14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản

14

Nguồn: United States gives military and economic aid to communist Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc Hội Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho đất nước Nam Tư cộng sản. Hành động này là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa Nam Tư và Liên Xô.

Sau Thế chiến II, lực lượng cộng sản của Josip Broz Tito lên nắm quyền kiểm soát Nam Tư. Người Mỹ đã ủng hộ Tito trong suốt cuộc chiến, khi lực lượng của ông chiến đấu chống lại Đức Quốc xã xâm lược. Sang giai đoạn hậu chiến và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, chính sách của Mỹ đối với Nam Tư trở nên cứng rắn hơn. Mỹ coi Tito đơn giản là một công cụ để Liên Xô mở rộng sang Đông và Nam Âu. Nhưng tới năm 1948, Tito công khai chống lại Stalin, mặc dù ông vẫn tiếp tục tuyên bố trung thành với ý thức hệ cộng sản. Từ đó về sau, Tito tuyên bố, Nam Tư sẽ tự quyết định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của mình mà không cần Liên Xô can thiệp. Continue reading “14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản”

16/10/1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử

16-10-1964-china-joins-a-bomb-club

Nguồn: China joins A-bomb club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở thành một trong những quốc gia sở hữu bom nguyên tử sau một vụ thử hạt nhân thành công vào ngày 16/10/1964. Trung Quốc là thành viên thứ năm của “câu lạc bộ độc quyền” này, cùng với Mỹ, Liên Xô, Anh, và Pháp .

Các quan chức Mỹ thực ra không mấy ngạc nhiên trước thông tin Trung Quốc thử bom, vì báo cáo tình báo từ những năm 1950 đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang phát triển một quả bom nguyên tử, có thể được các kỹ thuật viên và nhà khoa học của Liên Xô hỗ trợ. Tuy nhiên, thành công của thử nghiệm này mới khiến cho chính phủ Mỹ lo lắng. Continue reading “16/10/1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử”

14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu

Nguồn: The Cuban Missile Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu từ ngày 14/10/1962. Đây chính là cuộc khủng hoảng đã đẩy Mỹ và Liên Xô tới bờ vực chiến tranh hạt nhân. Các bức ảnh do máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp đã trở thành bằng chứng không thể chối cãi rằng Liên Xô đã xây dựng hệ thống tên lửa tầm trung ở Cuba. Những tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân giờ chỉ cách 90 dặm ngoài khơi bờ biển nước Mỹ. Continue reading “14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu”

09/10/1975: Andrei Sakharov giành Nobel Hòa bình

09-10-1975-sakharov-wins-peace-prize

Nguồn: Sakharov wins Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, nhà vật lý Liên Xô Andrei Dmitriyevich Sakharov, người tạo ra quả bom hydro đầu tiên của Liên Xô, đã được trao giải Nobel Hòa bình nhằm công nhận những đóng góp của ông trong cuộc đấu tranh chống lại “sự lạm dụng quyền lực và vi phạm nhân phẩm con người dưới tất cả các hình thức.” Tuy nhiên, chính phủ Liên Xô đã cấm Sakharov không được đến Oslo, Na Uy, để nhận giải.

Sinh tại Moskva vào năm 1921, Sakharov theo học vật lý tại Đại học Moskva và từ tháng 6/1948 đã được tuyển dụng vào các chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, Liên Xô cùng với Mỹ đã bắt đầu cuộc đua phát triển bom hydro, một thứ vũ khí mà về mặt lí thuyết còn mạnh hơn hàng chục lần so với hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “09/10/1975: Andrei Sakharov giành Nobel Hòa bình”

07/10/1960: Kennedy và Nixon tranh luận về chính sách đối ngoại

07-10-1960-kennedy-and-nixon-debate-cold-war-foreign-policy

Nguồn: Kennedy and Nixon debate Cold War foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở lần thứ hai trong bốn cuộc tranh luận trên truyền hình, ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ John F. Kennedy và Phó Tổng thống Richard Nixon đã chuyển sự chú ý sang vấn đề chính sách đối ngoại. Có ba sự kiện trong Chiến tranh Lạnh đã gây ra cuộc đối đầu sôi nổi giữa Kennedy và Nixon. Sự kiện thứ nhất liên quan đến Cuba, đất nước mà Fidel Castro mới giành quyền kiểm soát. Nixon cho rằng hòn đảo này không phải là một “thất bại” của Mỹ, và các hành động tiếp theo của chính quyền Eisenhower là nhằm giúp nhân dân Cuba “thực hiện nguyện vọng tiến bộ thông qua sự tự do.” Kennedy đáp trả rõ ràng rằng Castro là một người cộng sản, và rằng chính quyền Đảng Cộng hòa đã thất bại trong việc sử dụng nguồn lực của Mỹ để ngăn chặn ông ta nắm quyền. Kennedy kết luận, “Người dân Cuba hôm nay đang bị mất tự do”. Continue reading “07/10/1960: Kennedy và Nixon tranh luận về chính sách đối ngoại”

04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik

04-10-1957-sputnik-launched

Nguồn: Sputnik launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên Xô mở đầu “Kỷ nguyên Không gian” (Space Age) bằng việc phóng Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Con tàu vũ trụ tên là Sputnik, có nghĩa là “vệ tinh” trong tiếng Nga, đã được phóng vào lúc 10:29 tối, theo giờ Moskva, từ trạm phóng Tyuratam tại Cộng hòa Kazakhstan. Sputnik có đường kính 22 inch (55,8 cm), nặng 184 pound (83,5 kg), và có thể bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 36 phút. Vệ tinh này có vận tốc 18.000 dặm/giờ, với quỹ đạo hình elip, trong đó điểm cực viễn cách Trái Đất 584 dặm và điểm cực cận cách 143 dặm. Continue reading “04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik”

30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc

30-09-1949-berlin-airlift-ends

Nguồn: Berlin Airlift ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau 15 tháng, với hơn 250.000 chuyến bay, cuộc không vận Berlin đã chính thức kết thúc. Đợt không vận này là một trong những chiến dịch hậu cần lớn nhất trong lịch sử hiện đại, và là một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 6 năm 1948, Liên Xô bất ngờ chặn toàn bộ các lối đường bộ dẫn vào Tây Berlin, những con đường vốn nằm hoàn toàn trong vùng chiếm đóng của họ ở Đức. Đó là một nỗ lực rõ ràng nhằm buộc Mỹ, Anh và Pháp – những nước khác đang chiếm đóng Đức – phải chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô liên quan đến số phận nước Đức thời hậu chiến. Continue reading “30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc”

15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc

nixonCN2

Nguồn: “Nixon announces visit to communist China”, History.com (truy cập ngày 15/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, trong một chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp, Tổng thống Richard Nixon đã làm cả nước bất ngờ bằng cách tuyên bố rằng ông sẽ đến thăm nước Trung Quốc cộng sản vào năm sau. Tuyên bố này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung – Mỹ, cũng như một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nixon không phải lúc nào cũng háo hức tiếp cận Trung Quốc. Kể từ khi những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, Nixon đã là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất các nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Uy tín chính trị của ông được xây dựng trên nền tảng chống cộng mạnh mẽ, và ông là một nhân vật quan trọng trong làn sóng “Red Scare” (tố cộng) thời kỳ hậu Thế chiến II, trong đó chính phủ Hoa Kỳ đã phát động các cuộc điều tra lớn vào các âm mưu lật đổ có thể có của những người cộng sản ở Mỹ. Continue reading “15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc”

19/06/1953: Mỹ tử hình hai gián điệp gây tranh cãi

juliusethel

Nguồn: Julius and Ethel Rosenberg executed”, History.com (truy cập ngày 18/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1953, Julius và Ethel Rosenberg, một cặp vợ chồng bị kết tội âm mưu làm gián điệp hồi năm 1951, đã bị tử hình bằng ghế điện. Vụ hành quyết đánh dấu phần kết đầy kịch tính của vụ án gián điệp gây tranh cãi nhất thời Chiến tranh Lạnh.

Julius bị bắt hồi tháng 7 năm 1950, và Ethel bị bắt vào tháng 8 năm đó, về tội âm mưu làm gián điệp. Cụ thể, họ bị cáo buộc cầm đầu một đường dây gián điệp giúp chuyển các thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử cho Liên Xô. Hai vợ chồng Rosenberg mạnh mẽ khẳng định sự vô tội của mình, nhưng sau một phiên tòa ngắn ngủi vào tháng 3 năm 1951, họ đã bị kết án. Continue reading “19/06/1953: Mỹ tử hình hai gián điệp gây tranh cãi”

03/06/1990: Bush và Gorbachev kết thúc thượng đỉnh lần hai

1032_Bush_Gorbachev

Nguồn: Bush and Gorbachev end second summit meeting”, History.com (truy cập ngày 3/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, Tổng thống George Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kết thúc cuộc họp thượng đỉnh ba ngày với những lời ấm áp thể hiện tình hữu nghị nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào về việc thống nhất nước Đức.

Bush và Gorbachev đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai của họ ở Washington, DC. Chủ đề chính của cuộc đối thoại là tương lai của một nước Đức thống nhất. Chế độ cộng sản ở Đông Đức đã sụp đổ và bức tường Berlin đã bị phá bỏ vào năm 1989. Tuy nhiên, sự khác biệt đã nảy sinh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về vấn đề một nước Đức thống nhất trong một châu Âu vẫn trong tình trạng Chiến tranh Lạnh. Phía Mỹ muốn nước Đức mới trở thành một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vốn được thành lập năm 1949 như là một tổ chức phòng thủ chung chống lại sự bành trướng của Liên Xô vào Tây Âu. Continue reading “03/06/1990: Bush và Gorbachev kết thúc thượng đỉnh lần hai”

12/05/1949: Liên Xô chấm dứt cuộc Phong tỏa Berlin

2672980474

Nguồn:Berlin blockade lifted”, History.com (truy cập ngày 12/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1949, một cuộc khủng hoảng thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh đã kết thúc khi Liên Xô dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 11 tháng đối với Tây Berlin. Cuộc phong tỏa đã bị phá vỡ bởi một cuộc không vận lớn của Mỹ và Anh nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm quan trọng cho hai triệu người dân Tây Berlin.

Vào cuối Thế chiến II, nước Đức bị chia thành bốn khu vực quản lý của bốn cường quốc Đồng minh: Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, và Pháp. Berlin, thủ đô nước Đức, tương tự cũng bị chia thành bốn khu vực mặc dù thành phố này nằm sâu trong vùng lãnh thổ Đông Đức do Liên Xô kiểm soát. Tương lai của Đức và Berlin là một điểm gây cản trở lớn trong các cuộc đàm phán về một hiệp ước hậu chiến, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ, Anh, và Pháp đã tìm cách hợp nhất các vùng chiếm đóng của họ thành một khu vực kinh tế duy nhất. Continue reading “12/05/1949: Liên Xô chấm dứt cuộc Phong tỏa Berlin”

01/05/1960: Máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ

u2

Nguồn:American U-2 spy plane shot down”, History.com (truy cập ngày 1/5/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, một máy bay do thám U-2 của Mỹ đã bị bắn hạ trong khi đang tiến hành hoạt động gián điệp trên vùng trời của Liên Xô. Vụ việc đã khiến một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Dwight D. Eisenhower và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã được lên lịch vào cuối tháng đó bị hủy.

Máy bay do thám U-2 là sản phẩm của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), và đó là một thành tựu công nghệ phức tạp. Bay ở độ cao lên đến 70,000 feet (21,3 km), máy bay được trang bị thiết bị chụp ảnh tối tân mà theo lời CIA là có thể chụp được ảnh độ phân giải cao thậm chí của cả tựa các bài báo trên các tờ báo của Nga khi nó bay qua. Các chuyến bay qua Liên Xô bắt đầu được tiến hành vào giữa năm 1956. CIA đảm bảo với Tổng thống Eisenhower rằng Liên Xô không sở hữu loại vũ khí chống máy bay nào đủ phức tạp để bắn hạ các máy bay ở độ cao lớn. Continue reading “01/05/1960: Máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ”

Vấn đề biên giới Nga-Trung thời kỳ Chiến tranh Lạnh

ch-150

Vấn đề biên giới giữa các quốc gia dân tộc luôn luôn là vấn đề phức tạp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giải quyết các tranh chấp, phân định biên giới giữa các nước lớn có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực, thế giới vì các siêu cường, cường quốc và quan hệ giữa họ luôn giữ vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế. Nga (Liên Xô trước đây) và Trung Quốc là hai nước lớn có chung đường biên giới. Trước và trong Chiến tranh Lạnh, giữa hai quốc gia đã xảy ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ và vấn đề biên giới chưa được giải quyết hoàn toàn để lại những kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Bài viết phân tích những nét chính về vấn đề biên giới Nga (Liên Xô) – Trung Quốc thời kỳ  trước và trong Chiến tranh Lạnh và rút ra một số nhận xét về vấn đề này. Continue reading “Vấn đề biên giới Nga-Trung thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

12/03/1947: Học thuyết Truman được công bố

Truman's address

Nguồn:Truman Doctrine is announced,” History.com (truy cập ngày 11/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong bài phát biểu ấn tượng trước một phiên họp chung (giữa Thượng viện và Hạ viện) của Quốc hội, Tổng thống Harry S Truman đã đề nghị Hoa Kỳ viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn sự thống trị của cộng sản ở hai quốc gia này. Giới sử gia thường trích dẫn bài phát biểu của Truman, sau này được gọi là Học thuyết Truman, như là lời tuyên bố chính thức về Chiến tranh Lạnh.

Vào tháng 2 năm 1947, chính phủ Anh thông báo với Hoa Kỳ rằng nước này không còn khả năng cung cấp sự hỗ trợ kinh tế và quân sự mà nó đã cung cấp cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi Thế Chiến II kết thúc. Chính quyền Truman tin rằng cả hai quốc gia đều đang bị chủ nghĩa cộng sản đe dọa và tận dụng cơ hội này để đưa ra lập trường cứng rắn chống Liên Xô. Continue reading “12/03/1947: Học thuyết Truman được công bố”

27/02/1972: Mỹ-Trung ra Thông cáo chung Thượng Hải

Nguồn:‘Shanghai Communique’ issued,” History.com (truy cập ngày 26/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, trong hoạt động cuối cùng của chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công bố một bản Thông cáo chung, tổng kết các thỏa thuận (và bất đồng) của họ sau một tuần làm việc. “Thông cáo chung Thượng Hải” đã khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ diễn ra chậm chạp giữa hai cựu thù Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Nixon đến Trung Quốc vào ngày 21 tháng 2, trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc. Chuyến thăm này cũng vô cùng quan trọng vì nhiều lý do khác. Sau cuộc cách mạng thành công của lãnh đạo cộng sản Mao Trạch Đông năm 1949, Hoa Kỳ đã từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Quan hệ giữa hai quốc gia vô cùng lạnh lẽo, và các binh sĩ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đụng độ nhau trong Chiến tranh Triều Tiên 1950–53. Continue reading “27/02/1972: Mỹ-Trung ra Thông cáo chung Thượng Hải”

04/02/1945: Khai mạc Hội nghị Yalta

Yalta-summit-1945

Nguồn:The Yalta Conference commences”, History.com (truy cập ngày 3/2/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Franklin D. Roosevelt (Mỹ), Thủ tướng Winston Churchill (Anh), và Thủ tướng Joseph Stalin (Liên Xô) đã gặp nhau tại Yalta, Crimea, để thảo luận và lập kế hoạch cho thế giới hậu chiến – cụ thể là giải quyết sự phân bổ lại quyền lực và ảnh hưởng. Nhiều người cho rằng chính tại Yalta Chiến tranh Lạnh đã ra đời.

Các cường quốc đã xác định rằng một nước Đức bại trận sẽ được chia cắt thành các khu vực chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, và Liên Xô, các cường quốc chính của phe Đồng Minh. Một khi đã vào Đức, quân đội Đồng Minh sẽ giám sát việc giải thể bộ máy quân đội Đức và truy tố các tội phạm chiến tranh. Một ủy ban đặc biệt cũng sẽ xác định việc bồi thường chiến phí. Continue reading “04/02/1945: Khai mạc Hội nghị Yalta”

02/01/1980: Thời kỳ hòa hoãn Mỹ-Xô chấm dứt

ronald_reagan

Nguồn:U.S.-Russia detente ends,” History.com (truy cập ngày 01/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1980, trong một phản ứng mạnh mẽ trước việc Liên Xô xâm lược Afghanistan tháng 12 năm 1979, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã yêu cầu Thượng viện đình chỉ các hoạt động liên quan đến hiệp ước giới hạn vũ khí chiến lược SALT II và triệu hồi đại sứ Mỹ tại Moskva. Những động thái này gửi đi một thông điệp rằng thời kỳ hòa hoãn và quan hệ kinh tế và ngoại giao thân thiện hơn được thiết lập giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ chính quyền Richard Nixon (1969–74) đã chấm dứt.

Tổng thống Carter lo ngại rằng cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô, trong đó khoảng 30.000 quân Xô viết đã đổ vào quốc gia này và thiết lập một chính quyền bù nhìn, sẽ đe dọa sự ổn định của các nước láng giềng chiến lược như Iran và Pakistan, và có thể giúp Liên Xô giành quyền kiểm soát phần lớn các nguồn cung dầu lửa của thế giới. Nhà Trắng coi các hành động của Liên Xô là “một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình.” Continue reading “02/01/1980: Thời kỳ hòa hoãn Mỹ-Xô chấm dứt”

23/12/1968: Triều Tiên trao trả tàu tình báo Mỹ

uss-pueblo-crew

Nguồn:Crew of USS Pueblo released by North Korea,” History.com (truy cập ngày 22/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1968, thủy thủ đoàn và truyền trưởng tàu thu thập tin tức tình báo Pueblo của Mỹ đã được thả tự do sau 11 tháng bị chính phủ Triều Tiên giam giữ. Con tàu, cùng thủy thủ đoàn gồm 83 người, bị các tàu chiến Triều Tiên bắt giữ ngày 23 tháng 1 và bị cáo buộc xâm nhập vào vùng lãnh hải của Bắc Triều Tiên.

Vụ bắt giữ đã khiến Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tức giận. Sau này, ông tuyên bố ông hết sức nghi ngờ (dù không có bằng chứng) rằng sự kiện tàu Pueblo, diễn ra chỉ ít ngày trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam, là một đòn phối hợp đánh lạc hướng. Tuy nhiên, trong thời gian đó, Johnson đã phản ứng một cách thụ động. Continue reading “23/12/1968: Triều Tiên trao trả tàu tình báo Mỹ”

05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị”

taraki

Nguồn:USSR and Afghanistan sign ‘friendship treaty’,” History.com (truy cập ngày 04/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, trong một nỗ lực chống đỡ cho chế độ thân Liên Xô không được lòng dân ở Afghanistan, Liên Xô đã ký một “hiệp ước hữu nghị” với chính phủ nước này, chấp thuận cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Hiệp ước này đưa Liên Xô tiến một bước gần hơn tới sự can thiệp thất bại thảm hại của họ vào cuộc nội chiến Afghanistan giữa chính phủ cộng sản được Liên Xô hậu thuẫn và quân nổi dậy Hồi giáo, được gọi là Mujahideen, chính thức bùng nổ từ năm 1979. Continue reading “05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị””

09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ

berlin-wall-down

Nguồn:East Germany opens the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 08/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, chính quyền Đông Đức đã mở cửa Bức tường Berlin, cho phép người dân được tự do đi lại từ miền Đông sang miền Tây Berlin. Ngày hôm sau, người dân nước Đức bắt đầu phá dỡ bức tường trong niềm vui sướng. Một trong những biểu tượng xấu xí và khét tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh sớm sụp đổ; những mảnh vỡ nhanh chóng được đưa về làm kỷ niệm. Động thái này của Đông Đức diễn ra sau quyết định mở cửa biên giới Áo-Hung được đưa ra vài tuần trước đó của chính quyền Hungary. Điều này về cơ bản đã chấm dứt mục đích của Bức tường Berlin khi được dựng lên, do người dân Đông Đức giờ đây đã có thể đi vòng qua nó bằng cách sang Hungary, sang Áo, từ đó qua Tây Đức. Continue reading “09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ”