26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann

Nguồn: President Wilson learns of Zimmermann Telegram, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong một diễn biến quan trọng đã khiến nước Mỹ chính thức bước vào Thế chiến I, Tổng thống Woodrow Wilson được thông báo về cái gọi là Bức điện Zimmermann, một thông điệp từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gửi Đại sứ Đức tại Mexico, đề xuất một liên minh giữa Đức và Mexico trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa Mỹ và Đức. Continue reading “26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann”

Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21 tháng Hai năm 2023, Tổng thống V. Putin đã ra tuyên bố Nga tạm thời ngưng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START. Sự kiện này ngay lập tức trở thành vấn đề chính trị nóng nhất của nghị sự quốc tế. Trong bối cảnh đối đầu chiến lược gay gắt với Mỹ và phương Tây, hành động của Tổng thống Nga hoàn toàn lô-gíc song lại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe doạ an ninh toàn cầu.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START được ký hồi tháng Tư năm 2010 là thoả thuận song phương giữa Nga và Mỹ về kiểm soát số lượng vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển chúng. Theo đó, mỗi bên cắt giảm đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 đơn vị; đồng thời giới hạn tối đa 700 đơn vị đối với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và oanh tạc cơ hạng nặng. New START là nỗ lực chung của cả Nga và Mỹ trong nhiều năm nhằm duy trì lòng tin chiến lược giữa hai siêu cường quân sự. Hiệp ước này tiếp tục được gia hạn thêm 5 năm từ tháng Một năm 2021. Continue reading “Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?”

25/02/2004: “The Passion of the Christ” công chiếu tại Mỹ

Nguồn: “The Passion of the Christ” opens in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, The Passion of the Christ (Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô), tác phẩm gây tranh cãi của Mel Gibson về 44 giờ cuối cùng trong cuộc đời của Đức Jesus thành Nazareth, đã chính thức được công chiếu tại các rạp phim trên toàn nước Mỹ. Không phải ngẫu nhiên, ngày mở màn này trùng với Thứ Tư Lễ Tro, ngày lễ bắt đầu Mùa Chay của Công giáo. Continue reading “25/02/2004: “The Passion of the Christ” công chiếu tại Mỹ”

Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên

Tác giả: Hoàng Bạch Thảo

Vào các tháng Giêng và tháng 5 năm Thiệu Bình thứ 5 [1438], Vua cho đào kênh tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng trong tháng 5, giáng người anh trưởng là Quận vương Tư Tề làm thường dân:

Năm Mậu Ngọ, Thiệu Bình thứ 5 [2/1438], (Minh Chính Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng Giêng, sai dân chúng 4 đạo đào kênh ở Trường Yên [Ninh Bình], Thanh Hóa, Nghệ An.

Mùa hạ, tháng 5, sai văn thần đốc thúc quân dân đào các kênh ở lộ Thanh Hóa.

Giáng quận vương Tư Tề xuống làm thứ nhân.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 50b. Continue reading “Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên”

Thế giới hôm nay: 24/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Vladimir Putin cam kết củng cố lực lượng hạt nhân Nga trong bài phát biểu nhân “Ngày Người bảo vệ Tổ quốc.” Ông nói Nga sẽ triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat, biệt danh “Satan 2.” Hôm thứ Ba, ông Putin đã rút khỏi New START, hiệp ước cắt giảm hạt nhân cuối cùng của Nga với Mỹ. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã ngăn chặn các cuộc xâm nhập của Nga trên toàn chiến tuyến trước ngày kỷ niệm một năm Nga xâm lược vào thứ Sáu.

Quân đội Israel tiến hành không kích vào Gaza để trả đũa việc các chiến binh Palestine bắn sáu quả rocket về phía Israel. Hôm thứ Tư, các lực lượng Israel đã giết chết 11 người Palestine và làm bị thương nhiều người khác trong một cuộc đột kích giữa ban ngày ở Bờ Tây. Năm trong số các tên lửa đã bị phòng không Israel bắn hạ. Bạo lực giữa Israel và Palestine đã gia tăng trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/02/2023”

Chuyển động Quốc Phòng (17/2 – 23/2/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (17/2 – 23/2/2023)”

Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?

Nguồn: “Why does Ukraine want Western jets—and will it get them?”, The Economist, 1/2/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Không quân Nga vẫn chưa chiếm thế thượng phong. Điều đó có thể sớm thay đổi

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kể từ khi Nga xâm lược nước này vào tháng 2 năm 2022. Nhưng sau ngày 25/01/2023, khi thủ tướng Đức Olaf Scholz rốt cuộc đã đồng ý xuất khẩu xe tăng Leopard 2 sang Ukraine (được thúc đẩy bởi việc Mỹ viện trợ xe tăng M1 Abrams),  thì nhu cầu đối với máy bay chiến đấu của nước này đã trở nên cấp bách hơn. Ukraine muốn các tiêm kích F-16 hoặc F-15 của Mỹ mà NATO đang sở hữu số lượng lớn và bị loại biên dần khi được trang bị thêm nhiều tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Vào ngày 30 tháng 1, Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không viện trợ  F-16. Vậy Ukraine có thể nhận được chúng không? Continue reading “Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?”

23/02/2020: Ahmaud Arbery bị bắn chết khi đang chạy bộ

Nguồn: Ahmaud Arbery is shot dead while out jogging, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2020, Ahmaud Arbery, một thanh niên da đen 25 tuổi đã bị hai cha con người da trắng bắn chết khi đang chạy bộ ở ngoại ô Brunswick, Georgia.

Sau khi đoạn phim ghi lại cảnh vụ giết người được công bố, thu hút sự chú ý của truyền thông quốc gia, các nhóm dân quyền, các nhà lập pháp, người nổi tiếng, và cuối cùng là Cục Điều tra Georgia. Vào ngày 7/5 cùng năm, Gregory và Travis McMichael đã bị bắt vì tội giết người (murder) và hành hung nghiêm trọng. William Bryan, người quay phim vụ nổ súng bằng điện thoại của mình, cũng bị bắt và bị buộc tội giết người khi đang phạm tội tiểu hình (felony murder) và bắt giữ người trái pháp luật. Cả ba gã đàn ông sau đó bị kết tội giết người và bị kết án tù chung thân. Continue reading “23/02/2020: Ahmaud Arbery bị bắn chết khi đang chạy bộ”

Thế giới hôm nay: 23/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden nói Mỹ sẽ bảo vệ “từng tấc đất” của NATO khi gặp 9 nhà lãnh đạo sườn phía đông của liên minh tại Ba Lan. Trước đó, người đồng cấp Nga Vladimir Putin nói quan hệ Trung-Nga đã ghi “những cột mốc mới” trong cuộc gặp với Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc. Chuyến thăm của ông sẽ tạo cơ sở cho cuộc gặp giữa ông Putin và chủ tịch Tập Cận Bình, có thể là vào mùa xuân. Căng thẳng ngoại giao đến ngay trước dịp kỷ niệm một năm Nga xâm lược Ukraine vào thứ Sáu.

Các lực lượng Israel đã giết chết ít nhất 10 người Palestine và làm bị thương nhiều người khác trong một cuộc đột kích ban ngày tại thành phố Nablus ở Bờ Tây. Quân đội Israel cho biết chỉ nhắm mục tiêu vào những kẻ khủng bố Palestine từ hai nhóm chiến binh Lion’s Den và Palestine Islamic Jihad. Israel và Palestine đã gia tăng bạo lực trong năm nay, bao gồm một cuộc đột kích gây chết người ở thành phố Jenin tháng trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/02/2023”

Chiến tranh Biên giới Việt-Trung đã bị cố tình lãng quên như thế nào?

Nguồn: Christelle Nguyen, “How the Sino-Vietnamese War Was Purposefully Forgotten,” The Diplomat, 17/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, hai chính phủ đã cố tình chôn vùi những ký ức về cuộc chiến năm 1979 của họ.

Trong tiểu thuyết “Chiến hữu trùng phùng” (Reunions of Companions-in-Arms) xuất bản năm 2001 của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn, linh hồn của một người lính đã chết, Tiền Anh Hào, đã thổ lộ tâm tư với một người đồng đội còn đang sống. Tiền thú nhận mình có tham vọng trở thành một anh hùng thời chiến, hơn là một người lính thời bình. Vậy nên anh đã rất phấn khởi khi được cử ra tiền tuyến, trong chiến dịch mà Trung Quốc gọi là cuộc chiến phản kích tự vệ chống lại Việt Nam, một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng vũ khí của Trung Quốc. Tiền tưởng tượng mình trở thành một chiến binh được vinh danh, cách này hay cách khác. Nếu sống sót trở về, anh sẽ được tôn vinh; còn nếu tử trận, thì cha mẹ nghèo khổ của anh cũng có thể nhận được chút tiền. Continue reading “Chiến tranh Biên giới Việt-Trung đã bị cố tình lãng quên như thế nào?”

Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Tác giả: Thanh Phương p/v Hoàng Việt

Sau 12 năm đàm phán, ngày 23/12/2022, Indonesia và Việt Nam đã giải quyết được tranh chấp trên biển, cụ thể là đã kết thúc đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước tại khu vực quần đảo Natuna ở Biển Đông. Thỏa thuận giữa Hà Nội và Jakarta sẽ chấm dứt những căng thẳng lâu nay giữa hai nước, nhưng chắc là sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, vì Bắc Kinh vẫn tuyên bố chủ quyền đối với một phần khu vực mà Indonesia và Việt Nam tranh chấp.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã công bố thỏa thuận này trong chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của ông Phúc tại Indonesia tháng 12 năm ngoái. Continue reading “Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

Thế giới hôm nay: 22/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden đã có một bài phát biểu gay gắt (và tương đối ngắn) tại Warsaw để tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine của Mỹ và NATO. Ông Biden nói “Nga sẽ không bao giờ chiến thắng ở Ukraine” khi tuyên bố áp thêm trừng phạt lên chế độ của Vladimir Putin. Trước đó, ông Putin đã đọc một bài diễn văn dài trước quốc hội Nga. Ông tuyên bố Nga sẽ đình chỉ việc tham gia New START, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại với Mỹ.

Ít nhất 6 người thiệt mạng và 213 người bị thương sau động đất mạnh 6,4 và 5,8 độ ở tỉnh Hatay miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ hai tuần sau các trận động đất lớn đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm những người còn mắc kẹt trong đống đổ nát mới. Hầu hết cư dân vùng này đang ở tạm trong lều trại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/02/2023”

Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga

Nguồn: Falls sich China mit Russland verbünden sollte, gibt es einen Weltkrieg“, WELT, 20/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Gần một năm sau khi nổ ra chiến tranh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky giải thích lý do tại sao nếu để mất Bakhmut vào tay quân Nga sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, và cách ông đánh giá rủi ro về sự hỗ trợ quân sự của Bắc Kinh giành cho Moscow.

Hỏi: Người Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, ồ ạt. Ông sẽ đối phó như thế nào? Continue reading “Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga”

21/02/1862: Trận Valverde trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Valverde, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, trong Trận Valverde, quân Hợp bang miền Nam dưới quyền Tướng Henry Hopkins Sibley đã tấn công quân Liên minh miền Bắc do Đại tá Edward R. S. Canby chỉ huy gần Pháo đài Craig ở Lãnh thổ New Mexico. Là trận giao tranh lớn đầu tiên ở miền Viễn Tây trong Nội chiến Mỹ, trận Valverde tuy gây thương vong nặng nề nhưng không mang lại kết quả quyết định. Continue reading “21/02/1862: Trận Valverde trong Nội chiến Mỹ”

Thế giới hôm nay: 21/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv, thủ đô Ukraine, để gặp người đồng cấp Volodymyr Zelensky. Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Biden tới Ukraine kể từ khi Nga xâm lược gần một năm trước. Ông Biden cam kết hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine, đồng thời hứa sẽ chuyển giao các thiết bị quân sự mới bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và radar.

Một trận động đất mạnh 6,3 độ đã tấn công tỉnh Hatay ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ hai tuần sau các trận động đất mạnh 7,8 và 7,5 độ. Tâm chấn nằm ở Antakya, nơi có nhiều tòa nhà bị hư hại và hầu hết cư dân phải tạm trú trong lều trại. Động đất hôm 6 tháng 2 đã giết chết ít nhất 46.000 người và khiến hơn một triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria mất nhà cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/02/2023”

Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Putin plays long game with West over Ukraine: former U.S. diplomats,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc cuộc xâm lược Ukraine của Nga tiến gần đến cột mốc một năm, một cựu đại sứ Mỹ tại Nga cảnh báo thế giới rằng Tổng thống Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài, chấp nhận việc giao tranh có thể kéo dài trong nhiều năm.

John Sullivan đã phục vụ ở Nga gần ba năm, dưới thời Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden, cho đến tháng 9 vừa qua.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông nói rằng Putin sẽ không từ bỏ cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, và rằng lập trường của Nga chưa bao giờ bị dao động. Continue reading “Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?”

Thế giới hôm nay: 20/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói nước ông “rất lo ngại” về khả năng Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga ở Ukraine. Ông Blinken cho biết ông đã cảnh báo Vương Nghị, người đồng cấp Trung Quốc, rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng.” Hai lãnh đạo vừa gặp nhau tại Hội nghị An ninh Munich. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của cả hai nước kể từ khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hồi đầu tháng. Trước đó, ông Vương đã mô tả phản ứng của Mỹ là “cuồng loạn và vô lý.”

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khép lại các hoạt động cứu hộ vào Chủ nhật, gần hai tuần sau trận động đất kinh hoàng xảy ra ở các tỉnh đông nam nước này và Syria. Số người chết đã vượt quá 46.000, bên cạnh nhiều người còn mất tích. WHO nói có khoảng 26 triệu người cần được cứu trợ. Riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 345.000 căn hộ bị phá hủy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/02/2023”

Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Futuristic Chinese military unit most likely behind balloon campaign,” Nikkei Asia, 16/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF) của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chuyên kết hợp chiến tranh không gian, mạng, và điện tử.

Những quả khí cầu gián điệp vẫn đang là chủ đề thống trị trang nhất của nhiều tờ báo. Tin tức mới nhất mà Nhà Trắng vừa công bố là ba vật thể không người lái mà Mỹ bắn hạ gần đây có thể có mục đích thương mại hoặc mục đích không nguy hiểm khác.

Chính phủ Trung Quốc đã nói rằng khí cầu đầu tiên – quả khí cầu cao 60 mét bay qua lãnh thổ Mỹ – là một “khí cầu dân sự không người lái” của nước này. Bắc Kinh cho biết mục đích của nó là quan sát khí tượng và đã phản đối mạnh mẽ việc bắn hạ nó bằng máy bay tiêm kích F-22. Continue reading “Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?”

19/02/1847: Donner Party được giải cứu khỏi Dãy núi Sierra Nevada

Nguồn: Donner Party rescued from the Sierra Nevada Mountains, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, lính cứu hộ đã tiếp cận được các thành viên còn sống sót của Donner Party, một nhóm người di cư đến California đang bị mắc kẹt trong tuyết ở Dãy núi Sierra Nevada.

Mùa hè năm 1846, khi “cơn sốt hướng Tây” tràn khắp nước Mỹ, 89 người – bao gồm 31 thành viên của gia đình Donner và Reed – đã lên đường trên một chuyến xe lửa từ Springfield, Illinois. Sau khi đến Fort Bridger, Wyoming, những người di cư này quyết định không đi theo lối thông thường và thử một con đường mới được khai trương bởi Lansford Hastings, nhà quảng bá của bang California, gọi là “Đường tắt Hastings.” Sau khi bầu George Donner làm lãnh đạo, cả nhóm rời Fort Bridger vào khoảng giữa tháng Bảy. Continue reading “19/02/1847: Donner Party được giải cứu khỏi Dãy núi Sierra Nevada”

Tại sao địa vị chính trị của Puerto Rico phức tạp như vậy?

Nguồn: Meg Matthias, “Why Is Puerto Rico’s Political Status So Complicated?”, Britanica.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Vào năm 2018, những người khiếu nại với Ủy ban Đặc biệt Liên Hợp Quốc về Phi thực dân hóa đã mô tả mối quan hệ của Hoa Kỳ với Puerto Rico, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, “như một tội ác diệt chủng và ‘khủng bố kinh tế,’ đặc trưng bởi việc các tập đoàn đa quốc gia – được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ – khai thác các nguồn tài nguyên của Puerto Rico ngay cả khi Chính phủ Hoa Kỳ thi hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng buộc các trường học phải đóng cửa, còn lương hưu không được chi trả. Continue reading “Tại sao địa vị chính trị của Puerto Rico phức tạp như vậy?”