Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marie Jourdain và Celia Belin, “Biden and Macron’s Historic Opportunity,” Foreign Affairs, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Pháp và Mỹ có thể củng cố liên minh của họ như thế nào?

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington vào năm 2018, ông có mối quan hệ tương đối thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trong tình trạng hỗn loạn. Là một người đấu tranh cho cả chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Pháp lúc đó có sứ mệnh thuyết phục Trump tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở đông bắc Syria – cả hai điều cuối cùng đều không trở thành hiện thực. Continue reading “Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương”

Chuyển động Quốc Phòng (25/11 – 1/12/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (25/11 – 1/12/2022)”

Thế giới hôm nay: 02/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dữ liệu mới công bố cho thấy lạm phát ở Mỹ tăng thấp hơn dự đoán ​​trong tháng 10. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân “lõi,” tức không tính thực phẩm và năng lượng, chỉ tăng 0,2% theo tháng, sau khi đã tăng 0,5% trong tháng 9. Chi tiêu cá nhân tăng 0,8% trong tháng 10, một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng dường như không bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng.

Khi gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, chủ tịch hội đồng EU Charles Michel đã nhắc đến “phản ứng của xã hội” trước các biện pháp chống dịch covid-19, một ám chỉ rõ ràng về tình hình biểu tình đang lan rộng ở Trung Quốc. Ông Michel cũng đề cập đến Ukraine và Đài Loan, theo người phát ngôn của ông. Hôm thứ Tư, Trùng Khánh và Quảng Châu, hai trong số các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, đã thông báo sẽ nới lỏng một số hạn chế covid. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/12/2022”

Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Sergei Surovikin, Russia’s new commander in Ukraine?”, The Economist, 13/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Việc bổ nhiệm vị tướng cứng rắn này là chỉ dấu cho thấy sự hiếu chiến gia tăng của điện Kremlin.

Ngày 10/10/2022, một đợt không kích dữ dội nhất kể từ lúc chiến tranh nổ ra đã giáng xuống hơn 300 làng xã và thành phố khắp Ukraine. Đó là một cách kinh hoàng để đánh dấu việc bổ nhiệm Sergei Surovikin làm Tổng chỉ huy mới của các lực lượng Nga tại Ukraine. Được đồng đội đặt biệt danh là “General Armageddon” (Tướng Ngày tận thế), danh tiếng đáng sợ của vị tướng này đã được minh chứng qua nhiều thập kỷ. Có người cho rằng Surovikin đã chỉ huy từ nhiều tháng nay, nhưng việc bổ nhiệm chính thức vào ngày 8/10 báo hiệu một chương mới khốc liệt hơn. Sergei Surovikin là ai? Và việc thăng chức của ông ta cho thấy điều gì về cuộc xâm lược của Nga? Continue reading “Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?”

01/12/1958: Cháy trường học ở Chicago làm 93 người chết

Nguồn: Ninety students die in Chicago school fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, vụ hỏa hoạn xảy ra tại một trường tiểu học ở Chicago đã khiến 90 học sinh thiệt mạng.

Trường Đức Mẹ Thiên Thần (Our Lady of Angels School) được điều hành bởi các Nữ Tu Bác Ái (Sisters of Charity) ở Chicago. Năm 1958, có hơn 1.200 học sinh theo học tại trường, vốn là một tòa nhà lớn và đã cũ. Thật không may, người ta đã không quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy trước thời điểm tháng 12/1958. Tòa nhà không có bất kỳ vòi phun nước nào, và cũng không có cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy định kỳ nào được tiến hành. Khi một đám cháy nhỏ bùng phát trong đống rác ở tầng hầm, nó đã dẫn đến thảm họa. Continue reading “01/12/1958: Cháy trường học ở Chicago làm 93 người chết”

Biểu tình chống phong tỏa đang thách thức quyền lực của Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, “Financial Times, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói kiêu ngạo và độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến Trung Quốc rơi vào chuỗi ngày phong tỏa vô tận.

Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới 2021, Tập Cận Bình đã khoe khoang về sự thành công của chính sách zero-Covid tại Trung Quốc. Trong khi hàng triệu người chết ở những nơi khác trên thế giới, Trung Quốc đã “đặt người dân và mạng sống của họ lên hàng đầu… Bằng sự đoàn kết và kiên cường, chúng ta đã viết nên bản anh hùng ca chống lại đại dịch.”

Gần hai năm sau, chiến dịch của Tập nhằm mô tả quá trình quản lý đại dịch của Trung Quốc như một chiến thắng của cá nhân ông và của hệ thống đang dần sụp đổ. Làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng nhằm chống lại các chính sách zero-Covid của ông đã khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc phải mất mặt. Chúng dường như là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lãnh đạo của Tập kể từ khi ông lên nắm quyền cách đây 10 năm. Continue reading “Biểu tình chống phong tỏa đang thách thức quyền lực của Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 30/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc bắt đầu đàn áp các cuộc biểu tình phản đối quy định chống dịch của chính phủ. Lực lượng cảnh sát đã được triển khai ở Bắc Kinh và Thượng Hải, và một số lượng không xác định người biểu tình đã bị bắt giữ. Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ sau phiên giảm trước đó vì biểu tình. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 5,2%, trong khi CSI 300 của Trung Quốc tăng 3,1%.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Nga đang lợi dụng “mùa đông như một vũ khí chiến tranh chống lại Ukraine.” Tên lửa Nga đã phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Hiện có một số nước đã cam kết cung cấp cho nước này máy phát điện và quần áo ấm. Ukrenergo, công ty điều hành lưới điện quốc gia, thông báo quay lại tình trạng mất điện khẩn cấp thường xuyên trong lúc sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/11/2022”

Lý do Tập Cận Bình không còn được gọi là “lãnh tụ nhân dân”

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi no longer described as ‘people’s leader’ in China,” Nikkei Asia, 24/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo cố gắng nở nụ cười ngoại giao, nhưng hành động công khai phê phán Thủ tướng Canada đã làm hỏng mất hình ảnh của ông.

Một tháng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngừng gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “lãnh tụ nhân dân.” Không một tài liệu nào mới được xuất bản trên các trang web của chính phủ Trung Quốc nhắc tới cụm từ này.

Đó là một diễn biến đáng ngạc nhiên, vì cụm từ này đã được sử dụng nhiều lần trước và trong thời gian diễn ra đại hội toàn quốc. Một quan chức cấp cao tại Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, một cơ quan của đảng, đã gọi Tập là “lãnh tụ nhân dân” tại một cuộc họp báo. Truyền thông Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ này hàng ngày trong thời gian diễn ra đại hội. Người ta thậm chí còn phát sóng một bài hát có tựa đề “lãnh tụ nhân dân.” Continue reading “Lý do Tập Cận Bình không còn được gọi là “lãnh tụ nhân dân””

29/11/1942: Người Mỹ bắt đầu mua cà phê theo định mức

Nguồn: Coffee rationing begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, cà phê gia nhập danh sách các mặt hàng sẽ được bán theo định mức ở Mỹ. Dù sản lượng cà phê ở các nước Mỹ Latinh khi đó đã đạt mức kỷ lục, nhu cầu ngày càng tăng đối với hạt cà phê từ các khối quân sự và dân sự, và nhu cầu đối với vận chuyển vì những mục đích khác, đã buộc người ta phải giới hạn việc tiếp cận cà phê.

Sự khan hiếm hoặc thiếu hụt hiếm khi là lý do cho việc phân phối theo định mức trong chiến tranh. Phân phối theo định mức thường được sử dụng vì hai lý do: (1) để đảm bảo phân phối công bằng các nguồn lực và thực phẩm cho mọi công dân; và (2) ưu tiên sử dụng một số nguyên liệu thô nhất định cho mục đích quân sự, vì tình trạng khẩn cấp lúc bấy giờ. Continue reading “29/11/1942: Người Mỹ bắt đầu mua cà phê theo định mức”

Thế giới hôm nay: 29/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc đã trải qua một cuối tuần biểu tình với quy mô chưa từng có, lên tới hàng chục nghìn người cùng phản đối các quy tắc chống dịch hà khắc. Biểu tình diễn ra ở ít nhất mười thành phố lớn, bao gồm cả Bắc Kinh và Thượng Hải, trong đó có một số người giơ giấy trắng để lên án việc bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận. Đến thứ Hai mọi thứ dường như đã im ắng hơn. Trong khi đó, số ca nhiễm covid-19 mới đã lên mức kỷ lục là 40.000 ca.

Tổng thống Volodymyr Zelensky nói với người dân Ukraine là Nga sẽ tiếp tục tấn công khi thủ đô Kyiv chìm trong tuyết và nhiệt độ đóng băng. Hiện hàng triệu người ở thành phố này đang bị thiếu điện, nước và nhiệt sau khi tên lửa Nga phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Thị trưởng Vitali Klitschko nói mất điện có thể kéo dài cho đến mùa xuân, đồng thời cho biết sẽ tổ chức sơ tán tạm thời. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/11/2022”

Bên trong cuộc chiến tranh du kích chống Nga ở Ukraine

Nguồn: Norma Costello và Vera Mironova, “Ukraine Has a Secret Resistance Operating Behind Russian Lines,” Foreign Policy, 21/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng du kích Ukraine thời hiện đại đang âm thầm làm việc để phá hoại chiến dịch chiếm đóng của Nga.

Trên một con phố đông đúc ở trung tâm Kyiv, một người đàn ông cao lớn mặc áo hoodie màu đen đang đứng bên ngoài một quán cà phê, miệng phì phèo điếu thuốc lá điện tử một cách đầy giận dữ. Người đàn ông ở độ tuổi ngoài 40, trông không có gì nổi bật này chưa bao giờ trả lời phỏng vấn – và vì lý do chính đáng. Chức danh chính thức của ông, người đứng đầu Ủy ban Cựu Chiến binh, nghe như chức danh của một công chức hiền lành, nhưng Mykhailo – cái tên giả được bài báo này sử dụng nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn cho ông – chắc chắn không làm những việc như tổ chức diễu hành hay trang trí sự kiện. Continue reading “Bên trong cuộc chiến tranh du kích chống Nga ở Ukraine”

Thế giới hôm nay: 28/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào tối Chủ nhật, cảnh sát Thượng Hải đã đụng độ với những người biểu tình phản đối các biện pháp chống dịch covid hà khắc của Trung Quốc. Biểu tình lẻ tẻ đã lan rộng khắp đất nước, bao gồm ở Bắc Kinh và Vũ Hán, để yêu cầu chấm dứt phong tỏa khắc nghiệt; một số người thậm chí hô khẩu hiệu đả đảo chủ tịch Tập Cận Bình. Vụ hỏa hoạn khiến mười người thiệt mạng ở Urumqi, thủ phủ tỉnh Tân Cương, càng làm gia tăng sự tức giận của người dân. Người biểu tình ở đó nói các hạn chế covid đã làm chậm chân các lực lượng phản ứng nhanh.

Thủ đô Kyiv của Ukraine đối mặt tuyết rơi và nhiệt độ đóng băng trong bối cảnh hàng triệu người bị thiếu điện, nước và nhiệt. Hiện tên lửa Nga đã phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Trong khi đó, người đứng đầu công ty năng lượng hạt nhân của nhà nước Ukraine nói có dấu hiệu cho thấy quân Nga đang chuẩn bị rời khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mà họ chiếm giữ từ tháng 3. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/11/2022”

Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực

Nguồn: Minxin Pei, “Xi Jinping and the Paradox of Power,” Foreign Affairs, 21/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thất bại của Mao tiết lộ cho chúng ta biết điều gì về hệ quả của việc tập trung quyền lực?

Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã giành chiến thắng toàn diện tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào giữa tháng 10. Như được kỳ vọng, ông đã giành được nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ, ngoài ra còn tìm cách lấp đầy Bộ Chính trị và Ban Thường vụ bằng những người trung thành với mình. Trong một màn phô trương quyền lực chính trị, ông buộc hai đối thủ hàng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương phải nghỉ hưu, dù cả hai đều chưa đến tuổi nghỉ hưu không chính thức là 68. Ngôi sao trẻ đang lên, Hồ Xuân Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm và là người được cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bảo trợ, cũng đã bị phế truất thẳng thừng ngay phút cuối. Continue reading “Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực”

27/11/1746: Ngày sinh R. R. Livingston

Nguồn: R.R. Livingston, future Founding Father known as “The Chancellor,” is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1746, Robert R. (hay R.R.) Livingston – người sau này được gọi là “Ngài Thủ hiến” (Chancellor) – đã chào đời. Ông là người con đầu tiên trong số chín người con của Thẩm phán Robert Livingston và bà Margaret Beekman Livingston, đều sinh tại tư gia ở Clermont, trên sông Hudson, ngoại ô New York.

Dòng họ Livingston là chủ sở hữu của nhiều khu đất rộng lớn ở Thung lũng Hudson và nỗ lực của họ nhằm cho thuê đất với các quy định khắt khe đã khiến những người thuê đất nổi dậy vào năm 1766, theo đó những người nông dân thuê đất đe dọa sẽ giết chủ nhân của Trang viên Livingston, Robert Livingston (họ hàng của R.R.) và phá hủy những ngôi nhà sang trọng của ông. Quân đội Anh đã đến đàn áp cuộc nổi dậy, cứu gia đình Livingston. Continue reading “27/11/1746: Ngày sinh R. R. Livingston”

26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm

Nguồn: Air Force helicopter pilot rescues Special Forces team, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, khi trở về căn cứ từ một nhiệm vụ khác, Trung úy Không quân số 1 James P. Fleming và bốn phi công trực thăng Bell UH-1F khác đã nhận được một tin nhắn khẩn cấp từ một đội trực thuộc Lực lượng Đặc nhiệm của Quân đội Mỹ đang bị hỏa lực của đối phương chặn lại. Continue reading “26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm”

Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên:

Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1 (Minh Tuyên Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng [17/1-14/2/1428], quân Minh đã về nước, vua bèn thâu tóm cả nước, lấy năm này làm năm đại định.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 54b.

Nhà Vua ra lệnh các quan tại trung ương bàn định pháp lệnh cai trị quân dân; các tướng hiệu trị quân theo pháp luật; các lộ tại địa phương tra xét dân tình không để cho tàn dư quân Minh lọt lưới: Continue reading “Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi”

Chuyển động Quốc Phòng (18/11 – 24/11/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (18/11 – 24/11/2022)”

Tại sao máy bay yểm trợ tầm gần đã hết thời?

Nguồn: “Has the Ukraine war killed off the ground-attack aircraft?’’, The Economist, 1/11/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Các máy bay phản lực hỗ trợ tầm gần của Nga không phát huy được tác dụng.

Sức mạnh không quân truyền thống ít được chú ý trong cuộc xung đột ở Ukraine, bị làm lu mờ bởi máy bay không người lái kamikaze và tên lửa hành trình mà cả hai bên sử dụng. Khi lực lượng không quân Nga tăng cường hoạt động bên trong không phận Ukraine vào tháng 9, tổn thất của lực lượng này đã tăng mạnh. Các máy bay yểm trợ tầm gần (CAS) có hiệu quả đặc biệt kém, đặt ra câu hỏi về tương lai của những máy bay này và triển vọng viện trợ các máy bay phản lực tương tự của Mỹ cho Ukraine. Continue reading “Tại sao máy bay yểm trợ tầm gần đã hết thời?”

24/11/1863: Trận Núi Lookout trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Lookout Mountain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, quân Liên minh miền Bắc đã chiếm được Núi Lookout ở phía tây nam Chattanooga, Tennessee, khi họ bắt đầu phá vỡ vòng vây của quân miền Nam đang bao vây thành phố. Trong “trận chiến trên những đám mây” (battle above the clouds), quân Liên minh miền Bắc đã vượt qua các sườn núi nằm ở ngoại vi Chattanooga. Continue reading “24/11/1863: Trận Núi Lookout trong Nội chiến Mỹ”

Thế giới hôm nay: 24/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đòn tấn công liên tiếp của Nga vào cơ sở hạ tầng Ukraine đã gây ra mất điện trên diện rộng và buộc các quan chức phải ngắt ba nhà máy điện hạt nhân khỏi lưới điện quốc gia như một biện pháp phòng ngừa. Theo thị trưởng Lviv, thành phố này đang “không có ánh sáng” và bị “gián đoạn” nguồn cung cấp nước. Tên lửa cũng đã giết chết ba người ở thủ đô Kiev. Ngoài ra Moldova, nước nằm giáp Ukraine về phía Tây, cũng bị mất điện trên hơn một nửa đất nước, theo chính phủ nước này.

Tòa Tối cao Anh quyết định quốc hội Scotland không có quyền thông qua luật kêu gọi trưng cầu dân ý về độc lập mà chưa có sự chấp thuận của chính phủ Anh. Lập luận của thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon là kết quả trưng cầu dân ý năm 2014, trong đó người Scotland từ chối độc lập, đã lỗi thời. Nhưng chính phủ Anh ở Westminster không muốn tổ chức trưng cầu dân ý. Bà Sturgeon tweet rằng một đạo luật như vậy “tạo cơ sở” cho độc lập. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/11/2022”