Tài sản của Hitler được xử lý như thế nào?

Nguồn:What happened to Hitler’s property“, History, 14/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi còn trẻ, Hitler là một nghệ sĩ chật vật với ít tiền bạc và phải sống trong các nhà trọ. Ông chiến đấu trong Thế chiến I, sau đó tham gia hoạt động năng nổ trong Đảng Quốc xã mới được thành lập. Sau cuộc đảo chính tại nhà hàng bia ở Munich vào năm 1923, trong đó Hitler và các phần tử phát xít đã phát động một cuộc đảo chính thất bại chống lại chính quyền bang Bavaria, ông bị tống vào tù vì tội phản quốc. Continue reading “Tài sản của Hitler được xử lý như thế nào?”

21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới

21

Nguồn: Nazi chief architect requests POWs to labor for a new Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Albert Speer, Kiến trúc sư trưởng của Adolf Hitler và Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang của Đế chế, đã yêu cầu đưa 30.000 tù nhân chiến tranh người Liên Xô đến làm nô lệ để bắt đầu một chương trình xây dựng quy mô lớn tại Berlin.

Speer sinh ngày 19/03/1905, tại Mannheim, Đức. Ở tuổi 22, ông đã nhận được Chứng chỉ Kiến trúc sư sau khi học tại ba trường kỹ thuật ở Đức. Speer trở thành người ủng hộ Đức Quốc xã cuồng nhiệt sau khi nghe Hitler diễn thuyết tại một cuộc biểu tình vào cuối năm 1930, sau đó, ông gia nhập Đảng vào tháng 1/1931. Hitler, người luôn trọng dụng giới trí thức, nghệ sĩ và các kỹ thuật viên tài năng, đã chọn Speer làm kiến trúc sư của riêng mình. Một trong số các dự án được Führer (Quốc trưởng, chỉ Hitler) giao phó cho Speer thiết kế là quảng trường diễu hành của Đại hội Đảng Quốc xã tại Nürnberg năm 1934. Đây cũng là nơi đạo diễn Leni Riefenstahl đã quay bộ phim tuyên truyền nổi tiếng của bà, Triumph of the Will. Continue reading “21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới”

19/11/1940: Hitler thúc giục Tây Ban Nha chiếm Gibraltar

19

Nguồn: Hitler urges Spain to grab Gibraltar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã yêu cầu Ngoại trưởng Tây Ban Nha Serano Suner thực hiện thỏa thuận tấn công Gibraltar, một khu vực do Anh kiểm soát. Điều này sẽ giúp phong tỏa Địa Trung Hải và giữ chân quân Anh tại Bắc Phi.

Tây Ban Nha vừa mới thoát khỏi cuộc Nội chiến kéo dài ba năm (1936-1939), và Tướng Francisco Franco trở thành lãnh đạo độc tài của nước này. Mặc dù lực lượng phe Quốc gia của Franco đã nhận viện trợ từ chính quyền phát xít Đức và Ý trong cuộc chiến chống lại phe Cộng hòa cánh tả, ông vẫn duy trì vị trí “trung lập” khi Thế chiến II nổ ra. Continue reading “19/11/1940: Hitler thúc giục Tây Ban Nha chiếm Gibraltar”

28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler

28-09-1918-adolf-hitler

Nguồn: British soldier allegedly spares the life of an injured Adolf Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 28/09/1918, đã xảy ra một biến cố được ghi nhận trong lịch sử Thế chiến I. Mặc dù các chi tiết của sự kiện này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng Binh nhì Henry Tandey – một người lính Anh đang phục vụ gần làng Marcoing, Pháp – đã báo cáo về việc gặp một người lính Đức bị thương, tuy nhiên, ông lại không bắn người này. Điều đó đã giữ lại mạng sống cho chuẩn hạ sĩ Adolf Hitler, khi ấy mới 29 tuổi. Continue reading “28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler”

20/07/1944: Âm mưu ám sát và đảo chính Hitler thất bại

wolflair

Nguồn: Assassination plot against Hitler fails”, History.com (truy cập ngày 20/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, Hitler đã thoát chết khi một quả bom được cài trong một chiếc cặp phát nổ nhưng không giết nổi ông ta.

Một số quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm cho rằng Hitler phải bị giết. Ông ta đã lãnh đạo nước Đức bước vào một cuộc chiến tranh tự sát trên hai mặt trận, và tiến hành ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Một cuộc đảo chính sẽ diễn ra sau đó, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn bởi quân Đồng minh. Đó là kế hoạch. Còn đây là thực tế: Continue reading “20/07/1944: Âm mưu ám sát và đảo chính Hitler thất bại”

23/06/1940: Hitler thị sát Paris

hitlerinparis

Nguồn: Hitler takes a tour of Paris”, History.com (truy cập ngày 22/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã đi thị sát các địa điểm nổi tiếng tại thủ đô Pháp, giờ là lãnh thổ bị Đức chiếm đóng.

Trong chuyến thăm đầu tiên và duy nhất của mình đến Paris, Hitler đã đến thăm lăng mộ của Napoleon. “Đây là khoảnh khắc vĩ đại nhất và đẹp nhất của cuộc đời tôi,” ông ta nói khi rời khỏi khu lăng mộ. Người ta đã nhiều lần so sánh Hitler với Napoleon: Cả hai đều là người nước ngoài đối với đất nước mà họ cai trị (Napoleon là người gốc Ý, Hitler là người Áo); cả hai đều lên kế hoạch xâm lược Nga trong khi chuẩn bị xâm lược nước Anh; cả hai chiếm được thành phố Vilna của Nga vào ngày 24/6; cả hai đều có khả năng ghi nhớ hình ảnh rất tốt; và cả hai đều cao chưa tới 1,75m, bên cạnh những sự trùng hợp khác nữa. Continue reading “23/06/1940: Hitler thị sát Paris”

21/03/1943: Âm mưu ám sát Hitler thất bại

von

Nguồn:Another plot to kill Hitler foiled”, History.com (truy cập 21/3/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, âm mưu thứ hai trong một tuần của một số quân nhân nhằm ám sát Hitler đã thất bại.

Từ mùa hè năm 1941, Trung tướng Henning von Tresckow, một thành viên của Tập đoàn Quân Trung ương dưới quyền Đại tướng Fedor von Bock, đã lãnh đạo nhiều âm mưu ám sát Adolf Hitler. Cùng với nhân viên của mình là Trung úy Fabian von Schlabrendorff, cùng hai kẻ âm mưu khác, những người tin rằng Hitler đang dẫn nước Đức đến chỗ ô nhục, Tresckow đã lên kế hoạch bắt giữ vị Quốc trưởng khi ông đến thăm trụ sở chính của Tập đoàn quân tại Borisov, lúc đó đóng trong lãnh thổ Liên Xô. Nhưng sự ngây thơ của họ trong vấn đề này trở nên rõ ràng khi Hitler được bao quanh bởi các vệ sĩ SS và ngồi trong một chiếc xe trong một đội hình xe. Họ không bao giờ có cơ hội lại được gần Hitler. Continue reading “21/03/1943: Âm mưu ám sát Hitler thất bại”

17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời

Rudolf-Hess_1952223a

Nguồn:Hitler’s last living henchman dies,” History.com (truy cập ngày 16/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, Rudolf Hess, phó tướng của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler, được phát hiện là đã chết ngạt trong nhà tù Spandau tại Berlin ở tuổi 93, được cho là tự tử. Hess là thành viên thân cận cuối cùng của Hitler còn sống sót sau chiến tranh và là tù nhân duy nhất trong nhà tù Spandau kể từ năm 1966.

Hess, một tín đồ tận tâm của chủ nghĩa quốc xã ngay từ những ngày đầu, đã tham gia trong “cuộc đảo chính nhà hàng bia” thất bại của Hitler năm 1923. Ông đã trốn chạy sang Áo nhưng tình nguyện trở về Đức để hầu cận Hitler trong nhà tù Landsberg. Trong suốt tám tháng trong tù, Hitler đã đọc cho Hess chép câu chuyện cuộc đời mình – cuốn Mein Kampf nổi tiếng sau này. Năm 1933, Hess trở thành phó Chủ tịch Đảng Quốc xã, nhưng thời gian sau đó Hitler mất lòng tin vào khả năng lãnh đạo của Hess nên đã đưa ông xuống làm người thừa kế thứ hai sau Hermann Göring. Continue reading “17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời”

Adolf Hitler – Nhà độc tài phát-xít Đức

adolf-hitler

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 15/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Những gì lãnh đạo nước Đức và đảng Quốc xã Adolf Hitler (1889-1945) làm trong những năm giữa thế kỷ hai mươi đã định hình sâu sắc diễn biến của lịch sử và dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Mặc dù Hitler là người đã vực dậy nền kinh tế và quân đội bết bát của Đức, nhưng việc đưa quân xâm chiếm lãnh thổ đã châm ngòi cho Thế chiến thứ hai – một cuộc xung đột khiến hàng chục triệu người thiệt mạng. Hitler cũng là người gây ra chương diệt chủng đen tối nhất trong lịch sử loài người –  nạn diệt chủng Holocaust, bi kịch của mười triệu người bị Đức Quốc xã giết hại, trong đó có tới sáu triệu người Do Thái. Continue reading “Adolf Hitler – Nhà độc tài phát-xít Đức”

18/07/1925: Hitler xuất bản cuốn tự truyện “Mein Kampf”

Hitlerlatest_2785757b

Nguồn:Hitler publishes Mein Kampf,” History.com (truy cập ngày 16/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1925, bảy tháng sau khi được thả từ nhà tù Landsberg, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler xuất bản tập đầu tiên của bản tuyên ngôn cá nhân của ông, Mein Kampf. Được viết nên trong chín tháng Hitler ở tù, Mein Kampf, hay “Cuộc tranh đấu của tôi,” là một câu chuyện cay đắng nhưng huênh hoang với thái độ bài Do Thái, coi thường đạo đức, tôn thờ quyền lực, và các chi tiết trong kế hoạch thống trị thế giới của Hitler. Cuốn tự truyện này nhanh chóng trở thành kinh thánh của Đảng Quốc xã.

Đầu những năm 1920, hàng ngũ Đảng Quốc xã của Hitler đầy những người Đức bất mãn và ủng hộ đường lối của Đảng trong việc chán ghét, thù hận chính quyền dân chủ của nước Đức, chính trị cánh tả, và người Do Thái. Tháng 11 năm 1923, sau khi chính phủ Đức tiếp tục phải thanh toán các khoản bồi thường chiến tranh cho Anh và Pháp (sau Thế chiến I), Đảng Quốc xã phát động cuộc “đảo chính nhà hàng bia,” nỗ lực đầu tiên của họ để tiếm quyền chính phủ Đức (tức nền Cộng hòa Weimar) bằng vũ lực. Continue reading “18/07/1925: Hitler xuất bản cuốn tự truyện “Mein Kampf””

Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?

stalin-statue

Nguồn: Peter Singer, “A Statue for Stalin?Project Syndicate, 09/01/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hitler và Stalin là hai kẻ độc tài tàn nhẫn từng tiến hành những vụ thảm sát trên diện rộng. Nhưng trong khi người ta không thể hình dung ra một bức tượng Hitler ở Berlin hay ở bất cứ nơi nào khác trên nước Đức, thì những bức tượng Stalin lại được khôi phục trên những thị trấn ở khắp Gruzia (quê hương của Stalin), và một bức tượng khác sắp được dựng lên ở Moskva như một phần trong việc tưởng niệm tất cả các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Sự khác biệt trong thái độ không chỉ giới hạn trong biên giới của các quốc gia mà Hitler và Stalin từng cai trị. Ở Mỹ, có một bức tượng bán thân của Stalin ở Đài tưởng niệm D-Day Quốc gia ở Virginia. Ở New York, tôi (Peter Singer) mới ăn tối tại một nhà hàng Nga có đồ dùng kiểu Xô viết, nữ phục vụ mặc đồng phục Liên Xô, và một bức tranh vẽ các nhà lãnh đạo Xô viết, trong đó nổi bật là Stalin. New York cũng có một Quán ba KGB. Theo tôi được biết, không có nhà hàng nào mang phong cách Đức Quốc xã ở New York; và cũng không có quán ba Gestapo hay SS nào. Continue reading “Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?”

30/04/1945: Adolf Hitler tự sát

article-0-00550F6A00000258-395_634x433

Nguồn:Adolf Hitler commits suicide,” History.com (truy cập ngày 29/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong lúc ẩn náu dưới một boong ke trong trụ sở của mình ở Berlin, Adolf Hitler đã tự tử bằng cách nuốt một viên nang xyanua và tự bắn vào đầu mình. Ít lâu sau đó, Đức đầu hàng vô điều kiện trước các lực lượng Đồng Minh, chấm dứt giấc mơ của Hitler về một Đế chế “1.000 năm.”

Ít nhất từ năm 1943, áp lực của quân đội Đồng Minh đè nặng lên Đức Quốc xã ngày một lớn. Tháng 2 năm đó, Tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã, lấn sâu vào lãnh thổ Liên Xô, đã bị tiêu diệt trong trận đánh ở Stalingrad, và hi vọng của người Đức cho một cuộc tấn công kéo dài trên cả hai mặt trận đã tiêu tan. Sau đó, tháng 6 năm 1944, quân Đồng Minh phương Tây đã đổ bộ vào Normandy, Pháp, và bắt đầu đẩy quân Đức lùi về Berlin một cách có hệ thống. Đến tháng 7 năm 1944, nhiều sĩ quan chỉ huy của quân đội Đức đã nhận ra sự thất bại không thể tránh khỏi và âm mưu lật đổ Hitler để có thể đàm phán hòa bình thuận lợi hơn. Nhưng những nỗ lực ám sát Hitler đều thất bại, và để trả thù, Hitler đã cho hành quyết hơn 4.000 đồng bào của mình. Continue reading “30/04/1945: Adolf Hitler tự sát”

Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã

bonhoeffer-silence-in-the-face

Tác giả: Peter Hoffmann | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Khi Aldolf Hitler xâm lược Ba Lan vào năm 1939, người Châu Âu từ lâu đã có truyền thống kháng chiến vũ trang chống lại chính quyền. Ở những nước như Đan Mạch, Pháp và Ba Lan, những phong trào quan trọng đã nổi lên chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, trong nội bộ bản thân nước Đức, một cuộc kháng chiến nhỏ đã nỗ lực để có được động lực nhưng gần như không gây nên được một mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với sự thống trị của Hitler.

Hầu hết người Đức đều chủ yếu lo lắng cho sinh mạng của mình và do đó khi thông tin về việc trục xuất người Do Thái và sự lạm quyền của Đảng Quốc xã bắt đầu rò rỉ ra ngoài, Continue reading “Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã”