Có phải đường dây nóng Mỹ-Xô sử dụng điện thoại đỏ?

Nguồn:Was there really a “red telephone” hotline during the Cold War?”, History, 23/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong giai đoạn cao trào của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã thiết lập một đường dây thông tin liên lạc trực tiếp nhằm cho phép các nhà lãnh đạo liên lạc với nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Kể từ đó, đường dây nóng Washington-Moskva này đã xuất hiện trong vô số tiểu thuyết và phim ảnh, chẳng hạn như phim “Dr. Strangelove” năm 1964, nhưng trái với những miêu tả trong văn hoá bình dân, nó không bao giờ mang hình thức là một chiếc điện thoại màu đỏ. Trong thực tế, nó thậm chí không bao giờ liên quan đến bất cứ cuộc gọi điện thoại nào. Continue reading “Có phải đường dây nóng Mỹ-Xô sử dụng điện thoại đỏ?”

22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba

Nguồn: JFK announces a blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy (JFK) tuyên bố trước người Mỹ rằng ông đã ra lệnh phong tỏa Cuba nhằm phản ứng lại việc phát hiện ra tên lửa của Liên Xô đang được lắp đặt trên đảo. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông lên án nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vì “mưu đồ ám muội, liều lĩnh và đe dọa khiêu khích đối với hòa bình thế giới,” đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng trả đũa nếu tên lửa được phóng đi.

Bốn ngày trước đó, Kennedy đã được xem hình ảnh Liên Xô đang lắp đặt 40 tên lửa đạn đạo tại Cuba – với khoảng cách rất gần so với Mỹ. Trong các cuộc họp bí mật, Kennedy và các cố vấn thân cận nhất của ông đồng ý rằng Tổng thống có ba lựa chọn: (1) thương lượng với Liên Xô để di dời các tên lửa; (2) ném bom các địa điểm chứa tên lửa ở Cuba; hoặc (3) tiến hành phong tỏa hải quân hòn đảo. Kennedy đã chọn cách phong tỏa Cuba, và quyết định rằng sẽ chỉ ném bom các địa điểm chứa tên lửa nếu thực sự cần thiết. Continue reading “22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba”

24/09/1953: Mỹ không ‘hoảng sợ’ trước vũ khí của Liên Xô

Nguồn: United States will not “cringe” before Soviet weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, trong một bài phát biểu có tính đối đầu và mỉa mai, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ sẽ không “hoảng sợ hay hãi hùng” khi đối mặt với vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Bài phát biểu của Dulles chỉ ra rằng mặc dù Chiến tranh Triều Tiên cuối cùng đã có thể kết thúc một cách hòa bình, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục chính sách ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản, bằng vũ lực nếu cần thiết.

Ngoại trưởng Dulles bắt đầu bài phát biểu của mình trước Liên đoàn Lao động Mỹ bằng cách cho biết ông tin rằng hoà bình thế giới đang ở trong tầm tay họ, nhưng nó đang bị đe doạ bởi “các lãnh đạo cộng sản công khai bác bỏ những giới hạn của đạo đức.” Ông tuyên bố, “nước Mỹ không tin rằng sự cứu rỗi có thể đơn giản đạt được bằng cách nhượng bộ, và từ đó gia tăng quyền lực cũng như tính kiêu ngạo của những người vốn dĩ đã mở rộng sự cai trị của mình lên một phần ba nhân loại.” Continue reading “24/09/1953: Mỹ không ‘hoảng sợ’ trước vũ khí của Liên Xô”

26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Nguồn: Russia tests an intercontinental ballistic missile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Liên Xô tuyên bố đã thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng nhắm đến “bất cứ nơi nào trên thế giới.” Tuyên bố này đã gây quan ngại lớn ở Mỹ và bắt đầu một cuộc tranh luận toàn quốc về “khoảng cách tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô.

Trong nhiều năm sau Thế chiến II, cả Mỹ và Liên Xô đều đã cố gắng hoàn thiện một tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Dựa trên thành công của Đức Quốc xã trong việc phát triển các tên lửa V-1 và V-2 có để bắn đến tận Anh trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô đã chạy đua để cải tiến phạm vi và tính chính xác của tên lửa. (Cả hai bên đều phụ thuộc rất nhiều vào các nhà khoa học Đức bị họ bắt giữ.) Continue reading “26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”

23/08/1979: Aleksandr Godunov đào thoát sang Mỹ

Nguồn: Aleksandr Godunov defects to United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, ngôi sao ba lê của Liên Xô, Aleksandr Godunov, đã đào thoát sau khi trình diễn tại thành phố New York. Ông trở thành vũ công đầu tiên đào thoát khỏi vũ đoàn nổi tiếng, Bolshoi Ballet.

Godunov là người mới nhất trong hàng loạt các vũ công ballet đào thoát khỏi Liên Xô để đến Mỹ vào những năm 1960 và 1970. Rudolf Nureyev (1961), Natalia Makarova (1970) và Mikhail Baryshnikov (1974) đã tìm cách xin tị nạn ở Mỹ, rồi sau đó theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật thành công ở Mỹ và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Godunov thuộc về một tầng lớp khác. Một bài báo của tờ New York Times sau khi bàn luận vụ đào thoát của ông đã nói rằng “với mái tóc dài vàng óng và dáng người cao ráo, Godunov có thể là vũ công ballet tiên phong của thế hệ rock. … Các khán giả trẻ dễ dàng nhận ra ông ấy.” Continue reading “23/08/1979: Aleksandr Godunov đào thoát sang Mỹ”

11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’

Nguồn: Reagan jokes about “outlawing” the Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, câu nói đùa về việc đặt Liên Xô “ra ngoài vòng phát luật” của Tổng thống Ronald Reagan đã trở thành một nỗi xấu hổ quốc tế. Những nhận xét thiếu suy nghĩ của Tổng thống đã khiến các đồng minh của Mỹ kinh ngạc và tạo thành cái cớ cho bộ máy tuyên truyền của Liên Xô.

Khi chuẩn bị cho chương trình phát thanh hàng tuần của mình vào ngày 11/08/1984, Tổng thống Reagan đã được yêu cầu kiểm tra âm thanh. Reagan liền nói đùa, “Hỡi các công dân Mỹ, hôm nay tôi vui mừng được nói với các bạn rằng tôi đã ký một đạo luật sẽ đặt người Nga ra ngoài vòng pháp luật mãi mãi. Chúng ta sẽ bắt đầu ném bom trong vòng năm phút.” Vì phần kiểm tra âm thanh này không được phát sóng, nên mãi đến khi chương trình phát thanh kết thúc thì tin tức về “trò đùa” của Reagan mới bị tiết lộ. Continue reading “11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’”

22/07/1987: Gorbachev đồng ý cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung

Nguồn: Gorbachev accepts ban on intermediate-range nuclear missiles, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1987, trong một sự đảo ngược đầy kịch tính, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã lên tiếng rằng ông sẵn sàng đàm phán về lệnh cấm các tên lửa hạt nhân tầm trung mà không cần phải có điều kiện. Quyết định của Gorbachev đã mở đường cho Hiệp ước Cắt giảm Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) với Mỹ.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1985, Gorbachev đã nói rõ rằng ông mong một mối quan hệ ít căng thẳng hơn với Mỹ. Người đồng cấp của ông, Tổng thống Ronald Reagan, là một người chống cộng mạnh mẽ và ban đầu cũng đã nghi ngờ sâu sắc về sự chân thành của Gorbachev. Tuy nhiên, sau khi gặp Gorbachev vào tháng 11/1985, Reagan tin rằng mình có thể đạt được tiến bộ về một số vấn đề, bao gồm kiểm soát vũ khí. Trong các cuộc họp thượng đỉnh tiếp theo, hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào cái gọi là hệ thống tên lửa hạt nhân tầm trung mà cả hai quốc gia đã từng xây dựng ở châu Âu và trên toàn thế giới. Cuối năm 1986, dường như hai bên đã đạt được một thỏa thuận nhằm loại bỏ loại vũ khí này khỏi châu Âu. Continue reading “22/07/1987: Gorbachev đồng ý cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung”

02/06/1947: Liên Xô từ chối hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall

Nguồn: Soviet Union rejects Marshall Plan assistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Ngoại trưởng Liên Xô V. M. Molotov đã rời khỏi cuộc họp với đại diện của hai chính phủ Anh và Pháp, nhằm thể hiện sự từ chối của Liên Xô đối với Kế hoạch Marshall. Hành động của Molotov chỉ ra rằng Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga đang gia tăng.

Ngày 04/06/1947, Ngoại trưởng George C. Marshall đã phát biểu rằng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ kinh tế cho các quốc gia bị chiến tranh tàn phá ở châu Âu để giúp họ phục hồi kinh tế. Kế hoạch Marshall, tên gọi của chương trình này, sau cùng đã cung cấp hàng tỷ USD cho các nước châu Âu và giúp ngăn chặn thảm hoạ kinh tế ở nhiều nước trong số đó. Phản ứng của Liên Xô trước bài phát biểu của Marshall là một sự im lặng sắt đá. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mołotov đã đồng ý họp vào ngày 27/06 với những người đồng cấp Anh và Pháp của ông để thảo luận về phản ứng của châu Âu đối với đề xuất của Mỹ. Continue reading “02/06/1947: Liên Xô từ chối hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall”

26/06/1948: Mỹ bắt đầu Cầu hàng không Berlin

Nguồn: U.S. begins Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, các phi công Mỹ và Anh đã bắt đầu dùng máy bay để phân phối thực phẩm và đồ tiếp viện tới Berlin, sau khi thành phố này bị cô lập bởi cuộc phong tỏa của Liên Xô.

Khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, nước Đức thất bại đã bị chia thành các khu vực do Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp lần lượt chiếm đóng. Thủ đô Berlin, dù nằm trong khu vực chiếm đóng của Liên Xô, nhưng vẫn được chia thành bốn phần, phe Đồng Minh chiếm phần phía Tây thành phố, còn Liên Xô giữ phần phía Đông. Tháng 06/1948, chính quyền Joseph Stalin đã cố gắng củng cố quyền kiểm soát thành phố bằng cách chặn tất cả các tuyến đường bộ và đường thủy đến Tây Berlin, nhằm gây áp lực buộc Đồng Minh di tản. Kết quả là, bắt đầu từ ngày 24/06, hai triệu người dân Tây Berlin đã bị cắt mất nguồn thực phẩm, nhiên liệu sưởi ấm và các nguồn cung thiết yếu quan trọng khác. Continue reading “26/06/1948: Mỹ bắt đầu Cầu hàng không Berlin”

26/05/1960: Mỹ buộc tội Liên Xô hoạt động gián điệp

Nguồn: United States charges Soviets with espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Henry Cabot Lodge đã cáo buộc Liên Xô tham gia vào các hoạt động gián điệp ở Đại sứ quán Mỹ tại Moskva suốt nhiều năm. Các cáo buộc này rõ ràng là một nỗ lực của người Mỹ nhằm chống đỡ những chỉ trích từ phía Liên Xô theo sau vụ máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ ở Liên Xô vào hồi đầu tháng.

Ngày 01/05/1960, một máy bay do thám công nghệ cao (và được cho là “bất khả xâm phạm”) của Mỹ, chiếc U-2, đã bị bắn rơi trên vùng trời Liên Xô. Dù các quan chức Mỹ lúc đầu đã phủ nhận sự tồn tại của chiếc máy bay gián điệp, nhưng Liên Xô đã đưa ra những mảnh vỡ của chiếc máy bay và cả phi công Francis Gary Powers. Các quan chức Mỹ, gồm cả Tổng thống Dwight D. Eisenhower, đã vô cùng xấu hổ và buộc phải công khai thừa nhận rằng Mỹ đã thực sự theo dõi Liên Xô bằng các máy bay tầm cao. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ liên tục tuyên bố rằng họ chẳng làm gì khác với điều mà chính Liên Xô đã làm. Continue reading “26/05/1960: Mỹ buộc tội Liên Xô hoạt động gián điệp”

09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO

Nguồn: West Germany joins NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, mười năm sau khi Đức Quốc Xã bị đánh bại trong Thế chiến II, Tây Đức chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một nhóm phòng vệ chung nhằm ngăn chặn Liên Xô bành trướng ở châu Âu. Hành động này đánh dấu bước cuối cùng trong việc Tây Đức tham gia hệ thống phòng thủ Tây Âu.

Đức đã bị chia đôi từ năm 1945. Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng Tây Đức và Tây Berlin; Liên Xô kiểm soát Đông Đức và Đông Berlin. Mặc dù cả Mỹ và Liên Xô đã công khai tuyên bố mong muốn của họ về một nước Đức thống nhất và độc lập, nhưng mọi chuyện nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng hai phe trong Chiến tranh Lạnh chỉ chấp nhận một nước Đức thống nhất phục vụ lợi ích cụ thể của mình. Continue reading “09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO”

08/05/1984: Liên Xô tuyên bố tẩy chay Olympics 1984

Nguồn: Soviets announce boycott of 1984 Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, khẳng định rằng các vận động viên có thể sẽ không được an toàn trước các cuộc biểu tình và tấn công, Liên Xô ra tuyên bố họ sẽ không dự thi Thế Vận hội năm 1984 ở Los Angeles. Dù vậy, chủ ý của Liên Xô rõ ràng là để đáp trả quyết định của Mỹ, tẩy chay Thế Vận hội năm 1980 được tổ chức tại Moskva.

Chỉ vài tháng trước khi Thế vận hội Olympic 1984 bắt đầu ở Los Angeles, chính phủ Liên Xô đã đưa ra tuyên bố: “Ngay từ những ngày đầu tiên chuẩn bị cho Thế Vận hội này, chính quyền Mỹ đã tìm cách sử dụng cuộc thi cho mục đích chính trị. Chủ nghĩa Chauvin và suy nghĩ chống Liên Xô đang bị đẩy lên cao ở nước này.” Các quan chức Liên Xô cho rằng biểu tình chống lại các vận động viên Liên Xô nhiều khả năng sẽ xảy ra ở Los Angeles và họ nghi ngờ liệu các quan chức Mỹ có cố gắng để ngăn chặn những vụ việc như vậy hay không. Continue reading “08/05/1984: Liên Xô tuyên bố tẩy chay Olympics 1984”

31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại

Nguồn: Warsaw Pact ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau 36 năm tồn tại, khối Hiệp ước Warsaw (Vác-sa-va) – liên minh quân sự giữa Liên Xô và các “quốc gia vệ tinh” thuộc Đông Âu  – đã chính thức kết thúc. Hiệp ước Warsaw sụp đổ là dấu hiệu cho thấy Liên Xô đã mất khả năng kiểm soát các đồng minh cũ và Chiến tranh Lạnh đang dần đi đến hồi kết.

Khối Hiệp ước Warsaw được thành lập vào năm 1955, chủ yếu là để phản ứng trước việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ và các đồng minh Tây Âu, gồm cả nước Tây Đức mới tái vũ trang. Năm 1949, NATO đã được thành lập như một liên minh phòng thủ quân sự giữa Mỹ, Canada, và một số nước châu Âu để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. Năm 1954, các thành viên NATO đã bỏ phiếu chấp nhận sự gia nhập của Tây Đức. Phía Liên Xô đã đáp trả bằng việc thành lập Hiệp ước Warsaw, với các thành viên ban đầu gồm Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, Tiệp Khắc, và Albania. Continue reading “31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại”

25/03/1946: Liên Xô tuyên bố rút khỏi Iran

Nguồn: Soviets announce withdrawal from Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, sau một tình huống cực kỳ căng thẳng đầu Chiến tranh Lạnh, Liên Xô tuyên bố rằng họ sẽ rút quân khỏi Iran trong vòng sáu tuần. Khủng hoảng Iran là một trong những cuộc “thử lửa” đầu tiên giữa Mỹ và Liên Xô trong thế giới thời hậu Thế chiến II.

Khủng hoảng Iran đã bắt đầu từ trong Thế chiến II. Năm 1942, Iran đã ký một thỏa thuận mà theo đó quân Anh và Liên Xô được phép vào đất nước giàu dầu mỏ này để bảo vệ nước này khỏi bị tấn công bởi quân Đức. Quân Mỹ cũng sớm xuất hiện tại Iran. Hiệp ước 1942 đã quy định tất cả các lực lượng nước ngoài sẽ phải rút quân trong vòng sáu tháng sau khi kết thúc chiến tranh. Continue reading “25/03/1946: Liên Xô tuyên bố rút khỏi Iran”

21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980

Nguồn: Carter tells U.S. athletes of Olympic boycott, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, Tổng thống Jimmy Carter đã thông báo tới đoàn vận động viên Mỹ rằng: để đáp trả hành động xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979, Mỹ sẽ tẩy chay Thế vận hội Olympics năm 1980 tại Moskva. Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà Mỹ tẩy chay Olympics.

Tháng 12/1979, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan nhằm hỗ trợ chính phủ Afghanistan thân Liên Xô đang trong tình trạng không ổn định. Mỹ liền phản ứng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Họ đình chỉ đàm phán [cắt giảm] vũ khí với Liên Xô, lên án các hành động của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc, và đe dọa sẽ tẩy chay Olympics được tổ chức tại Moskva vào năm 1980. Khi Liên Xô không chịu rút quân khỏi Afghanistan, Tổng thống Carter đã thực hiện quyết định tẩy chay Thế vận hội. Continue reading “21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980”

22/02/1946: Kennan gửi ‘Bức điện Dài’ về Bộ Ngoại giao Mỹ

Nguồn: George Kennan sends “long telegram” to State Department, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, George Kennan, Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, đã gửi một bức điện dài 8.000 từ đến Bộ Ngoại giao, trong đó nêu lên quan điểm của ông về Liên Xô và chính sách của Mỹ đối với nước này. Phân tích của Kennan trở thành một trong những nền tảng có ảnh hưởng nhất đối với chính sách ngăn chặn của Mỹ trong thời chiến tranh Lạnh.

Kennan là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên làm việc tại Đại sứ quán của Mỹ ở Liên Xô vào năm 1933. Dù thường thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân Nga, nhưng các đánh giá của ông về chế độ cộng sản của Liên Xô lại rất tiêu cực và khắc nghiệt. Suốt Thế chiến II, Kennan vẫn luôn tin rằng sự thân thiện và hợp tác với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin của Tổng thống Franklin D. Roosevelt là hoàn toàn không đúng. Chưa đầy một năm sau cái chết của Roosevelt, Kennan, khi đó đang là Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, đã trình bày quan điểm của mình trong bài viết được gọi là Bức điện Dài (The Long Telegram) Continue reading “22/02/1946: Kennan gửi ‘Bức điện Dài’ về Bộ Ngoại giao Mỹ”

Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam

Nguồn: Christopher Goscha, “The 30-Years War in Vietnam,” The New York Times, 07/02/2017.

Biên dịch: Vũ Đức Liêm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rõ ràng là chiến tranh Việt Nam được người ta nhớ đến theo những cách rất khác nhau. Phần lớn người Mỹ nhớ đến nó như một cuộc chiến diễn ra từ năm 1965 đến năm 1975, làm quân đội của họ sa lầy vào một nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á, đồng thời làm chia rẽ người Mỹ một cách sâu sắc. Người Pháp nhớ đến thất bại của họ ở đó như một cuộc xung đột kéo dài một thập niên, từ năm 1945 đến năm 1954, khi họ cố gắng giành giữ viên ngọc châu Á của đế quốc thực dân của mình cho đến khi thất trận ở một nơi được gọi là Điện Biên Phủ. Continue reading “Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam”

10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ

Nguồn: Soviets exchange American for captured Russian spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Francis Gary Powers, phi công người Mỹ bị bắn rơi ở Liên Xô khi đang lái máy bay do thám của CIA vào năm 1960, đã được phía Liên Xô trao trả. Đổi lại, người Mỹ cũng sẽ thả một điệp viên Nga. Cuộc trao đổi tù nhân này đã kết thúc một trong những sự kiện kịch tính nhất của Chiến tranh Lạnh.

Francis Gary Powers từng là một phi công thuộc đội máy bay do thám U-2 của Mỹ vào cuối thập niên 1950. Từng được cho là “bất khả xâm phạm” trước hệ thống phòng không của Liên Xô, các máy bay U-2 đã thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chụp ảnh căn cứ quân sự tại Nga. Ngày 01/05/1960, chiếc U-2 của Powers bị tên lửa Liên Xô bắn hạ. Powers đáng lẽ đã phải kích hoạt hệ thống tự hủy của máy bay (rồi tự tử bằng thuốc độc của CIA,) nhưng ông đã bị bắt giữ cùng toàn bộ phần còn lại của chiếc máy bay. Continue reading “10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ”

20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên

Nguồn: Berlin Wall opened for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, hơn hai năm sau khi Bức tường Berlin được chính quyền Đông Đức xây dựng để ngăn chặn người dân chạy trốn chế độ cộng sản, gần 4.000 người Tây Berlin đã được phép qua Đông Berlin để thăm người thân. Theo một thỏa thuận giữa Đông và Tây Berlin, hơn 170.000 người Tây Berlin cuối cùng cũng được cho phép sang thăm Đông Berlin một ngày.

Ngày này đã được đánh dấu bằng những khoảnh khắc cảm động và cả những luận điệu tuyên truyền. Bức tường Berlin được xây dựng hồi tháng 08/1961 khiến nhiều gia đình phải ly tán, bạn bè phải chia xa. Vậy nên cuộc đoàn tụ đã diễn ra cùng những giọt nước mắt, những nụ cười, và nhiều cảm xúc, khi cha mẹ và con cái được gặp lại nhau, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Continue reading “20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên”

Lịch sử tình báo viết trên cây cầu qua hai chiến tuyến

Tổng hợp: Quang Học

Cây cầu Glienicker bắc ngang sông Havel, nối hai thành phố Potsdam với Berlin (CHLB Đức) mang một ý nghĩa rất đặc biệt đối với lịch sử tình báo thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chiếc cầu này hầu như không được sử dụng, nhưng lại trở nên nổi tiếng thế giới vì những vụ trao đổi tù binh gián điệp giữa Liên Xô và Mỹ.

Câu chuyện “cây cầu Thống nhất” biến thành biểu tượng chia cắt

Các lãnh chúa vùng Brandenburg từ năm 1660 đã xây dựng thêm lâu đài ở Potsdam, biến lâu đài mới thành nơi thể hiện uy lực chứ không đơn thuần là nơi đồn trú, qua đó việc giao thông qua lại giữa Potsdam và Berlin ngày càng trở nên nhộn nhịp. Để đi lại thuận tiện, vị Đại lãnh chúa đã cho bắc một cây cầu sang hòn đảo bị ngăn cách bởi con sông Havel. Continue reading “Lịch sử tình báo viết trên cây cầu qua hai chiến tuyến”