09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ

berlin-wall-down

Nguồn:East Germany opens the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 08/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, chính quyền Đông Đức đã mở cửa Bức tường Berlin, cho phép người dân được tự do đi lại từ miền Đông sang miền Tây Berlin. Ngày hôm sau, người dân nước Đức bắt đầu phá dỡ bức tường trong niềm vui sướng. Một trong những biểu tượng xấu xí và khét tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh sớm sụp đổ; những mảnh vỡ nhanh chóng được đưa về làm kỷ niệm. Động thái này của Đông Đức diễn ra sau quyết định mở cửa biên giới Áo-Hung được đưa ra vài tuần trước đó của chính quyền Hungary. Điều này về cơ bản đã chấm dứt mục đích của Bức tường Berlin khi được dựng lên, do người dân Đông Đức giờ đây đã có thể đi vòng qua nó bằng cách sang Hungary, sang Áo, từ đó qua Tây Đức. Continue reading “09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ”

04/11/1956: Liên Xô đàn áp Cách mạng Hungary

Stalin's_Boots

Nguồn:Soviets put brutal end to Hungarian revolution,” History.com (truy cập ngày 03/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1956, một cuộc nổi dậy tự phát nổ ra trên cả nước từ 12 ngày trước đó (23 tháng 10) tại Hungary đã bị những đoàn xe tăng và quân đội Liên Xô nghiền nát một cách tàn bạo. Hàng ngàn người đã thiệt mạng và bị thương, và gần 250 nghìn người Hungary đã trốn chạy khỏi nước này.

Những vấn đề ở Hungary bắt đầu phát sinh từ tháng 10 năm 1956, khi hàng ngàn người biểu tình xuống đường yêu cầu một hệ thống chính trị dân chủ hơn và giải thoát khỏi sự áp bức của Liên Xô. Để đáp lại, Đảng Cộng sản đã chỉ định Imre Nagy, cựu thủ tướng Hungary từng bị khai trừ khỏi Đảng do những lời chỉ trích của ông về các chính sách theo kiểu chủ nghĩa Stalin, làm thủ tướng mới. Continue reading “04/11/1956: Liên Xô đàn áp Cách mạng Hungary”

25/10/1983: Hoa Kỳ xâm lược Grenada

US_C141_Grenada

Nguồn:United States invades Grenada,” History.com (truy cập ngày 24/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1983, viện cớ công dân Mỹ trên đảo quốc Grenada thuộc vùng biển Caribbe đang có nguy cơ bị đe dọa bởi chế độ Marxist của đất nước này, Tổng thống Ronald Reagan đã ra lệnh cho lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tiến hành xâm lược Grenada và đảm bảo an ninh cho công dân Mỹ. Ở thời điểm đó có khoảng 1.000 người Mỹ ở Grenada, phần lớn trong số họ là sinh viên của trường y trên đảo. Trong vòng chưa đầy một tuần, chính phủ Grenada đã bị lật đổ. Continue reading “25/10/1983: Hoa Kỳ xâm lược Grenada”

21/10/1967: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Lầu Năm Góc

AntiVietnamWar

Nguồn:Thousands protest the war in Vietnam,” History.com (truy cập ngày 20/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, gần 100.000 người đã tụ tập ở thủ đô Washington, D.C. để phản đối những nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành tới Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình này là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ của dân chúng Mỹ đối với cuộc chiến của Tổng thống Lyndon Johnson ở Việt Nam đã suy giảm. Các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên số người Mỹ ủng hộ cuộc chiến giảm xuống tới mức thấp hơn 50%. Continue reading “21/10/1967: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Lầu Năm Góc”

10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh

HarryTruman

Nguồn:Truman signs Mutual Security Act,” History.com (truy cập ngày 09/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ký Đạo luật Tương trợ An ninh, tuyên bố với thế giới và nhất là các cường quốc cộng sản rằng nước Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự cho “các dân tộc tự do”. Đạo luật này được ký sau khi Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử thứ hai vào mùng 3 tháng 10 trước đó.

Đạo luật Tương trợ An ninh 1951 được mô phỏng theo Kế hoạch Marshall, một kế hoạch viện trợ kinh tế hậu Thế chiến II nhằm giúp đỡ các nước châu Âu tái thiết sau cuộc chiến. Tuy nhiên, thay vì cung cấp viện trợ chủ yếu về mặt kinh tế như Kế hoạch Marshall, Đạo luật Tương trợ An ninh tập trung tăng viện trợ quân sự cho các nước dân chủ. Quốc hội Hoa Kỳ đã dành nhiều khoản ngân sách để chi cho nguyên vật liệu, súng đạn, xe tăng, máy bay, chuyên gia kỹ thuật và tài liệu, phân bón và hạt giống, bơm thủy lợi và vật tư y tế. Continue reading “10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh”

03/10/1990: Nước Đức tái thống nhất

German-Unity-Day

Nguồn:East and West Germany reunite after 45 years,” History.com (truy cập ngày 2/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 3 tháng 10 năm 1990, chưa đầy một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức và Tây Đức tái thống nhất, và ngày này đã trở thành “Ngày thống nhất” của nước Đức.

Kể từ năm 1945, khi quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, còn Mỹ và các lực lượng Đồng Minh khác chiếm miền Tây của quốc gia này sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt đã trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng và lâu dài nhất của Chiến tranh Lạnh. Một số giai đoạn kịch tích nhất của cuộc chiến này đã diễn ra ở đây. Trong số đó, cuộc phong tỏa Berlin (từ tháng 6 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949), trong đó Liên Xô chặn mọi lối đi trên bộ tới Berlin, và việc Bức tường Berlin được dựng lên năm 1961 có lẽ là hai sự kiện nổi bật nhất. Continue reading “03/10/1990: Nước Đức tái thống nhất”

Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)

hith-cuban-missile-crisis

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10 năm 1962 trong lúc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tên lửa là việc Liên Xô triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, vốn cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ gần một trăm dặm. Cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện ra kế hoạch này, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai siêu cường thế giới lúc bấy giờ khi chính quyền John F. Kennedy sau đó đã tìm kiếm các hành động trả đũa quyết liệt. Mấu chốt của vấn đề chính là việc Mỹ phát hiện ra tên lửa Liên Xô có mặt tại Cuba sau khi chúng được triển khai, trước đó người Mỹ luôn tin tưởng rằng lãnh đạo Liên Xô sẽ không đem các loại vũ khí này vào Tây bán cầu. Washington như bị giáng một đòn mạnh vì cho rằng an ninh nước Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng và đây là hành động thách thức của khối xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Continue reading “Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)”

27/08/1952: “Nỗi sợ cộng sản” bao trùm chính trị Hoa Kỳ

did-red-scare-affect-america_d20040cbb42585b9

Nguồn: “Red Scare dominates American politics”, History.com (truy cập ngày 27/8/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1952 bắt đầu nóng lên, những lời cáo buộc lẫn nhau liên quan đến chủ nghĩa cộng sản cũng trở nên dày đặc. “Nỗi sợ cộng sản” (Red Scare) – niềm tin ngày càng lan rộng rằng chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang hoạt động tại Mỹ – trở thành chủ đề tranh cãi chủ yếu giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa năm 1952. Continue reading “27/08/1952: “Nỗi sợ cộng sản” bao trùm chính trị Hoa Kỳ”

15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên

ss-091102-berlin-wall-22.ss_full

Nguồn:Berlin Wall built,” History.com (truy cập ngày 14/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15/08/1961, hai ngày sau khi đám hàng rào dây kẽm gai được dựng lên để phong tỏa lối đi lại giữa Đông và Tây Berlin, chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây dựng một bức tường – Bức tường Berlin – để đóng cửa vĩnh viễn lối tiếp cận sang Tây Berlin. Trong 28 năm sau đó, Bức tường Berlin được canh phòng nghiêm ngặt đã trở thành biểu tượng hữu hình nhất của Chiến tranh Lạnh, một “bức màn sắt” đúng nghĩa chia cắt châu Âu.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt thành bốn khu vực chiếm đóng dưới sự kiểm soát của các nước Đồng Minh. Berlin, thủ đô của nước Đức, cũng bị chia cắt thành bốn khu vực tương tự, mặc dù nó nằm sâu trong vùng kiểm soát của Liên Xô. Tương lai của nước Đức và của Berlin là vấn đề lớn không thể giải quyết được trong các cuộc đàm phán hậu thế chiến, những căng thẳng tiếp tục được đẩy lên cao khi Mỹ, Anh, và Pháp quyết định thống nhất ba vùng chiếm đóng của họ thành một thực thể tự trị duy nhất – Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức). Continue reading “15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên”

01/08/1975: Hiệp ước Helsinki được ký

BE022152

Nguồn:Helsinki Final Act signed,” History.com (truy cập ngày 31/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Hoa Kỳ, Liên Xô, Canada, và hầu hết các nước châu Âu (trừ Albania) đã cùng nhau ký vào Hiệp ước Helsinki trong ngày cuối cùng diễn ra Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE), được tổ chức ở Phần Lan. Hiệp ước này mong muốn làm sống lại tinh thần hòa hoãn giữa Liên Xô và Hoa Kỳ cùng các đồng minh của hai nước trong Chiến tranh Lạnh.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Richard M. Nixon cùng Cố vấn An ninh Quốc gia của ông là Henry Kissinger đã tạo nên một chính sách đối ngoại mà sau này được biết đến với tên gọi “hòa hoãn” (detenté) với Liên Xô – đúng như nghĩa đen của từ này là xoa dịu những căng thẳng Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Continue reading “01/08/1975: Hiệp ước Helsinki được ký”

19/07/1956: Hoa Kỳ rút viện trợ cho Ai Cập

image (1)

Nguồn:United States withdraws offer of aid for Aswan Dam,” History.com (truy cập ngày 18/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ đang rút đề nghị viện trợ tài chính cho Ai Cập để giúp đỡ xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Động thái này đã khiến Ai Cập tiến xa hơn nữa tới một liên minh với Liên Xô và là một nhân tố đóng góp vào cuộc khủng hoảng kênh đào Suez diễn ra cuối năm 1956.

Trước đó, vào tháng 12 năm 1955, Ngoại trưởng Dulles tuyên bố rằng Hoa Kỳ, cùng với Vương quốc Anh, đang cung cấp gần 70 triệu đô la tiền viện trợ cho Ai Cập để giúp đỡ xây dựng đập Aswan. Tuy nhiên, Dulles chỉ miễn cưỡng đồng ý cho khoản hỗ trợ này. Ông có mối nghi ngờ sâu sắc về lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà theo Dulles là một nhà dân tộc chủ nghĩa nôn nóng và nguy hiểm. Những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng khoản viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser ra khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự gia tăng quyền lực của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Hoa Kỳ rút viện trợ cho Ai Cập”

09/07/1960: Xô – Mỹ đe dọa nhau về tình hình Cuba

DB4751D2-EDDD-41DF-B94DA5698A8BDD5D

Nguồn:Khrushchev and Eisenhower trade threats over Cuba,” History.com (truy cập ngày 08/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1960, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower và Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô (Thủ tướng) Nikita Khrushchev đã trực tiếp đưa ra những lời đe dọa về tương lai của Cuba. Trong những năm sau đó, Cuba đã trở thành tiêu điểm nguy hiểm  của cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Vào tháng Giêng năm 1959, nhà cách mạng Cuba Fidel Castro đã lật đổ chế độ độc tài lâu năm của Fulgencio Batista. Mặc dù Hoa Kỳ công nhận chính quyền mới của Castro, nhưng nhiều thành viên trong chính phủ Eisenhower vẫn còn những hoài nghi sâu sắc liên quan đến định hướng chính trị của nhà lãnh đạo mới đầy lôi cuốn của Cuba. Continue reading “09/07/1960: Xô – Mỹ đe dọa nhau về tình hình Cuba”

20/06/1963: Mỹ – Xô thiết lập “đường dây nóng”

WHITE HOUSE-KREMLIN HOTLINE

Nguồn:United States and Soviet Union will establish a ‘hot line’,” History.com (truy cập ngày 19/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, để giảm bớt nguy cơ bất ngờ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, Hoa Kỳ và Liên Xô đã đồng ý thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc “đường dây nóng” giữa hai nước. Thỏa thuận này là một bước tiến nhỏ trong việc giảm bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba diễn ra hồi tháng 10 năm 1962, vốn đã đưa hai nước tới sát bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Sự cần thiết cần có một hệ thống thông tin tức thời và thường xuyên giữa chính phủ Hoa Kỳ và Liên Xô trở nên rõ ràng sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Hoa Kỳ phát hiện ra Liên Xô đã xây dựng những căn cứ có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Cuối cùng, chính quyền Tổng thống John F. Kennedy đã thiết lập một chiến dịch “phong tỏa” hải quân xung quanh Cuba để ngăn chặn Liên Xô cung cấp những tên lửa đó. Continue reading “20/06/1963: Mỹ – Xô thiết lập “đường dây nóng””

12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin

Nguồn:Reagan challenges Gorbachev to tear down the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 11/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất thời Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, ông đã thách lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev “phá đổ” Bức tường Berlin, biểu tượng của thời kỳ đàn áp của chủ nghĩa cộng sản ở một nước Đức bị chia cắt.

Năm 1945, sau thất bại của Đức trong Thế chiến II, thủ đô Berlin bị phân chia thành bốn khu vực, trong đó Mỹ, Anh, và Pháp kiểm soát miền Tây còn Liên Xô nắm quyền ở miền Đông nước Đức. Tháng 5 năm 1949, ba khu vực ở miền Tây hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) còn miền Đông thành lập nên Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) vào tháng 10 cùng năm. Continue reading “12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin”

19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian

nucleartesting-620x310

Nguồn:Soviets ratify treaty banning nuclear weapons from outer space,” History.com (truy cập ngày 18/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, một trong những điều ước quốc tế lớn đầu tiên được xây dựng để hạn chế sự phổ biến của các loại vũ khí hạt nhân có hiệu lực khi Liên Xô phê chuẩn một thỏa thuận cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian. Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và nhiều quốc gia khác đã ký và/hoặc phê chuẩn hiệp ước này.

Với sự ra đời của cái gọi là “chạy đua không gian” giữa Hoa Kỳ và Liên Xô từ năm 1957 khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik, một số người bắt đầu lo sợ rằng không gian vũ trụ có thể là biên giới tiếp theo cho việc mở rộng vũ khí hạt nhân. Continue reading “19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian”

14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập

warsawpact

Nguồn:The Warsaw Pact is formed,” History.com (truy cập ngày 13/5/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 5 năm 1955, Liên Xô cùng bảy quốc gia vệ tinh của nó ở châu Âu đã ký một hiệp ước thành lập Khối Warszawa (Vác-sa-va), một tổ chức phòng thủ chung đưa Liên Xô trở thành chỉ huy lực lượng vũ trang của các nước thành viên.

Khối Warszawa được đặt tên theo nơi hiệp ước được ký là Warszawa, Ba Lan, bao gồm các nước thành viên là Liên Xô, Albania, Ba Lan, Romania, Hungary, Đông Đức, Tiệp Khắc, và Bulgaria. Hiệp ước kêu gọi các quốc gia thành viên cùng bảo vệ bất cứ thành viên nào bị một lực lượng bên ngoài tấn công và thiết lập một khối quân sự thống nhất dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Ivan Stepanovich Koniev của Liên Xô. Lời dẫn nhập hiệp ước thành lập Khối Warszawa đã chỉ ra lý do tồn tại của nó. Continue reading “14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập”

06/05/1992: Gorbachev đánh giá lại Chiến tranh Lạnh

Nguồn:Gorbachev reviews the Cold War,” History.com (truy cập ngày 05/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1992, trong một sự kiện đậm chất biểu tượng, cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đánh giá lại Chiến tranh Lạnh trong một bài phát biểu tại trường Westminster College ở Fulton, Missouri – nơi Winston Churchill đưa ra bài phát biểu “Bức màn sắt” 46 năm trước đó. Xen lẫn những lời ca ngợi dành cho sự chấm dứt của Chiến tranh Lanh là những chỉ trích sắc bén nhằm vào chính sách Mỹ.

Năm 1946, Winston Churchill, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, đã phát biểu tại trường Westminster College và đặt ra một vấn đề mà nhiều sử gia sau này đã coi là màn mở đầu cho Chiến tranh Lạnh. Tuyên bố rằng một “bức màn sắt” đã phủ trên khắp Đông Âu, Churchill kêu gọi cả Vương quốc Anh lẫn Mỹ kiềm chế sự xâm lược của Liên Xô. 46 năm sau đó, Liên Xô đã sụp đổ và Mikhail Gorbachev, người từ chức Tổng thống Liên Xô từ tháng 12 năm 1991, đứng trên cùng một khuôn viên trường đại học để đánh giá lại cuộc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “06/05/1992: Gorbachev đánh giá lại Chiến tranh Lạnh”

23/04/1945: Tổng thống Truman gặp Vyacheslav Molotov

????????

Nguồn:Truman confronts Molotov,” History.com (truy cập ngày 22/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 23 tháng 4 năm 1945, chưa đầy hai tuần sau khi nhậm chức Tổng thống sau cái chết của Franklin D. Roosevelt, Harry S. Truman đã công kích Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov. Sự kiện này cho thấy Truman đã quyết tâm áp dụng một lập trường “cứng rắn hơn” đối với Liên Xô so với người tiền nhiệm của mình.

Sau khi Roosevelt qua đời vì đột quỵ hôm 12 tháng 4 năm 1945, Harry S. Truman đã lên nắm quyền tổng thống. Truman đã bị choáng ngợp trước những trách nhiệm mà ông đột ngột phải gánh vác và vị tổng thống mới này vẫn chưa chắc chắn về phương hướng trước mắt, đặc biệt là về chính sách đối ngoại. Roosevelt đã giữ bí mật với vị phó Tổng thống của mình về hầu hết các quyết định ngoại giao, thậm chí còn không thông báo cho Truman về chương trình bí mật nhằm phát triển bom nguyên tử. Continue reading “23/04/1945: Tổng thống Truman gặp Vyacheslav Molotov”

16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời

bernard-baruch1

Nguồn:Bernard Baruch coins the term ‘Cold War,’History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong buổi lễ ra mắt bức chân dung của mình tại Viện dân biểu tiểu bang Nam Carolina, triệu phú, chuyên gia tài chính Bernard Baruch đã dùng thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” để mô tả mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cụm từ này đã trở thành một trụ cột trong ngôn ngữ ngoại giao của Mỹ trong suốt hơn 40 năm sau đó.

Baruch là cố vấn Tổng thống về các vấn đề chính sách kinh tế và đối ngoại dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Năm 1919, ông là một trong những cố vấn của Mỹ tại Hội nghị Hòa bình Paris chấm dứt Thế chiến I. Trong những năm 1930, ông thường xuyên tư vấn cho Franklin D. Roosevelt và các nghị sĩ về tài chính và các vấn đề trung lập quốc tế. Sau Thế chiến II, ông tiếp tục là một cố vấn được tin cậy trong chính quyền mới của Harry S. Truman. Continue reading “16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời”

14/04/1950: Nền tảng Chính sách thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ra đời

lindsay-nsc68-2012-04-14

Nguồn:President Truman receives NSC-68,” History.com (truy cập ngày 13/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 4 năm 1950, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman nhận được Tài liệu số 68 của Hội đồng An ninh Quốc gia (viết tắt là NSC-68). Bản báo cáo này là kết quả của một nỗ lực làm việc nhóm, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), và các cơ quan hữu quan khác. NSC-68 đã đặt nền tảng cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ trong hai thập niên sau đó.

Phải đối mặt với những quan ngại về chính sách đối ngoại, đặc biệt là việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử vào tháng 9 năm 1949 và Trung Quốc sụp đổ dưới tay chủ nghĩa cộng sản tháng 10 cùng năm, Tổng thống Truman đã yêu cầu một đánh giá lại và đầy đủ chiến lược ngoại giao của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh. NSC-68 đã ra đời sau 4 tháng làm việc và hoàn thành vào tháng 4 năm 1950 để đáp ứng yêu cầu này. Continue reading “14/04/1950: Nền tảng Chính sách thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ra đời”