06/11/1963: Dương Văn Minh lên lãnh đạo Nam Việt Nam

06

Nguồn: General Minh takes over leadership of South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, với kết quả là Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Tướng Dương Văn Minh trở thành nhà lãnh đạo của miền Nam Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng (nhóm các tướng lĩnh bất đồng chính kiến, những người đã tiến hành cuộc đảo chính). Continue reading “06/11/1963: Dương Văn Minh lên lãnh đạo Nam Việt Nam”

08/10/1972: Đột phá trong đàm phán Hiệp định Paris

08-10-1972-possible-breakthrough-at-paris-peace-talks

Nguồn: Possible breakthrough at Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người ta đồn rằng đã có bước tiến trong các cuộc hòa đàm bí mật diễn ra trong một biệt thự bên ngoài Paris kể từ tháng 8/1969. Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Richard Nixon, và các nhà đàm phán miền Bắc Việt Nam đã tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình này. Lê Đức Thọ, người vừa trở thành trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội thay cho Xuân Thủy, đã trình bày một dự thảo thỏa thuận hòa bình, trong đó đề xuất rằng hai chính quyền riêng biệt ở miền Nam Việt Nam sẽ đàm phán để tổ chức tổng tuyển cử. Đề xuất này về cơ bản đã chấp nhận các điều khoản trước đó của Mỹ, và nhờ vậy cũng loại bỏ yêu cầu trước đây của phe cộng sản về một giải pháp chính trị đi kèm với một giải pháp quân sự. Continue reading “08/10/1972: Đột phá trong đàm phán Hiệp định Paris”

29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh

29-09-1965-hanoi-announces-that-downed-pilots-will-be-treated-as-war-criminals

Nguồn: Hanoi announces that downed pilots will be treated as war criminals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Hà Nội đã công bố bức thư mà họ gửi tới Hội Chữ Thập Đỏ, trong đó nói rằng vì không có tuyên bố tình trạng chiến tranh chính thức nên các phi công Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền lợi của tù nhân chiến tranh (prisoners of war – POWs) và sẽ bị coi là tội phạm chiến tranh. Continue reading “29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh”

26/09/1945: Lính Mỹ đầu tiên chết tại Việt Nam

26-09-1945

Nguồn: First American soldier killed in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 23/09/1945, Trung tá Peter Dewey, một sĩ quan quân đội Mỹ thuộc Cục Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) tại Việt Nam, đã bị bắn và thiệt mạng tại Sài Gòn. Dewey là người đứng đầu một nhóm bảy sĩ quan được gửi đến Việt Nam để tìm kiếm một phi công người Mỹ đang mất tích, đồng thời thu thập thông tin về tình hình Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Continue reading “26/09/1945: Lính Mỹ đầu tiên chết tại Việt Nam”

25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon

25-09-1969-congressional-opponents-of-nixon

Nguồn: Congressional opponents of Nixon Vietnam policy renew opposition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thượng nghị sĩ Charles Goodell (một nhà hoạt động chính trị độc lập của Đảng Cộng hòa, đến từ New York) đã đề xuất dự luật yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970, và cấm sử dụng ngân sách do Quốc Hội cấp để duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Việt Nam kể từ sau ngày 01/12/1970. Continue reading “25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon”

17/07/1972: Giao tranh ác liệt tại Thành cổ Quảng Trị

quangtribt

Nguồn: South Vietnamese paratroopers fight for Citadel”, History.com (truy cập ngày 17/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1972, lính dù Nam Việt Nam đã chiến đấu để tiếp cận vào khu vực cách thành cổ Quảng Trị 200m, nơi được các phóng viên chiến trường mô tả là một thành phố đổ nát và đầy tro tàn. Người dân từ các khu dân cư được lính dù chiếm lại đã gia nhập vào dòng người tị nạn đổ về phía Nam hướng về Huế qua Quốc lộ 1 để tránh cảnh giao tranh tiếp diễn ở Quảng Trị.

Quân đội Bắc Việt đã chiếm được thị xã Quảng Trị vào ngày 1 tháng 5 trong chiến dịch Nguyễn Huệ, một cuộc tấn công lớn của quân đội Bắc Việt được bắt đầu vào ngày 31/3. Lực lượng tấn công gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 bộ đội và khoảng 1.200 xe tăng và xe bọc thép khác. Mục tiêu chính của quân đội Bắc Việt ngoài Quảng Trị ở phía bắc còn có Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở xa hơn về phía nam. Continue reading “17/07/1972: Giao tranh ác liệt tại Thành cổ Quảng Trị”

15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc

nixonCN2

Nguồn: “Nixon announces visit to communist China”, History.com (truy cập ngày 15/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, trong một chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp, Tổng thống Richard Nixon đã làm cả nước bất ngờ bằng cách tuyên bố rằng ông sẽ đến thăm nước Trung Quốc cộng sản vào năm sau. Tuyên bố này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung – Mỹ, cũng như một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nixon không phải lúc nào cũng háo hức tiếp cận Trung Quốc. Kể từ khi những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, Nixon đã là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất các nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Uy tín chính trị của ông được xây dựng trên nền tảng chống cộng mạnh mẽ, và ông là một nhân vật quan trọng trong làn sóng “Red Scare” (tố cộng) thời kỳ hậu Thế chiến II, trong đó chính phủ Hoa Kỳ đã phát động các cuộc điều tra lớn vào các âm mưu lật đổ có thể có của những người cộng sản ở Mỹ. Continue reading “15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc”

04/07/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam âm mưu đảo chính

daochinh1963

Nguồn: “South Vietnamese officers plot coup”, History.com (truy cập ngày 3/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1963, tướng Trần Văn Đôn thông báo cho Lucien Conein của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) rằng một số sĩ quan đang có kế hoạch tiến hành đảo chính chống lại Tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm. Diệm, người đã được chính quyền Kennedy ủng hộ, đã từ chối thực hiện bất kỳ cải cách có ý nghĩa nào và đã đàn áp các tín đồ Phật giáo vốn chiếm đa số dân chúng. Conein thông báo cho Washington rằng các tướng lĩnh đang có âm mưu lật đổ chính phủ. Tổng thống John F. Kennedy, người đã đi đến kết luận rằng chính phủ của Diệm không nên tiếp tục nắm quyền, đã gửi lời rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào cuộc đảo chính. Continue reading “04/07/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam âm mưu đảo chính”

01/07/1965: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đề xuất thỏa hiệp tại VN

ustroops

Nguồn: “Ball recommends compromise in Vietnam”, History.com (truy cập ngày 1/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1965, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ George Ball đã nộp một bản ghi nhớ cho Tổng thống Lyndon B. Johnson với tựa đề “Một giải pháp thỏa hiệp cho miền Nam Việt Nam.” Bản ghi nhớ bắt đầu một cách thẳng thằng: “Người Nam Việt Nam đang thua trong cuộc chiến tranh với Việt Cộng. Không ai có thể đảm bảo với ông rằng chúng ta có thể đánh bại Việt Cộng, hoặc thậm chí buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán theo các điều khoản của chúng ta, bất kể bao nhiêu trăm ngàn binh lính da trắng hay nước ngoài (Mỹ) mà chúng ta triển khai tại đó.” Ball khuyên rằng Hoa Kỳ không nên cam kết thêm bất kỳ số lượng binh sĩ nào nữa, nên hạn chế vai trò chiến đấu của những binh sĩ đã được triển khai, và tìm cách thương lượng cách rút ra khỏi cuộc chiến. Continue reading “01/07/1965: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đề xuất thỏa hiệp tại VN”

24/06/1970: Thượng viện Mỹ bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ

maddox

Nguồn:Senate repeals Tonkin Gulf Resolution”, History.com (truy cập ngày 23/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1970, dựa vào một sửa đổi được đề nghị bởi Thượng nghị sĩ Robert Dole (Đảng Cộng hòa – bang Kansas) đối với Đạo luật Bán hàng Quân sự cho Nước ngoài, Thượng viện đã bỏ phiếu với tỉ lệ 81-10 để bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ.

Vào tháng 8 năm 1964, sau khi các tàu ngư lôi của Bắc Việt tấn công các tàu khu trục của Mỹ (trong sự kiện được gọi là Sự kiện Vịnh Bắc Bộ), Tổng thống Johnson đã yêu cầu Quốc hội thông qua một nghị quyết cho phép tổng thống “thực hiện tất cả mọi biện pháp cần thiết” để phòng thủ khu vực Đông Nam Á. Sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật Công số 88-408, sau này được gọi là Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, trao cho tổng thống quyền thực hiện bất cứ hành động nào mà ông ta coi là cần thiết, bao gồm cả “việc sử dụng lực lượng vũ trang.” Continue reading “24/06/1970: Thượng viện Mỹ bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”

13/06/1971: New York Times công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc

PentPapers1

Nguồn: The New York Times publishes the ‘Pentagon Papers’”, History.com (truy cập ngày 13/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, tờ New York Times bắt đầu xuất bản một số phần từ phân tích của Lầu Năm Góc dài 47 tập về việc cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á đã gia tăng như thế nào trong khoảng thời gian ba thập niên. Daniel Ellsberg, một cựu chuyên gia phân tích của Bộ Quốc phòng nhưng trở thành một nhà hoạt động phản chiến, đã đánh cắp các tài liệu này. Sau khi tìm cách cung cấp các tài liệu này cho các nghị sĩ phản chiến tại Thượng viện Hoa Kỳ nhưng không thành, Ellsberg đã trao chúng cho tòa báo. Continue reading “13/06/1971: New York Times công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc”

08/05/1972: Nixon ra lệnh phong tỏa các cảng Bắc Việt

Nixon-color

Nguồn:Mining of North Vietnamese harbors is announced,” History.com (truy cập ngày 08/5/2016).

Biên dịch: Nhung Nhung

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã hạ lệnh phong tỏa các cảng biển trọng yếu của miền Bắc Việt Nam bằng thủy lôi, nhằm cắt đứt các nguồn viện trợ vũ khí và nguyên vật liệu từ miền Bắc được vận chuyển bằng đường biển đến cho các lực lượng quân đội miền Bắc đã thâm nhập vào miền Nam từ hồi tháng Ba. Nixon tuyên bố các tàu nước ngoài neo đậu ở các cảng miền Bắc Việt Nam có ba ngày để rời đi trước khi phía Mỹ tiến hành rải thủy lôi; các tàu Hải quân Mỹ khi đó sẽ khám xét và bắt giữ các tàu, và lực lượng đồng minh sẽ thả bom các tuyến đường sắt nối Trung Quốc với miền Bắc và sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn đường vận chuyển vật tư chiến tranh. Continue reading “08/05/1972: Nixon ra lệnh phong tỏa các cảng Bắc Việt”

29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia

ARVN_in_Cambodia

Nguồn:U.S.-South Vietnamese forces launch Cambodian ‘incursion’,” History.com (truy cập ngày 28/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở một chiến dịch “xâm nhập” có giới hạn vào Campuchia. Chiến dịch này bao gồm 13 hoạt động lớn trên bộ nhằm xóa sổ chỗ trú ẩn của quân đội Bắc Việt nằm sâu hơn 30 km bên trong biên giới Campuchia. Khoảng 50.000 lính Nam Việt và 30.000 lính Hoa Kỳ đã tham gia, khiến nó trở thành chiến dịch lớn nhất của chiến tranh kể từ sau Chiến dịch Junction City vào năm 1967.

Chiến dịch bắt đầu với việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak) của Campuchia nằm trải dài về phía miền Nam Việt Nam trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong hai ngày đầu tiên, một lực lượng đặc nhiệm gồm 8.000 lính Nam Việt, bao gồm hai sư đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn biệt động, và bốn nhóm kỵ binh, đã sát hại 84 lính cộng sản trong khi thiệt hại 16 người và 157 người bị thương.[1] Continue reading “29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia”

Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975

Phim tài liệu “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975” gồm 2 tập.

Tập 1: Phim tài liệu đặc biệt về cuộc chiến Đông Dương và Việt Nam 1940 — 1954 với những thước phim lịch sử về cuộc tấn công biển người của Hồng Quân Trung Cộng tại chiến trường Cao Ly (Triều Tiên) đẫm máu.

Những hình ảnh về quốc trưởng Bảo Đại trong sứ mệnh tái hình thành và phát triển quân đội Quốc Gia Việt Nam và những ngày cuối cùng của cuộc chiến Pháp-Việt mà ngày N đã kết thúc tại Genève. Continue reading “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975”

10/04/1972: B-52 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam

Boeing_B-52_dropping_bombs

Nguồn: “B-52s begin bombing North Vietnam”, History.com, truy cập 9/4/2016, và Wayne Thompson, To Hanoi and Back: The United States Air Force and North Vietnam 1966-1973, 2000.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Rạng sáng ngày 10/04/1972, đội máy bay B-52 (Mỹ) bắt đầu cuộc đột kích đầu tiên vào không phận miền Bắc Việt Nam. 12 chiếc máy bay ném bom chủ lực, do 53 máy bay tiêm kích “hộ tống” đã tấn công hàng loạt các kho nhiên liệu tại Vinh, cách khu phi quân sự 145 dặm về phía bắc.

Cuộc ném bom mở đầu bằng các máy bay cường kích A-6 và A-7 đi trước tấn công vào những khu vực đặt tên lửa đất đối không của quân đội Bắc Việt. Sau đó, máy bay tiêm kích F-105 Wild Weasels tiếp tục đe dọa các khu vực này, trong khi 12 chiếc F-4 rải các đám mây kim loại gây nhiễu sóng radar, mở đường cho đội B-52 bay vào không phận của miền Bắc. Continue reading “10/04/1972: B-52 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam”

04/04/1975: Máy bay rơi trong chiến dịch Không vận Trẻ em

274180F400000578

Nguồn: “Operation Baby Lift aircraft crashes,” History.com & Allison Martin, “The Legacy of Operation Babylift,” Adopt Vietnam (truy cập ngày 04/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Vào ngày này năm 1975, chiến dịch nhân đạo Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ tại Việt Nam đã bắt đầu bằng một thảm kịch, khi chiếc máy bay quân sự C-5A Galaxy mang số hiệu 68-0218 chở 313 người rơi xuống một cánh đồng gần sông Sài Gòn vào lúc 4 giờ 45 phút chiều cùng ngày. Số người thiệt mạng được xác định là 153 người, trong đó có 78 trẻ em; 175 người may mắn sống sót. Continue reading “04/04/1975: Máy bay rơi trong chiến dịch Không vận Trẻ em”

30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972

DRVA

Nguồn:North Vietnamese launch Nguyen Hue Offensive,” History.com (truy cập ngày 29/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, một cuộc tấn công phối hợp lớn của phía cộng sản đã nổ ra với hoạt động quân sự dày đặc nhất kể từ sau cuộc vây hãm các căn cứ quân Đồng Minh (Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các quốc gia đồng minh) tại Cồn Tiên và Khe Sanh năm 1968. Hiệp đồng gần như toàn bộ quân đội để tiến công, Bắc Việt Nam đã phát động một cuộc tấn công lớn theo ba mũi nhọn vào Nam Việt Nam. Ba mươi lăm lính Nam Việt đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ban đầu, và hàng trăm dân thường và binh sĩ bị thương. Continue reading “30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972”

13/02/1965: Johnson phê chuẩn chiến dịch Sấm Rền

Nguồn:Johnson approves Operation Rolling Thunder,” History.com (truy cập ngày 12/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã quyết định sẽ tiến hành chiến dịch ném bom kéo dài vào miền Bắc Việt Nam mà ông cùng các cố vấn của mình đã dự tính trong hơn một năm.

Đầu tháng 2, Tổng thống Johnson đã ra lệnh tiến hành Chiến dịch Flaming Dart nhằm trả đũa các cuộc tấn công của cộng sản vào các căn cứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam (bao gồm trận tấn công Căn cứ không quân Pleiku vào ngày mùng 6). Các cuộc tấn công trả đũa này đã không đem lại hiệu quả như mong muốn là buộc Bắc Việt ngừng viện trợ cho lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam Việt Nam, và thất vọng trước điều này, Tổng thống Johnson đã chuyển sang sử dụng không quân nhiều hơn. Continue reading “13/02/1965: Johnson phê chuẩn chiến dịch Sấm Rền”

10/02/1965: Việt Cộng tấn công trại lính Mỹ ở Qui Nhơn

QuiNhonblast-1

Nguồn:Viet Cong blow up U.S. barracks”, History.com (truy cập 9/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1965, các du kích Việt Cộng đã đánh bom một trại lính của Hoa Kỳ tại Qui Nhơn, nằm cách 75 dặm về phía đông Pleiku trên bờ biển miền Trung, với một khối chất nổ nặng 45kg đặt dưới tòa nhà. Tổng cộng có 23 nhân viên Hoa Kỳ, cũng như hai du kích Việt Cộng, bị thiệt mạng. Để phản ứng lại cuộc tấn công, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch không kích trả đũa vào Bắc Việt Nam gọi là Chiến dịch Flaming Dart II (Phi tiêu lửa). Continue reading “10/02/1965: Việt Cộng tấn công trại lính Mỹ ở Qui Nhơn”