Thế giới hôm nay: 17/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 đã khai mạc tại Bắc Kinh, trong đó chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu khai mạc với cam kết “thống nhất” Trung Quốc bằng cách đặt Đài Loan dưới sự kiểm soát của đại lục. Ông nói Bắc Kinh sẽ “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để dập tắt “các phong trào ly khai,” thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết. Ông Tập cũng bảo vệ chính sách zero-covid, gọi các biện pháp ngăn chặn virus là “cuộc chiến toàn dân.” Bất chấp quy ước các nhà lãnh đạo Đảng chỉ phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm, đại hội dự kiến ​​sẽ trao cho ông Tập một nhiệm kỳ thứ ba.

Tân bộ trưởng tài chính Anh Jeremy Hunt nói kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ tỏ ra “quá xa vời và quá nhanh.” Trong một nỗ lực tiếp theo để xoa dịu thị trường trái phiếu, ông còn cho biết sẽ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey nói lãi suất sẽ phải tăng hơn nữa so với dự kiến ​​vì lạm phát cao. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/10/2022”

Tập Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản

Nguồn: Kerry Brown, “Xi Jinping Is a Captive of the Communist Party Too”, New York Times, 10/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong mắt người phương Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẻ giống như hóa thân của chế độ độc tài độc nhân trị. Quan điểm ấy có lý do chính đáng.

Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tới nay, ông xóa bỏ cơ chế chia sẻ quyền lực giữa các phe phái trong Đảng, biến một trong những tổ chức chính trị lớn nhất thế giới thành một khối thống nhất. Tại bất cứ nơi nào cũng có thể thấy lời nói, tư tưởng và hình ảnh của ông. Trong một bài phát biểu năm 2016, ông sử dụng các từ ngữ của Mao Trạch Đông, nói ĐCSTQ đang lãnh đạo “Đông Tây Nam Bắc Trung” của Trung Quốc. Có lẽ ông dùng câu nói này để nói về chính mình. Continue reading “Tập Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản”

16/10/1995: Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi

Nguồn: Million Man March, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một đám đông khổng lồ bao gồm chủ yếu là đàn ông người Mỹ gốc Phi đã biểu tình ở Công viên National Mall, trong sự kiện được gọi là Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi (Million Man March). Mong muốn được thấy Quốc hội Mỹ hành động vì lợi ích của người Mỹ gốc Phi và chống lại những định kiến tiêu cực về đàn ông gốc Phi, một lượng người biểu tình khổng lồ đã tập hợp và lắng nghe phát biểu của hàng loạt các nhà lãnh đạo trong phong trào dân quyền suốt hơn 12 giờ. Continue reading “16/10/1995: Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi”

Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến 

Nguồn: Philipp Fritz, “Deutschland war gestern, jetzt kommt das Europa des Ostens”, WELT, 11/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mặc dù có cơ hội lịch sử Berlin không muốn đảm đương vai trò lãnh đạo.Thay vào đó, các quốc gia Đông Âu đang thế chân vào khoảng trống và trở thành trung tâm mới của lục địa này. Ngoài việc mất quyền lực, điều này còn để lại hậu quả cho nền kinh tế và sự thịnh vượng của nước Đức.

Kaja Kallas (nữ Thủ tướng Estonia – NBT) là “Tương lai của Châu Âu”. Trên mạng xã hội nhiều người bày tỏ sự tin tưởng về điều này. Người ta chia sẻ một bức ảnh của vị Thủ tướng Estonia cùng với Sanna Marin, Thủ tướng Phần Lan. Bên cạnh đó, họ đặt một bức chân dung cựu Thủ tướng Angela Merkel, phía dưới có hàng chữ: “Quá khứ của Châu Âu”. Continue reading “Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến “

15/10/1863: Tàu ngầm H.L. Hunley chìm khi đang thử nghiệm

Nguồn: H.L. Hunley sinks during tests, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, tàu ngầm H.L. Hunley, tàu ngầm chiến đấu thành công đầu tiên trên thế giới, đã chìm trong quá trình chạy thử nghiệm, giết chết người phát minh ra nó cùng 7 thành viên thủy thủ đoàn.

Horace Lawson Hunley đã phát triển chiếc tàu ngầm dài 12m từ một lò hơi hình trụ. Nó được vận hành bởi một thủy thủ đoàn gồm 8 người – một người lái tàu trong khi bảy người còn lại quay thanh dẫn làm quay chân vịt của con tàu. Tàu Hunley có thể lặn, nhưng chỉ có thể hoạt động an toàn khi biển lặng. Nó đã được thử nghiệm thành công ở Vịnh Mobile của Alabama vào mùa hè năm 1863, và chỉ huy Hợp bang miền Nam, Tướng Pierre G.T. Beauregard, nhận ra rằng con tàu có thể hữu ích trong việc phá hủy các tàu của Liên minh miền Bắc và phá vỡ đợt phong tỏa Cảng Charleston. Hunley đã được đặt lên một toa tàu lửa và được chuyển đến Nam Carolina. Continue reading “15/10/1863: Tàu ngầm H.L. Hunley chìm khi đang thử nghiệm”

Tại sao chu kỳ bầu cử của Quốc hội Hoa Kỳ lại ngắn như vậy?

Nguồn: “Why is the electoral cycle of America’s Congress so short?”, The Economist, 20/9/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Không có nền dân chủ phát triển nào cho các nhà lập pháp ít thời gian như vậy.

Vào tháng 12 năm 2021, chưa đầy một năm sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden nói với các quan chức trong một cuộc họp của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ rằng: “Chúng ta sẽ giành chiến thắng vào năm 2022”. Các cử tri vốn đã cảm thấy mệt mỏi vì cuộc bầu cử tổng thống khốc liệt trước đó có thể không hứng thú về viễn cảnh của một chiến dịch tranh cử khác. Nhưng đối với người Mỹ, bầu cử hai năm một lần đã là thông lệ. Điều I của Hiến pháp quy định rằng tất cả các thành viên của Hạ viện và một phần ba của Thượng viện được “bầu hai năm một lần”. Các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ sáu năm, nhưng các thành viên của Hạ viện chỉ tại vị hai năm. Mỹ là nền dân chủ phát triển duy nhất quy định các nhiệm kỳ lập pháp ngắn như vậy. Tại sao chu kỳ bầu cử của Quốc hội lại ngắn như vậy và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến chính phủ Hoa Kỳ? Continue reading “Tại sao chu kỳ bầu cử của Quốc hội Hoa Kỳ lại ngắn như vậy?”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: A Downside Scenario,” The Diplomat, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các quy chuẩn về nhân sự bị bỏ qua, Tập có thể sẽ bổ nhiệm những người thân tín với mình, từ đó làm tăng nguy cơ mắc sai lầm chính sách.

Trong bài viết trước, tôi đã phân tích một kịch bản có thể xảy ra tại đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sẽ bắt đầu vào ngày 16/10. Theo kịch bản đó, Tập Cận Bình sẽ đắc cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, nhưng Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ tập trung nhiều nhà cải cách ủng hộ thị trường, những người có khả năng thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách kinh tế. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2”

13/10/2010: Nhóm thợ mỏ Chile được giải cứu sau 69 ngày dưới lòng đất

Nguồn: Chilean miners are rescued after 69 days underground, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, người cuối cùng trong số 33 thợ mỏ bị mắc kẹt ở độ sâu khoảng 800m dưới lòng đất suốt hơn hai tháng tại một khu hầm mỏ ở miền bắc Chile đã được giải cứu. Nhóm thợ mỏ này đã sống sót lâu hơn bất kỳ ai khác từng bị mắc kẹt dưới lòng đất.

Thảm họa đối với toán thợ mỏ này xảy ra vào ngày 05/08/2010, khi mỏ vàng và đồng San Jose nơi họ đang làm việc, cách thủ đô Santiago của Chile khoảng 500 dặm về phía bắc, bất ngờ bị sập. 33 người đàn ông đã di chuyển đến một khu vực trú ẩn khẩn cấp dưới lòng đất, nơi họ tìm được lượng thực phẩm chỉ đủ ăn trong vài ngày. Khi tình hình dần tuyệt vọng hơn trong 17 ngày tiếp theo, vì không biết liệu có ai tìm thấy họ hay không, những người thợ mỏ đã nghĩ đến việc tự sát và ăn thịt đồng nghiệp. Continue reading “13/10/2010: Nhóm thợ mỏ Chile được giải cứu sau 69 ngày dưới lòng đất”

Thế giới hôm nay: 13/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các bộ trưởng quốc phòng từ hơn 50 nước sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels để thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine sau loạt tên lửa của Nga hôm thứ Hai. Trước đó vào thứ Ba, nhóm các nước giàu G7 đã cam kết “hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự, ngoại giao và pháp lý” cho Ukraine “cho đến khi nào còn cần thiết.”

Ngân hàng Trung ương Anh xác nhận biện pháp can thiệp mua trái phiếu khẩn cấp, vốn được thiết kế để ngăn các quỹ hưu trí bán tháo trái phiếu vì chính sách tài khóa thiếu thận trọng của chính phủ Anh, sẽ kết thúc vào thứ Sáu theo kế hoạch. Lời đảm bảo được ngân hàng đưa ra sau khi một bài viết trên Financial Times cho thấy có khả năng ngân hàng sẽ đi ngược lại tuyên bố của thống đốc Andrew Bailey và cho gia hạn chương trình. Bảng Anh một lần nữa giảm giá so với đô la Mỹ còn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm của Anh tăng mạnh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/10/2022”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: An Upside Scenario,” The Diplomat, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quy chuẩn về nhân sự trong cơ quan ra quyết định hàng đầu ở Bắc Kinh có thể giúp kiềm chế quyền lực của Tập Cận Bình và nâng cao vị thế của các nhà cải cách ủng hộ thị trường.

Trước thềm đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khai mạc vào ngày 16/10 này, có nhiều đồn đoán xoay quanh việc ai sẽ được bổ nhiệm vào các vai trò lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Người ta đặc biệt quan tâm đến Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên, cơ quan đưa ra các chỉ thị và quyết định quan trọng nhất của Bắc Kinh. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1”

Thế giới hôm nay: 12/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại cuộc họp khẩn một ngày sau khi Nga dội tên lửa xuống các thành phố Ukraine, các lãnh đạo G7 đã cam kết sẽ “kiên định và không nản lòng” hỗ trợ tài chính cũng như quân sự cho nước này. Trong một tuyên bố chung, nhóm đã cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” nếu Nga triển khai vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân. Trong khi đó, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết NATO “không nhìn thấy bất kỳ thay đổi nào” trong tư thế hạt nhân của Nga.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm sau xuống còn 2,7%. Báo cáo của quỹ cho rằng một phần ba nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái trong năm tới. Dự báo tăng trưởng 3,2% của năm 2022 vẫn không thay đổi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/10/2022”

Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Russia’s Defeat Would Be America’s Problem,” Foreign Policy, 27/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng ở Ukraine có thể sẽ đồng nghĩa với sự kiêu ngạo ở Washington.

Trong bài phát biểu nhằm thuyết phục dân chúng thành Athen tuyên chiến với Sparta vào năm 431 TCN, Pericles tuyên bố rằng ông “sợ những sai lầm của chính chúng ta hơn là những trang bị của kẻ thù.” Đặc biệt, ông cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo và nguy cơ kết hợp “các kế hoạch chinh phục mới với việc tiến hành chiến tranh.” Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông đã không được lắng nghe, và những người kế vị ông cuối cùng đã khiến Athen thất bại thảm hại. Continue reading “Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ”

11/10/1915: Bulgaria chính thức tham gia Thế chiến I

Nguồn: Bulgaria enters World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Thủ tướng Vasil Radoslavov của Bulgaria đã tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ tham gia Thế chiến I, về phe của Liên minh Trung tâm.

Được cả hai bên bí mật chiêu mộ trong Thế chiến I với tư cách là một đồng minh tiềm năng ở khu vực Balkan đầy biến động, Bulgaria cuối cùng đã quyết định ủng hộ Liên minh Trung tâm. Trong tuyên bố của mình vào ngày 11/10/1915, Radoslavov lập luận rằng việc cùng Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman đối đầu với các cường quốc Đồng minh Hiệp ước – Anh, Pháp và Nga – là điều nên làm, không chỉ vì lý do kinh tế, vì Áo-Hung và Ottoman là đối tác thương mại chính của Bulgaria, mà còn là cách để tự vệ trước sự xâm lược của Serbia, đồng minh của Nga và một cường quốc ở Balkan, mà Radoslavov coi là “kẻ thù lớn nhất” của đất nước mình. Continue reading “11/10/1915: Bulgaria chính thức tham gia Thế chiến I”

Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine

Tác giả: Nguyễn Văn Lịch & Bế Thanh Xuân

Tóm tắt: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu, đồng thời gợi ra sự liên tưởng tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung rơi vào trình trạng căng thẳng đỉnh điểm từ năm 2017 tới nay, vấn đề Đài Loan là hòn đá tảng khiến xung đột giữa hai nước trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về bản chất của chiến tranh tại Ukraine và cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan, từ đó có những đánh giá sự kiện và bàn về những kịch bản có thể diễn ra về cuộc tấn công Đài Loan, đồng thời phân tích mức độ can thiệp của Mỹ về vấn đề này. Continue reading “Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine”

Thế giới hôm nay: 11/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga tiến hành không kích lớn nhất kể từ đầu cuộc chiến vào Ukraine để trả đũa vụ đánh bom cầu Kerch ở bán đảo Crimea. Ukraine chưa nhận trách nhiệm vụ đánh bom. Ông Putin đe dọa sẽ có “phản ứng gay gắt” hơn nữa đối với các cuộc tấn công như vậy. Hôm thứ Hai, tên lửa Nga đã dội xuống trung tâm Kyiv; trong khi các vụ nổ cũng được ghi nhận ở Dnipro, Lviv và Ternopil. Ít nhất 11 người thiệt mạng và 64 người bị thương.

Các lực lượng an ninh Iran đã tăng cường trấn áp biểu tình chống chính phủ bằng bạo lực. Kể từ giữa tháng 9 đến nay đã có ít nhất 185 người thiệt mạng. Đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động đã được ghi nhận tại các thành phố người Kurd vào thứ Hai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2022”

Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”

Thế giới hôm nay: 10/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo giới chức Ukraine, ít nhất 12 người đã thiệt mạng và hàng chục người phải nhập viện sau một cuộc tấn công tên lửa vào Zaporizhia. Thống đốc khu vực Oleksandr Starukh cho biết thành phố này, vốn nằm cách nhà máy điện hạt nhân cùng tên đang do Nga quản lý khoảng 52 km, đã bị dội 12 quả tên lửa Nga trong đêm.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố giao thông đã trở lại trên cây cầu duy nhất nối bán đảo Crimea với Nga, vài giờ sau khi bị vụ nổ đánh sập một bên. Cầu này là đường tiếp tế quan trọng cho quân Nga ở miền nam Ukraine. Trong một diễn biến khác, Nga đã bổ nhiệm Sergei Surovikin, một vị tướng nổi tiếng tàn bạo, làm tổng chỉ huy chiến trường Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/10/2022”

Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Những thành tựu kinh tế xã hội của Hàn Quốc cho thấy sự cần thiết phải có một nhà nước mạnh bất kể hệ thống thể chế như thế nào.

Trước khi chuyển đổi sang nền dân chủ ổn định như ngày nay, Hàn Quốc là một quốc gia độc tài. Tuy nhiên, nhà nước độc tài này khác biệt với các nhà nước cùng loại ở hiệu quả của chính sách “cai trị hỗn hợp” (mixed governance), tạo điều kiện cho cả tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện xã hội, đặc biệt là giảm nghèo và bất bình đẳng. Điều này đã mở đường cho thành tựu kinh tế và xã hội liên tục trong suốt quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc, và sau đó đưa đất nước này vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?”

09/10/1992: Thiên thạch đâm xuống New York

Nguồn: Meteorite crashes into Chevy Malibu, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, Michelle Knapp, 18 tuổi, đang xem tivi trong phòng khách của cha mẹ cô ở Peekskill, New York thì bất ngờ nghe thấy tiếng va chạm rất mạnh ở bãi xe nhà mình. Knapp nhanh chóng chạy ra ngoài xem có chuyện gì. Điều cô tìm thấy thật đáng kinh ngạc: có một cái lỗ khá lớn ở đuôi xe của cô, chiếc Chevy Malibu 1980 màu cam; một cái lỗ khác có kích thước tương tự trên con đường rải sỏi nằm bên dưới xe; và trong lỗ chính là thủ phạm: thứ gì đó trông giống như một tảng đá bình thường, to bằng quả bóng bowling. Nó cực kỳ nặng so với kích thước của nó (khoảng 12kg), với hình dạng như một quả bóng và tỏa ra hơi ấm, ngoài ra, nó còn có mùi trứng thối. Ngày hôm sau, một chuyên viên của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ ở Thành phố New York xác nhận rằng vật thể đó thực sự là một thiên thạch. Continue reading “09/10/1992: Thiên thạch đâm xuống New York”

Trung Quốc bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam

Nguồn: Si Zhentao (Tư Trấn Thao), “司镇涛:越南为何此时突出宣扬“竹式外交””, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 30/9/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Là một trong những Phó Chủ tịch của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 77, hôm qua [29/9/2022] Việt Nam đã có những hoạt động nhộn nhịp tại hội trường Liên Hợp Quốc ở New York, thể hiện đầy đủ tư thế nổi bật của “Ngoại giao cây tre”.

Không phải trong năm nay Việt Nam mới đề xuất “Ngoại giao cây tre“. Ngay tại Hội nghị Ngoại giao Việt Nam hồi tháng 8/2016, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo phong cách ngoại giao “độc đáo, như cây tre” trong thực tiễn ngoại giao. Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 12 năm 2021, Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao toàn quốc bằng câu “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền Ngoại giao cây tre Việt Nam có đặc sắc vừa hiện đại vừa dân tộc“. Từ đó, “Ngoại giao cây tre” đã trở thành một chủ đề nóng, gây ra sự quan tâm rộng rãi cả trong và ngoài Việt Nam. Continue reading “Trung Quốc bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam”