Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gerald F. Goodwin, “Black and White in Vietnam”, The New York Times, 18/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 1967, phóng viên NBC Frank McGee đã dành gần một tháng tới sinh sống với các binh sĩ thuộc Sư đoàn Không quân 101 (101st Airborne Division) tại Việt Nam. Dù đây là đoàn quân thường xuyên tham gia vào những đợt giao tranh dữ dội, điều McGee quan tâm lại rất khác: trải nghiệm của những người lính Mỹ gốc Phi.

Phóng sự của McGee, sau được dựng thành phim tài liệu Same Mud, Same Blood (NBC), xoay quanh câu chuyện của trung sĩ Lewis B. Larry, một người Mỹ gốc Phi đến từ Mississippi, cùng 40 người đàn ông, da đen và da trắng, dưới quyền chỉ huy của anh. “Sách lịch sử của chúng ta hiếm khi đề cập đến những người lính da đen,” McGee nói trong bộ phim. “Những người lính trong cuộc chiến này, da đen lẫn da trắng, muốn lịch sử của mình được viết như thế nào?” Câu trả lời không hề dễ dàng. Continue reading “Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam”

03/11/1967: Trận Đăk Tô

Nguồn: Battle of Dak To begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong trận đánh được xem là một trong những lần giao tranh dữ dội nhất ở khu vực Tây Nguyên của Chiến tranh Việt Nam, hai phe đều đã hứng chịu thương vong nặng nề tại Đăk Tô, cách Sài Gòn khoảng 280 dặm về phía bắc, gần biên giới với Campuchia.

Lực lượng 1.000 lính Mỹ đóng tại khu vực này đã được tăng cường thêm 3.500 quân từ Sư đoàn 4 và Lữ đoàn Không vận 173. Họ phải chiến đấu với bốn trung đoàn lính cộng sản, với tổng số khoảng 6.000 người. Continue reading “03/11/1967: Trận Đăk Tô”

25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh

Nguồn: Nixon vetoes War Powers Resolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon đã phủ quyết Dự luật kiểm soát Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Resolution), trong đó đặt vấn đề hạn chế quyền cam kết lực lượng vũ trang ở nước ngoài của Tổng thống mà không cần sự chấp thuận của Quốc Hội.

Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Jacob K. Javits của bang New York giới thiệu, yêu cầu Tổng thống báo cáo trước Quốc hội trong vòng 48 giờ sau khi cam kết đưa lực lượng vũ trang đến chiến đấu ở nước ngoài và đặt ra thời hạn mà quân Mỹ có thể ở đó mà không có sự chấp thuận của Quốc hội là 60 ngày. Dự luật là một nỗ lực của Quốc hội để tái kiểm soát quyền gây chiến. Còn Nixon thì tuyên bố rằng nó áp đặt “các hạn chế vi hiến và nguy hiểm” đối với thẩm quyền của Tổng thống. Tuy nhiên, vào ngày 07/11/1973, Quốc Hội vẫn thông qua dự luật, bất chấp sự phủ quyết của Nixon. Continue reading “25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh”

Bài học từ Thảm sát Huế

Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản. Continue reading “Bài học từ Thảm sát Huế”

22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình

Nguồn: President Thieu turns down peace proposal, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, tại Sài Gòn, Henry Kissinger gặp Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để để thuyết phục ông chấp thuận đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Bắc Việt tại Paris.

Đề xuất này cho phép duy trì vai trò của lực lượng Việt Cộng sau ngừng bắn và Thiệu đã bác bỏ từng điểm một trong hiệp định được đề xuất, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đã âm mưu cùng với Trung Quốc và Liên Xô phá hoại chế độ của ông. Vốn định ký tắt bản dự thảo hiệp định tại Hà Nội vào cuối tháng đó, Kissinger đã đánh điện cho Tổng thống Nixon nói rằng các điều khoản mà Thiệu yêu cầu “gần như điên rồ” và bay về nước. Continue reading “22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình”

19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu

Nguồn: Kissinger discusses draft peace treaty with President Thieu, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Henry Kissinger và các quan chức Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp tại Sài Gòn với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để thảo luận về hiệp ước hòa bình được soạn thảo bởi Kissinger và Lê Đức Thọ, nhà đàm phán chính của Bắc Việt tại Paris.

Thiệu kiên quyết phản đối các điều khoản của bản dự thảo hiệp định trong đó cho phép bộ đội Bắc Việt được tiếp tục hiện diện tại miền Nam. Kissinger đã cố gắng thuyết phục Thiệu chấp thuận các điều khoản, nhưng Thiệu vẫn không đồng ý. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Continue reading “19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu”

13/10/1966: McNamara lạc quan về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: McNamara claims that war is progressing satisfactorily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Sài Gòn rằng ông nhận thấy các hoạt động quân sự đã “tiến triển rất khả quan kể từ năm 1965.”

McNamara đến Sài Gòn vào ngày 11/10 trong chuyến đi thực địa thứ tám của ông đến miền Nam Việt Nam. Ông đã thảo luận với Tướng William Westmoreland, Chỉ huy Quân sự Cấp cao của Mỹ; Đại sứ Henry Cabot Lodge; cùng nhiều nhà lãnh đạo quân sự khác; cũng như Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Continue reading “13/10/1966: McNamara lạc quan về Chiến tranh Việt Nam”

07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Wheeler announces progress in the Vietnamization effort, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, khi chuẩn bị khởi hành rời khỏi Sài Gòn sau chuyến đi bốn ngày nhằm điều tra tình hình miền Nam Việt Nam, Tướng Earle Wheeler (trong hình), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff), báo cáo rằng “tiến trình Việt Nam hóa đang dần dần thành công một cách ổn định và thực tế,” nhưng lực lượng Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục hỗ trợ quân đội miền Nam “thêm một thời gian nữa.” Continue reading “07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

31/07/1972: Hà Nội tố cáo Mỹ tấn công đê điều

Nguồn: Hanoi claims that U.S. bombers have struck dikes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Hà Nội đã tố cáo chính quyền Nixon khi tuyên bố rằng kể từ tháng 04, đã có 173 cuộc tấn công vào các con đê ở miền Bắc Việt Nam, trong đó ném bom trực tiếp là vào 149 địa điểm.

Ngày 28/07, đáp lại những tuyên bố của Liên Xô rằng Mỹ đã tiến hành một chiến dịch ném bom có chủ ý kéo dài hai tháng nhằm phá hủy hệ thống đê đập tại vùng Đồng bằng Sông Hồng, một báo cáo của CIA đã được chính quyền Nixon công bố. Trong đó nói rằng những đợt ném bom của Mỹ tại 12 địa điểm đã gây ra thiệt hại nhỏ cho đê điều của miền Bắc, nhưng đó là những thiệt hại không chủ ý và các con đê không phải là mục tiêu dự định của vụ đánh bom. Continue reading “31/07/1972: Hà Nội tố cáo Mỹ tấn công đê điều”

26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị

Nguồn: South Vietnamese troops raise flag over Quang Tri, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, lính dù Việt Nam Cộng hòa đã dựng cờ của mình tại Thành cổ Quảng Trị. Dù vậy, họ đã không thể giữ được Thành cổ đủ lâu để có thể bảo vệ Quảng Trị. Bên ngoài khu vực thành cổ, giao tranh vẫn diễn ra rất dữ dội. Xa hơn về phía nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa – do bị pháo kích nặng nề – đã buộc phải từ bỏ Căn cứ Bastogne (Firebase Bastogne), vốn là đồn chốt chặn đường tiếp cận Huế từ hướng tây nam.

Lính Bắc Việt đã chiếm được Thành cổ Quảng Trị từ ngày 01/05 trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn gọi là “Chiến dịch Phục sinh”), đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Bắc Việt được phát động vào ngày 31/03. Tham gia chiến dịch này gồm có 14 sư đoàn và 26 trung đoàn riêng biệt, tổng quân lực là hơn 120.000 người, sử dụng khoảng 1.200 xe bọc thép và xe tăng các loại. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài Quảng Trị ở phía bắc, là Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở phía nam. Continue reading “26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị”

25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt

Nguồn: Joint Chiefs propose air strikes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, sau một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình đang ngày càng xấu đi ở Sài Gòn, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị một bản ghi nhớ đề xuất các cuộc không kích chống lại Bắc Việt Nam. Continue reading “25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt”

16/07/1965: McNamara thăm Nam Việt Nam

Nguồn: McNamara visits South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thực hiện chuyến đi tìm hiểu tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam, và Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn để tiếp tục nhiệm kỳ đại sứ. Trước đó Lodge đã đảm nhiệm vai trò đại sứ, nhưng đã từ chức vào năm 1964 để tranh chức ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, vị trí cuối cùng thuộc về Barry Goldwater đến từ bang Arizona. Lodge trở lại Sài Gòn một lần nữa với vai trò là đại sứ từ 1965 đến 1967. Continue reading “16/07/1965: McNamara thăm Nam Việt Nam”

14/07/1964: Mỹ cáo buộc lính miền Bắc đang chiến đấu ở Nam Việt Nam

Nguồn: North Vietnamese regulars are fighting in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tình báo quân sự Mỹ công khai cáo buộc các sĩ quan quân đội chính quy Bắc Việt Nam đang chỉ huy và tham gia chiến đấu trong lực lượng Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) ở các tỉnh phía bắc của Nam Việt Nam, nơi sức mạnh của lực lượng Việt Cộng đã tăng gấp đôi trong sáu tháng qua. Chỉ một ngày trước đó, tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh đã nhắc đến “cuộc xâm lược” của Quân đội miền Bắc. Continue reading “14/07/1964: Mỹ cáo buộc lính miền Bắc đang chiến đấu ở Nam Việt Nam”

08/07/1965: Taylor từ chức Đại sứ tại Việt Nam Cộng hòa

Nguồn: Taylor resigns Saigon post, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Đại sứ Maxwell Taylor đã từ chức tại Việt Nam. Cựu Đại sứ Henry Cabot Lodge đã thay thế Taylor. Trên cương vị đại sứ, Taylor đã thúc ép để chính quyền dân sự được thiết lập trở lại sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963.

Mặc dù ban đầu Taylor phản đối việc Mỹ sử dụng lực lượng chiến đấu, ông dần dần đã chấp nhận chiến lược này. Tuy nhiên, Taylor đã có một cuộc tranh cãi với Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và Tướng William Westmoreland, Tư lệnh Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, tại một hội nghị ở Honolulu hồi tháng 4. Ông phản đối sự thay đổi trong chiến lược từ chống chiến tranh du kích sang các hoạt động mặt đất quy mô lớn thực hiện bởi các đơn vị của Hoa Kỳ. Theo nhà báo David Halberstam, cuộc tranh luận này đánh dấu “lần cuối cùng Max Taylor là một nhân vật quan trọng, đúng hơn, là lời từ biệt của ông.” Continue reading “08/07/1965: Taylor từ chức Đại sứ tại Việt Nam Cộng hòa”

29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia

Nguồn: U.S. ground troops return from Cambodia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng chiến đấu lục quân Hoa Kỳ chấm dứt hai tháng hoạt động tại Campuchia và trở về miền Nam Việt Nam. Các quan chức quân sự cho biết 354 lính Mỹ đã thiệt mạng và 1.689 người bị thương trong chiến dịch này. Nam Việt Nam báo cáo có 866 người thiệt mạng và 3.724 người bị thương. Khoảng 34.000 binh lính Nam Việt Nam vẫn ở lại Campuchia. Continue reading “29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia”

19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng Việt Nam CH

Nguồn: Ky becomes premier of South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Đại tá Không quân Nguyễn Cao Kỳ đã trở thành Thủ tướng của chính quyền thứ chín được thành lập tại miền Nam Việt Nam trong vòng 20 tháng. Hội đồng Quân lực đã chọn Kỳ làm Thủ tướng vào ngày 11/06, và Tướng Nguyễn Văn Thiệu được chọn vào vị trí Quốc trưởng tương đối “hữu danh vô thực”.

Sau khi được thăng lên hàm Trung tướng trong Không lực Việt Nam Cộng hòa còn non trẻ, Kỳ trở thành một trong số các sĩ quan lên nắm quyền vào đầu năm 1965 để chấm dứt tình trạng hỗn loạn sau vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm hồi tháng 11/1963. Continue reading “19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng Việt Nam CH”

09/06/1972: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đến An Lộc

Nguồn: South Vietnamese soldiers reach An Loc, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 21, một phần trong lực lượng tiếp viện của Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng đến vùng ngoại ô An Lộc. Sư đoàn này đã cố gắng tiếp cận thành phố bị bao vây từ 09/04, khi họ được huy động từ căn cứ đóng tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhận lệnh tấn công Quốc lộ 13 từ Lai Khê để mở đường đến An Lộc.

Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã gặp phải khó khăn trong trận chiến tuyệt vọng với một sư đoàn của Bắc Việt, những người đã chốt chặn trên quốc lộ kể từ lúc bắt đầu cuộc bao vây. Trong khi Sư Đoàn 21 cố gắng mở đường, lính phòng vệ bên trong An Lộc lại thường xuyên bị tấn công bởi hai sư đoàn Bắc Việt vốn đã bao vây thành phố từ đầu tháng 04. Continue reading “09/06/1972: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đến An Lộc”

22/05/1964: Ngoại trưởng Rusk cảnh báo Bắc Việt

Nguồn: Rusk warns North Vietnamese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một bài phát biểu quan trọng trước Học viện Luật Hoa Kỳ ở Washington, D.C., Ngoại trưởng Dean Rusk đã cáo buộc chính quyền Bắc Việt khởi xướng và chỉ đạo việc xâm nhập miền Nam Việt Nam. Hành động rút quân của Mỹ, theo Rusk, “không chỉ là tổn thất nặng nề cho thế giới tự do ở Đông Nam Á và Nam Á mà còn làm sa sút niềm tin vào ý chí và năng lực của thế giới tự do.” Ông kết luận: “Có một ‘liệu pháp’ đơn giản để đạt được hòa bình – Hãy để cho những người hàng xóm của bạn yên thân.” Sang mùa thu, có những bằng chứng không thể chối cãi rằng lính Bắc Việt thường di chuyển vào Nam dọc đường mòn Hồ Chí Minh để tham gia cùng với lực lượng Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) trong cuộc chiến chống lại lực lượng của chính quyền Sài Gòn. Continue reading “22/05/1964: Ngoại trưởng Rusk cảnh báo Bắc Việt”

08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia

Nguồn: Nixon defends invasion of Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon đã biện hộ cho việc quân đội Mỹ tiến vào Campuchia, nói rằng chiến dịch này sẽ cho họ thêm 6 – 8 tháng để huấn luyện lực lượng Việt Nam Cộng hòa, từ đó rút ngắn cuộc chiến cho người Mỹ. Nixon cũng tái khẳng định lời hứa sẽ triệu hồi 150.000 lính Mỹ vào mùa xuân tới.

Tuyên bố quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xâm lược Campuchia đã dẫn tới một làn sóng phản đối kịch liệt và giúp phong trào chống chiến tranh có thêm một điểm mới để tập hợp lực lượng. Continue reading “08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia”

Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh

Nguồn: Van Nguyen Marshall, “South Vietnam had an anti-war movement, too”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị

Năm 1967 là một năm bước ngoặt trong phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ, từ những phát biểu mạnh mẽ như bài diễn văn của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. tại nhà thờ Riverside vào Tháng Tư, đến cuộc tuần hành đến Lầu Năm Góc vào tháng Mười. Cũng đáng chú ý như vậy, nhưng ít được biết đến hơn, là phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam.

Thanh niên Việt Nam, cho dù theo xu hướng chính trị nào, cũng đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong nền chính trị của Nam Việt Nam, nhiều khi như một lực lượng đối lập chính thức, có khả năng định hình các sự kiện trên sân khấu quốc gia. Và cũng như ở Hoa Kỳ, 1967 là một năm trọng đại của phong trào này. Continue reading “Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh”