,” phát ngôn viên của Sở Thuế vụ Liên Bang Mỹ (IRS) Valerie Thornton nói với tờ The New York Times vào mùa thu năm 1991, “[và] nếu chúng tôi phải tạo ra một kế hoạch thanh toán sáng tạo, thì đó là điều chúng tôi sẽ làm, vì đó là lợi ích tốt nhất của mọi người.” Kế hoạch thanh toán sáng tạo mà bà Thornton đề cập trong tuyên bố của mình với tờ Times liên quan đến một thỏa thuận chia sẻ doanh thu đặc biệt, mà IRS đã đàm phán với ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng Willie Nelson, người khi đó đang phải vật lộn để trả khoản nợ thuế 16,7 triệu đô la, vốn đã khiến chính phủ liên bang tịch thu toàn bộ tài sản của ông một năm trước đó, vào ngày 09/11/1990. Continue reading “09/11/1990: Tài sản của Willie Nelson bị Sở Thuế vụ Liên Bang tịch thu”