Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?

Nguồn: Richard N. Haass, “Who Will Fill America’s Shoes”, Project Syndicate, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta ngày càng thấy rõ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đại diện cho lập trường thoái lui khi xét về tầm nhìn và hành vi toàn cầu của nước Mỹ. Kết quả là, nước Mỹ sẽ không còn đóng vai trò dẫn đầu quốc tế, điều đã định hình chính sách đối ngoại của nước này suốt ba phần tư thế kỷ qua, dưới thời các vị Tổng thống cả Dân chủ lẫn Cộng hòa.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rất nhiều ví dụ cho sự thay đổi này. Cam kết truyền thống của nước Mỹ đối với các tổ chức toàn cầu đã phải nhường chỗ cho ý tưởng “Nước Mỹ trên hết”. Các quan hệ đồng minh và những bảo đảm an ninh từng được coi là mặc nhiên thì giờ đây đang ngày càng mang tính chất có điều kiện, tùy thuộc vào lượng ngân sách mà các đồng minh chi cho quốc phòng và việc họ có bị coi là thu lợi bất công từ thương mại với Mỹ hay không. Continue reading “Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?”

Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “The Lady and the Exodus”, Project Syndicate, 15/09/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Myanmar đang tiếp diễn. Quân đội nước này tiến hành các cuộc tấn công vào Cộng đồng Rohingya, một nhóm sắc tộc thiểu số trong lòng một quốc gia có đa số người dân theo Phật giáo. Xung đột ngày một leo thang không chỉ gây nguy hại đến quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở quốc gia này, mà còn làm lu mờ uy tín của nhà lãnh đạo thực tế tại đây, bà Aung San Suu Kyi.

Trong nhiều thập niên qua, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận tư cách dân tộc thiểu số hợp pháp cho Cộng đồng Rohingya- một nhóm sắc tộc với số nhân khẩu chiếm đến 2% tổng dân số của đất nước 50 triệu dân này, đồng nghĩa với việc tư cách công dân và thậm chí là những quyền cơ bản nhất như quyền cư trú của họ cũng bị phủ nhận. Continue reading “Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya”

Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc

Nguồn: Stephen Roach, “America and China’s Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/08/2017

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dường như đã mâu thuẫn với cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại một lần nữa gợi lên khả năng xảy ra xung đột thương mại với Trung Quốc. Vào ngày 14/08, ông chỉ thị cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tiến hành điều tra hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Bằng việc áp dụng nền tảng pháp lý cho nỗ lực nói trên dựa theo Khoản 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ 1974, chính quyền Trump có thể sẽ thiết lập hàng rào thuế quan cao và rộng khắp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đó là một diễn biến quan trọng. Mặc dù có thể có căn cứ thích đáng, như được ghi nhận trong báo cáo gần đây nhất của USTR trình lên Quốc Hội về việc tuân thủ các hiệp định WTO của Trung Quốc, hành động trừng phạt vẫn sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Dù muốn hay không, đó là hệ quả không thể tránh khỏi trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã ăn sâu bám rễ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Continue reading “Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc”

EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan

Nguồn: Javier Solana, “The Balkans Between Competing Poles”, Project Syndicate, 28/08/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Rất ít khu vực trên thế giới lại phức tạp về văn hoá và chính trị hơn Balkan. Và dường như không có ví dụ minh hoạ nào về quá khứ và hiện tại sinh động của khu vực này rõ ràng hơn cuộc đời và di sản của một trong những người con xuất chúng của khu vực này: nhà vật lý và nhà phát minh Nikola Tesla.

Sinh ra trong một gia đình Serbia theo Chính thống giáo năm 1856 tại một thị trấn hiện đang là một phần của Croatia, quốc tịch của Tesla vẫn là một vấn đề gây tranh luận trong khu vực. Tesla tin rằng các tiến bộ khoa học cần được sử dụng để xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, và cuối cùng để đạt được hòa bình khắp mọi nơi. Nhưng có một số người ở cả Croatia và Serbia muốn sử dụng di sản của ông theo những cách bất công đối với nó. Continue reading “EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan”

Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn: Stephen Boykewich, “Angels and Demons in the Cold War and Today”, The New York Times, 13/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Kennan luôn biết cách khiến cử tọa phấn khích. Đầu tiên, các khán giả của ông hoài nghi về việc liệu người Nga có thực sự muốn cải cách dựa vào mô hình của Mỹ hay không. Sau đó, ông nói với họ về các tù nhân chính trị Nga, những người đã dành nhiều tuần lễ trước ngày 04/07 (Quốc khánh Mỹ) để tìm kiếm những mảnh vải màu đỏ, trắng và xanh lam. Khi ngày lễ đến, họ chào những người quản ngục bằng cách vẫy một biển khổng lồ những lá cờ “Sao và Sọc” (Quốc kỳ Mỹ) được khâu tay qua chấn song sắt.

Nghe tựa như một câu chuyện tuyên truyền Chiến tranh Lạnh hoàn hảo. Nhưng ngày 04/07 mà Kennan đề cập đến không thuộc về những năm 1950 – mà là vào năm 1876. Và George Kennan kể câu chuyện này cũng không phải là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh, mà là một người họ hàng xa trùng tên với ông, một nhà báo đã dành thời gian sinh sống ở Nga trước khi đi thuyết giảng vào thập niên 1880. Continue reading “Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?”

Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại

Nguồn: Kishore Mahbubani & Klaus Schwab, “What Makes a Great Leader?”, Project Syndicate, 09/08/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách đây không lâu, trong một bữa tối ở Singapore, chúng tôi đã cố xác định những phẩm chất nào sẽ giúp tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại. Đối với Klaus, có năm yếu tố cốt lõi là trái tim, trí tuệ, sức khỏe, can đảm và tâm hồn. Còn với Kishore, lòng thương cảm, tính cẩn trọng và sự dũng cảm là cốt yếu, tương tự là khả năng xác định tài năng và hiểu được các vấn đề phức tạp. Phạm vi của sự trùng lặp giữa hai ý kiến nói lên được nhiều điều.

Việc hai danh sách trên đều bắt đầu với “trái tim” hoàn toàn không phải là tình cờ. Như lời Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, một nhà lãnh đạo không thể trở nên vĩ đại mà không thể hiện sự cảm thông sâu sắc với đồng bào mình, một thái độ giúp tiếp lửa cho cuộc đấu tranh chống lại bất công mà những người dân đó đang phải đối mặt. Continue reading “Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại”

Tại sao cần ủng hộ một nước Kurdistan độc lập?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Case for Kurdistan”, Project Syndicate, 07/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Kurd, những người sống trên một vùng đất rộng lớn nhiều núi non bao gồm một phần lãnh thổ của các quốc gia Armenia, Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, là tộc người lớn nhất trên thế giới mà không có quốc gia riêng của mình. Đã đến lúc thay đổi điều đó.

Từ đầu thế kỷ 20 người Kurd đã tìm mọi cách để lập quốc, và họ đã bị đàn áp dữ dội. Nhưng có những lý lẽ ủng hộ đặc biệt mạnh mẽ dành cho Hoa Kỳ trong việc hướng tới xây dựng nên một đất nước cho người Kurd. Đó là sự đóng góp không thể thiếu của lực lượng dân quân người Kurd trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Continue reading “Tại sao cần ủng hộ một nước Kurdistan độc lập?”

Ý nghĩa thực sự của các kỳ đại hội Đảng ở Trung Quốc

Nguồn: Kerry Brown, “Order, order in Chinese Communist Party congresses”, East Asia Forum, 15/10/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối cùng, ngày 18 tháng 10 năm 2017 đã được thông báo là ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Thông tin này càng củng cố nhận thức về một tiến trình tẻ nhạt được xem như là chiến lược chủ đạo của giới lãnh đạo Bắc Kinh (đối với đại hội Đảng lần này). Không giống như năm 2012, một năm đầy kịch tính cũng như sự bất định trước thềm đại hội Đảng, lần này mọi thứ sẽ diễn ra như một cỗ máy. Không có dấu hiệu nào cho thấy có sự bất đồng nội bộ ở Trung Quốc của Tập Cận Bình.

Sự bảo đảm được định sẵn như vậy cho chúng ta biết rất nhiều điều về các kỳ đại hội và vai trò của chúng. Ai cũng muốn chứng kiến các kỳ đại hội đình đám được tổ chức 5 năm một lần này giống với các kỳ hội nghị của các chính đảng phương Tây. Nhưng tất nhiên, đại hội Đảng của Trung Quốc được tiến hành trong một bối cảnh nơi đảng này là đảng duy nhất có vai trò. Trung Quốc không cần dùng những sự kiện này để thuyết phục cử tri về một đường lối chính sách cụ thể hay cố gắng gây sự chú ý của công chúng, hay thậm chí là để quyết định Đảng sẽ làm gì. Continue reading “Ý nghĩa thực sự của các kỳ đại hội Đảng ở Trung Quốc”

Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?

Nguồn: Harvey Klehr, “American Reds, Soviet Stooges”, The New York Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi thành lập vào năm 1919, sau Cách mạng Nga, cho đến khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919 và sau đó được cho giải tán dưới thời Stalin vào năm 1943 như là một cử chỉ thể hiện sự thống nhất của Stalin với các đồng minh Thế chiến II của ông, đã thường xuyên gửi các đại biểu đến giám sát ĐCSM và truyền mệnh lệnh từ Moskva để chỉ đạo ai nên trở thành lãnh đạo đảng và những chính sách mà đảng này nên theo đuổi là gì.

Comintern tan rã cũng không chấm dứt sự kiểm soát của Liên Xô đối với ĐCSM. Việc giám sát chỉ đơn giản được chuyển giao cho bộ phận đối ngoại mới thành lập của Đảng Cộng sản Liên Xô. Continue reading “Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?”

Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?

Nguồn: Richard N. Hass, “The End of Asia’s Strategic Miracle?”, Project Syndicate, 16/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vẫn còn quá sớm để biết được liệu thách thức từ những chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên có được giải quyết không và giải quyết như thế nào. Nhưng lại không là quá sớm để xem xét thách thức này có ý nghĩa ra sao đối với một phần của thế giới vốn có lịch sử đầy đối đầu trên nhiều phương diện.

Cái tên mỹ miều “Phép màu châu Á” có ý diễn tả mức độ thần kỳ của sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia châu Á trong nửa thế kỷ qua. Nền kinh tế khởi sắc đầu tiên là Nhật Bản. Mặc cho sự giảm tốc trong những thập niên gần đây và dù có dân số tương đối nhỏ, quốc gia này vẫn giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Continue reading “Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?”

Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?

Nguồn: Hannah Rider, “The Imperialist People’s Republic of Africa?“, Project Syndicate, 13/07/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một vài tháng trước, tạp chí New York Times cho đăng trên trang bìa một câu hỏi gây nhiều chú ý “Liệu Trung Quốc có phải cường quốc thực dân mới của thế giới?” Dù ý tưởng cho rằng Trung Quốc là quốc gia thực dân của thế kỷ 21 chẳng mới mẻ gì vì các nhà bình luận đã trao đổi về điều đó cả một thập kỷ nay, nhưng với những người từng trải qua thời kỳ thực dân hay thậm chí nghiên cứu về chủ nghĩa này, tuyên bố này dường như không hợp lý, thậm chí là xúc phạm.

Chủ nghĩa thực dân, như mô tả trong cuốn sách ‘Heart of Darkness’ (Trái tim đen tối) của Joseph Conrad, ‘How Europe Underdeveloped Africa’ (Châu Âu đã hạn chế sự phát triển của châu Phi thế nào) của Walter Rodney và ‘Black Skin, White Masks’ (Da đen, Mặt nạ trắng) của Franz Fanon, rất quỷ quyệt và đầy sức mạnh. Dù tồn tại những mối giao thương và đầu tư mạnh mẽ, thì sự thống trị vẫn hiện diện rõ ràng qua các chương trình giảng dạy, lệnh giới nghiêm và những hạn chế đi lại áp đặt dựa trên màu da. Continue reading “Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?”

Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình

Nguồn:All the president’s men?A Communist Party gathering in China will test Xi Jinping’s power”, The Economist, 07/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc lâu nay đã phải giữ trống lịch trình công tác của họ trong tháng Chín, Mười và Mười Một để chờ thông báo ngày tổ chức Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, ngày đó cũng đã được công bố. Vào ngày 18 tháng 10 tới, Đại hội sẽ được khai mạc, thảm đỏ sẽ được trải ra và bầu trời sẽ trở nên trong xanh khi các nhà máy sẽ phải đóng cửa và ô tô sẽ bị cấm lưu thông. Đây là Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi được thành lập năm 1921. Tại Đại hội, khoảng 2.300 đại biểu tham dự sẽ bầu ra một Ban chấp hành Trung ương Đảng mới, sau đó Ban chấp hành mới này sẽ họp kín để sắp xếp lại nhân sự trong các cơ quan ra quyết định quyền lực nhất của Trung Quốc. Thành phần ban lãnh đạo mới phần lớn đã được quyết định sau nhiều tháng thảo luận bí mật. Những tin đồn xuất hiện nhan nhản về việc ai đã được chọn. Continue reading “Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình”

Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài

Nguồn: Hun Sen’s Cambodia slides into despotism, Financial Times, 07/09/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự bỏ mặc của phương Tây và sự bảo trợ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này.

Trên một trong những số báo cuối cùng của tờ Cambodia Daily xuất hiện một dòng tiêu đề “Hướng đến chế độ độc tài tuyệt đối” và bên dưới là hình ảnh nhà lãnh đạo chính của phe đối lập Campuchia bị bắt trong một cuộc đột kích lúc nửa đêm.

Trong tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã cho đóng cửa tờ báo Anh ngữ độc lập này, vốn bắt đầu xuất bản vào năm 1993, nhằm phản ứng lại việc tờ báo này tường thuật việc chế độ của ông tấn công vào các giá trị tự do của Campuchia. Continue reading “Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài”

Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?

Nguồn: Catherine Merridale, “How German Condoms Funded the Russian Revolution”, The New York Times, 17/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái tên Vladimir Ilyich Lenin thường không liên quan đến những băng nhóm buôn lậu chợ đen hay trục lợi trong thời chiến. Là một người nổi tiếng đứng đắn, ông không có gen cho các phi vụ lăng nhăng. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm và đầu cơ đã giúp tài trợ các hoạt động của ông vào năm 1917. Một khoản tiền lớn mà Lenin cần để chuẩn bị cho Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười đã được chuyển qua một công ty xuất nhập khẩu chuyên buôn lậu dược phẩm, bút chì, và bao cao su của Đức. Continue reading “Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?”

Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Weaponization of Trade”, Project Syndicate, 26/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc phủ nhận sự pha trộn giữa thương mại và chính trị, tuy nhiên, lâu nay quốc gia này lại sử dụng thương mại để trừng phạt các nước từ chối phục tùng mình. Việc gần đây Trung Quốc nặng tay trừng phạt Hàn Quốc để phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quốc gia này chỉ là một ví dụ mới nhất về việc sử dụng thương mại như một vũ khí chính trị của chính quyền Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và rồi tận dụng sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia khác để ép buộc họ ủng hộ những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Các hình phạt kinh tế của Trung Quốc đa dạng từ việc hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hóa đến từ một quốc gia bị nhắm tới, cho đến việc tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược (như các loại khoáng sản đất hiếm) và vận động trong nước chống lại các doanh nghiệp cụ thể của nước ngoài. Các công cụ khác bao gồm việc đình chỉ các chuyến du lịch và ngăn chặn đường vào ngư trường đánh bắt cá. Tất cả đều được sử dụng cẩn thận để tránh sự trục trặc có thể làm hại đến những lợi ích thương mại riêng của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí”

Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?

Nguồn: Sebastian Buckup, “A New Course for Economic Liberalism”, Project Syndicate, 12/07/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tiến bộ công nghệ luôn luôn thúc đẩy các lực lượng mang tính khuếch tán và tập trung đối lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập trung xảy ra khi quyền lực và tầm với của những người đang kiểm soát các năng lực mới được mở rộng. Về phương diện này, cái gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư sẽ không phải là ngoại lệ.

Hiện tại, mâu thuẫn giữa khuếch tán và tập trung đang gia tăng ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, thương mại tăng trưởng nhanh gấp đôi GDP, đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Nhờ toàn cầu hoá về vốn và tri thức, các nước có thể chuyển các nguồn lực sang các lĩnh vực có năng suất và tiền lương cao hơn. Tất cả những điều này góp phần vào việc khuếch tán sức mạnh thị trường. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?”

Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?

Nguồn: John Mecklin, “North Korean ‘crisis’ just a puppet show”, Reuters, 13/09/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù bao gồm nhiều sự kiện đáng quan ngại – phóng tên lửa đạn đạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tập trận và những cuộc đấu khẩu vô nghĩa – nhưng cuộc “khủng hoảng” Bắc Triều Tiên trong những tháng gần đây chủ yếu là một sô diễn được sáng tạo nên.

Một năm trước, khả năng Bắc Triều Tiên bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Hoa Kỳ về cơ bản là bằng không; họ không có khả năng mở một cuộc tấn công như vậy. Nhưng Bình Nhưỡng đã đạt được những tiến bộ công nghệ kể từ đó. Continue reading “Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?”

So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên

Nguồn: Kaushik Basu, “The North Korean Missile Crisis”, Project Syndicate, 11/07/2017

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 02/01/2017, Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi nhắc đến nỗ lực của Bắc Triều Tiên trong việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công nước Mỹ, đã đảm bảo với những người theo dõi Twitter của ông rằng, “Điều đó sẽ không xảy ra!”. Nhưng nó đã xảy ra.

Ngày 4 tháng 7 – Quốc khánh Mỹ – Bắc Triều Tiên đã tặng cho người Mỹ một món quà sinh nhật không mong muốn – họ đã thành công trong việc thử Hwasong-14, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà theo lời các nhà phân tích thì có khả năng chạm đến Alaska. Tất cả công việc phải làm còn lại chỉ là thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể lắp được vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) – một cột mốc có thể đạt được trong vài năm tới. Continue reading “So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên”

Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm

Nguồn: Barry Eichengreen, “Asia’s Unhappy Anniversary”, Project Syndicate, 10/07/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 7 này kỷ niệm 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hay chính xác hơn, sự kiện đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng: sự kiện phá giá đồng baht Thái Lan. Trong khi những lễ kỷ niệm kiểu này không phải là một lý do tốt để ăn mừng, ít nhất chúng cũng mang lại một cơ hội để nhìn lại xem những gì đã thay đổi – và, không kém phần quan trọng, là những gì đã không thay đổi.

Các nguyên nhân của cuộc khủng khoảng đã gây nhiều tranh luận lúc đó và chúng vẫn còn được tranh luận đến ngày hôm nay. Các nhà quan sát phương Tây đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch và quan hệ quá mật thiết giữa các doanh nghiệp và các chính phủ Châu Á – cái mà họ gọi là “tư bản thân hữu.” Những nhà bình luận Châu Á, về phần mình, lại phê phán các quỹ đầu tư mạo hiểm vì đã gây mất ổn định các thị trường tài chính khu vực và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì đã kê một đơn thuốc vốn chút nữa đã giết chết bệnh nhân. Continue reading “Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm”

Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp

Nguồn: Marc Lazar, “The Fertile Ground of French Communism”, The New York Times, 15/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay rất đặc biệt: vì Emmanuel Macron đã chiến thắng, vì sự có mặt của một đại diện đảng cực hữu ở vòng thứ hai, vì sự thất bại ngay từ vòng đầu tiên của hai đảng lớn nhất ở cánh tả và cánh hữu. Và cũng bởi vì màn thể hiện mạnh mẽ của Jean-Luc Mélenchon, người đứng đầu phong trào chính trị “Nước Pháp Bất Khuất”.

Ông Mélenchon, người cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp (Parti communiste français – PCF), đã giành được 19,5% số phiếu trong vòng bầu cử đầu tiên, dù ông chỉ đứng thứ tư và không thể tham gia vào vòng thứ hai. Bằng cách từ chối công khai ủng hộ Macron (mà trong mắt của Mélenchon là một người tân tự do), nhưng lại đồng thời tuyên bố rằng Marine Le Pen cần phải bị phản đối, Mélenchon đã gây ra nhiều tranh cãi và làm xuất hiện nghi vấn về quan điểm thực sự của ông. Cả Macron lẫn François Fillon, ứng viên trung hữu, đều không hề do dự khi gọi Mélenchon là một người cộng sản. Dường như bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản đã quay trở lại Pháp một cách đột ngột trong thế kỷ 21. Continue reading “Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp”