Brexit và cán cân quyền lực toàn cầu

brx

Nguồn: Joseph S. Nye, “Brexit and the Balance of Power,” Project Syndicate, 11/04/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1973, Anh gia nhập tổ chức mà sau này là Liên minh châu Âu (EU). Nước này sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 6 tới về việc có rời bỏ EU hay không. Vậy Anh có nên rời EU?

Những cuộc thăm dò hiện tại cho thấy cử tri đang rất chia rẽ. Thủ tướng David Cameron tuyên bố rằng những nhượng bộ mà ông giành được từ các đối tác EU có thể xoa dịu lo ngại về việc mất chủ quyền trước EU và một dòng nhập cư lao động từ Đông Âu. Nhưng Đảng Bảo thủ của Cameron và nội các của ông đang chia rẽ sâu sắc, trong khi thị trưởng dân túy của London, Boris Johnson, đã gia nhập phe ủng hộ Anh rời EU (“Brexit”). Continue reading “Brexit và cán cân quyền lực toàn cầu”

Tại sao nước Anh lại hoài nghi Châu Âu?

11-eurosceptic

Nguồn:Why Britain is so Eurosceptic“, The Economist, 03/03/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hầu hết 28 thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã gia nhập câu lạc bộ này vì một lý do rõ ràng và lâu dài. Đối với Pháp và Đức, hợp tác với châu Âu là một biện pháp để chữa lành những vết thương chiến tranh. Nước Bỉ nhỏ bé thấy đây là một cơ hội để đạt được tính hiệu quả của quy mô thông qua ngoại giao; còn đối với những nước mới gia nhập gần đây ở Đông Âu, bao gồm Ba Lan, Hungary và Estonia, câu lạc bộ này là một sự bảo đảm để chống lại sự bắt nạt của nước Nga. Nước Anh thì ngược lại, gia nhập câu lạc bộ vào năm 1973 một cách do dự, không hề nhiệt tình và trong một thời khắc của sự lo lắng kinh tế thoáng qua. Continue reading “Tại sao nước Anh lại hoài nghi Châu Âu?”

Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?

20160305_fnp502

Nguồn: Harold James,”Will Brexit break the pound?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố gần đây của chính phủ Anh rằng một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 đã nhanh chóng gây ra sự sụt giảm đáng kể giá trị đồng bảng Anh. Biến động tỷ giá đồng bảng sẽ tiếp tục diễn ra cho đến trước cuộc trưng cầu dân ý, và càng mạnh mẽ hơn tại những thời điểm khi việc bỏ phiếu ủng hộ “Brexit” (Anh ra khỏi EU) có nhiều khả năng xảy ra. Kết quả có thể là một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực mà trong đó bất ổn thị trường và chính trị càng khiến các cử tri Anh muốn từ bỏ EU – một kết quả cực kỳ nguy hiểm cho họ và cả những người dân châu Âu khác.

Những tác động chính trị này gợi nhớ tới trải nghiệm của thế kỷ 20, khi giá trị ngoại tệ của đồng bảng là nỗi ám ảnh quốc gia tại Anh và các cuộc khủng hoảng tiền tệ thường phá hủy uy tín của các chính phủ và gây tổn hại chính trị. Continue reading “Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?”

Tại sao Anh không nên rời EU?

euuk

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Is Europe worth the effort?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Hoàng Thủy Tiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế Châu Âu vào năm 1973, Vương Quốc Anh đứng ở hàng ngũ cuối cùng trong quá trình hội nhập Châu Âu. Vấn đề đặt ra bởi cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của Vương Quốc Anh về việc có nên tiếp tục làm thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) hay không là liệu nước Anh bây giờ có đứng ở hàng ngũ tiên phong trong quá trình Châu Âu tan rã?

Vấn đề này không liên quan đến thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron đạt được gần đây với các đồng nghiệp Châu Âu của ông. Thực sự thì khó có thể tin rằng thỏa thuận này sẽ quyết định lựa chọn mang tính định mệnh của Anh vào tháng 6 này. Vấn đề quan trọng hơn là liệu ích lợi của việc làm thành viên EU có lớn hơn việc mất đi chủ quyền quốc gia hay không. Continue reading “Tại sao Anh không nên rời EU?”

Đằng sau việc Anh muốn rời EU

brx

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Brexit Conspiracy”, Project Syndicate, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khả năng Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu là không thể phủ nhận. Trong suốt nhiều thập niên, các chính trị gia Anh nổi tiếng đã thể hiện thái độ khinh thị đối với châu Âu; kết quả là, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (euroscepticism) ngày càng phát triển tại Anh. Vào ngày 23/6 tới, khi nước này tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên tiếp tục là thành viên EU hay không, nhiều cử tri có thể không muốn bỏ phiếu để ở lại.

Một số yếu tố đã thúc đẩy Brexit (Anh muốn rời EU). Trước tiên là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Sau khi Anh phê chuẩn Hiệp ước Maastricht vào năm 1992, chính trị gia người Anh Nigel Farage đã rời Đảng Bảo thủ và lập nên Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UK Independence Party). Continue reading “Đằng sau việc Anh muốn rời EU”

Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU

brexit1

Nguồn: Ana Palacio, “The Causes and Consequences of Brexit”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viễn cảnh Brexit (Anh rút khỏi Liên minh châu Âu) đang hoàn toàn ở trước mắt chúng ta. Cuộc họp Hội đồng châu Âu sắp tới có nhiều khả năng sẽ dẫn đến một thỏa thuận về các điều kiện liên quan đến tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh – một thỏa thuận sẽ được đặt trước cử tri Anh trong một cuộc trưng cầu dân ý, sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Nhưng, trong khi mọi việc tiến triển rất nhanh về phía trước, Anh và EU cần dành một chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận. Cuối cùng thì, bất chấp sự trấn an đến từ cả hai bên, không ai biết được cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra như thế nào, càng không biết cách vượt qua hậu quả nếu cử tri Anh chọn việc ra đi. Continue reading “Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU”

Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?

gibraltar

Nguồn:Why is Gibraltar British territory”, The Economist, 07/08/2013.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tây Ban Nha đang một lần nữa phản đối Anh về một dải đá nằm ở lối vào Địa Trung Hải. Gibraltar, một bán đảo có diện tích 6,7 km vuông, nơi sinh sống của khoảng 30.000 người, vốn là một lãnh thổ thuộc Anh mà Tây Ban Nha từ lâu đã tuyên bố chủ quyền. Tuần này, cuộc tranh cãi cũ lại nổi lên khi các quan chức Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát biên giới, làm giao thông ở khu vực biên giới chậm lại và Thủ tướng Tây Ban Nha cảnh báo áp đặt mức phí đi qua biên giới lên tới 67 USD, khiến người dân ở cả hai bên biên giới lo lắng. Các biện pháp này dường như là để phản ứng lại quyết định của chính quyền Gibraltar cho thả các khối bê tông có đinh nhọn xuống biển để ngăn chặn những ngư dân Tây Ban Nha bị cáo buộc đánh trộm cá của Gibraltar. Continue reading “Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?”

06/02/1952: Elizabeth trở thành Nữ hoàng Anh

queen-elizabeth-ii-crown

Nguồn:Elizabeth becomes queen”, History.com, (truy cập ngày 05/02/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1952, sau một cơn bệnh dài, Vua George VI của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đã qua đời khi đang ngủ tại dinh thự hoàng gia ở Sandringham. Công chúa Elizabeth, con gái lớn trong số hai cô con gái của nhà vua và là người kế vị ông, đang ở Kenya tại thời điểm xảy ra cái chết của cha mình. Bà đã đăng quang trở thành Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, ở tuổi 27.

Vua George VI, con trai thứ hai của vua George V, lên ngôi vào năm 1936 sau khi anh trai của ông, vua Edward VIII, tự nguyện thoái vị để cưới bà Wallis Simpson, một người Mỹ đã ly dị. Trong Thế chiến II, vua George đã làm việc để tập hợp sự đoàn kết của người Anh bằng cách đi thăm các vùng chiến sự, thực hiện một loạt các chương trình phát thanh nhằm củng cố tinh thần của người dân (vì điều này ông đã vượt qua được chứng nói lắp). Continue reading “06/02/1952: Elizabeth trở thành Nữ hoàng Anh”

Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu

eu-uk-n

Nguồn: Philippe Legrain, “The Battle for Britain”, Project Syndicate, 08/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công vào Paris tháng 11 vừa qua là cuộc khủng hoảng mới nhất làm trì hoãn nỗ lực của Anh trong việc đàm phán lại tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) trước khi diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý được trù định về việc có giữ mối quan hệ với EU hay không. Đầu tiên là khủng hoảng Hy Lạp, sau đó là vấn đề nhập cư, và bây giờ là chủ nghĩa khủng bố đã chiếm hết chương trình nghị sự ngoại giao.

Vào ngày 3 tháng 12, Thủ tướng của Đảng Bảo thủ David Cameron chính thức dập tắt hi vọng đạt được một thoả thuận với các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 17-18 tháng 12. Giờ ông đang hướng đến một thoả thuận vào tháng 2 tới. Sự chậm trễ này gây nên một nỗi thất vọng lớn: Trong khi bản thân thoả thuận này khó có khả năng thuyết phục những người Anh đang lưỡng lự bỏ phiếu để ở lại EU, nhưng nó lại là điều kiện tiên quyết để Thủ tướng Cameron có thể bắt đầu chiến dịch vận động cho việc Anh ở lại khối này. Continue reading “Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu”

Hồi kết của chủ thuyết Corbyn

86258544

Nguồn: Andres Velasco, “The Dead-End of Corbynismo”, Project Syndicate, 30/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ Latinh có thứ hàng xuất khẩu mới: Sự bùng phát tràn lan của chủ nghĩa dân túy. Đầu tiên nó tiến chiếm những bờ biển ấm áp và chào đón ở Địa Trung Hải, nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho phe cánh tả Syriza của Hy Lạp và Podemos ở Tây Ban Nha. Giờ đây nó lại cập bến Vương quốc Anh.

Chủ thuyết Corbyn (Corbynismo) – hệ tư tưởng của một thành viên nghị viện Anh từng bị cho ra rìa, người cổ vũ nhiệt tình cho tổng thống quá cố Hugo Chavez của Venezuela, cho rằng Vladimir Putin đã đúng khi xâm chiếm Ukraine, và giờ lại đang lãnh đạo Công đảng danh giá của nước Anh – nghe như quen tai với bất cứ ai hiểu biết về Mỹ Latinh. Continue reading “Hồi kết của chủ thuyết Corbyn”

Vì sao Anh và Đức có thể là mục tiêu tiếp theo của ISIS?

2E7F3D4B00000578-3321369-image

Nguồn: John Sawers, “Intelligence failure or not, Germany and Britain are now at risk”, Financial Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công khủng bố ở Paris diễn ra ngay sau vụ rơi máy bay Nga ở bán đảo Sinai (Ai Cập), vụ đánh bom vào thành trì của du kích Hizbollah ở Beirut, và vụ tấn công người Kurd ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Đã có 500 người bị giết và nhiều người bị thương trong mấy tuần qua. Tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng ISIS đứng ra nhận trách nhiệm cho 3 vụ đầu tiên và bị tình nghi đứng sau vụ thứ tư.

Vậy chiến lược của các “chiến binh Hồi giáo” là gì? Chúng muốn thu hút người nước ngoài hay khiến họ sợ hãi rời xa chúng? Tôi không chắc đó là cách suy nghĩ của chúng.

Cái mà ISIS muốn chính là sự hỗ loạn ở Syria, và cả ở Iraq, từ đó, chúng có thể kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên để xây dựng nhà nước Hồi giáo theo kiểu “caliphate”. Chúng chắc hẳn là không có ý định lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người đang hữu ích trong vai trò là mục tiêu lật đổ của người Sunni. Continue reading “Vì sao Anh và Đức có thể là mục tiêu tiếp theo của ISIS?”

Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?

2015-11-03-1

Nguồn: “What is the Magna Carta?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi những người dân thuộc địa Bắc Mỹ nổi dậy chống lại hoàng gia Anh hàng trăm năm, các quý tộc ở Anh đã soạn thảo Đại Hiến Chương (Magna Carta) để hạn chế quyền lực của vị vua bạo ngược của chính họ – Vua John. Dù Đại Hiến Chương, được ký năm 1215, chủ yếu chỉ đảm bảo quyền tự do cho giới quý tộc nước Anh, song những câu chữ của văn kiện này đã bảo vệ quy trình tư pháp và ngăn cấm quyền quân chủ tuyệt đối, dẫn đường cho những nguyên tắc căn bản của hệ thống thông luật trong các bản hiến pháp tồn tại trên thế giới trong suốt 800 năm qua. Đại Hiến Chương đã chấm dứt quyền lực tuyết đối của các bậc quân vương nước Anh và yêu cầu họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Continue reading “Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?”

Vì sao các Vua và Nữ Hoàng Anh lại có 2 ngày sinh?

2015-10-10-03

Nguồn: “Why do British monarchs have two birthdays?”, History.com (truy cập ngày 10/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có rất nhiều lợi ích và trách nhiệm đi kèm với việc làm người trị vì nước Anh, nhưng cũng có một quyền lợi không ngờ là mỗi năm sẽ có đến hai sinh nhật. Năm nay, sinh nhật chính thức của Nữ Hoàng Elizabeth II là Thứ Bảy, ngày 14 tháng Sáu, và lễ mừng sẽ được cử hành ở khắp các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung. Tuy nhiên trên thực tế, Nữ Hoàng Elizabeth II ra đời vào ngày 21 tháng Tư, và đã bước sang tuổi 88 từ đầu năm nay.

Ngày sinh chính thức của các vua và nữ hoàng Anh không được tổ chức vào một ngày cố định trong năm, mà là vào một ngày thứ Bảy trong tháng Sáu, thường là trong tuần thứ nhất hoặc thứ hai của tháng. Vậy vì sao ngày lễ này lại được tổ chức linh động như vậy? Continue reading “Vì sao các Vua và Nữ Hoàng Anh lại có 2 ngày sinh?”

Vua Arthur có phải là nhân vật có thật hay không?

2015-10-07-1

Nguồn: “Was King Arthur a real person?”, History.com (truy cập ngày 7/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Đối với rất nhiều người, những câu chuyện về Vua Arthur xứ Camelot không còn gì là xa lạ. Đó là vị vua huyền thoại đã lãnh đạo các lực lượng Anh (gồm cả những Hiệp sĩ Bàn Tròn được ông hết mực tin tưởng) trong những trận chiến chống lại quân xâm lược Saxon vào đầu thế kỷ thứ 6 SCN. Nhưng Vua Arthur có phải là một người thật hay chỉ là anh hùng thần thoại xứ Celt? Continue reading “Vua Arthur có phải là nhân vật có thật hay không?”

Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh

20150912_brp513

Nguồn:  How Jeremy Corbyn became the Labour frontrunner”, The Economist, 10/09/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công đảng đối lập của Anh sẽ công bố kết quả của cuộc bầu cử lãnh đạo vào ngày 12 tháng 9. Các cuộc thăm dò và tỷ lệ đặt cược đều cho rằng Jeremy Corbyn, dân biểu lâu năm có đường lối cực tả và là người lâu nay chống ngay chính đảng của mình trong quốc hội, sẽ giành chiến thắng. Điều này có nguy cơ dẫn đến một cuộc tranh cãi nguy hiểm. Chỉ khoảng chừng 20% trong số các nghị sỹ của Công đảng được cho là muốn ông Corbyn làm lãnh tụ của họ. Sau khi không thể ngăn vị lãnh đạo thiên tả và ít được lòng các nghị sĩ là Ed Miliband lên lãnh đạo đảng hồi đầu năm, họ rất đoàn kết trong việc không muốn lặp lại sai lầm. Vậy Jeremy Corbyn đã trở thành lãnh đạo Công Đảng như thế nào? Continue reading “Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh”

Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh

20150801_blp513

Nguồn:What the House of Lords is for“, The Economist, 29/07/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời gian gần đây, Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biết đến với tên gọi Viện Quý tộc (House of Lords) xuất hiện trên các mặt báo vì những lý do chẳng mấy hay ho. Vào ngày 26 tháng Bảy, tờ Sun on Sunday, một tờ báo lá cải hữu khuynh, đã đăng tải hình ảnh cùng đoạn phim quay cảnh Thượng nghị sĩ Sewel (Phó Chủ tịch Thượng viện và cũng là cựu đồng minh của nguyên Thủ tướng Tony Blair) đang mua vui cùng gái bán hoa, hít ma túy và than vãn về thu nhập còm cõi của mình. Sau hai ngày chịu áp lực liên tục từ giới truyền thông, ông tuyên bố từ chức khỏi Thượng viện vào ngày 28 tháng Bảy, dựa trên một cơ chế mới vừa được đưa ra vào năm ngoái. Vụ bê bối xảy ra trong thời điểm vai trò và mục đích của Thượng viện đang được chú ý gắt gao. Thượng viện là cơ quan lập pháp có đông thành viên thứ hai trên thế giới chỉ sau Quốc hội Trung Quốc, tất cả thành viên đều không qua dân cử và Viện sắp tiếp nhận một lượng lớn tân nghị viên nữa. Vậy Viện Quý tộc này được dùng vào mục đích gì? Continue reading “Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh”

Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

08/04/2013: Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời

Margaret-Thatcher-01-e1331915119731

Nguồn: “Magaret Thatcher, Britain’s first female prime minister, dies“, History.com, (truy cập ngày 7/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Vào ngày này cách đây đúng hai năm, Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên và duy nhất tính đến nay nắm giữ chức vụ Thủ tướng Vương Quốc Anh, đã qua đời tại Luân Đôn ở tuổi 87 sau một cơn đột quị.

Đảm nhiệm chức vụ từ năm 1979 đến năm 1990, Thatcher cũng đồng thời là thủ tướng Anh có thời gian tại nhiệm lâu nhất thế kỷ 20. Bà đã đương đầu với sức mạnh của các công đoàn Anh, tư nhân hóa nhiều ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, lãnh đạo nước Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến đảo Falklands và cũng là một đồng minh thân cận với tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đóng vai trò quan trọng với quá trình kết thúc Chiến tranh Lạnh. Những thành tựu của Thatcher, người được nhắc đến với biệt danh là “Bà đầm Thép”, vẫn còn tạo nên nhiều tranh cãi. Bà vừa được những người ủng hộ mình ca ngợi với các chính sách đẩy mạnh tự do thị trường, với những chính sách bảo thủ đã khôi phục lại nền kinh tế nước Anh. Trong khi đó, vẫn có những chỉ trích lên án các sáng kiến của bà làm tổn thương các tầng lớp thấp hơn tại nước Anh. Continue reading “08/04/2013: Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời”

05/04/1955: Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chức

winston_churchill

Nguồn:Winston Churchill resigns,” History.com (truy cập ngày 04/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1955, Winston Leonard Spencer Churchill, nhà lãnh đạo Anh, người chèo lái đưa Anh và các nước đồng minh vượt qua cuộc khủng hoảng Thế chiến II, đã từ chức thủ tướng.

Sinh năm 1874 tại Lâu đài Blenheim, Churchill gia nhập Lữ đoàn Kỵ binh Thứ 4 (4th Queen’s Own Hussars) sau khi cha ông mất năm 1895. Trong 5 năm sau đó, ông đạt được một sự nghiệp quân đội lừng lẫy, phục vụ tại Ấn Độ, Sudan, và Nam Phi, và đích thân tham gia nhiều trận chiến. Năm 1899, ông rời quân ngũ để tập trung vào sự nghiệp văn học và chính trị, và đến năm 1900, ông được bầu vào Quốc hội với tư cách là nghị sĩ Đảng Bảo thủ của khu vực bầu cử Oldham. Năm 1904, ông gia nhập đảng Tự do, nắm giữ một số vị trí quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân (First Lord of the Admiralty) năm 1911, nơi ông chuẩn bị sẵn sàng cho hải quân Anh trước một trận chiến mà ông đã dự đoán được từ trước. Continue reading “05/04/1955: Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chức”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”