FBI độc lập đến mức nào?

Nguồn:How independent is the FBI?”, The Economist, 13/07/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự độc lập của FBI phụ thuộc nhiều vào lập trường của giám đốc cơ quan này.

“FBI trung thực, FBI mạnh mẽ và FBI đang và sẽ luôn luôn độc lập”, đây là điều được tuyên bố bởi James Fey, một cựu giám đốc của Cục Điều tra Liên bang (FBI), đưa ra trong một buổi điều trần trước quốc hội gần đây. Ông Comey, người đã bị Donald Trump sa thải hồi tháng 5, thừa nhận rằng người đứng đầu FBI có thể bị sa thải vì bất cứ lý do gì hoặc không vì lý do gì. Tuy nhiên, những lời giải thích mâu thuẫn mà Nhà Trắng đưa ra về việc sa thải ông đã khiến nhiều người kết luận rằng quyết định này có động cơ chính trị: ông Comey là người dẫn đầu cuộc điều tra của cơ quan này về các mối liên hệ giữa các cố vấn thân cận của ông Trump với chính phủ Nga. Vậy FBI độc lập đến mức nào? Continue reading “FBI độc lập đến mức nào?”

Chính sách Một Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is the one-China policy?”, The Economist, 14/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc,” Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 3 như vậy. Đó không phải là cách mà Đài Loan nhìn nhận về vấn đề này. Ít nhất, Đài Loan không chấp nhận rằng nó là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với thủ đô là Bắc Kinh. Vậy tại sao Mỹ lại nói rằng họ ủng hộ chính sách “một Trung Quốc”? Và tại sao các quan chức Đài Loan lại cảm thấy nhẹ nhõm khi Donald Trump, trước đó đã thách thức quan điểm “một Trung Quốc”, lại bày tỏ sự ủng hộ đối với điều này trong một cú điện thoại với người đồng nhiệm Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, vào tháng 2 vừa qua? Continue reading “Chính sách Một Trung Quốc là gì?”

Mỹ công khai tài sản của Tổng thống Trump

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một báo cáo về tài sản cá nhân của Tổng thống Mỹ do chính Tổng thống Donald Trump ký và được Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (Office of Government Ethics, OGE) công bố hôm 16/06/2017 cho thấy tổng tài sản của ông Donald Trump ít nhất bằng 1,4 tỷ USD.

OGE có nhiệm vụ theo dõi tài sản của hơn 4 triệu nhân viên Chính phủ Mỹ, kể từ Tổng thống trở xuống, nhằm mục đích phòng chống tham nhũng. Mỗi năm một lần OGE tiến hành thẩm tra tài sản của các đối tượng đó.

Bản báo cáo 98 trang này tiết lộ sự biến đổi tài sản của Tổng thống Trump từ 1/2016 đến 4/2017. Báo cáo cho biết, tuy Trump đã rút ra khỏi việc kinh doanh của Tập đoàn của mình nhưng năm ngoái ông đã có thu nhập ít nhất bằng 597 triệu USD, tức giảm 3% so cùng kỳ, khiến cho tài sản ông so với lần khai báo trước giảm còn 1,4 tỷ USD. Continue reading “Mỹ công khai tài sản của Tổng thống Trump”

Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The End of the Trump Administration?”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá của thế giới về chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thay đổi theo hướng xấu đi. Trên thực tế, hỗn loạn và tranh cãi gắn liền với quãng thời gian ngắn cầm quyền của Trump đã làm sâu sắc thêm những hoài nghi từ cả trong và ngoài nước Mỹ, rằng liệu Trump sẽ yên vị trong toàn bộ 4 năm của nhiệm kỳ Tổng thống hay không.

Nhận thức của châu Âu về vấn đề này được thể hiện rõ nhất qua các phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO đầy tranh cãi và cuộc họp G7 còn tồn tại bất đồng, bà Merkel đã kết luận rằng, nước Mỹ dưới thời của Trump có thể không còn được xem là một đối tác tin cậy. Bà cũng phát biểu sâu cay rằng: “Những quãng thời gian mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào nhau đang dường như chấm dứt.” Continue reading “Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng”

Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?

Nguồn: Sean Wilentz, “A Long Way from Comey to Watergate”, Project Syndicate, 11/05/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey của Tổng thống Donald J. Trump là vô tiền khoáng hậu, giống như phần lớn những gì mà Trump đã thực hiện trên cương vị Tổng thống. Dù lần này có nhiều điểm tương đồng với cuộc “Thảm sát Đêm Thứ bảy” tai tiếng của Tổng thống Richard M. Nixon diễn ra 44 năm trước trong bối cảnh vụ bê bối Watergate, nhưng hoàn cảnh chính trị của hai vụ việc là hoàn toàn khác nhau.

Vào tháng 10 năm 1973, chờ đến cuối tuần, Nixon đã ra lệnh sa thải một công tố viên đặc biệt mới được bổ nhiệm có tên Archibald Cox, người đã gửi một trát tòa yêu cầu Nixon bàn giao các băng ghi âm bí mật thu lại các cuộc đối thoại tại Nhà Trắng, những tài liệu có tính chất gây tổn hại rõ ràng và mạnh mẽ tới vị Tổng thống. Continue reading “Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?”

Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “What I Tell My Non-American Friends,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi thường ra nước ngoài, và các bạn bè nước ngoài của tôi luôn hỏi, với những mức độ hoang mang khác nhau: Đất nước anh đang xảy ra chuyện gì thế? Đây là câu trả lời của tôi.

Thứ nhất, hãy đừng diễn giải sai cuộc bầu cử 2016. Trái với một số bình luận, hệ thống chính trị Mỹ vẫn chưa bị một làn sóng dân túy cuốn trôi. Đúng, nước Mỹ chúng tôi có một lịch sử lâu đời của việc nổi dậy chống giới tinh hoa. Donald Trump đã tận dụng một truyền thống gắn liền với các nhà lãnh đạo như Andrew Jackson và William Jennings Bryan trong thế kỷ 19 và Huey Long và George Wallace trong thế kỷ 20. Continue reading “Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump”

Trump không biết được sự thiếu hiểu biết của mình?

Nguồn: Steven Nadler, “Donald Trump’s Unexamined Life,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong Euthyphro, một trong những cuộc đối thoại thời kỳ đầu của Plato, Socrates đến toà án Athens để tự biện hộ trước những cáo buộc vu khống ông làm hư hỏng giới thanh niên thành bang và không tin vào thánh thần. Ngay trước khi đến nơi, ông đã có một cuộc gặp gỡ mà nay có thể giúp ta hiểu rõ hơn điều có thể là khiếm khuyết nghiêm trọng nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Khi gần đến toà, Socrates tình cờ gặp bạn mình, Euthyphro, một thanh niên cũng đến đây để tố cáo cha mình vì tội giết người. Euthyphro bảo Socrates rằng anh tin là mình đang làm điều đúng đắn vì, bất kể kẻ giết người là ruột thịt trong gia đình, bất kể nạn nhân là người thân hay người dưng, kẻ có tội phải bị trừng trị. Euthyphro nhấn mạnh rằng các thánh thần sẽ chấp thuận hành động của anh, vì anh đang làm điều mà một người ngoan đạo phải làm. Continue reading “Trump không biết được sự thiếu hiểu biết của mình?”

Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 08/04/2017 (giờ Bắc Kinh), ngay sau khi cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc, trong tình hình hai bên Trung Quốc và Mỹ đều chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về cuộc gặp này, Thời báo Hoàn cầu đã nhanh chóng công bố bài xã luận dưới tiêu đề Hội đàm Tập Cận Bình – Trump tiếp thêm động lực cho mối quan hệ phức tạp Trung – Mỹ. Việc Trung Quốc sớm khẳng định mặt tích cực của sự kiện trên có thể nhằm tạo vị thế cho nhà lãnh đạo của họ và cảnh báo dư luận thế giới đừng trông chờ vào việc ông Trump sẽ có thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Nguyên văn bài xã luận nói trên như sau: Continue reading “Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập”

Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Laughing in the Dark,” Project Syndicate, 01/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Là một cựu công dân Liên Xô, tôi có thể nói với bạn điều này: khi giới nghệ sĩ lên tiếng chống lại một hệ thống chính trị thì đó chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt cho hệ thống chính trị đó. Và khi phát ngôn của họ làm người ta lo lắng thấy rõ thì nhiều khả năng là hệ thống đó có vấn đề.

Trong một nền dân chủ, nghệ thuật có thể đơn thuần là bị bỏ qua. Tất nhiên, người ta có thể trân trọng văn hóa, nhưng đó là lựa chọn của mỗi người chứ không phải là điều cần thiết. Sự thờ ơ (đối với nghệ thuật) là một điều xa xỉ được ban cho những người mà các quyền tự do của họ được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, khi các quyền tự do ấy bị đe dọa, nghệ thuật lại trở thành một tuyến phòng thủ quan trọng. Ngày nay, Hoa Kỳ đang học được bài học ấy. Continue reading “Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump”

Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những thế kỷ trước đây, các hoàng đế Trung Hoa sẽ không bao giờ du hành tới một quốc gia khác để gặp các vị tân vương của nước đó. Thay vào đó, tân vương của các nước láng giềng phải thân chinh đến kinh đô Trung Hoa hoặc cử các sứ thần sang để nhận sắc phong từ Thiên Tử.

Vì vậy, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu Hoa Kỳ không nỗ lực để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu hiện nay của mình. Continue reading “Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Refugees as Weapons of Mass Destruction”, Project Syndicate, 27/02/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2015, cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper có vẻ như sẽ đắc cử lần thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm ấy. Tuy nhiên, Đảng Bảo thủ của ông chỉ giành được 99 trong tổng số 338 ghế tại Hạ viện. Đảng này không giành được một đơn vị bầu cử nào tại Toronto hay toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương. Thay vào đó, Đảng Tự do do Justin Trudeau lãnh đạo đã chiếm được số ghế lớn thứ hai tại nghị viện trong lịch sử của mình, 184 ghế, dù xuất phát điểm chỉ ở vị trí thứ ba thời gian đầu chiến dịch tranh cử.

Tình thế đảo ngược vận may nhanh chóng này bị tác động bởi các sự kiện diễn ra cách đó hàng nghìn dặm. Vào đầu giờ ngày 2 tháng 9 năm 2015, tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, một gia đình người Kurd gốc Syria đã lên một chiếc xuồng để sang Hy Lạp. Vài phút sau, chiếc xuồng bị lật úp, Rihanna Kurdi cùng hai con là Ghalib và Aylan bị chết đuối. Một nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ có tên Nilüfer Demir đã cho đăng lên Twitter bức ảnh xác của cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm trên bờ biển. Bức ảnh gây chấn động thế giới và nó cũng chấm dứt sự nghiệp chính trị của Harper. Continue reading “Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump”

Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu

Nguồn: Harold James, “National Debt and Global Order,” Project Syndicate, 25/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong lúc chúng ta bước vào năm mới, mọi chỉ dấu đều hướng đến một sự tái tạo trật tự toàn cầu. Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời biện hộ cho toàn cầu hóa tại Davos, và các nhà lãnh đạo cánh hữu như Marine Le Pen và Geert Wilders đã tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh thay thế của châu Âu” tại thành phố Koblenz ở Đức.

Trump và các đồng minh dân túy của ông ở châu Âu lên án toàn cầu hóa, trong khi Tập lại trở thành người bảo vệ chính cho vấn đề này. Tuy nhiên, riêng thông điệp của Trump lại chứa đựng sự mâu thuẫn: theo đuổi chặt chẽ những lợi ích kinh tế quốc gia có thể đòi hỏi hợp tác quốc tế ít hơn, nhưng việc tăng cường an ninh lại đòi hỏi hợp tác quốc tế nhiều hơn. Continue reading “Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu”

Cách vượt qua chính sách thương mại lỗi thời của Trump

Nguồn: Richard Baldwin, “Trump’s Anachronistic Trade Strategy”, Project Syndicate, 09/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sắc lệnh hành pháp đáng xấu hổ của Trump, thứ chặn đứng cánh cửa vào Hoa Kỳ của người tị nạn và những người khác đến từ 7 quốc gia có dân số chủ yếu là người Hồi giáo, đã áp đảo các tít báo trong những tuần gần đây. Nhưng tổn hại xảy ra với hình ảnh nước Mỹ và với nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nữa nếu xét tới những quyết định ban đầu về thương mại của Trump.

Trong các phát biểu và đoạn tweet của mình, Trump đã hùng hổ nhiếc móc toàn cầu hóa. Ông đã bổ nhiệm luật sư tranh tụng thương mại nổi tiếng theo chủ nghĩa bảo hộ Robert Lighthizer làm Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Và hai thành viên khác trong nhóm lãnh đạo thương mại của ông – Bộ trưởng Thương mại được chỉ định là Wilbur Ross và Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro – cũng ủng hộ tư tưởng đó không kém gì Lighthizer. Continue reading “Cách vượt qua chính sách thương mại lỗi thời của Trump”

Các tòa án Mỹ kiểm soát chính phủ như thế nào?

Nguồn:How America’s courts can keep the government in check”, The Economist, 15/02/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyền lực của nhánh tư pháp trong việc hạ bệ các đạo luật và các hành động hành pháp được coi là vi hiến có từ năm 1803.

Cuối tuần qua, Stephen Miller, một cố vấn Nhà Trắng, đã chỉ trích các thẩm phán liên bang vì đã chặn các lệnh cấm đi lại và di trú của Donald Trump. Trên chương trình “This week” của đài ABC, Miller nói với George Stephanopoulos rằng “nhánh tư pháp không phải là tối cao”. Trên chương trình “Fox News Sunday“, ông gọi những phán quyết gần đây của các thẩm phán tòa án quận và tòa phúc thẩm liên bang là “một sự tiếm quyền của tư pháp”. Thẩm quyền của Trump trong việc hạn chế nhập cư, ông nói, là “không cần tranh cãi”. Continue reading “Các tòa án Mỹ kiểm soát chính phủ như thế nào?”

Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump

Nguồn: Kent Harrington, “Donald Trump’s North Korean Family Values,” Project Syndicate, 05/01/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Mỗi tân tổng thống Hoa Kỳ đến Washington, DC, đều dẫn theo một số nhân viên tư vấn và trợ lý có mối quan hệ cá nhân được xây dựng qua nhiều năm và được tôi luyện trong chiến dịch tranh cử, điều mang lại cho họ niềm tự hào của một vị trí trong chính quyền. Từ “tình anh em Ireland” đưa John F. Kennedy đến Nhà Trắng tới “Bức tường Berlin” canh cửa cho Richard Nixon, các chiến hữu và bạn bè thân tín thường lấn át những tên tuổi lớn nhất của chính quyền. Nhưng chưa tổng thống Mỹ nào từng đưa vào Nhà Trắng một nhóm thân cận do gia đình chi phối như Donald Trump. Continue reading “Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump”

Tại sao việc làm ngành chế tạo kiểu cũ sẽ không quay lại phương Tây?

Nguồn:Why old-fashioned manufacturing jobs won’t return to the West“, The Economist, 20/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngành chế tạo có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách tại các nước giàu. Trong số những người đó, Donald Trump muốn mang các việc làm ngành chế tạo từ các quốc gia có chi phí thấp trở về Mỹ. Ngành chế tạo xứng đáng nhận được sự chú ý về mặt chính trị. Các doanh nghiệp ngành chế tạo nhiều khả năng cũng là các nhà xuất khẩu hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, và các doanh nghiệp này có xu hướng đạt hiệu suất cao hơn so với các doanh nghiệp không xuất khẩu. Nhưng khi các chính trị gia nói về ngành chế tạo, họ có xu hướng nói về các dây chuyền sản xuất: lắp ráp các bộ phận vào ô tô, máy giặt hay máy bay, hoạt động vốn tạo ra ít giá trị gia tăng hơn trước đây. Ngày nay, chính các quá trình đi cùng việc lắp ráp – như thiết kế, quản lý chuỗi cung ứng, và dịch vụ – mới mang lại giá trị gia tăng. Chế tạo, và các công việc trong ngành chế tạo, đã thay đổi theo những cách mà theo đó các công việc cũ sẽ không bao giờ quay trở lại các nước giàu. Continue reading “Tại sao việc làm ngành chế tạo kiểu cũ sẽ không quay lại phương Tây?”

Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Trump’s Global Strength”, Project Syndicate, 19/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều nỗ lực nhằm giải thích chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy vậy, có lẽ cách giải thích đơn giản nhất lại là cách chính xác nhất: tất cả những đối thủ của Trump đều đã bị lừa. Từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, người rõ ràng được tất cả cho là sẽ đắc cử cho đến những đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối việcTrump ứng cử, người ta đã đánh giá tân Tổng thống quá thấp. Những cường quốc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, không nên lặp lại sai lầm này.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump hiểu rất rõ  về Clinton: thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng thiếu sự láu cá và sức thu hút Trump có. Vì vậy ông ta đã đóng giả làm kẻ ngốc, tổ chức chiến dịch tranh cử ở những bang mà nhiều người coi là một sự lãng phí thời gian, trong khi Clinton theo đuổi một chiến dịch dựa vào dữ liệu. Cách làm của Hillary đã giúp bà giành được nhiều hơn Trump 2.7 triệu phiếu bầu. Nhưng cách làm của Trump đã giúp ông đắc cử chức tổng thống. Continue reading “Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu”

Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Emergence of a Post-Fact World,” Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những diễn biến nổi bật nhất của năm 2016 và nền chính trị rất bất thường của năm là sự xuất hiện của một thế giới “hậu thực tế” (post-fact), nơi mà hầu hết các nguồn thông tin đáng tin cậy bị nghi ngờ và bị thách thức bởi những thực tế trái ngược có chất lượng và nguồn gốc mập mờ.

Sự trỗi dậy của Internet và World Wide Web vào thập niên 1990 được chào đón như một thời khắc của giải phóng và một điều có lợi cho nền dân chủ trên khắp thế giới. Thông tin là một dạng quyền lực, và nhờ thông tin trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn, các cộng đồng dân chủ có thể tham gia vào những lĩnh vực mà trước kia họ bị loại trừ. Continue reading “Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ”

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?

Nguồn:What might a trade war between America and China look like“, The Economist, 05/02/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử, cáo buộc quốc gia này đã thao túng tiền tệ, ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và “lấy đi công việc của chúng ta”. Sự thù địch này không chỉ là chiến lược cho mùa bầu cử. Năm 2012, Trump đã vu cáo Trung Quốc là đã tạo ra khái niệm về sự ấm lên toàn cầu để làm cho sản xuất của Mỹ trở nên kém cạnh tranh. Căng thẳng dâng cao: Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu khi tụ họp tại Davos rằng “sẽ không có quốc gia nào nổi lên như người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại”. Nếu Mỹ nhắm vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh trả lại. Vậy, một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế sẽ có thể diễn ra như thế nào? Continue reading “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?”