Thế giới hôm nay: 04/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kevin McCarthy thua cả hai vòng bỏ phiếu đầu tiên để bầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sau khi 19 đảng viên Cộng hòa cực hữu từ chối ủng hộ ông. Đây là lần đầu tiên trong một thế kỷ qua hạ viện không bầu được lãnh đạo mới trong vòng bỏ phiếu đầu. Được biết phe phản đối vẫn chưa đưa ra được một ứng viên thay thế. Dù đã chấp nhận một số nhượng bộ, ông McCarthy vẫn thất bại trong vòng hai vào rạng sáng nay.

Một số nhà lập pháp Nga yêu cầu trừng phạt các chỉ huy quân sự sau cái chết của ít nhất 63 quân nhân trong cuộc tấn công của Ukraine vào thị trấn Makiivka do Nga chiếm đóng ở vùng Donbas. Trong khi đó, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công kéo dài nhằm “làm kiệt quệ” nước ông; không quân Ukraine được cho là đã bắn hạ gần 90 máy bay không người lái do Iran sản xuất chỉ trong vòng hai ngày. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/01/2023”

Trung Quốc bỏ chính sách zero-Covid: Quyền lực của Ban Thường vụ Bộ Chính trị

Nguồn: Bonnie Girard, “From Zero to All-Out COVID: The Power of the Politburo’s Standing Committee,” The Diplomat, 30/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tập là người đưa ra lựa chọn cuối cùng, nhưng các đồng nghiệp của ông trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn, trên bình diện tập thể và cá nhân.

Cố gắng cân bằng giữa lòng trung thành với nhà lãnh đạo và lòng trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã phải tìm cách để chấm dứt chính sách zero-Covid của nước này. Cả nền kinh tế lẫn người dân Trung Quốc đều không thể chịu đựng lâu hơn được nữa. Continue reading “Trung Quốc bỏ chính sách zero-Covid: Quyền lực của Ban Thường vụ Bộ Chính trị”

03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ

Nguồn: Panamanian dictator Manuel Noriega surrenders to U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, sau 10 ngày ẩn náu tại Tòa sứ thần Vatican ở Thành phố Panama, Tướng Manuel Antonio Noriega đã đầu hàng quân đội Mỹ và phải đối mặt với cáo buộc buôn bán ma túy. Ngày hôm sau, Noriega bay đến Miami và người dân Thành phố Panama đã đổ ra đường để ăn mừng. Ngày 10/07/1992, nhà độc tài bị kết tội buôn bán ma túy, rửa tiền, lừa đảo, và bị kết án 40 năm tù.

Noriega, sinh ra ở Panama năm 1938, là một người lính trung thành với Tướng Omar Torrijos, người đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1968. Dưới thời Torrijos, Noriega đứng đầu cơ quan tình báo khét tiếng G-2 chuyên quấy rối và khủng bố những người chỉ trích chế độ Torrijos. Noriega cũng hợp tác với C.I.A., đồng thời buôn lậu ma túy làm giàu. Continue reading “03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ”

Thế giới hôm nay: 03/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Quốc phòng Nga thông báo có 63 quân nhân đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Ukraine vào Makiivka, một thị trấn do Nga chiếm đóng ở vùng Donbas. Báo cáo của phía Ukraine thể hiện con số thương vong cao hơn nhiều. Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết đợt tấn công mới nhất của Nga vào Kyiv, thủ đô Ukraine, đã gây mất điện và gián đoạn hệ thống sưởi ấm. Bộ Quốc phòng Ukraine thông tin không quân nước này đã bắn hạ gần 40 máy bay không người lái do Iran sản xuất chỉ trong một đêm.

Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023. Bà cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ bị kéo xuống bởi các nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, và EU, vốn đều đang “đồng thời chậm lại.” Bà dự đoán một nửa EU sẽ rơi vào suy thoái, nhưng cũng nói Mỹ “có thể tránh được” suy thoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/01/2023”

‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm

Nguồn: “Wie der „Vater der Atombombe“ zum „Verräter“ gemacht wurde”, WELT, 19/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà vật lý Robert Oppenheimer là người lãnh đạo chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với tư cách là giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos. Năm 1954, ông trở thành nạn nhân của phong trào chống cộng sôi sục vốn định hình nước Mỹ vào thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Việc xem xét lại vụ việc này mất tới 68 năm.

Sau 25.041 ngày ông mới chính thức được phục hồi danh dự. Ngày 27 tháng 5 năm 1954, sau gần bốn tuần điều trần bí mật, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ đã rút lại tuyên bố vô can của cựu chủ tịch J. Robert Oppenheimer, và trên thực tế tuyên bố ông là kẻ phản bội. Mãi đến ngày 16 tháng 12 năm 2022, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Jennifer Granholm, mới chính thức tuyên bố cuộc điều tra này phạm sai lầm và hủy bỏ kết quả điều tra. Việc này diễn ra chậm 55 năm, vì nhà vật lý, đồng thời là nhà tổ chức khoa học lỗi lạc Oppenheimer đã qua đời ngày 18 tháng 2 năm 1967. Continue reading “‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm”

01/01/1994: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực

Nguồn: The North American Free Trade Agreement comes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, một trong những hiệp định thương mại lớn nhất và quan trọng nhất trong lịch sử thế giới đã chính thức có hiệu lực. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Canada, Mỹ, và Mexico đã loại bỏ hầu hết các rào cản thương mại giữa ba nước, nhưng đồng thời cũng gây tranh cãi ở cả ba nước kể từ khi nó ra đời.

Ronald Reagan là Tổng thống Mỹ đầu tiên đề xuất một hiệp định thương mại tự do ba bên giữa các nước Bắc Mỹ. Người kế nhiệm ông, George H.W. Bush, đã tiến hành đàm phán với Tổng thống Mexico Carlos Salinas de Gortari, và Thủ tướng Canada Brian Mulroney sau đó cũng tham gia. Mục tiêu là loại bỏ hầu hết các loại thuế quan và rào cản đối với dòng nhân lực và sản phẩm dịch chuyển qua biên giới của ba nước. Continue reading “01/01/1994: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực”

Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2022

Sau đây là danh sách 25 bài xuất bản năm 2022 trên Nghiencuuquocte.org được đọc nhiều nhất trong năm qua. Nhân đây, Ban Biên tập xin kính chúc Quý độc giả và các Cộng tác viên năm mới 2023 mạnh khỏe, bình an, gặp nhiều may mắn! Continue reading “Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2022”

31/12/1999: Putin trở thành quyền tổng thống sau khi Yeltsin từ chức

Nguồn: Putin becomes acting president of Russia, following Yeltsin’s resignation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào đêm giao thừa năm 1999, Boris Yeltsin, Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga, đã từ chức sau 8 năm tại vị. Chức vụ Tổng thống được trao cho Thủ tướng của ông, Vladimir Putin, một cựu sĩ quan tình báo, người sẽ nhanh chóng trở thành nhân vật trung tâm trong nền chính trị Nga và đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu trong thế kỷ mới. Continue reading “31/12/1999: Putin trở thành quyền tổng thống sau khi Yeltsin từ chức”

Chuyển động Quốc Phòng (23/12 – 29/12/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (23/12 – 29/12/2022)”

Thế giới hôm nay: 30/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ thông báo bắt đầu yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính covid-19 đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc. Các nước châu Á và châu Âu đã công bố các biện pháp tương tự, khi người dân Trung Quốc chuẩn bị đi du lịch nước ngoài trở lại. Hồi đầu tuần, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chấm dứt cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ tháng 1. Trong khi đó, Hồng Kông loại bỏ hầu hết yêu cầu đối với người nhập cảnh từ đại lục và các nơi khác.

Giới chức Ukraine cho biết Nga đã phóng rất nhiều tên lửa vào các thành phố của nước này, nhưng bị phòng không đánh chặn 54 trên 69 quả. Thủ đô Kyiv cũng như Kharkiv, Lviv, Odessa và Zhytomyr đều là mục tiêu. Ở mặt trận phía nam, các quan chức Ukraine đã kêu gọi cư dân thành phố Kherson, nơi họ mới giải phóng hồi 6 tuần trước, sơ tán khi quân Nga gia tăng tấn công bằng súng cối và pháo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/12/2022”

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

GÁNH NẶNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

Lúc này, công chúng Nga vẫn chưa đứng lên phản đối chiến tranh. Người Nga có thể hoài nghi về Putin và có thể không tin tưởng vào chính phủ của ông. Nhưng họ cũng không muốn những người con trai, người cha, và người anh em đang mặc quân phục của mình thua trận trên chiến trường. Đã quen với vị thế cường quốc của Nga sau nhiều thế kỷ, và bị cô lập với phương Tây, hầu hết người Nga không muốn đất nước của họ trở thành một nước không có bất kỳ quyền lực và ảnh hưởng nào ở châu Âu, vốn là hậu quả tất yếu khi Nga thất bại ở Ukraine. Continue reading “Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)”

Thế giới hôm nay: 29/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giới chức Ukraine kêu gọi cư dân Kherson sơ tán khi quân Nga tái tấn công thành phố này, vốn được giải phóng hồi tháng 11 sau khi bị quân Nga chiếm đóng từ đầu cuộc chiến. Nga đẩy mạnh pháo kích trong những ngày gần đây, khiến hàng trăm người phải sơ tán. Nhiều cuộc pháo kích dường như nhằm vào các mục tiêu dân sự, bao gồm một bệnh viện phụ sản vào đêm thứ Ba.

Chính phủ Ý cho biết người nhập cảnh từ Trung Quốc sẽ phải xét nghiệm covid-19 bắt buộc, quốc gia châu Âu đầu tiên làm như vậy. Hồi đầu tuần chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố chấm dứt kiểm dịch bắt buộc đối với người nhập cảnh từ tháng 1, khiến số người Trung Quốc chuẩn bị ra nước ngoài tăng kỷ lục. Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc đều đã công bố các biện pháp tương tự như Ý. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/12/2022”

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kịch bản dự đoán thất bại của người Nga.

Cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đáng lẽ phải là thành tựu đỉnh cao của ông, bằng chứng cho thấy nước Nga đã tiến xa như thế nào kể từ khi đế chế Xô-viết sụp đổ vào năm 1991. Sáp nhập Ukraine được dự kiến là bước đầu tiên trong quá trình tái thiết đế chế Nga. Putin có ý định vạch trần Mỹ chỉ là “con hổ giấy” bên ngoài Tây Âu, và chứng minh rằng Nga, cùng với Trung Quốc, được định sẵn sẽ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong một trật tự quốc tế mới, đa cực.

Nhưng kế hoạch đã không thành sự thật. Kyiv kiên trì đứng vững, và quân đội Ukraine đã phát triển thành một lực lượng hùng mạnh, một phần nhờ vào quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh phương Tây. Ngược lại, quân đội Nga đã thể hiện khả năng tổ chức và tư duy chiến lược kém. Hệ thống chính trị Nga cũng cho thấy họ không thể học hỏi từ những sai lầm của mình. Vì gần như không thể tác động đến hành động của Putin, phương Tây buộc phải chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến thảm khốc do Nga lựa chọn. Continue reading “Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)”

Thế giới hôm nay: 28/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc sẽ chấm dứt cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ ngày 8 tháng 1, trong bối cảnh chính phủ nước này hạ cấp phản ứng truớc Covid-19. Chủ tịch Tập Cận Bình trước đó đã nói cần có các “chiến dịch y tế yêu nước” có đối tượng chọn lọc hơn trong giai đoạn mới. Bệnh viện trên khắp đất nước được cho là đang quá tải sau khi các hạn chế covid đột ngột được dỡ bỏ. Trong khi đó, Nhật Bản thông báo rằng từ ngày 30 tháng 12 sẽ bắt buộc xét nghiệm covid âm tính đối với tất cả người nhập cảnh từ Trung Quốc đại lục.

Đài Loan thông báo kéo dài nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ bốn tháng lên một năm khi mối đe dọa từ Trung Quốc gia tăng. Lính nghĩa vụ cũng sẽ được huấn luyện nâng cao hơn. Tổng thống Thái Anh Văn nói các quy định quân sự hiện tại là không đủ để răn đe Trung Quốc. Kế hoạch mới sẽ có hiệu lực từ tháng 1 năm 2024. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/12/2022”

Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Realist Guide to World Peace,” Foreign Policy, 23/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bạn không cần phải là một người theo chủ nghĩa lý tưởng thì mới muốn chấm dứt chiến tranh.

Mỗi năm, mùa nghỉ lễ là khoảng thời gian ngắn ngủi mà chúng ta được khuyến khích để nghĩ về hòa bình. Các bên tham chiến đôi khi sẽ tuyên bố ngừng bắn vào thời điểm này, và các cộng đồng tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới được dạy bảo rằng theo đuổi và gìn giữ hòa bình là một nghĩa vụ thiêng liêng. Nếu may mắn, hầu hết chúng ta sẽ dành một phần thời gian trong kỳ nghỉ lễ để tận hưởng niềm vui bên bạn bè và gia đình, cố gắng gạt bản năng độc ác của loài người sang một bên, dù là trong khoảnh khắc. Continue reading “Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới”

27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward

Nguồn: FDR seizes control of Montgomery Ward, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong lúc Thế chiến II đang diễn ra, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh cho Bộ trưởng Chiến tranh tịch thu tài sản của Công ty Montgomery Ward vì công ty này từ chối tuân thủ thỏa thuận lao động.

Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng đình công trong các ngành hỗ trợ chiến tranh quan trọng, Roosevelt đã thành lập Ủy ban Lao động Chiến tranh Quốc gia vào năm 1942. Ủy ban đã thương lượng các thỏa thuận giữa ban quản lý và công nhân để tránh việc ngừng sản xuất, vốn có thể làm tê liệt nỗ lực chiến tranh. Continue reading “27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward”

Thế giới hôm nay: 27/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc sẽ chấm dứt cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ ngày 8 tháng 1, trong bối cảnh chính phủ nước này hạ cấp phản ứng truớc Covid-19. Chủ tịch Tập Cận Bình trước đó đã nói cần có các “chiến dịch y tế yêu nước” có đối tượng chọn lọn hơn trong giai đoạn mới. Bệnh viện trên khắp đất nước được cho là đang quá tải sau khi các hạn chế covid đột ngột được dỡ bỏ.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đã điều 71 máy bay chiến đấu và 7 tàu hải quân tham gia “tập trận tấn công” ⁠— tức diễn tập cho xung đột ⁠— trong vùng nhận diện phòng không của hòn đảo vào Chủ nhật. Trung Quốc đã lên án một dự luật chi tiêu được Mỹ thông qua nhằm hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, và cáo buộc hai nước này leo thang “các âm mưu thông đồng và khiêu khích.” Căng thẳng lên cao kể từ khi chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm hòn đảo hồi tháng 8. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/12/2022”

Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “As COVID soars, China has 2 chains of command,” Nikkei Asia, 22/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhân vật số 2 mới Lý Cường đều đang ở đằng sau tay lái.

Sau khi dần dỡ bỏ chính sách zero-COVID hà khắc vào tháng 11, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số lượng ca nhiễm virus. Tốc độ lây lan nhanh hơn dự đoán, khiến cho hệ thống chăm sóc y tế và các chức năng quan trọng khác gần như bị tê liệt.

Bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Những bệnh nhân cao tuổi bị sốt gần 400C chỉ có hai lựa chọn: đợi sáu giờ bên ngoài bệnh viện, hoặc về nhà. Nhiều người đã quyết định về nhà. Continue reading “Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối”

Thế giới hôm nay: 26/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc chính thức đạt mốc 1 triệu ca nhiễm covid-19 mới hàng ngày. Cơ quan y tế của nước này cũng cho biết chỉ trong 20 ngày đầu tiên của tháng 12 đã có gần 250 triệu người bị nhiễm virus. Ước tính trên cao hơn nhiều so với con số chính thức. Bất chấp báo cáo cho thấy các nhà xác bị quá tải, CDC Trung Quốc tuyên bố không có ca tử vong nào trong năm ngày tính đến thứ Bảy. Bệnh viện ở một số tỉnh cho biết ca bệnh tăng cao đang gây thiếu máu dự trữ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông sẵn sàng đàm phán với Ukraine và những nước khác – ngay cả khi Nga tiếp tục bắn phá dân thường và cơ sở hạ tầng ở Ukraine. Song giới chức Ukraine nói ông Putin không thật lòng. Giám đốc CIA William Burns cũng cho rằng Nga không nghiêm túc đàm phán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/12/2022”

Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?

Nguồn: Jonathan Tepperman, “China’s Dangerous Decline,” Foreign Affairs, 19/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần có sự điều chỉnh khi những rắc rối của Bắc Kinh ngày một gia tăng.

Hai tháng vừa qua là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại. Dấu mốc đầu tiên là Đại hội Đảng lần thứ 20, sự kiện được Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng để loại bỏ những đối thủ duy nhất còn sót lại của mình. Sau đó vài tuần, tại Trung Quốc nổ ra làn sóng biểu tình lan rộng nhất mà nước này từng chứng kiến kể từ các cuộc biểu tình rầm rộ ở Quảng trường Thiên An Môn và nhiều nơi khác vào năm 1989. Thế rồi, chưa đầy một tuần sau, một hồi kết đáng kinh ngạc đã xuất hiện: trong một hành động nhượng bộ hiếm hoi (và không được thừa nhận), Bắc Kinh tuyên bố họ đang nới lỏng một số chính sách “zero COVID” đã khiến rất nhiều người tức giận xuống đường. Continue reading “Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?”