14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Đức một lần nữa tiến vào Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi đã bị các lực lượng Liên Xô và Đức thay nhau chiếm đóng nhiều lần trong cuộc chiến giữa hai bên.

Kharkov là một mục tiêu được ưu tiên cao của quân Đức khi họ xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, và có các mỏ than và sắt ở gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất đối với nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov. Nhà máy này đã được Stalin chuyển ra khỏi Kharkov vào tháng 12 năm 1941 tới khu vực dãy núi Ural. Trên thực tế, Joseph Stalin muốn bảo vệ Kharkov đến mức đã ra lệnh “không được rút lui” cho quân đội của mình, điều đã dần dần gây ra thương vong lớn cho lực lượng Hồng quân. Continue reading “14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov”

05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt

Nguồn: Churchill delivers Iron Curtain speech, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.

Sau khi thất bại trong lần tái tranh cử làm Thủ tướng vào năm 1945, Churchill đã được mời đến phát biểu tại Đại học Westminster ở Fulton, Missouri. Tổng thống Harry S. Truman cũng tham dự sự kiện cùng Churchill và chăm chú lắng nghe bài phát biểu của ông. Continue reading “05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt”

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin

Nguồn: United States rejects proposal for conference with Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trước đề xuất của nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mời Tổng thống Harry S. Truman đến Liên Xô để tham dự một hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đã lên tiếng từ chối và mô tả ý tưởng này là một “cuộc tập trận chính trị.” Sự ngờ vực lẫn nhau này đã trở thành minh chứng cho đối đầu ngoại giao Mỹ – Xô vốn rất đặc trưng trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin”

Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB

Tác giả: Alexander Mikhailovich Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 01/12/1934, đảng viên trẻ Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Nikolayev bí mật lẻn vào điện Smolny ở Leningrad dùng súng lục bắn chết Sergey Mironovich Kirov, ủy viên Bộ Chính trị, người lãnh đạo Thành ủy thành phố Leningrad. Hung thủ bị bắt ngay tại chỗ. Để điều tra vụ ám sát này, một ban chuyên án do Stalin lãnh đạo lập tức từ Moskva đến Leningrad.

Cho tới nay [1953, khi Orlov xuất bản cuốn The Secret History of Stalin’s Crimes tại New York], chưa bao giờ người ta công bố tình hình chi tiết vụ mưu sát Kirov. Nikolayev là người thế nào? Làm sao hắn ta có thể lẻn vào điện Smolny được canh gác cẩn mật? Làm sao hắn có thể bám sát và tới gần Kirov? Đâu là nguyên nhân khiến Nikolayev tiến hành hoạt động liều chết này – nguyên nhân chính trị hay nguyên nhân cá nhân? Tất cả mọi tình hình của vụ mưu sát này đều bị người ta ém nhẹm một cách thần bí. Continue reading “Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần IIPhần III; Phần IV

Stalin: Ảo tưởng sức mạnh

Chế độ của Stalin lặp lại một khuôn mẫu đã được in sâu xuyên suốt trong lịch sử của nước Nga: Giới cầm quyền Nga thường phát động những công cuộc hiện đại hóa ép buộc để vượt qua hoặc ít nhất là giải quyết được tình trạng chậm phát triển của một đất nước tự xem mình là cường quốc với một sứ mệnh đặc biệt nhưng thực chất đang bị tụt hậu quá xa so với các cường quốc khác. Nỗ lực cấp bách phải chấn hưng đất nước, một lần nữa, sản sinh ra một nền độc tài cá nhân. Chế độ của Stalin định hình tư tưởng công chúng và cả bản sắc cá nhân, và chính Stalin cũng đã cá nhân hóa những khát vọng và ước mơ về một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại cũng như một nhà nước Xô-viết hùng mạnh. Chỉ với những bức điện và những cuộc gọi ngắn gọn, ông có thể thúc đẩy cả bộ máy cồng kềnh của Đảng-nhà nước Xô-viết vào các chương trình hành động với những thông điệp mang tính kỉ luật và đe dọa, cũng như làm kích động những công chức trẻ tuổi có cảm tình gần gũi với ông hay hàng triệu người khác chưa từng gặp mặt ông phải vào guồng. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II; Phần III

Thời điểm là đêm nay

Stalin nhận thức cao độ về những thực tế này, nhưng sau đó tính khí bất thường của ông đã lấn áp tất cả. “Stalin cảm thấy bồn chồn và tức giận bởi những báo cáo không ngớt (bằng miệng và văn bản) về sự xuống cấp trầm trọng trong mối quan hệ với Đức,” sĩ quan hải quân Nikolai Kuznetsov của Liên Xô hồi tưởng về giai đoạn này. “Ông ấy cảm thấy mối nguy hiểm đang cận kề,” Nikita Khrushchev nhớ lại. Thời điểm đó Khrushchev đang là bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản ở Ukraine và đã ở Moskva trong suốt tháng 6 định mệnh đó. “Đất nước chúng ta có thể xử lý chuyện này không? Quân đội của chúng ta có thể chiến thắng không?” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II

Tin giả

Đó là một ngày nóng bức, ngột ngạt, và viên sĩ quan phụ tá hàng đầu của Stalin, tướng Alexander Poskryobyshev, đang đổ mồ hôi nhễ nhại, cửa sổ của ông để mở nhưng bên ngoài những chiếc lá trên cành vẫn đứng yên. Là con trai của một người thợ giày, giống như ngài lãnh tụ mà ông đang phục vụ, văn phòng của Poskryobyshev nằm ngay ở mặt ngoài mà những vị khách nào vào diện kiến Stalin cũng phải đi qua, và lúc nào cũng vậy họ sẽ hỏi ông những câu hỏi như – “Ông biết vì sao ngài lãnh tụ gọi tôi vào không?”, “Tâm trạng của ông ấy bây giờ như thế nào?” – và ông chỉ trả lời ngắn gọn, “Ông sẽ biết thôi.” Ông ta là người không thể thay thế, trả lời mọi cuộc gọi đến và xử lý những đống giấy tờ đúng theo cách mà vị lãnh tụ mong muốn. Nhưng Stalin đã lệnh cho Lavrenti Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật đáng sợ, bỏ tù người vợ thân yêu của Poskryobyshev vì đi theo “chủ nghĩa Trotsky” vào năm 1939. (Beria đã gửi một giỏ lớn trái cây cho 2 người con gái của họ; sau đó xử tử mẹ của chúng.) Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I

“Một kẻ đáng nể”

Hitler trẻ hơn Stalin 11 tuổi, sinh năm 1889 ở một vùng biên giới giữa hai nước Áo-Hung. Cha ông qua đời khi ông mới 13 tuổi và mẹ ông mất năm ông lên 18. (Bác sĩ người Do Thái, người đã chăm sóc mẹ ông kể lại rằng trong 40 năm hành nghề y của mình, ông chưa bao giờ thấy ai đau khổ về cái chết của mẹ mình như Hitler.) Ở tuổi 20, Hitler phải xếp hàng đi xin bánh mỳ ở Vienna, tài sản thừa kế và tiền tiết kiệm của ông đã gần cạn kiệt. Ông đã 2 lần bị từ chối vào Học viện Mỹ thuật Vienna (“lý do bài vẽ hình theo mẫu không đáp ứng yêu cầu”) và ông đã cư ngụ trong những nhà tạm cho người vô gia cư đằng sau một ga xe lửa. Một người lang thang ở giường bên đã hồi tưởng lại rằng “quần áo của Hitler toàn là chấy rận, bởi vì ông đã lang thang trong nhiều ngày ở ngoài đường và trong tình trạng bẩn thỉu kinh khủng.” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)”

01/12/1934: Sergey Kirov bị ám sát

Nguồn: Sergey Kirov murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Sergey Kirov, lãnh đạo Cách mạng Nga và là thành viên cấp cao của Bộ chính trị, đã bị đảng viên Đảng Cộng sản Leonid Nikolayev bắn chết tại văn phòng của ông ở Leningrad. Nguyên nhân có thể là do sự xúi giục của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin.

Dù vai trò đích xác của Stalin trong vụ ám sát đối thủ chính trị Kirov còn chưa rõ ràng, nhưng ông đã sử dụng vụ giết người này làm cái cớ để loại bỏ nhiều đối thủ của mình trong Đảng Cộng sản, cũng như trong chính phủ, lực lượng vũ trang và giới trí thức. Continue reading “01/12/1934: Sergey Kirov bị ám sát”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)

 

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs, 19/09/2017.

Biên Dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho tới trước năm 40 tuổi, Joseph Stalin đạt rất ít thành tựu. Ông sinh năm 1878 trong một gia đình nghèo ở Gori, Gruzia, nơi sau này trở thành một phần của đế chế Nga. Cha ông là một người thợ sửa giày và mẹ là thợ giặt và may vá. Thời thơ ấu của Stalin tính cả những lúc đau ốm và bất hạnh có thể xem là khá yên ấm. Kết quả học tập của ông được nhiều điểm tốt, và ở tuổi thiếu niên, nhiều bài thơ của ông đã được xuất bản trên các tạp chí uy tín ở Gruzia (một độc giả sau này hồi tưởng lại, “cho đến tận bây giờ những vần thơ đẹp đẽ, êm đềm này vẫn còn vang vọng trong tai tôi”.) Nhưng ông đã không tham gia kì thi cuối cấp tại trường dòng Tiflis và không thể tốt nghiệp. Thay vì trở thành mục sư, ông đã tham gia vào lực lượng cách mạng ngầm để chống lại sự áp bức của chế độ Nga Hoàng, sau đó ông trải qua 20 năm tiếp theo tổ chức cách mạng, ẩn nấp, ngồi tù và bị đày sang Siberia. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)”

17/07/1945: Truman ghi lại ấn tượng về Stalin

Nguồn: Truman records impressions of Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ghi lại những ấn tượng đầu tiên của ông về Stalin trong nhật ký.

Truman mô tả buổi họp đầu tiên của ông với nhà lãnh đạo đáng sợ người Liên Xô là rất ấm cúng. “Vài phút trước mười hai giờ” Tổng thống viết, “Tôi ngước nhìn lên khỏi bàn và thấy Stalin đứng ở ngưỡng cửa. Tôi đứng dậy và tiến đến gặp ông ta. Ông đã đưa tay ra và mỉm cười. Tôi cũng làm như vậy, chúng tôi bắt tay và sau đó thì ngồi xuống.” Sau màn chào hỏi vui vẻ, hai người ngồi xuống để thảo luận về chính sách ở châu Âu sau Thế chiến II. Mỹ vẫn đang tham gia vào cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương chống lại Nhật Bản, và Truman muốn biết về kế hoạch của Stalin cho các vùng lãnh thổ mà ông hiện đang kiểm soát ở châu Âu. Continue reading “17/07/1945: Truman ghi lại ấn tượng về Stalin”

09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan

Nguồn: The Red Army invades Karelian Isthmus in Finland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Liên Xô đã tiến vào Đông Karelia ở Phần Lan, khi họ chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ vốn đã được nhượng lại cho mình.

Theo các điều khoản của Hiệp ước Moskva năm 1940, Phần Lan đã buộc phải nhượng lại một phần lãnh thổ phía đông nam, bao gồm eo đất Karelia, cho Liên Xô – những người đang mong muốn tạo ra một vùng đệm cho Leningrad. Để bảo vệ mình trước lại sự xâm lấn của Liên Xô, Phần Lan đã cho phép Đức hành quân qua nước mình để tiến về hướng Đông, sang Liên Xô, mặc dù trên thực tế Phần Lan không có liên minh chính thức với Phe Trục. Continue reading “09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan”

02/06/1944: Mỹ bắt đầu ‘đánh bom con thoi’ trong Chiến dịch Frantic

Nguồn: United States begins “shuttle bombing” in Operation Frantic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, các máy bay ném bom thuộc Không lực 15 Hoa Kỳ (Fifteenth Air Force) đã khởi động Chiến dịch Frantic (Operation Frantic) – một đợt đánh bom khắp vùng Trung Âu. Những máy bay này đi từ các căn cứ không quân ở miền Nam nước Ý, và hạ cánh xuống các căn cứ không quân ở Poltava, Liên Xô – thực hiện cái gọi là “đánh bom con thoi” (shuttle bombing).

Không lực 15 được thành lập với mục đích duy nhất là làm tê liệt nền kinh tế chiến tranh của Đức. Hoạt động ngoài lãnh thổ Ý và do Tướng Carl Spaatz, một phi công chiến đấu trong Thế chiến I, chỉ huy – Không lực 15 đã được Joseph Stalin tuyệt vọng nhờ giúp đỡ Hồng Quân trong chiến dịch của họ ở Romania. Continue reading “02/06/1944: Mỹ bắt đầu ‘đánh bom con thoi’ trong Chiến dịch Frantic”

07/04/1963: Tito được bầu làm Tổng thống suốt đời

Nguồn: Tito is made president for life, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, một hiến pháp mới của Nam Tư đã tuyên bố Tito là Tổng thống suốt đời của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư mới được thành lập.

Trước đây từng được biết đến với cái tên Josip Broz, Tito sinh ra trong một gia đình nông dân đông con ở Croatia vào năm 1892. Lúc đó, Croatia vẫn là một phần của đế quốc Áo – Hung. Năm 1913, Broz gia nhập quân đội đế quốc. Sau khi Thế chiến I nổ ra, ông chiến đấu chống lại Serbia, và năm 1915 thì được gửi tới mặt trận Nga, nơi ông bị bắt. Trong trại tù, ông chuyển sang đi theo phe Bolshevik, sang năm 1917 thì tham gia Cách mạng Tháng Mười. Ông còn là thành viên của Hồng Quân trong suốt Nội chiến Nga. Năm 1920, ông trở về Croatia, khi đó đã được sáp nhập vào Vương quốc Nam Tư đa sắc tộc nhưng do người Serb thống trị. Continue reading “07/04/1963: Tito được bầu làm Tổng thống suốt đời”

15/02/1950: Xô – Trung ký hiệp ước liên minh

Nguồn: USSR and PRC sign mutual defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Liên Xô và CHND Trung Hoa (PRC), hai quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới, đã tuyên bố ký một hiệp ước phòng thủ chung.

Đàm phán về hiệp ước đã diễn ra tại Moskva giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, cùng Tổng Bí thư Joseph Stalin và Ngoại trưởng Andrei Vishinsky phía Liên Xô. Các điều khoản của hiệp ước nói rằng Liên Xô sẽ cung cấp một khoản tín dụng 300 triệu USD cho Trung Quốc. Nó cũng đề cập rằng Liên Xô sẽ trao trả cho Trung Quốc quyền kiểm soát một tuyến đường sắt lớn và thành phố Lữ Thuận/ Đại Liên ở Mãn Châu, vốn nằm trong số những phần mà quân Liên Xô chiếm đóng ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Continue reading “15/02/1950: Xô – Trung ký hiệp ước liên minh”

Cuộc chiến Mùa đông là gì?

Nguồn:What was the Winter War?“, History, 30/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad. Continue reading “Cuộc chiến Mùa đông là gì?”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”

23/10/1956: Biểu tình ở Hungary biến thành bạo động

23-10-1956-hungarian-protest-turns-violent

Nguồn: Hungarian protest turns violent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, hàng ngàn người Hungary đã biểu tình chống lại sự hiện diện của quân Liên Xô tại nước mình và họ đã phải đối diện với cảnh sát có vũ trang. Người dân Hungary đã bắt đầu biểu tình từ tháng 6/1956, khi dấu hiệu cải cách chính trị ở Ba Lan khiến họ tin rằng nước mình có thể sẽ thay đổi tương tự. Tuy nhiên, vào ngày 23/10, biểu tình đã trở trành bạo động, Sinh viên, công nhân, và thậm chí một số người lính đã yêu cầu dân chủ và tự do. Họ xem sự hiện diện của Liên Xô ở Hungary là một sự “áp bức.” Continue reading “23/10/1956: Biểu tình ở Hungary biến thành bạo động”

Những điều chưa biết về con trai út của Joseph Stalin

vasilystalin

Tác giả: Trí Cao

Lúc sinh thời, Joseph Vissarionovich Stalin, lãnh tụ Liên Xô có hai người vợ, sinh được ba người con. Người con đầu với bà Ekaterina Svanidze là Iakov Dzugasvili, còn hai người sau với bà Allilueva là Vasili Iosifovist Stalin và Svetlana Alliluyeva.

Trong số ba người con ấy, thì cuộc đời của Vasili Iosifovist Stalin chứa đựng rất nhiều những thăng trầm, thậm chí có lúc ông đã từng bị Chính quyền Xôviết gọi là “kẻ thù của nhân dân”… Continue reading “Những điều chưa biết về con trai út của Joseph Stalin”