Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Những thành tựu kinh tế xã hội của Hàn Quốc cho thấy sự cần thiết phải có một nhà nước mạnh bất kể hệ thống thể chế như thế nào.

Trước khi chuyển đổi sang nền dân chủ ổn định như ngày nay, Hàn Quốc là một quốc gia độc tài. Tuy nhiên, nhà nước độc tài này khác biệt với các nhà nước cùng loại ở hiệu quả của chính sách “cai trị hỗn hợp” (mixed governance), tạo điều kiện cho cả tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện xã hội, đặc biệt là giảm nghèo và bất bình đẳng. Điều này đã mở đường cho thành tựu kinh tế và xã hội liên tục trong suốt quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc, và sau đó đưa đất nước này vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?”

Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Edward Howell, How North Korea Views the Ukraine Crisis, The Diplomat, 14/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Nga xâm lược Ukraine có làm thay đổi tính toán chiến lược của Triều Tiên?

“Tình hình Ukraine chưa bao giờ là không liên quan đến chúng ta.” Khi toàn thế giới tập trung chú ý vào châu Âu, “có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các hành động khiêu khích chiến lược.” Đây là lời của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, gần ba tuần trước khi người dân nước ông đến phòng bỏ phiếu để bầu người kế nhiệm Moon Jae-in.

Thông điệp của Yoon, một nhận xét mạnh mẽ bất thường từ một người khi đó còn là ứng viên tổng thống, là rất rõ ràng. Không chỉ riêng Hàn Quốc chú ý đến tình hình ngày càng phát triển nhanh chóng ở Ukraine, mà cả Triều Tiên cũng vậy. Tuy nhiên, mức độ tác động trực tiếp của khủng hoảng Ukraine đến hành vi chính sách đối ngoại của Triều Tiên, hành động của nước này đối với Mỹ, và thái độ của nước này đối với chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của chính mình, sẽ thế nào? Hơn nữa, với hàng loạt vụ phóng tên lửa gần đây từ Triều Tiên, mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của nước này trong năm 2022 là gì? Continue reading “Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine”

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm). Continue reading “Ai sáng chế ra chữ Hán?”

Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á

Nguồn: Lami Kim, “The Case for a US-South Korea Digital Alliance in Southeast Asia”, The Diplomat, 21/5/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Hàn Quốc đã nổi lên như là một đối tác lý tưởng của Mỹ trong nỗ lực kìm hãm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đông Nam Á đang trong quá trình đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong đại dịch COVID-19, khu vực này đã chứng kiến một sự tăng trưởng chưa từng có trong việc sử dụng các dịch vụ số, như truy vết tiếp xúc trên điện thoại, khám chữa bệnh từ xa, gọi video trực tuyến và thương mại điện tử. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thống trị trong quá trình chuyển đổi số tại Đông Nam Á, khiến các quốc gia tại khu vực này lệ thuộc nhiều hơn về kinh tế và công nghệ vào Trung Quốc, cũng như khiến họ dễ bị tổn tương trước các thủ đoạn theo dõi và gián điệp mạng của nước này. Những biện pháp này có thể giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, thông qua việc hợp tác với Hàn Quốc, đồng minh lâu đời của Washington và là nhà cung cấp thiết bị công nghệ cao, hai quốc gia có thể chống lại sự thống trị kỹ thuật số của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Continue reading “Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á”

27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc

Nguồn: President Truman orders U.S. forces to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman thông báo rằng ông đang ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ đến Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia dân chủ này trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của cộng sản Triều Tiên. Ông giải thích, nước Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhằm thực thi một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Ngoài việc triển khai lực lượng Mỹ đến Hàn Quốc, Truman còn cho triển khai Hạm đội 7 đến Formosa (Đài Loan) để đề phòng sự xâm lược từ Trung Quốc cộng sản và ra lệnh tăng tốc viện trợ quân sự cho quân Pháp đang chống lại lực lượng du kích cộng sản ở Việt Nam. Continue reading “27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc”

Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc

Nguồn: John Bolton, “No News Is Bad News When the U.S. and South Korea Meet”, WSJ, 23/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu sức mạnh của một liên minh được đo bằng độ dài của các tuyên bố chung mà các nhà lãnh đạo của họ đưa ra khi gặp nhau, thì mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc sẽ thực sự bền chặt. Tuy nhiên, các cuộc trao đổi hôm thứ Sáu (21/5/2021) giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến công du Washington lần đầu tiên của ông Moon kể từ tháng Giêng 2020 không mang lại nhiều kết quả thực sự. Các ưu tiên trong nước như biến đổi khí hậu và Covid đã làm lu mờ chiến lược quốc tế của họ.

Như hội nghị thượng đỉnh này cho thấy, bốn tháng sau khi nhậm chức, chính quyền Biden vẫn thiếu một kế hoạch chi tiết cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Seoul và Washington phải đối mặt với hai vấn đề chiến lược lớn, quan trọng đối với chính họ và toàn bộ khu vực. Thứ nhất và trước mắt là mối đe dọa quân sự thông thường và hạt nhân của Triều Tiên. Thứ hai, lâu dài hơn và mang tính chiến lược hơn, là cuộc tấn công ý thưc hệ, kinh tế và chính trị-quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung. Continue reading “Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc”

Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?

Tác giả: Lê Như Mai

Trong khoảng ba tháng giữa năm 2020, tình hình bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng trở lại, kết thúc thời kỳ hòa dịu bắt đầu từ năm 2018 và dường như đang bước sang một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới. Những diễn biến này chủ yếu xoay quanh ba chủ thể chính là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Đó là một bức tranh phức tạp mà mục đích, ý đồ của mỗi bên cần phải được xem xét từ các hành động tưởng như mập mờ, khó hiểu. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để dự báo chiều hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?”

Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan

Nguồn: Paul Wolfowitz, “The Korean War’s Lesson for Taiwan”, The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại.

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim “thực chiến” mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử: chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế — răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan”

15/09/1950: Quân Mỹ đổ bộ vào Incheon

Nguồn: U.S. forces land at Inchon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Incheon, nằm ở bờ biển phía tây của Hàn Quốc, cách vĩ tuyến 38 khoảng 100 dặm về phía nam và cách Seoul chỉ 25 dặm. Địa điểm này bị chỉ trích là quá rủi ro, nhưng Tư lệnh Tối cao của Liên Hiệp Quốc Douglas MacArthur vẫn nhất quyết thực hiện cuộc đổ bộ.

Lúc sẩm tối, lính Mỹ đã vượt qua được sự kháng cự vừa phải của quân Triều Tiên và giành được Incheon. Thành công này đã khiến lực lượng của Triều Tiên bị chia cắt, trong khi lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu tiến sâu hơn vào đất liền để tái chiếm Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, nơi đã rơi vào tay lực lượng cộng sản kể từ tháng 6. Liên quân sau đó đã tiến đánh từ cả phía bắc và phía nam, tiêu diệt lính  Triều Tiên và bắt 125.000 quân địch làm tù binh. Continue reading “15/09/1950: Quân Mỹ đổ bộ vào Incheon”

01/09/1983: Máy bay của Korean Airlines bị Liên Xô bắn rơi

Nguồn: Korean Airlines flight shot down by Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, máy bay chiến đấu của Liên Xô đã chặn đường một chuyến bay chở khách của hãng Korean Airlines trên không phận nước này, sau đó bắn rơi máy bay, khiến 269 hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ việc đã làm gia tăng đáng kể căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ.

Ngày hôm ấy, chuyến bay số hiệu 007 của Korean Airlines (KAL) đang trên chặng cuối cùng của hành trình từ Thành phố New York đến Seoul, chuyển tiếp tại Anchorage, Alaska. Khi đến gần điểm hạ cánh, máy bay bắt đầu chệch hướng ra xa so với đường bay thông thường. Trong chốc lát, chiếc 007 đã lạc vào không phận Liên Xô và băng qua bán đảo Kamchatka, nơi có một số cơ sở quân sự tối mật của Liên Xô. Continue reading “01/09/1983: Máy bay của Korean Airlines bị Liên Xô bắn rơi”

Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?

Nguồn: Where do the Asian tiger economies go from here?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trong thời kỳ hoàng kim, các con hổ cũng gặp phải những kẻ gièm pha. Hai mươi lăm năm trước vào đúng tháng này, Paul Krugman, một nhà kinh tế, đã viết trên tờ Foreign Affairs, một tạp chí chính sách của Mỹ, một bài có tựa đề “Những hiểu lầm về Sự thần kỳ Châu Á”. Ông lập luận rằng khi nhìn kỹ lại, các nền kinh tế dường như năng động của Châu Á cho thấy “ít bằng chứng một cách đáng ngạc nhiên về sự cải thiện năng suất”. Thay vào đó, tăng trưởng của họ phụ thuộc vào việc gia tăng nhanh chóng đầu vào về lao động, vốn, vv…. Đó là một phép màu dựa trên “mồ hôi” (perspiration) chứ không phải sự “sáng tạo” (inspiration). Đặc biệt, Singapore “đã tăng trưởng thông qua việc huy động các nguồn lực có thể khiến Stalin cũng phải tự hào”, Krugman viết. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?”

Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?

Nguồn: Will age weaken the Asian tiger economies?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào lúc 4h30 sáng, hàng trăm người đã tràn ra đường bên ngoài ga Namguro ở Seoul. Họ không tới đây để đón tàu, vốn chỉ hoạt động sau một giờ nữa. Họ cũng không bị thu hút bởi các quán ăn sáng (bán xúc xích và bánh mỳ dẹt), các phòng hát trên lầu (cung cấp dịch vụ karaoke) hoặc các spa dưới tầng hầm (cung cấp những gì ai cũng biết). Thay vào đó, họ đến đây để cung cấp sức lao động của mình nhằm đổi lấy một ngày lương tại bất kỳ công trường xây dựng nào đang cần thêm lao động. Trong khi chờ được trả giá, họ hút thuốc, ngồi xổm và ho. Và họ không nói tiếng Hàn mà là tiếng Quan thoại.

Hàn Quốc từng là một nước xuất khẩu lao động ròng. Vào những năm 1970, các công nhân của các công ty nước này đã xây dựng những con đường ở Ả Rập Saudi, thường vào ban đêm dưới ánh đèn. Nhưng những người nhập cư, bao gồm cả những người Trung Quốc đang tập trung tại Namguro, hiện chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong lực lượng lao động. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?”

Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?

Nguồn: Does democracy hurt or help growth in the tiger economies of Asia?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Eo biển Đài Loan thường được mô tả là một điểm nóng tiềm tàng. Trên vùng biển hẹp này, Trung Quốc đang chỉa hàng ngàn tên lửa vào quốc gia mà họ coi là một tỉnh nổi loạn. Nhưng đối với những người làm việc tại Formosa 1, một trang trại điện gió ngoài khơi, eo biển này là một cái gì đó rất khác. “Đây là nơi có luồng gió tốt nhất thế giới.” Một kỹ sư cất lời, mắt nhìn vào một cụm tuabin trên mặt nước màu lam ngọc.

Khi bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay, đây sẽ là trang trại điện gió ngoài khơi có quy mô thương mại đầu tiên của Châu Á bên ngoài Trung Quốc và là trang trại đầu tiên trong số nhiều trang trại tương tự được quy hoạch ở eo biển này. Việc Đài Loan đón nhận điện gió đi kèm với quyết định loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Nhiều doanh nghiệp lo ngại điều này sẽ khiến hòn đảo thiếu điện, đe dọa nền kinh tế. Cuộc tranh luận đã có lúc trở nên quá lố: các nhà lập pháp đã ẩu đả với nhau trong quốc hội. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?”

Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?

Nguồn: Social unrest in places like Hong Kong is not proof of economic failure”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai quả bom xăng, một màu xanh, một màu vàng, được quấn trong một chiếc khăn và đựng trong ba lô. Đeo găng tay xây dựng và mặt nạ Guy Fawkes, những người biểu tình treo chúng trên lan can, giống như những người pha chế rượu trong quán bar. Sau đó, gạch được chuyển đến, chất đống trên một chiếc xe đẩy và được dấu dưới những chiếc ô. Người biểu tình dành mấy phút ném gạch đá và những lời lăng mạ xuống cầu thang của một lối ra tàu điện ngầm, hướng về phía cảnh sát chống bạo động bên dưới. Một ngọn lửa bùng lên khiến cảnh tượng thêm phần kịch tính, đủ để kích thích một phản ứng từ phía cảnh sát: một hộp hơi cay được bắn lên cầu thang. Người biểu tình tản ra, và một hàng cảnh sát tiến lên đằng sau những tấm khiên, vừa đi bắn bắn đạn hơi cay. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?”

Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0

Nguồn: Asian-tiger governments are steering their economies with a lighter touch”, The Economist, 05/12/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một chiến dịch bắt đầu từ Singapore, mọi thứ thật khắc nghiệt và đẫm máu. Tháng trước, Jack và 49 người khác đã lên một máy bay vận tải và nhảy dù xuống một hòn đảo. Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: giết hoặc bị giết. Jack nhặt lựu đạn và tìm đường đến một nhà máy bỏ hoang. Anh ta cúi thấp mình để giữ an toàn, nghĩ rằng đã không bị phát hiện. Nhưng anh ta đã nhầm. Sau một loạt đạn là sự im lặng bao trùm. Jack đã một lần nữa không thể vượt qua level đầu tiên.

Chào mừng các bạn đến với Free Fire, một trong những trò chơi chiến đấu được download nhiều nhất dành cho điện thoại trong năm nay. Nhà phát triển của nó là Sea Group, một công ty internet được thành lập tại Singapore một thập niên trước, hiện trị giá 17 tỷ đô la. Bên cạnh trò chơi đình đám của mình, tập đoàn cũng có một ứng dụng thương mại điện tử, Shoppee, phổ biến hơn nhiều so với Amazon ở Đông Nam Á. Thành công của công ty phản ánh một sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tế của các con hổ. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0”

Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu

Nguồn: It has become harder for the Asian tigers to prosper through exports”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bonnie Tu phá lên cười. Bà vừa phát hiện ra chiếc mũ đỏ có khẩu hiệu “Make America Great Again” mà một đồng nghiệp để lại trên bàn để chọc bà. Chủ tịch của Giant, nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới, không phải là người hâm mộ Donald Trump. Thuế quan của Trump đã làm rối tung chuỗi cung ứng của bà và khiến chi phí tăng lên. “Đó là thuế đánh vào việc đạp xe, hoạt động có ích cho sức khỏe nhất trên thế giới”, người phụ nữ 70 tuổi, bản thân là một người rất thích đạp xe đạp, nói. Đáp lại, Giant đã giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc và tăng công suất ở Đài Loan. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”, bà nói.

Giant không phải trường hợp đơn lẻ. Hàng chục công ty Đài Loan gần đây đã quay về, bao gồm Compal, một nhà sản xuất máy tính; Delta Electronics, một nhà cung cấp linh kiện điện; và Long Chen, một công ty sản xuất giấy. Năm 2018, chính phủ đã khai trương văn phòng “Invest Taiwan” (Đầu tư vào Đài Loan), hứa hẹn cung cấp các khoản vay chi phí thấp giúp các công ty trang trải chi phí di dời sản xuất. Văn phòng đã nhận được hồ sơ đăng ký từ hơn 150 công ty. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu”

Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới

Nguồn: After half a century of success, the Asian tigers must reinvent themselves”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bốn con hổ châu Á – Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan – đã từng mê hoặc thế giới kinh tế. Từ đầu những năm 1960 cho đến những năm 1990, họ thường xuyên đạt mức tăng trưởng hai con số. Một thế hệ lao động cực nhọc trong vai trò nông dân và công nhân đã chứng kiến con cháu họ trở thành những công dân có học thức thuộc loại tốt nhất trên hành tinh. Những con hổ bắt đầu bằng cách sản xuất áo sơ mi, hoa nhựa và tóc giả màu đen. Không lâu sau, họ đã sản xuất chip nhớ, máy tính xách tay và các công cụ tài chính phái sinh. Trong quá trình này họ cũng tạo ra một cuộc tranh luận học thuật sôi nổi về nguồn gốc dẫn tới thành công của họ. Một số cho rằng đó là nhờ sự chỉ đạo của chính phủ; những người khác chỉ ra vai trò của thị trường cạnh tranh. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới”

Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”

Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?

Nguồn: Relations between Japan and South Korea are fraying alarmingly“, The Economist, 18/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là hai nền dân chủ trưởng thành, một điều hiếm có ở khu vực của họ. Về mặt lịch sử và văn hóa, họ có những điểm tương đồng. Trên hết, trong một khu vực đầy rủi ro, họ là những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hành động giống như kẻ thù hơn là bạn bè của nhau.

Đầu tháng này, Nhật Bản đã áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu lên các hóa chất quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn và điện thoại thông minh của Hàn Quốc – một sự leo thang lớn trong tiến trình đối địch giữa hai bên. Mặc dù Hàn Quốc chỉ nhập khẩu một lượng tương đối ít ỏi là 400 triệu đô la mỗi năm, nhưng nguồn cung thay thế rất khan hiếm, do đó tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là rất lớn. Continue reading “Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?”

19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam

Nguồn: Seoul agrees to send additional troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định gửi thêm 20.000 quân đến Việt Nam để gia nhập lực lượng 21.000 lính Hàn Quốc đang phục vụ trong vùng chiến sự ở đó. Binh lính Hàn Quốc là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Bằng cách giành được sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ”. Continue reading “19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam”