Quân đội Triều Tiên tại Nga: Phép thử đầu tiên cho liên minh giữa Nga và Triều Tiên?

Nguồn:  Khang Vu, “North Korean troops in Russia: The first test of the Russia-North Korea alliance”, The Interpreter, 17/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nếu việc triển khai quân được xác nhận, lịch sử cho thấy ba cách để đánh giá mức độ gắn kết trong mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Moscow.

Có nhiều thông tin cho rằng Triều Tiên đang gửi quân đến vùng Donbas do Nga chiếm đóng, và một số binh sĩ thậm chí có thể đã bị thương hoặc thiệt mạng. Continue reading “Quân đội Triều Tiên tại Nga: Phép thử đầu tiên cho liên minh giữa Nga và Triều Tiên?”

Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?

Nguồn:  Ju Hyung Kim, “What Would Be Japan’s Role in a New Korean War?”, War on the Rock, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa tầm xa, nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan, cùng với các phản ứng quân sự của Mỹ, đang chi phối các cuộc thảo luận về an ninh Đông Á, việc thành lập Khung hợp tác an ninh ba bên (Mỹ – Hàn Quốc – Nhật Bản) gần đây đã làm dấy lên câu hỏi liệu nó có bao gồm các kế hoạch hành động chi tiết cho các tình huống bất ngờ trong khu vực, chẳng hạn như xung đột toàn diện đồng thời trên Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan hay không. Với các chi tiết cụ thể của Khung hợp tác an ninh ba bên vẫn còn được giữ bí mật, và sự không chắc chắn về việc liệu nó có phát triển thành một tổ chức tương đương NATO ở Đông Á (Tổ chức Hiệp ước châu Á – Thái Bình Dương, một khái niệm do Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đề xuất vào những năm 1960 nhưng chưa bao giờ được hiện thực hóa), vẫn chưa rõ ba nền dân chủ lớn trong khu vực – Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc – sẽ cùng nhau ứng phó với những cuộc khủng hoảng như vậy như thế nào. Continue reading “Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?”

Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?

Nguồn: Khang Vu, “With Balloons in the Sky, North Korea keeps its feet on the ground”, The Interpreter, 30/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Triều Tiên cuối cùng cũng thực hiện được lời hứa của mình, mặc dù với cách thức bất thường. Sau khi cảnh báo Hàn Quốc vào hôm chủ nhật rằng sẽ rải “núi giấy vụn và rác rưởi” để đáp trả lại những tờ rơi chống Bắc Triều Tiên mà các nhà hoạt động ở miền nam thường xuyên gửi trên khí cầu về phía bắc qua biên giới, Bình Nhưỡng đã thả hơn 260 quả khí cầu chứa túi phân và chất thải theo chiều ngược lại. Continue reading “Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?”

Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?

Nguồn: Chun Su-jin,金正恩真的会让女儿成为接班人吗”, New York Times 31/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong hơn sáu tháng qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đã cho thế giới một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống riêng tư của ông. Trong bộ ảnh đầu tiên, một cô gái đi giày đỏ, cột tóc đuôi ngựa, tay trong tay với lãnh tụ họ Kim đi bên cạnh một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu Hwasong-17. Sau đó lại có bức ảnh cho thấy cô bé nhìn vào mắt cha mình tại một hoạt động chúc mừng thành công của các nhà khoa học vũ khí, và nhẹ nhàng vỗ vai cha cô trong một cuộc diễu binh. Vào ngày 16 tháng 5 năm nay, hai cha con được cho là cùng mặc áo khoác trắng của nhân viên phòng thí nghiệm khi đi thị sát hoạt động của một vệ tinh do thám. Continue reading “Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc

Xem thêm: Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Triều Tiên ngày xưa không có chữ viết. Từ thời Tây Hán (206TCN-23), chữ Hán bắt đầu vào bán đảo Triều Tiên và từ thế kỷ 2–3 sau CN, trở thành chữ viết chính thức của xứ này, gọi là “Hanja” (Hán tự). Tiếng Triều Tiên khác ngữ hệ với Hán ngữ, chữ Hán không ghi âm được tiếng Triều Tiên. Chữ Hán mượn về chỉ dùng để viết, không dùng để nói, hơn nữa chữ Hán rất khó học, chỉ tầng lớp trên mới biết chữ, dân chúng đều mù chữ. Vào thời Tam Quốc (220-280), người Triều Tiên làm ra chữ Idu và Gugyeol cấu tạo trên cơ sở chữ Hán, tương tự chữ Nôm Việt Nam. Loại chữ này phức tạp hơn chữ Hán, cho nên không được phổ cập, ngày nay rất ít được nói tới. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc”

Kim Jong Un đã bắt đầu lên kế hoạch “truyền ngôi”?

Nguồn: Seong Hyon Lee, “Kim Jong Un has started his succession planning,” Nikkei Asia, 25/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đang tìm cách đảm bảo rằng quyền lực của người kế nhiệm ông sẽ được chấp nhận.

Cho đến nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn cực kỳ kín tiếng về đời tư của mình.

Nhưng bất ngờ thay, trong vòng hai tháng qua, cô con gái Kim Ju Ae của ông đã ba lần xuất hiện trước công chúng.

Các quan chức tình báo Hàn Quốc nói với các nhà lập pháp rằng cô bé khoảng 10 tuổi. Nhưng Ju Ae, người giống hệt mẹ mình, Ri Sol Ju, trông cao hơn so với trẻ em cùng độ tuổi. Continue reading “Kim Jong Un đã bắt đầu lên kế hoạch “truyền ngôi”?”

Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân

Nguồn: Choe Sang-Hun, “In a First, South Korea Declares Nuclear Weapons a Policy Option”, The New York Times, 12/01/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm thứ Tư, 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên nói rằng nếu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên tăng lên thì Hàn Quốc sẽ xem xét việc chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình hoặc yêu cầu Mỹ triển khai lại vũ khí hạt nhân tại miền Nam bán đảo Triều Tiên.

Ngay sau cuộc họp ngắn về chính sách chung do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tổ chức hôm thứ Tư, ông Yoon nói thêm rằng chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn chưa trở thành chính sách chính thức. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc giờ đây sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ. Continue reading “Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân”

Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?

Nguồn: A.B. Abrams, “Will We See North Korean Forces in Eastern Ukraine?,” The Diplomat, 10/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cam kết quân sự của Bình Nhưỡng có thể thành hiện thực như thế nào?

Các báo cáo từ nhiều nguồn tin của Nga và từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine cho thấy, Triều Tiên có thể sẽ triển khai lực lượng vũ trang của mình cho các chiến dịch tại Ukraine. Bình Nhưỡng chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước cộng hòa ly khai vào ngày 13/07, và chỉ vài ngày sau đó, có thông tin cho rằng công nhân Triều Tiên sẽ được cử đến để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết ở miền đông Ukraine. Nhà nước Đông Á này nhiều khả năng cũng hỗ trợ và tham gia vào các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh ở Donetsk. Continue reading “Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?”

Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un

Nguồn:Nordkorea: Wie Kim Jong-un unbemerkt sein „Endziel“ erreichte”, WELT, 16/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kim Jong-un lên cầm quyền cách đây đúng mười năm. Khi đó anh ta bị coi thường, thậm chí bị nhạo báng. Đấy chính lại là điều may mắn cho nhà độc tài còn trẻ tuổi này. Kim Jong-un đã tận dụng sự ngây thơ của phương Tây để thay đổi thế giới.

Jang Jin-sung nhìn thính giả của mình một cách thoải mái nhưng nghiêm nghị. Ông ta từng là cán bộ tuyên huấn và là “nhà thơ cung đình của Kim Jong-il”, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc. Vị “cán bộ tuyên huấn ” này có mặt tại Hội trường Clevinga của Đại học Leiden ở Hà Lan. Đó là cuối tháng 9 năm 2014. Ông ta nói chuyện về tình hình Triều Tiên, về hoạt động của chính thể này và nói về hy vọng của ông trong tương lai đối với đất nước. Ông nói: “Tôi nghĩ, không bao lâu nữa chế độ này sẽ sụp đổ. Có thể là năm năm, nhiều nhất là 7 năm, chế độ này sẽ không còn tồn tại.” Hoàn toàn ngược lại, Kim Jong-un, con trai Kim Jong-il, hiện vững như bàn thạch, ông ta là “nhà lãnh đạo tối cao” đang kỷ niệm 10 năm ngày lên nắm quyền của mình, ngày 17 tháng 12. Continue reading “Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un”

Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên

Nguồn: Colum Lynch, “The Life of Diplomats in North Korea”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tài liệu nội bộ của Liên Hợp Quốc nêu chi tiết gánh nặng mà các nhà ngoại giao nước ngoài phải đối mặt do các lệnh trừng phạt và một chính phủ kiểm soát chặt đến ngột ngạt ở Bình Nhưỡng.

Ngày 12 tháng 9 năm 2011, đại sứ Nga tại Triều Tiên lúc bấy giờ, Valery Sukhinin, đã kể trước quan khách một cuộc họp của các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các thách thức của đời sống ngoại giao ở Bình Nhưỡng trong bối cảnh Triều Tiên bị cấm vận.

Ông phàn nàn việc Đại sứ quán Nga phải vận chuyển những bao tiền mặt từ Moscow và Bắc Kinh để trang trải chi phí và trả lương cho nhân viên, vì các ngân hàng phương Tây không chấp thuận các giao dịch ngân hàng với Triều Tiên. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, bao gồm Toyota và Mitsubishi, do cảnh giác với các lệnh trừng phạt, đã không bán ô tô hoặc phụ tùng để phục vụ đội xe của Đại sứ quán, trong khi Volkswagen từ chối yêu cầu mua một chiếc xe jeep để Lãnh sự quán Nga sử dụng tại một khu vực không có đường nhựa, khẳng định rằng chiếc xe là một mặt hàng xa xỉ bị cấm xuất sang Triều Tiên. Continue reading “Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên”

Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, Liên Xô chẳng những viện trợ vũ khí cho quân đội Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên mà còn cho không quân chi viện bộ đội Trung Quốc và Triều Tiên, góp phần quan trọng giảm được ưu thế trên bầu trời của quân đội Mỹ và đồng minh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25/6/1950 bằng cuộc tấn công ào ạt của quân đội Bắc Triều Tiên do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo tiến xuống phía Nam vĩ tuyến 38, nhằm giải phóng Nam Triều Tiên (nay gọi là Hàn Quốc). Ngày 28/6, họ chiếm được thủ đô Hán Thành (nay gọi là Seoul). Giữa tháng 8/1950, họ kiểm soát 90% lãnh thổ nước này. Continue reading “Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)”

Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân

Nguồn: Morten Soendergaard Larsen, “North Korean Cyberthreat Poses Greater Risk Than Nuclear Arsenal”, Foreign Policy, 15/3/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Đội quân tin tặc của Bình Nhưỡng đã chứng tỏ sự thành thạo trong việc tìm kiếm các lỗ hổng và khai thác chúng – thế giới cần phải sẵn sàng đối phó.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, số tiền mà đội quân này đã đánh cắp lên đến hàng tỷ đô-la. Còn theo Văn phòng Đối ngoại, Thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh, đội quân này cũng làm tê liệt Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh. Và có bằng chứng là họ đã xâm nhập vào nhà máy điện hạt nhân mới nhất của Ấn Độ để ăn cắp bản thiết kế của nhà máy.

Các tin tặc Triều Tiên đã đi từ việc do thám và gây gián đoạn hệ thống mạng của các đối thủ ở Hàn Quốc đến việc phá hoại, đánh cắp lượng tiền lớn hoặc những công nghệ tiên tiến. Tuần này, trong lúc các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Nhật Bản đang gặp nhau để thảo luận về tình hình an ninh khu vực, đặc biệt tập trung vào vấn đề tên lửa Triều Tiên, thì nhiều chuyên gia cho rằng tin tặc của Bình Nhưỡng có khả năng là mối đe dọa còn lớn hơn so với những chiếc tên lửa khổng lồ thường xuất hiện trong lễ duyệt binh hàng năm của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Continue reading “Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân”

Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?

Tác giả: Lê Như Mai

Trong khoảng ba tháng giữa năm 2020, tình hình bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng trở lại, kết thúc thời kỳ hòa dịu bắt đầu từ năm 2018 và dường như đang bước sang một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới. Những diễn biến này chủ yếu xoay quanh ba chủ thể chính là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Đó là một bức tranh phức tạp mà mục đích, ý đồ của mỗi bên cần phải được xem xét từ các hành động tưởng như mập mờ, khó hiểu. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để dự báo chiều hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?”

Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan

Nguồn: Paul Wolfowitz, “The Korean War’s Lesson for Taiwan”, The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại.

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim “thực chiến” mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử: chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế — răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan”

Nhật ký Bắc Kinh (13/07/2020): Tương lai liên minh Trung – Triều

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi là một ngày kỷ niệm quan trọng đối với Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngày 11 tháng 7 năm 1961, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) đã ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ Trung-Triều tại Bắc Kinh.

Hiệp ước này trên thực tế đã thiết lập một liên minh quân sự, vì Trung Quốc có nghĩa vụ giúp đỡ Triều Tiên nếu nước này bị tấn công, và ngược lại.

Tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông, người cha lập quốc của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cộng sản, quyết định tham gia Chiến tranh Triều Tiên theo sự thúc giục của Kim. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (13/07/2020): Tương lai liên minh Trung – Triều”

Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?

Nguồn: Will a Woman Run North Korea? Kim’s Sister Outshines Male Rivals”, Bloomberg, 26/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả các thành viên gia đình có thể thay thế nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, em gái ông dường như là sự lựa chọn rõ ràng nhất.

Kim Yo Jong, mới hơn 30 tuổi, đã ở cạnh anh trai mình trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngồi sau Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi đại diện cho Triều Tiên tại Thế vận hội Mùa đông năm 2018, và trở thành thành viên trực hệ đầu tiên của gia đình họ Kim đến thăm Seoul, nơi cô gửi một thư riêng của anh trai mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới dự một hội nghị thượng đỉnh.

Trở ngại tiềm tàng lớn nhất là việc cô là một phụ nữ trong một xã hội bị đàn ông kiểm soát chặt chẽ. Trong khi nhiều người theo dõi Triều Tiên nói rằng huyết thống quan trọng hơn giới tính, những người khác lại nghi ngờ điều đó. Continue reading “Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?”

Thế giới hôm nay: 07/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa MỹTriều Tiên kết thúc không có tiến triển tại ngoại ô Stockholm. Nhà đàm phán chính của Triều Tiên nói với phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã không đáp ứng được kỳ vọng. Nước này đã bắn thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm vào tuần trước. Mối quan hệ giữa hai nước đã chuyển từ mức ấm áp đáng ngạc nhiên sang sự lạnh lẽo quen thuộc.

Người biểu tình xuống đường chống lại lệnh cấm đeo mặt nạ ở Hồng Kông đã phá hoại các cửa hàng và nhà ga. Vào tối thứ Sáu, toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm đã ngừng hoạt động và nhiều nhà ga vẫn đóng cửa suốt cuối tuần. Vào Chủ nhật, hàng ngàn người tuần hành trong mưa lớn, trong đó nhiều người vẫn đeo mặt nạ một cách thách thức. Đụng độ giữa cảnh sát, người biểu tình và dân thường đã nổ ra ở nhiều nơi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2019”

Thế giới hôm nay: 02/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rắc rối bùng lên ở Hồng Kông khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm quốc khánh bằng cuộc duyệt binh với 15.000 binh sĩ và tên lửa tầm xa trên đường phố Bắc Kinh. Người biểu tình tham gia vào cuộc tuần hành lớn mà họ gọi là “quốc tang” vốn đã bị cấm bởi chính quyền. Các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở một số nơi, không chỉ xung quanh tòa nhà Lập pháp. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và bắn đạn thật lần đầu tiên sau nhiều tháng. Một người biểu tình đã bị bắn vào ngực ở cự ly gần và đang trong tình trạng nguy kịch. Câu hỏi đáng sợ là: lúc nào thì Bắc Kinh sẽ quyết định rằng bạo lực trở nên không thể dung thứ được và bắt đầu đưa quân vào Hồng Kong?

Khủng hoảng chính trị Peru ngày càng sâu sắc khi Tổng thống Martín Vizcarra giải tán quốc hội do phe đối lập lãnh đạo. Phe đối lập đã cản trở tổng thống cố gắng thông qua luật chống tham nhũng trong năm qua. Hỗn loạn xảy đến khi các nghị sĩ lập tức bỏ phiếu đình chỉ ông Vizcarra và đưa phó tổng thống lên thay. Chính phủ nói động thái này không có giá trị vì nó được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp đã bị giải tán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/10/2019”

Thế giới hôm nay: 26/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chính trị gia đã tụ họp tại khu nghỉ mát Biarritz bên bờ biển của Pháp cho cuộc họp năm nay của các nhà lãnh đạo thế giới thuộc nhóm G7. Các bất đồng đã xuất hiện. Mỹ và Pháp đang tranh cãi về thuế dịch vụ kỹ thuật số mới của Pháp. Trong khi đó, Anh đang đe dọa sẽ rút lại phần lớn khoản thanh toán tài chính trị giá 39 tỷ bảng Anh (47 tỷ USD) mà họ đã đồng ý trả cho EU khi rời đi nếu không đạt được thỏa thuận mới trước ngày 31/10.

Sáu tiểu bang Brazil ở khu vực Amazon đã yêu cầu hỗ trợ từ các lực lượng vũ trang nhằm dập tắt các đám cháy đang tàn phá rừng nhiệt đới Amazon. Sau một hồi do dự, Tổng thống Jair Bolsonaro cam kết sẽ triển khai quân đội để dập các vụ cháy. Pháp và Ireland đã đe dọa sẽ chặn thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và các quốc gia Nam Mỹ nếu các nước này không hành động nhiều hơn nhằm dập tắt các vụ cháy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/08/2019”

Thế giới hôm nay: 15/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

 Đường cong lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2007: lợi tức của các trái phiếu có kỳ hạn mười năm giảm xuống dưới mức lợi tức của trái phiếu kì hạn hai năm. Sự đảo ngược của lợi tức dài hạn và ngắn hạn là dấu hiệu của mọi cuộc suy thoái trong nửa thế kỷ qua. Chỉ từng có một lần đường cong đảo chiều mà không có suy thoái theo sau. Đồng thời, đường cong lợi tức cũng đảo ngược ở Anh.

Vào tháng 7, tăng trưởng sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua, còn doanh số bán lẻ tăng trong tháng này với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4. Dữ liệu tháng trước cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chỉ ở mức 6,2% trong Quý II so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất trong gần ba thập kỷ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/08/2019”