Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc

Nguồn: Salvatore Babones, “Taipei’s Name Game”, Foreign Affairs, 11/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ là lúc hãy để Đài Loan được là Đài Loan.

Trước tiên là một cuộc gọi điện thoại, tiếp theo là một quả bom gây sốc dư luận. Vào ngày 02/12/2016, Donald Trump xoay ngược 37 năm chính sách ngoại giao của Mỹ bằng việc nhận cuộc gọi chúc mừng từ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ngày hôm qua, ông còn đi xa hơn nữa, tuyên bố rằng ông không biết rằng “tại sao chúng ta (nước Mỹ) phải bị bó buộc bởi chính sách Một Trung Quốc trừ khi chúng ta có những thỏa thuận với Trung Quốc về những vấn đề khác, bao gồm thương mại.”

Quan điểm chính thức của Trump vẫn chưa rõ ràng, nhưng những phát ngôn của ông cho thấy rằng về vấn đề Đài Loan, ông ta có thể ủng hộ việc thay đổi hiện trạng đã tồn tại gần bốn thập niên. Phiên bản hiện tại của chính sách Một Trung Quốc của Mỹ, cho rằng chỉ có một chính phủ hợp pháp ở Trung Quốc, đã tồn tại từ năm 1979, khi Mỹ công nhận chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh và cắt quan hệ ngoại giao với chính quyền Dân quốc ở Đài Bắc. Continue reading “Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc”

Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Nguồn: Heather Stur, “Combat Nurses and Donut Dollies”, The New York Times, 31/01/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Joyce Denke chỉ mới 19 tuổi khi vị hôn phu của cô, hạ sĩ David Ives, nhận lệnh đến Việt Nam. Khi đó là đầu năm 1967 và anh chỉ còn sáu tháng tại ngũ. Cặp đôi trẻ sống tại thành phố Temple, phía nam thành phố Waco, bang Texas, họ quyết định không để cuộc chiến làm ảnh hưởng đến niềm phấn khởi về một tương lai ở bên nhau và đã bắt đầu lên kế hoạch kết hôn khi anh trở về vào tháng 11.

Chỉ bảy tuần sau khi đến Việt Nam, Ives đã tử trận vào ngày 23/04/1967 ở tuổi 20. Denke vẫn còn giữ bức thư cuối anh viết cho cô vào ngày 19/04/1967. Anh kết thư bằng dòng chữ “mối tình sâu đậm nhất của anh, Dave.” Continue reading “Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam”

Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia

Nguồn: Kheang Un, “Rainsy days for Cambodian democracy”, East Asia Forum, 27/02/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11 tháng 2 năm 2017, Sam Rainsy đã từ chức lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP). Rainsy đã nói rõ với công chúng rằng việc ông từ chức là một “biện pháp phủ đầu” để cứu CNRP khỏi bị giải thể khi Thủ tướng Hun Sen đe dọa sẽ ban hành luật mới có thể giải tán bất kỳ đảng phái chính trị có lãnh đạo là tội phạm bị kết án.

Một tuần sau đó, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thực sự đã ban hành một luật mới nhằm sửa đổi Luật chính đảng. Những sửa đổi mới này, cùng với những điều khác, cấm bất kỳ cá nhân bị kết án nào được tham gia tranh cử và giải tán bất kỳ đảng phái chính trị nào có lãnh đạo là tội phạm bị kết án. Những sửa đổi này được cho là nhắm vào CNRP, đảng đối lập chính. Continue reading “Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia”

Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’

Nguồn: Richard N. Haass, “The Politics of Historicide”, Project Syndicate, 24/02/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế giới hỗn độn, Trung Đông đang nổi bật hơn cả. Trật tự từ sau Thế chiến I đang đổ vỡ khắp khu vực. Nhân dân Syria, Iraq, Yemen, và Libya đã phải trả một cái giá khổng lồ. Nhưng không phải chỉ tương lai hay hiện tại của khu vực này bị ảnh hưởng. Một nạn nhân nữa của bạo lực ngày hôm nay chính là quá khứ.

Nhà nước Hồi giáo (ISIS) quyết định sẽ phá hủy những thứ mà nó cho là không đủ tính Hồi giáo. Điển hình nhất là ngôi Đền Bal tuyệt đẹp ở Palmyra, Syria.  Khi tôi viết bài này, thành phố Mosul ở phía bắc Syria đang được giải phóng sau hơn hai năm nằm dưới quyền kiểm soát của ISIS. Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra đủ sớm để cứu vãn được những bức điêu khắc đã bị phá hủy, các thư viện bị thiêu rụi, hay những lăng tẩm bị cướp phá. Continue reading “Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’”

Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ

Nguồn: Carmen Reinhart, “Addicted to Dollars”, Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải qua các mức sụt giảm liên tục về tỉ trọng của mình trong chiếc bánh toàn cầu. Nhưng bạn sẽ không biết được điều đó nếu nhìn vào hệ thống tiền tệ quốc tế.

Cũng trong giai đoạn đó, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP thế giới tăng gấp gần 4 lần, đạt khoảng 16% (chỉ sau Mỹ), và các thị trường mới nổi hiện chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, từ mức khoảng 40% trong những năm ngay sau Thế chiến. Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến vẫn ảm đạm, những xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn – ngay cả khi đang diễn ra sự giảm tốc rõ rệt ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Continue reading “Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ”

Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ

Nguồn: Marsh Carter, “At Quang Nam, a Raid and a Reckoning”, The New York Times,  24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 01/1967, tôi 26 tuổi, là Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ huy một đại đội súng trường 224 người – Đại đội C, Tiểu đoàn I, Trung Đoàn I, Sư Đoàn I – đóng quân gần Đà Nẵng, gần biên giới với Bắc Việt Nam. Khi ấy, tôi đã ở đó được bốn tháng và đã dần có kinh nghiệm với các trận đánh nhỏ. Ở trong một đại đội súng trường – rõ ràng là mũi nhọn trong lưỡi dao chính sách của Mỹ – không tồn tại nhiều tư duy chiến lược. Những nhiệm vụ chiến thuật hàng ngày, được thiết kế để giúp chúng tôi đạt được các mục tiêu quân sự, đã chi phối hoạt động của đại đội.

Cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh những cuộc tuần tra nhỏ và liên tục của các nhóm 15 đến 45 người, với nhiệm vụ tìm và diệt hoặc bắt sống du kích Việt Cộng. Chúng tôi thường lập ra một khu trại có thể được phòng vệ bởi một phần ba đại đội; những người còn lại sẽ đi tuần tra, hoặc nếu là mùa gặt, thì đảm bảo an ninh cho nông dân trong làng. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ”

Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những thế kỷ trước đây, các hoàng đế Trung Hoa sẽ không bao giờ du hành tới một quốc gia khác để gặp các vị tân vương của nước đó. Thay vào đó, tân vương của các nước láng giềng phải thân chinh đến kinh đô Trung Hoa hoặc cử các sứ thần sang để nhận sắc phong từ Thiên Tử.

Vì vậy, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu Hoa Kỳ không nỗ lực để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu hiện nay của mình. Continue reading “Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập”

Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?

Nguồn: Amitai Etzioni, “China: The Accidental World Leader?”, The Diplomat, 13/02/2017.
Biên dịch: Nam Lê | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống bất thường của Hoa Kỳ đã khơi gợi những phản ứng bất thường. Sự kêu gọi chủ nghĩa cô lập và bảo hộ mậu dịch của ông đã khiến nhiều chuyên gia và truyền thông về chính sách đối ngoại bàn tán về việc tìm kiếm một nguồn gốc cho một trật tự thế giới mới. Tất cả đều nhanh chóng đề xuất Trung Quốc như một ứng cử viên có khả năng và sẵn lòng trở thành một lãnh đạo thế giới mới và làm nên một trật tự thế giới mới.

Đây là sự thay đổi nhận thức đột ngột. Cho đến cuộc bầu cử ở Mỹ hôm mùng 8 tháng 11, Trung Quốc được xếp vào danh sách những mối đe dọa cho trật tự thế giới bởi chính các chuyên gia đối ngoại này, ngay phía dưới Nga và Bắc Triều Tiên, và phía trên Iran. Trung Quốc bị tố rằng đã chiếm đoạt một vùng lớn Biển Đông, và được coi là một mối nguy cho tự do hàng hải, một rào cản cho thương mại tự do (Trung Quốc bị loại trừ khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Continue reading “Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Refugees as Weapons of Mass Destruction”, Project Syndicate, 27/02/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2015, cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper có vẻ như sẽ đắc cử lần thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm ấy. Tuy nhiên, Đảng Bảo thủ của ông chỉ giành được 99 trong tổng số 338 ghế tại Hạ viện. Đảng này không giành được một đơn vị bầu cử nào tại Toronto hay toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương. Thay vào đó, Đảng Tự do do Justin Trudeau lãnh đạo đã chiếm được số ghế lớn thứ hai tại nghị viện trong lịch sử của mình, 184 ghế, dù xuất phát điểm chỉ ở vị trí thứ ba thời gian đầu chiến dịch tranh cử.

Tình thế đảo ngược vận may nhanh chóng này bị tác động bởi các sự kiện diễn ra cách đó hàng nghìn dặm. Vào đầu giờ ngày 2 tháng 9 năm 2015, tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, một gia đình người Kurd gốc Syria đã lên một chiếc xuồng để sang Hy Lạp. Vài phút sau, chiếc xuồng bị lật úp, Rihanna Kurdi cùng hai con là Ghalib và Aylan bị chết đuối. Một nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ có tên Nilüfer Demir đã cho đăng lên Twitter bức ảnh xác của cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm trên bờ biển. Bức ảnh gây chấn động thế giới và nó cũng chấm dứt sự nghiệp chính trị của Harper. Continue reading “Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump”

Trung Quốc bóp nghẹt cuộc tranh luận về cải cách

Nguồn: Officials in China are stifling debate about reform”, The Economist, 18/02/2017.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trông chẳng có vẻ gì đáng sợ khi vào một buổi chiều ngày thứ Sáu vào tháng Hai, hàng chục chuyên gia tài chính tập trung tại Bắc Kinh để dự một hội nghị chuyên đề ba giờ về cơ chế tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Với một bản trình chiếu với các biểu đồ và các công thức, vị diễn giả nói về các bí mật của việc đồng nhân dân tệ được chọn làm một trong những đồng tiền dự trữ của IMF hồi năm ngoái (một tiến triển mà các nhà cải cách Trung Quốc hy vọng sẽ khuyến khích chính phủ cho thả nổi đồng nhân dân tệ). Những người tham gia khác nhâm nhi tách trà của mình, ghi ghi chép chép và đưa ra các quan điểm của họ. Đơn vị chủ trì, Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc,[1] thường tổ chức các sự kiện như vậy. Thông thường, viện công bố trực tuyến bản tóm tắt ý kiến cùa các diễn giả. Tuy nhiên, lần này thì không có gì. Trang web của viện không còn nữa. Continue reading “Trung Quốc bóp nghẹt cuộc tranh luận về cải cách”

Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?

Nguồn: Mohamad Bazzi, “Could shooting off his mouth be shooting himself in the foot?”, Reuters, 13/02/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump phê phán chính quyền Obama vì đã “quá nhẹ nhàng” với Iran và đã cho phép Iran tăng cường sức mạnh ở Trung Đông.

Trump hứa sẽ “xoá bỏ” thoả thuận tháng 7 năm 2015 giữa Iran với Mỹ và năm cường quốc khác, theo đó Iran phải hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại phía Mỹ và các cường quốc sẽ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong những tuần đầu tiên trong cương vị Tổng thống, Donald Trump nhiệt tình thể hiện rằng ông sẽ có một cách tiếp cận quyết liệt hơn với Iran, nước mà Trump gọi là “quốc gia khủng bố số một thế giới” trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?”

Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?

Nguồn: Samuel Charap & Timothy J. Colton, “ The US Election and the Ukraine Connection”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump vừa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhưng những nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử thì vẫn còn đó. Và một câu hỏi chính thường bị bỏ quên là: tại sao Putin lại làm như vậy?

Tất nhiên, không khó để đoán lý do tại sao Putin lại thích Trump làm đối thủ của mình hơn là cựu Ngoại trưởng Hilliary Clinton. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc hy vọng vào một kết quả (may rủi) với việc gắng sức và chấp nhận rủi ro để kết quả đó chắc chắn xảy ra. Theo quan điểm của chúng tôi, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ, rằng thông qua việc giúp đỡ Trump, Kremlin đang thúc đẩy “mong muốn lâu dài của mình trong việc làm suy yếu trật tự dân chủ tự do do Mỹ dẫn đầu” là không hoàn toàn thuyết phục. Continue reading “Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?”

Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “How America Can Take Control in the South China Sea”, Foreign Policy, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rex Tillerson, tân Ngoại trưởng Mỹ kiêm cựu Tổng giám đốc ExxonMobil, có thể không gây sóng toàn cầu bằng của sếp ông, Tổng thống Donald Trump. Nhưng trong phiên điều trần phê chuẩn vị trí của ông ở Thượng viện vào ngày 11/01/2017, ông đã gây chấn động cộng đồng theo dõi Trung Quốc khi hứa rằng: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước tiên, việc bồi đắp đảo phải ngừng lại, và thứ hai, họ không được tiếp cận các hòn đảo này”.

Những phát ngôn này ngay lập tức tạo nên một sự đồng thuận toàn cầu bao gồm những nhân vật diều hâu ở Trung Quốc đến những người ủng hộ giải pháp hòa bình ở phương Tây. Một bài xã luận trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một tờ báo quan trọng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, cảnh báo rằng: “Trừ khi Washington lên kế hoạch cho một cuộc chiến quy mô lớn ở Biển Đông, thì bất kỳ cách tiếp cận nào khác nhằm cản trở Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo này sẽ là điều ngu xuẩn.” Continue reading “Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông”

Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?

Nguồn: Lien-Hang Nguyen, “Who Called the Shots in Hanoi?”, The New York Times, 14/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ câu chuyện nào về chiến sự trong Chiến tranh Việt Nam cũng đều nói rằng Mỹ đã phải chiến đấu với một “kẻ thù khó nắm bắt”: những toán lính du kích bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng biến mất; hay các tư lệnh tiểu đoàn nhất định không chịu đánh công khai. Tuy nhiên, câu nói sáo rỗng ấy có nhiều ý nghĩa hơn những gì hầu hết chúng ta nghĩ. Thậm chí đến tận năm 1967, quân đội, tình báo và các lãnh đạo dân sự Mỹ vẫn hoàn toàn không biết ai mới thực sự là người ra quyết định tại Hà Nội.

Ai lãnh đạo Bắc Việt Nam?

Ở một mức độ nào đó, đây là những gì chính quyền miền Bắc mong muốn – một ấn tượng rằng mọi quyết định đều là tập thể, dù vẫn có bàn tay dẫn dắt nhẹ nhàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nhầm lẫn của người Mỹ, dù không cố ý, nhưng cũng phản ánh thực tế là chính trị miền Bắc còn lộn xộn và chia rẽ, một trong những thực tế mà tới nay các nhà sử học mới hiểu được phần nào. Continue reading “Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?”

Cách vượt qua chính sách thương mại lỗi thời của Trump

Nguồn: Richard Baldwin, “Trump’s Anachronistic Trade Strategy”, Project Syndicate, 09/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sắc lệnh hành pháp đáng xấu hổ của Trump, thứ chặn đứng cánh cửa vào Hoa Kỳ của người tị nạn và những người khác đến từ 7 quốc gia có dân số chủ yếu là người Hồi giáo, đã áp đảo các tít báo trong những tuần gần đây. Nhưng tổn hại xảy ra với hình ảnh nước Mỹ và với nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nữa nếu xét tới những quyết định ban đầu về thương mại của Trump.

Trong các phát biểu và đoạn tweet của mình, Trump đã hùng hổ nhiếc móc toàn cầu hóa. Ông đã bổ nhiệm luật sư tranh tụng thương mại nổi tiếng theo chủ nghĩa bảo hộ Robert Lighthizer làm Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Và hai thành viên khác trong nhóm lãnh đạo thương mại của ông – Bộ trưởng Thương mại được chỉ định là Wilbur Ross và Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro – cũng ủng hộ tư tưởng đó không kém gì Lighthizer. Continue reading “Cách vượt qua chính sách thương mại lỗi thời của Trump”

Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?

Nguồn: Hans-Werner Sinn, “Why the EU must be generous to Britain”, Project Syndicate, 31/01/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Anh Theresa May đã xác nhận điều đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Vương quốc Anh sẽ rút ra khỏi Liên minh Châu Âu và đàm phán các hiệp ước thương mại mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là EU sẽ chấp thuận dạng hiệp ước nào.

Bà May đã nói rõ rằng nước Anh không muốn một dàn xếp giống như với Thụy Sĩ hay Na Uy, bởi vì điều đó đòi hỏi nước này phải từ bỏ một số quyền kiểm soát về chính sách nhập cư. Chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Công lý Châu Âu, cơ quan mà các nhà lãnh đạo Anh cáo buộc là đã đưa ra các phán quyết dựa trên các lợi ích tự thân, cũng là phương án không được chấp nhận. Continue reading “Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?”

Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Debt Trap Diplomacy”, Project Syndicate, 23/01/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.

Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa. Continue reading “Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc”

Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học

Nguồn: Paola Subacci, “Economic Crises and the Crisis of Economics”, Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có thật là ngành kinh tế học “đang gặp khủng hoảng”? Nhiều người làm chính sách, như là Andy Haldane, kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, tin rằng điều đó là sự thật. Thật vậy, một thập niên trước, các nhà kinh tế học đã không dự báo được một cơn bão lớn sắp xảy ra, cho đến khi nó trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất trong gần 80 năm. Gần đây hơn, họ đã nhận định sai về những ảnh hưởng tức thời mà cuộc trưng cầu Brexit sẽ gây ra cho nền kinh tế Anh.

Dĩ nhiên là những dự báo hậu Brexit không hẳn là sai hoàn toàn, nhưng với điều kiện là chúng ta nhìn vào ảnh hưởng dài hạn của cuộc trưng cầu Brexit. Đúng là một số nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế Anh sẽ sụp đổ trong sự hoảng loạn diễn ra sau kết quả trưng cầu, nhưng các hoạt động kinh tế đã chứng minh rằng nó tương đối vững vàng, với GDP tăng khoảng 2,1% trong năm 2016. Nhưng giờ đây khi Thủ tướng Anh Theresa May ngụ ý rằng bà muốn một Brexit “cứng”, tiên lượng dài hạn ảm đạm dường như là nhận định đúng. Continue reading “Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học”

Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp‑Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dựa vào hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ sau khi thắng cử, cũng như qua thông điệp rõ ràng theo hướng biệt lập chủ nghĩa trong tuyên bố nhậm chức của ông, có vẻ như sẽ an toàn nếu đánh giá rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ xóa tan nhiều giả định lâu nay về vai trò của Mỹ trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây hoang mang lớn cho các đồng minh châu Á của Mỹ.

Vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác ý nghĩa thực sự mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể có đối với châu Á là gì. Rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Trump có thể đảo ngược chính sách “xoay trục” chiến lược sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, để cho khu vực này nằm trong tình trạng hỗn mang. Cũng có thể ông vẫn duy trì sự tập trung vào châu Á, song bằng một cách thức tiếp cận thiên về quân sự hơn. Hoặc ông có thể cùng Trung Quốc tạo nên thứ gọi là G2 của hai cường quốc lớn nhất thế giới. Continue reading “Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump”