Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng

Nguồn: Ryosuke Hanafusa, Energy guru Yergin: Putin has destroyed the economy he built, Nikkei Asia, 21/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc thế giới tranh giành dầu mỏ, Iran sẽ nổi lên như một nguồn thay thế quan trọng

Daniel Yergin, phó chủ tịch tập đoàn S&P Global, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về năng lượng, chia sẻ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin từng hét vào mặt ông trong một diễn đàn quốc tế, vì dám hỏi về một chủ đề nhạy cảm: khí đá phiến.

Câu hỏi của Yergin thực chất là về kế hoạch của Nga nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Nhưng từ “đá phiến” đã khiến nhà lãnh đạo Nga phản ứng gay gắt, vào năm 2013.

Putin biết rõ khí đá phiến cuối cùng sẽ cạnh tranh với khí đốt của Nga ở châu Âu. Ông cũng hiểu rằng đá phiến sẽ nâng cao vị thế chiến lược toàn cầu của Mỹ, Yergin nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Continue reading “Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng”

Thế giới hôm nay: 22/03/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine từ chối đầu hàng ở Mariupol, thành phố cảng miền nam đang bị quân Nga vây hãm suốt ba tuần qua. Hôm Chủ nhật, một tướng Nga đã tuyên bố người dân sẽ được phép rời thành phố theo hành lang an toàn nếu quân Ukraine hạ vũ khí từ 5 giờ sáng theo giờ Moscow (2 giờ sáng GMT). Mariupol đang bị thiếu lương thực, nước uống và điện, trong khi trở thành một chiến trường ác liệt. Hiện có khoảng 300.000 người vẫn bị mắc kẹt trong thành phố.

Nga triệu tập đại sứ Mỹ tại Moscow để cảnh báo rằng quan hệ song phương đang “trên bờ vực rạn nứt,” sau khi Tổng thống Joe Biden gọi người đồng cấp Nga là “tội phạm chiến tranh.” Được biết ông Biden sẽ thăm châu Âu trong tuần này, bắt đầu với hội nghị thượng đỉnh NATO và cuộc họp G7 tại Brussels vào thứ Năm trước khi đến Ba Lan. EU có thể sẽ áp đặt thêm biện pháp trừng phạt lên Nga; hôm thứ Hai các bộ trưởng ngoại giao Ireland và Litva kêu gọi cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/03/2022”

Tín hiệu phát đi từ việc Nga dùng tên lửa siêu thanh ở Ukraine

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vì sao quân đội Nga trình diễn “vũ khí sát thương lớn” vào thời điểm này?

Ngày 20/3/2022 Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phóng tên lửa siêu thanh “Dao găm” và tên lửa hành trình “Kalibr” phá huỷ một căn cứ nhiên liệu quân sự lớn tại thành phố Nikolaev của Ukraine. Đây là lần thứ hai Nga sử dụng tên lửa “Dao găm” tại Ukraine. Các chuyên gia quân sự Nga nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, vũ khí siêu thanh được đưa vào thực tế chiến đấu.

Trước đó, ngày 18 Nga đã dùng loại tên lửa này phá huỷ một kho ngầm lớn chứa thuốc nổ tên lửa và bom máy bay của Ukraine. Phía Ukraine không phủ nhận bị tên lửa “Dao găm” đánh phá nhưng lên tiếng phê bình, cho rằng việc đó thể hiện quân đội Nga đã không thể dùng bộ binh để đạt mục tiêu chiến lược mà phải chuyển sang tăng cường dùng cách đánh bom các khu dân cư và dùng vũ khí chính xác cao nhằm làm tan rã ý chí kháng chiến của Ukraine. Continue reading “Tín hiệu phát đi từ việc Nga dùng tên lửa siêu thanh ở Ukraine”

Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, China needs to drop Putin now, scholar insists, Nikkei Asia, 17/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn chính phủ nói Bắc Kinh nên đứng về lề phải của lịch sử

“Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt đứt [với ông ta] càng sớm càng tốt.”

Những lời này được viết bởi một học giả Trung Quốc nổi tiếng, và nó đã chi phối cuộc thảo luận giữa các chuyên gia đối ngoại và an ninh Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Đề xuất táo bạo kêu gọi cắt đứt quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin đến từ Hu Wei, một nhà khoa học chính trị đang làm việc cho Văn phòng Quốc vụ viện Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Continue reading “Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức”

Thế giới hôm nay: 21/03/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liên tục phát biểu (qua video) để tìm kiếm sự ủng hộ toàn cầu cho nước ông. Mới đây khi phát biểu trước quốc hội Israel, ông nói “các nước láng giềng muốn thấy chúng tôi chết” và so sánh Nga với Đức Quốc xã. Ông Zelensky đề nghị Israel gửi đạn dược cũng như trừng phạt Nga như các nước phương Tây đã làm. Ngoài ra ông cũng xuất hiện trên CNN và tiếp tục kêu gọi đàm phán với Nga.

Nga xác nhận Phó Chỉ huy Hạm đội Biển Đen Andrei Paly đã thiệt mạng. Ông bỏ mạng trong trận chiến ở Mariupol, thành phố hiện bị bao vây đến tuần thứ ba. Đến nay có năm tướng Nga được cho là đã thiệt mạng, một con số cao đáng ngạc nhiên. Hiện tình hình ở Mariupol vẫn ảm đạm, trong khi ông Zelensky gọi cuộc bao vây là “nỗi kinh hoàng sẽ được ghi nhớ suốt nhiều thế kỷ tới.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/03/2022”

TS. Nguyễn Bá Sơn: Một vài suy nghĩ về vấn đề Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Bá Sơn

Việc vừa qua phía Trung Quốc tập trận xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam đúng vào thời điểm đang diễn ra cuộc chiến tranh tàn khốc ở Đông Âu đã gây ra những tranh luận và suy luận trong nội bộ nhiều người Việt Nam. Ngày 07/03/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã phải có phản ứng về vấn đề này. Không phải là chuyên gia về Trung Quốc, nhưng do có một thời gian được tham gia đàm phán về biên giới lãnh thổ nên tôi muốn được chia sẻ đôi điều suy nghĩ của mình. Mong rằng sẽ không ai cho là “múa rìu qua mắt thợ”. Continue reading “TS. Nguyễn Bá Sơn: Một vài suy nghĩ về vấn đề Biển Đông”

20/03/1345: Đại dịch Cái chết đen bùng phát

Nguồn: Black Death is created, allegedly, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1345, theo các học giả tại Đại học Paris, Đại dịch Cái chết Đen đã bùng phát, trong sự kiện mà họ gọi là “cuộc hội tụ của Sao Thổ, Sao Mộc, và Sao Hỏa, ở góc 40 độ của chòm sao Bảo Bình.″ Cái chết Đen, hay Đại Dịch hạch, đã quét qua châu Âu, Trung Đông và châu Á trong thế kỷ 14, gây ra cái chết cho ước tính khoảng 25 triệu người.

Bất chấp khẳng định của các nhà thiên văn thế kỷ 14, căn bệnh phổ biến trong đợt dịch Cái chết Đen là do vi khuẩn yersinia pestis gây ra. Loại dịch hạch này, được truyền từ loài bọ chét sống bám ở chuột, có thể nhảy sang các động vật có vú khác khi chuột chết đi. Nhiều khả năng nó xuất hiện lần đầu tiên ở người ở Mông Cổ, trong khoảng năm 1320, dù nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể đã tồn tại hàng nghìn năm trước đó ở châu Âu. Continue reading “20/03/1345: Đại dịch Cái chết đen bùng phát”

Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Less Xi, more Li in China policy speech, Nikkei Asia, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi nền kinh tế suy thoái, các chính sách mang dấu ấn riêng của Chủ tịch Trung Quốc đã ít được nhấn mạnh hơn.

Thứ Sáu vừa qua, khi Lý Khắc Cường nhận câu hỏi từ các nhà báo trong và ngoài nước, đó có thể là lần xuất hiện cuối cùng của ông trong tư cách là thủ tướng Trung Quốc.

Cuộc họp báo của Thủ tướng diễn ra vào cuối kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hàng năm là thời điểm mà các phóng viên có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo thông lệ, một thủ tướng mới sẽ được chọn sau đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này, và người đó sẽ nhậm chức vào mùa xuân năm sau, khi kỳ họp quốc hội kết thúc. Continue reading “Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc”

Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước

Nguồn: Thomas de Maizière và A. Wess Mitchell, Putin United the West—but Now Comes the Hard Part, Foreign Policy, 11/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để có an ninh, đòi hỏi phải có những sự đánh đổi đau đớn mà các chính phủ phương Tây có thể chưa sẵn sàng thực hiện.

Khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề nghị chúng tôi làm đồng chủ trì một nhóm cấp cao với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị nhằm củng cố liên minh phương Tây vào năm 2020, NATO có lẽ đang chia rẽ hơn bao giờ hết – ngay cả trong câu hỏi về cách đối phó với Nga. Như chúng tôi đã viết trong báo cáo gần đây, Nga vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất của châu Âu, liên tục đối đầu với NATO, dẫn tới “nguy cơ tạo ra tình huống ‘sự đã rồi’, hoặc tạo một áp lực kéo dài, gây tê liệt trong tình huống khủng hoảng.” Continue reading “Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước”

19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ

Nguồn: First U.S. air combat mission begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tám máy bay Curtiss “Jenny” của Phi đội Không quân Số 1 (First Aero Squadron) đã cất cánh từ Columbus, New Mexico, lên đường thực hiện nhiệm vụ không chiến đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Được thành lập vào năm 1914, sau khi Thế chiến I bùng nổ, phi đội đang hỗ trợ cho 7.000 lính Mỹ xâm lược Mexico nhằm bắt giữ nhà cách mạng người Mexico, Pancho Villa.

Ngày 09/03/1916, Villa, người phản đối việc Mỹ ủng hộ Tổng thống Mexico Venustiano Carranza, đã dẫn đầu một nhóm du kích gồm vài trăm người băng qua biên giới, tiến hành đột kích vào thị trấn Columbus, New Mexico, giết chết 17 người Mỹ. Sang ngày 15/03, theo lệnh của Tổng thống Woodrow Wilson, Chuẩn tướng John J. Pershing đã phát động một cuộc tấn công trừng phạt nhắm vào Mexico để bắt giữ Villa. Bốn ngày sau, Phi đội Không quân Số 1 được cử đến Mexico để trinh sát và chuyển tiếp các thông điệp cho Tướng Pershing. Continue reading “19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ”

Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Hưng Khánh thứ 3 [4/1409] Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An, lập lên làm vua, đổi niên hiệu Trùng Quang năm thứ nhất:

Quý Khoáng là con Mẫn vương Ngạc và là cháu Nghệ Tông, trước kia Quý Khoáng làm quan Nhập nội thị trung. Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân; Đặng Dung, con Đặng Tất; hai người này bực tức về việc cha họ không có tội gì mà bị giết, nên đem binh lính Thuận Hóa về Thanh Hóa, rước Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua. Quý Khoáng lên ngôi vua ở Chi La [huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh], đổi niên hiệu là Trùng Quang, dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Cảnh Dị làm Thái bảo, Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 12. Continue reading “Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh”

Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay

Nguồn: Putins Krieg: „Es ist der größte Fehler der Nato, die Flugverbotszone abzulehnen“,WELT, 16/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Estonia là quốc gia NATO duy nhất kêu gọi can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine. Tướng Ants Laaneots biết rõ về Nga và Ukraine, bản thân ông từng phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Trong một cuộc phỏng vấn, ông giải thích phương Tây nên theo đuổi chiến lược nào.

Khi tướng Ants Laaneots của Estonia chưa đầy một tuổi thì cha ông bị bắt năm 1948 vì tội nổi loạn chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô, và gia đình ông bị đưa đi đày ở Siberia. Tuy nhiên, ông đã gia nhập Quân đội Liên Xô năm 1966. Năm nay 74 tuổi, viên tướng này đã xây dựng sự nghiệp của mình phần lớn ở Ukraine. Sau khi Khối Vác-sa-va sụp đổ, ông là chỉ huy lực lượng vũ trang Estonia và là nghị sỹ quốc hội của đảng Cải cách của nữ Thủ tướng Kaja Kallas từ năm 2015. Continue reading “Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay”

Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Niên, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nổi tiếng, do Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) thực hiện, đăng trên trang mạng Huanqiu.com ngày 18/3/2022.

Xung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng gì tới châu Âu và thế giới?

Hỏi: Ông cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ có thể chấm dứt với hình thức nào? Là hai bên thoả hiệp hay là có thể mở cái “Hộp Pandora” dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn, liên quan tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ?

Đáp: Mặc dầu cho tới nay NATO luôn không muốn trực tiếp đối mặt với quân đội Nga nhưng chúng ta vẫn rất khó nói cuộc xung đột này chỉ là sự đọ sức giữa hai bên Nga và Ukraine. Cũng chính vì các nhân tố phức tạp phía sau ấy mà cho dù các bên đều kêu gọi ngừng bắn nhưng Nga, Ukraine đều chưa có dấu hiệu ngừng chiến. Continue reading “Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn”

Ảo tưởng về vùng cấm bay

Nguồn: Richard K. Betts, The No-Fly Zone Delusion, Foreign Affairs, 10/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Ukraine, ý định tốt cũng không thể cứu vãn nổi ý tưởng tệ.

Đối mặt với cuộc xâm lược tàn bạo của Nga vào Ukraine, nhiều người Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy chính phủ của họ hỗ trợ quân sự nhiều nhất có thể cho Kyiv. Một ý tưởng được nhiều nhà quan sát và nhà bình luận nổi tiếng ủng hộ là thiết lập vùng cấm bay – nghĩa là sử dụng vũ lực (hoặc đe dọa sử dụng vũ lực) để ngăn máy bay Nga bay vào một số vùng trong không phận phía trên Ukraine, từ đó ngăn chặn các cuộc không kích của Nga nhắm vào lực lượng quân đội và dân thường Ukraine trong khu vực. Việc tạo ra một vùng cấm bay như vậy sẽ đòi hỏi kết hợp giữa thu thập thông tin tình báo hàng ngày, quan sát từ mặt đất, luân phiên tuần tra trên không với một số lượng lớn máy bay và phi công – và quan trọng nhất, là phải thực sự ngăn cản máy bay đối phương xâm nhập vào vùng trời đã được chỉ định là vùng cấm bay. Continue reading “Ảo tưởng về vùng cấm bay”

Thế giới hôm nay: 18/03/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dường như có người sống sót sau vụ oanh tạc vào nhà hátMariupol, mặc dù chưa rõ con số thương vong. Tại thời điểm bị oanh tạc, nhà hát này đang là nơi trú ẩn cho hơn 1.000 phụ nữ và trẻ em. Trong khi đó, giới chức Ukraine cho biết thị trưởng Melitopol đã được quân Nga trả tự do.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được chào đón nhiệt liệt khi phát biểu trước Hạ viện Đức qua video. Nhằm kêu gọi ủng hộ sự ủng hộ hơn nữa cho Ukraine, trong bài nói đầy cảm xúc ông đã khéo léo đề cập đến lịch sử nước Đức, đặc biệt là nạn diệt chủng Holocaust và khi đông Đức bị Nga chiếm đóng. Ngoài ra ông cũng chỉ trích một số công ty Đức hiện vẫn kinh doanh ở Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/03/2022”

Xung đột Ukraina: Phân tích quan điểm của Nga qua Chủ nghĩa kiến tạo

Tác giả: Gofman Artem & Đinh Hồng Giang

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” mà chính quyền Nga đang tiến hành trên lãnh thổ của Ukraina đã làm bùng nổ trong cộng đồng quốc tế những tranh cãi về bản chất của cuộc xung đột và các phương án khả thi để chấm dứt khủng hoảng này. Khi giao tranh đang tiếp diễn, sẽ là quá sớm để xác định kết quả giữa các bên, nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng làm sáng tỏ nguồn gốc cho cuộc đụng độ ở Ukraina thông qua lý thuyết quan hệ quốc tế.

Trong bài viết này, các tác giả cố gắng làm rõ quan điểm của Nga khi áp dụng biện pháp quân sự đối với Ukraina. Mục tiêu này được thúc đẩy bởi hai lý do sau. Thứ nhất, hiện có quá nhiều xuất bản về quan điểm của Nga, song chiến tranh thông tin đã để lại rất ít hoặc đã xoá bỏ hoàn toàn không gian cho các nghiên cứu công bằng, chưa kể tới những ảnh hưởng của “chứng sợ Nga” (Russophobia) đang tăng lên trên quy mô toàn cầu. Thứ hai, Nga là một trong những chủ thể chính trong cuộc khủng hoảng này, do vậy việc thấu hiểu quan điểm của Nga là điều kiện cần thiết để đạt được hoà bình trong tương lai gần. Continue reading “Xung đột Ukraina: Phân tích quan điểm của Nga qua Chủ nghĩa kiến tạo”

17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô

Nguồn: Lithuania rejects Soviet demand to renounce its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Litva – thành viên cũ của Liên Xô – đã kiên định từ chối yêu cầu của Liên Xô, theo đó buộc nước này từ bỏ tuyên bố độc lập. Tình hình ở Litva nhanh chóng trở thành một điểm nhức nhối trong quan hệ Xô – Mỹ.

Liên Xô chiếm được Litva, thuộc vùng Baltic, kể từ năm 1939. Người Litva từ lâu đã công khai phản đối việc bị Liên Xô sáp nhập, nhưng vô ích. Sau Thế chiến II, lực lượng Liên Xô không rút lui, còn Mỹ thì gần như chẳng làm gì để hỗ trợ nền độc lập của Litva. Vấn đề này tiếp tục tồn tại cho đến năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Continue reading “17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô”

Thế giới hôm nay: 17/03/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Có dấu hiệu cho thấy UkraineNga đang đạt tiến triển hướng tới một thỏa thuận hòa bình. Trích lời ba nhân vật tham gia đàm phán, Financial Times đưa tin về một thỏa thuận 15 điểm bao gồm ngừng bắn và Nga rút quân, đổi lại Ukraine tuyên bố trung lập và chấp nhận giới hạn lực lượng vũ trang. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Psekov nói với hãng thông tấn Nga RIA là còn quá sớm để tiết lộ bất kỳ chi tiết cụ thể nào.

Trong một bài phát biểu qua video, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Quốc hội Mỹ hỗ trợ bảo vệ bầu trời Ukraine, cụ thể bằng việc tuyên bố vùng cấm bay hoặc viện trợ hệ thống phòng không. “Chúng tôi cần các bạn ngay bây giờ,” ông nói. Đoạn video này được phát trực tiếp trên mạng và chiếu các hình ảnh về Ukraine trước và trong chiến tranh. Chính quyền Biden cho biết sẽ gửi thêm 800 triệu USD vũ khí cho Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/03/2022”

Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Oona A. Hathaway, International Law Goes to War in Ukraine, Foreign Affairs, 15/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường. Continue reading “Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine”

Tác động của lính tình nguyện nước ngoài trong cuộc chiến Ukraine là gì?

Nguồn: What will Ukraine’s legion of foreign fighters mean for the war?”, The Economist, 11/03/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Nó giống như một người lính cứu hỏa nghe thấy tiếng chuông báo cháy. Tôi phải lên đường.” Đó là cách một người Canada giải thích sự thôi thúc khiến anh muốn cầm vũ khí chống lại các lực lượng Nga xâm lược ở Ukraine. Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, cho biết vào ngày 3 tháng 3 rằng 16.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã tình nguyện tham gia Binh đoàn Quốc tế, một nhánh quân đội mà ông mới công bố thành lập. Con số đó bao gồm nhiều người từ các nước láng giềng hậu cộng sản của Ukraine, cũng như 3.000 người Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, nói rằng các tình nguyện viên đến từ 52 quốc gia đã đăng ký tham gia. Bất chấp sự miễn cưỡng của các chính phủ phương Tây trong việc tham gia chiến sự, có vẻ như công dân của họ sẽ sẵn sàng làm như vậy. Nhưng vai trò của họ lớn đến mức nào, và họ có thể ảnh hưởng ra sao đến cuộc chiến? Continue reading “Tác động của lính tình nguyện nước ngoài trong cuộc chiến Ukraine là gì?”