29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ

Nguồn: Red Cross announces Japan refuses passage of supplies for U.S. POWs, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Hội Chữ thập đỏ quốc tế tiết lộ rằng Nhật Bản đã từ chối cho phép tự do đi qua đối với các tàu chở thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho các tù binh chiến tranh Mỹ do Nhật Bản giam giữ .

Vào tháng 01 năm 1941, chính phủ Mỹ yêu cầu Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ bắt đầu một chương trình hiến máu để tạo ra nguồn cung huyết tương và huyết thanh sẵn sàng và dồi dào để truyền cho các binh lính bị thương. Hơn 13 triệu lượt đóng góp (mỗi lượt khoảng một pint, tương đương 0,47 lít) đã được thu thập. Continue reading “29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ”

03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan

Nguồn: Japanese launch major offensive against Bataan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, bộ binh Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng vào quân Đồng Minh ở Bataan, bán đảo nằm chắn Vịnh Manila của Philippines.

Bắt đầu vào tháng 12/1941 dưới sự chỉ huy của Tướng Masaharu Homma, cuộc xâm lăng của Quân đoàn Nhật Bản thứ 14 đã buộc quân đội của Tướng Douglas MacArthur phải rút từ Manila, thủ đô của Philippines, về Bataan. Một phần nguyên nhân là do chiến lược của MacArthur không tốt. Continue reading “03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan”

22/03/1942: Cripps và Gandhi gặp nhau

Nguồn: Cripps and Gandhi meet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, chính khách người Anh, Sir Stanford Cripps, đã đến Ấn Độ để đàm phán với Mohandas Gandhi về nền độc lập của Ấn Độ, trong một sự kiện mà sau này được gọi là Sứ mệnh Crispps (Crispps Mission).

Cripps là một sinh viên có năng khiếu với hiểu biết trong nhiều lĩnh vực đa dạng như hóa học và luật pháp. Vì sức khỏe yếu, ông bị coi là không phù hợp để phục vụ quân đội trong Thế chiến I, và thay vào đó, đã đến làm việc trong một nhà máy của chính phủ. Sau chiến tranh, Cripps trở thành Cố vấn Nhà vua (1927). Không lâu sau đó, ông được phong tước, và năm 1931 thì được bầu vào Nghị viện với tư cách thành viên Công Đảng của Bristol East. Thiên hướng chính trị của Cripps luôn là cực tả, và vào năm 1938, khi ông ủng hộ một mặt trận thống nhất với phe Cộng sản nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít đang phát triển ở Châu Âu, ông đã bị khai trừ khỏi đảng của mình. Continue reading “22/03/1942: Cripps và Gandhi gặp nhau”

20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức

Nguồn: The Wannsee Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các quan chức Đức Quốc xã đã nhóm họp để thảo luận chi tiết về “Giải pháp sau cùng cho Vấn đề người Do Thái”.

Tháng 07/1941, theo chỉ thị của Hitler, Herman Goering đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, Tổng tư lệnh SS và cánh tay phải của Heinrich Himmler, “càng sớm càng tốt, lập ra kế hoạch chung về các biện pháp hành chính, vật chất và tài chính cần thiết để đạt được giải đáp sau cùng cho vấn đề người Do Thái.” Continue reading “20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức”

19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad

Stalingrad Battle

Nguồn:Soviet counterattack at Stalingrad,” History.com (truy cập ngày 18/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Georgi Zhukov đã mở chiến dịch Sao Thiên Vương, cuộc phản công lớn giúp xoay chuyển tình thế sang hướng có lợi cho Liên Xô so với Đức trong trận Stalingrad (17/07/1942–02/02/1943).

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp những điều khoản của Hiệp ước Xô-Đức 1939, Đức Quốc xã vẫn phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân tinh nhuệ, quân đội Đức nhanh chóng tràn vào lãnh thổ Liên Xô, gây tổn thất rất lớn cho Hồng quân và nhân dân Xô viết. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh phe Trục, Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và bao vây các thành phố lớn của Liên Xô là Leningrad và Moskva vào giữa tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên, phía Liên Xô đã cầm cự được, và mùa đông sắp đến đã buộc Đức phải tạm dừng cuộc tấn công. Continue reading “19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad”

07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái

34805

Nguồn:Himmler decides to begin medical experiments on Auschwitz prisoners,” History.com (truy cập ngày 06/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Heinrich Himmler, người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã, cùng với ba người khác, trong đó có một bác sĩ, đã quyết định sẽ bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên các nữ tù nhân bị giam giữ trong trại tập trung Auschwitz và khảo sát việc mở rộng những thí nghiệm này trên nam giới.

Himmler, kiến trúc sư của chương trình thảm sát người Do Thái ở châu Âu của Hitler, đã triệu tập một hội nghị ở Berlin để thảo luận về những triển vọng cho việc sử dụng tù nhân trong các trại tập trung làm đối tượng cho các cuộc thí nghiệm y học. Trong số những người tham gia hội nghị có trưởng cơ quan Thanh tra trại tập trung, đại tướng thuộc lực lượng Đội cận vệ (SS) Richard Glücks (bác sĩ trưởng), Thiếu tướng SS Karl Gebhardt, và giáo sư Carl Clauberg (một trong những bác sĩ phụ khoa hàng đầu của Đức). Continue reading “07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái”

21/05/1942: Hàng ngàn người Do Thái bị hành quyết ở Trại Sobibór

Sobibor_2583666b

Nguồn:Thousands of Jews die in Nazi gas chambers; IG Farben sets up factory,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 5 năm 1942, 4.300 người Do Thái bị trục xuất khỏi thị trấn Chełm ở Ba Lan tới Trại hành quyết của Đức Quốc xã ở Sobibór (miền Đông Ba Lan), nơi tất cả đều thiệt mạng do hơi ngạt. Cùng ngày, tập đoàn hóa chất IG Farben của Đức đã thiết lập một nhà máy bên ngoài Auschwitz (ở thành phố Oświęcim, Ba Lan), để lợi dụng sức lao động từ những nô lệ người Do Thái ở trại tập trung Auschwitz.

Trại hành quyết Sobibór có tất cả 5 phòng hơi ngạt, nơi khoảng 250.000 người Do Thái đã bị sát hại chỉ trong hai năm 1942 và 1943. Một cuộc nổi dậy trong trại đã diễn ra vào tháng 10 năm 1943; 300 nô lệ lao động người Do Thái đã đứng lên sát hại một số lính cận vệ Đức Quốc xã cũng như lính canh người Ukraina. Những người nổi dậy đều thiệt mạng trong khi chiến đấu với những kẻ giam giữ họ hay trong khi cố gắng trốn chạy. Những tù nhân còn lại bị hành quyết ngay ngày hôm sau. Continue reading “21/05/1942: Hàng ngàn người Do Thái bị hành quyết ở Trại Sobibór”