Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen

Nguồn: Gideon Rachman, “We need to think about a Le Pen presidency,” Financial Times, 11/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ứng viên cực hữu của Pháp vẫn có thể đánh bại Macron, theo đó đẩy NATO và EU rơi vào tình trạng hỗn loạn.

“Các chính sách mà tôi đại diện là các chính sách do Trump đại diện, do Putin đại diện.” Đó là lời phát biểu của Marine Le Pen vào năm 2017. Chỉ trong hai tuần nữa, bà có thể được bầu làm Tổng thống Pháp.

Le Pen, người đứng đầu phe cực hữu của Pháp, hiện đã vào đến vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống, nơi bà sẽ đối đầu với Tổng thống Emmanuel Macron. Kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên cho thấy Le Pen kém Macron 5 điểm phần trăm. Việc 57% cử tri Pháp đã chọn các ứng viên cực tả hoặc cực hữu ngay trong vòng đầu tiên – trong khi các đảng trung dung truyền thống sụp đổ – có vẻ không tốt cho một tổng thống đương nhiệm theo đường lối trung dung, như Macron. Continue reading “Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen”

16/04/2007: Xả súng tại trường Virginia Tech làm 32 người chết

Nguồn: Virginia Tech shooting leaves 32 dead, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, 32 người đã thiệt mạng trong khuôn viên trường Đại học Virginia Tech sau khi bị Seung-Hui Cho, một sinh viên, dùng súng bắn. Hung thủ sau đó cũng chết vì tự sát.

Vụ nổ súng tại Virginia Tech bắt đầu vào khoảng 7:15 sáng, khi Cho, 23 tuổi, sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Anh tại Viện Bách khoa và Đại học Bang Virginia, đặt trụ sở tại Blacksburg, bắn một nữ sinh năm nhất và một nam trợ giảng nội trú trong ký túc xá trước khi bỏ trốn khỏi tòa nhà. Continue reading “16/04/2007: Xả súng tại trường Virginia Tech làm 32 người chết”

Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ về nước, Mộc Thạnh nhận chức Tổng binh, tiếp tục mang quân chinh phạt:

Ngày mồng 1 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [6/3/1410]

Sắc dụ Kiềm quốc công Mộc Thành vẫn mang ấn Chinh Di Tướng quân sung chức Tổng binh, Vân dương bá Trần Húc sung Phó Tổng binh mang quân chinh tiễu số giặc còn sót lại tại Giao Chỉ.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 334)

Về lãnh vực hành chánh, Thượng thư Hoàng Phúc, người đứng đầu ty Bố chánh, tâu xin thi hành mấy điều nhằm khắc phục khó khăn về lương thực và giao thông: Continue reading “Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc”

Thế giới nên dõi theo những gì đang xảy ra ở Thượng Hải

Nguồn: Robin Harding, “The rest of the world should watch what is happening in Shanghai,” Financial Times, 12/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phong tỏa Covid ở thành phố lớn nhất Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Theo một người bị nhốt trong một căn hộ nhỏ cùng với cha cô trong hai tuần qua, một trong những điều khó khăn nhất trong đợt phong tỏa Thượng Hải chính là sự bất định. Cô dành cả ngày trên các nhóm WeChat, cố gắng điều phối các đơn mua thực phẩm với số lượng lớn, hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ để xem chính quyền đã chắn hàng rào vệ sinh dịch tễ màu đỏ, mà người dân không được vượt qua, đến đâu. Gần như chẳng còn thông tin gì khác.

Mạng xã hội cho thấy một thành phố đang đứng trên bờ vực thẳm. Cư dân la hét từ ban công nhà mình, yêu cầu được cung cấp thức ăn. Máy bay không người lái phát đi các thông điệp yêu cầu họ quay vào nhà. Hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính bị nhồi nhét trong các trung tâm cách ly. Continue reading “Thế giới nên dõi theo những gì đang xảy ra ở Thượng Hải”

Thế giới hôm nay: 15/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một quan chức Ukraine tuyên bố soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Nga, mang tên Moskva, đã bị hai tên lửa diệt hạm bắn trúng. Nga phủ nhận thông tin con tàu chìm và nói vụ nổ là do một đám cháy làm nổ kho đạn trên tàu. (Cập nhật: Nga đã thông báo tàu Moskva đã bị chìm trên đường lai dắt vào cảng.) Trong khi đó, vào thứ Năm Ukraine công bố chín hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường, bao gồm từ thành phố cảng Mariupol cũng như các thành phố Berdyansk, Tokmak và Enerhodar. Các hành lang ở vùng Luhansk sẽ còn phụ thuộc vào việc Nga có dừng pháo kích hay không.

Elon Musk chính thức gửi đề nghị mua lại Twitter với giá 43 tỷ đô la tiền mặt, theo cập nhật mới nhất của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ. Trong một bức thư gửi chủ tịch của Twitter, ông viết “Twitter phải quay về làm một công ty tư nhân.” Đề nghị này được Musk đưa ra chỉ một tháng sau khi ông mua 9,2% cổ phần của công ty và trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter. Ông sau đó từ chối một ghế trong hội đồng quản trị (điều lệ công ty quy định thành viên HĐQT chỉ được sở hữu tối đa 14,9%). Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2022”

CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa

sách no

Nguồn: Takenori Miyamoto (phỏng vấn), “Invasion of Ukraine will ‘re-imagine’ globalization: BlackRock CEO,” Nikkei Asia, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Toàn cầu hóa, như những gì chúng ta biết, đã kết thúc với việc Nga xâm lược Ukraine bởi vì những lo ngại về chính trị và an ninh đang đóng một vai trò lớn trong quá trình ra quyết định của các công ty, theo lời Larry Fink, Giám đốc điều hành BlackRock, trong cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei.

“Tiếp cận vốn là một đặc ân,” Fink nói về sự cô lập của Nga với thị trường toàn cầu trong thời chiến. Ông lưu ý rằng, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của tất cả các bên liên quan” (stakeholder capitalism) đang thúc đẩy các công ty đưa ra các phản ứng của riêng họ trước tình hình. Continue reading “CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa”

14/04/1986: Mỹ không kích các mục tiêu khủng bố và quân sự ở Libya

Nguồn: U.S. bombs terrorist and military targets in Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Mỹ đã tiến hành không kích vào Libya, để trả đũa việc nước này tài trợ khủng bố nhắm vào quân đội và công dân Mỹ. Cuộc đột kích, bắt đầu ngay trước 7 giờ tối giờ miền đông (tức 2 giờ sáng ngày 15/04, theo giờ Libya), có sự tham gia của hơn 100 máy bay của Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ, và kết thúc trong vòng một giờ. Năm mục tiêu quân sự và “trung tâm khủng bố” đã bị tấn công, bao gồm cả nhà của lãnh đạo Libya Muammar al-Qaddafi.

Trong suốt những năm 1970 và 1980, chính phủ của Qaddafi đã tài trợ cho rất nhiều nhóm khủng bố Hồi giáo, chống Mỹ, và chống Anh trên toàn thế giới, từ lính du kích Palestine, phiến quân Hồi giáo Philippines, đến Quân đội Cộng hòa Ireland, và Đảng Báo đen (Black Panthers). Đáp lại, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Libya và quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi. Continue reading “14/04/1986: Mỹ không kích các mục tiêu khủng bố và quân sự ở Libya”

Mỹ cần nhắm các biện pháp trừng phạt tài chính vào chính Putin

Nguồn: David Asher, “The US needs to aim its financial punishment at Putin himself”, Financial Times, 08/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để chiến lược chiến tranh kinh tế đạt hiệu quả, Washington phải sửa đổi các quy tắc hạn chế của mình.

Vào tháng trước, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã có chuyến công du châu Âu nhằm củng cố các biện pháp trừng phạt của EU và thúc đẩy các biện pháp phong tỏa tài sản đối với Vladimir Putin cũng như các quan chức trong chính quyền của ông. Thông điệp của vị thứ trưởng đối với những người ủng hộ Moscow rất rõ ràng: “gửi đến bất kỳ ai có ý định giúp Nga tận dụng lợi thế và né tránh các lệnh trừng phạt … chúng tôi sẽ săn tìm các vị,” ông cảnh báo. Nhưng ngay cả khi phải đối mặt với áp lực kinh tế chưa từng có, phần lớn mạng lưới tài chính của Putin vẫn hoạt động bình thường. Continue reading “Mỹ cần nhắm các biện pháp trừng phạt tài chính vào chính Putin”

Thế giới hôm nay: 14/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên gọi các hành động của Nga ở Ukraine là “tội ác diệt chủng,” và “ngày càng rõ ràng rằng Putin muốn xóa sổ dân tộc Ukraine.” Mặc dù lời nói của ông Biden không có trọng lượng pháp lý, nhưng tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hoan hô vì “chỉ thẳng mặt tội ác là cần thiết để chống lại cái ác.”

Thủ tướng Sanna Marin cho biết trong vòng vài tuần tới Phần Lan sẽ quyết định xem có nên gia nhập NATO hay không. Bà đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Magdalena Andersson của Thụy Điển, nước cũng đang xem xét gia nhập NATO. Là quốc gia có đường biên giới dài với Nga, Phần Lan đang ngày càng xem xét nghiêm túc ý tưởng gia nhập NATO sau khi Ukraine bị xâm lược; đáp lại, Nga đã cảnh báo hai nước này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/04/2022”

Chủ nghĩa đa phương đang trên đà sụp đổ?

Nguồn: Rafiq Dossani, UN failures over Ukraine just the latest sign that multilateralism is on the brink of collapse, South China Morning Post, 02/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thể chế đa phương đang suy giảm vị thế, trong khi chủ nghĩa khu vực và các hiệp định không chính thức như Quad và RCEP lại tăng nhanh – đặt ra những thách thức nghiêm trọng về cách giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ khủng hoảng tị nạn đến biến đổi khí hậu.

Thất bại của Liên Hiệp Quốc trong việc xử lý cuộc xâm lược Ukraine của Nga không nên khiến bất cứ ai phải ngạc nhiên. Đây dường như chỉ là minh chứng mới nhất cho xu hướng đã kéo dài hai thập niên, về sự kém hiệu quả ngày càng tăng của các thể chế đa phương toàn cầu trong việc giải quyết các thách thức ngoại giao, an ninh, và kinh tế-xã hội của thế giới. Continue reading “Chủ nghĩa đa phương đang trên đà sụp đổ?”

Thế giới hôm nay: 13/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Nga đang gửi một đoàn xe quân sự có trực thăng, bộ binh và pháo binh tới miền đông Ukraine, trong bối cảnh Điện Kremlin chuyển chú ý khỏi thủ đô Kyiv. Quân đội Ukraine dự đoán Nga sẽ cố gắng chiếm Mariupol để làm bàn đạp tiến vào phần còn lại của tỉnh Donetsk. Cho đến nay hơn 10.000 thường dân đã thiệt mạng ở thành phố này, với các thi thể “nằm khắp nơi trên đường phố,” theo lời thị trưởng.

Một nghị sĩ Ukraine nói máy bay không người lái Nga đã thả một chất không xác định xuống Mariupol, và rằng “rất có thể” nó là chất độc hóa học. Cả chính quyền địa phương lẫn tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều chưa xác nhận. Lầu Năm Góc nói họ đang xem xét cáo buộc; ngoại trưởng Anh cho biết bà đang khẩn trương làm việc với các đồng minh để xác minh thông tin. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/04/2022”

Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?

Nguồn: Peter Coy, “The Ruble Has Bounced Back. What Does That Mean?”, New York Times, 04/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/03, Tổng thống Biden đã khoe trên Twitter rằng “do kết quả của các lệnh trừng phạt chưa từng có của chúng ta, đồng rúp (ruble) đã gần như ngay lập tức biến thành đống đổ nát (rubble)”. Đó là một dòng tweet đăng không đúng lúc. Đồng tiền của Nga đúng là đã sụt giảm vào tháng 2, sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt, nhưng vào thời điểm Biden mừng vui, nó đã lấy lại vị thế đã mất. Đồng rúp hiện trị giá khoảng 1,2 xu Mỹ, thấp hơn mức 1,3 xu trước chiến tranh, nhưng cao hơn nhiều so với mức thấp nhất từ khi chiến sự nổ ra, dưới 0,8 xu. Continue reading “Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?”

12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy

Nguồn: Canadians capture Vimy Ridge in northern France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau ba ngày chiến đấu ác liệt và chịu hơn 10.000 thương vong, Quân đoàn Canada đã chiếm được khu vực Sườn núi Vimy ở miền bắc nước Pháp, trước đây do quân Đức trấn giữ.

Nhiều nhà sử học xem chiến thắng tại Sườn núi Vimy trong Thế chiến I là một khoảnh khắc vĩ đại đối với Canada, khi nước này thoát khỏi cái bóng của Anh, và đạt được thành tích quân sự của riêng mình. Nhờ chiến thắng này – bất chấp những thất bại trong đợt tấn công lớn hơn của phe Hiệp ước – lực lượng Canada đã xây dựng được cho mình danh tiếng về tính hiệu quả và sức mạnh trên chiến trường. Continue reading “12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy”

Thế giới hôm nay: 12/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lầu Năm Góc cho biết Nga đang gửi một đoàn xe quân sự có trực thăng, bộ binh và pháo binh tới miền đông Ukraine, trong bối cảnh Điện Kremlin chuyển chú ý khỏi thủ đô Kyiv. Trong khi đó ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói nước này sẽ không ngừng chiến sự để đàm phán. Vào Chủ nhật, các cuộc không kích của Nga đã phá hủy sân bay Dnipro và làm hư hại một trường học, theo các quan chức Ukraine. Chính phủ đã lập 9 hành lang nhân đạo để dân thường sơ tán khỏi miền đông đất nước.

Nga cảnh báo Phần LanThụy Điển không được gia nhập NATO, sau khi đại diện các nước này hội đàm với quan chức cấp cao của Mỹ vào tuần trước. Điện Kremlin nói NATO là một “công cụ tạo ra căng thẳng đối đầu” — song việc Nga xâm lược Ukraine có thể khiến NATO mở rộng lên thành 32 thành viên ngay từ mùa hè năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/04/2022”

Tại sao khủng hoảng Ukraine không hẳn là lỗi của phương Tây?

Nguồn: Adam Roberts, “Sir Adam Roberts Rebuffs the View that the West is Principally Responsible for the Crisis in Ukraine”, The Economist, 26/03/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại sao John Mearsheimer, một giáo sư quan hệ quốc tế nổi tiếng của Mỹ, lại tổng kết một cách khác người như vậy về “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine? Nó quả nhiên là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” – khi bị lên án vi phạm các quy tắc và chuẩn tắc cơ bản nhất [về luật pháp quốc tế]. Song Mearsheimer lại lập luận rằng “phương Tây, đặc biệt là Mỹ, phải chịu trách nhiệm chính cho cuộc khủng hoảng bắt đầu vào tháng 2 năm 2014.”

Xem thêm: John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Giáo sư Mearsheimer không hề có ý ủng hộ Vladimir Putin: “Rõ ràng là Vladimir Putin khai màn khủng hoảng và chịu trách nhiệm về cách thức nó được tiến hành,” ông viết. Nhưng lập luận chủ đạo của Giáo sư Mearsheimer là cuộc khủng hoảng thật sự khai màn từ hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest hồi tháng 4 năm 2008, khi Tổng thống George W. Bush, cùng với các nước thành viên NATO, cam kết sẽ kết nạp Ukraine và Gruzia làm thành viên trong tương lai. Giới lãnh đạo Nga kịch liệt phản đối NATO mở rộng đến sát lãnh thổ nước này. Continue reading “Tại sao khủng hoảng Ukraine không hẳn là lỗi của phương Tây?”

Đằng sau việc điệp viên Nga bị châu Âu trục xuất hàng loạt

Nguồn:Russian spooks are being kicked out of Europe en masse,” The Economist, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành tình báo của Nga có thể bị thụt lùi nhiều năm.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến quân đội nước này bị tổn thương và nền kinh tế bị tàn phá. Giờ đây, các điệp viên của Nga bắt đầu bị ảnh hưởng. Ngày 07/04, Áo, sau nhiều năm là trung tâm hoạt động gián điệp của Nga, đã trở thành quốc gia mới nhất trục xuất những người bị nghi là tình báo Nga, nâng tổng số quan chức Nga bị trục xuất khỏi Mỹ và châu Âu kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên hơn 400. Vụ trục xuất hàng loạt, lớn nhất trong lịch sử này có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến lực lượng tình báo của Vladimir Putin, cũng như khả năng do thám – và lật đổ – ở châu Âu. Continue reading “Đằng sau việc điệp viên Nga bị châu Âu trục xuất hàng loạt”

Thế giới hôm nay: 11/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky cảnh báo “toàn bộ dự án châu Âu là mục tiêu” của Nga. Ông tiếp tục kêu gọi cấm vận dầu mỏ Nga, vì tình trạng hiện tại khiến Điện Kremlin cảm thấy “không bị trừng phạt.” Ukraine cũng chính thức cấm toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Nga, mặc dù thương mại giữa hai nước đã gần như chấm dứt kể từ đầu cuộc chiến. Bộ trưởng kinh tế Ukraine kêu gọi các nước khác làm theo.

Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk công bố 9 hành lang nhân đạo cho dân thường sơ tán khỏi miền đông đất nước, bao gồm cả thành phố cảng Mariupol đang bị bao vây. Thường dân ở vùng Luhansk được kêu gọi sơ tán ngay lập tức. Chỉ trong ngày thứ Bảy đã có hơn 4.500 người sơ tán qua các hành lang nhân đạo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/04/2022”

Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong,” Nikkei Asia, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài.

Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn.

Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ: Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan. Continue reading “Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin”

10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu

Nguồn: Bataan Death March begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một ngày sau khi Đảo Luzon của Philippines chính thức đầu hàng trước quân Nhật, 75.000 lính Philippines và Mỹ bị bắt trên Bán đảo Bataan đã bắt đầu một cuộc hành quân cưỡng bức tới một trại tù gần Cabanatuan. Trong hành trình khét tiếng này, được gọi là “Hành trình Chết chóc Bataan”, các tù nhân bị buộc phải hành quân 85 dặm trong vòng 6 ngày, và chỉ được ăn duy nhất một bữa trong suốt cuộc hành trình. Đến cuối hành trình, vốn liên tục chứng kiến các hành động tàn bạo của lính canh Nhật Bản, hàng trăm người Mỹ và người Philippines đã thiệt mạng. Continue reading “10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu”

Tên lửa vác vai đang giúp Ukraine đối phó với máy bay Nga như thế nào?

Nguồn:What are MANPADS, the portable missiles bringing down Russian aircraft?”, The Economist, 06/04/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hệ thống phòng không cơ động (Man-portable air defence systems – MANPADS) đang đóng một vai trò quan trọng không ngờ trong cuộc chiến ở Ukraine. Những tên lửa vác vai này, điển hình là Stinger của Mỹ, chỉ có hiệu quả trong việc chống các máy bay bay thấp và có tầm bắn chỉ vài km. Tuy nhiên, chúng đã tiêu diệt được một số mục tiêu và đang cản trở nghiêm trọng các chiến dịch không quân của Nga. Hiện các lực lượng Ukraine đang được tiếp cận phiên bản nâng cấp, dưới dạng tên lửa STARStreak mới nhất do Anh cung cấp. Tại sao MANPADS lại quan trọng đối với khả năng phòng thủ của Ukraine, và loại tên lửa mới có thể tạo ra sự khác biệt nào không? Continue reading “Tên lửa vác vai đang giúp Ukraine đối phó với máy bay Nga như thế nào?”