02/11/1967: Johnson gặp nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with “the Wise Men”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái” (the Wise Men). Nhóm này bao gồm cựu Ngoại trưởng Dean Acheson, Tổng Tư lệnh Quân đội Omar Bradley, Đại sứ Lưu động Averell Harriman, và cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa Henry Cabot Lodge.

Johnson đã xin lời khuyên từ nhóm này về việc làm thế nào để đoàn kết nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Họ đã đi đến kết luận rằng chính quyền cần phải đưa ra “các hướng dẫn cho báo chí để cho thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.” Thực tế, họ đã quyết định rằng người dân Mỹ cần phải nhận được nhiều báo cáo lạc quan hơn. Continue reading “02/11/1967: Johnson gặp nhóm tư vấn cao cấp”

06/08/1965: Johnson ký Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu

Nguồn: Johnson signs Voting Rights Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Lyndon Baines Johnson đã ký Đạo luật Quyền Bỏ phiếu (Voting Rights Act) nhằm đảm bảo quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi. Đạo luật này sẽ cấm việc áp đặt hạn chế đối với các cuộc bầu cử liên bang, tiểu bang và địa phương nhằm phủ nhận quyền bỏ phiếu của người da đen.

Johnson trở thành Tổng thống vào tháng 11/1963 sau khi John F. Kennedy bị ám sát. Trong đợt tranh cử tổng thống năm 1964, ông đã chính thức được bầu với chiến thắng áp đảo, và đã dùng quyền hạn của mình để thúc đẩy các đạo luật mà ông tin rằng sẽ cải thiện lối sống của người Mỹ, bao gồm các luật mạnh mẽ hơn về quyền bỏ phiếu. Thời điểm đó đã có một cuộc diễu hành ở Alabama nhằm kêu gọi quyền bỏ phiếu; trong sự kiện này, nhiều người da đen đã bị cảnh sát tiểu bang đánh, gây mất mặt cho Quốc Hội và Tổng thống về việc ban hành đạo luật nhằm thực hiện Tu chính án 15 của Hiến pháp, vốn được Quốc Hội thông qua từ năm 1870. Continue reading “06/08/1965: Johnson ký Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu”

31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt

Nguồn: Agreement on conduct of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ. Continue reading “31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt”

21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam

Nguồn: Johnson considers the options, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara trở về từ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bắt đầu hàng loạt các cuộc họp bàn kéo dài suốt một tuần với các cố vấn dân sự và quân sự của ông về vấn đề Việt Nam. Ông cũng đã gặp các thường dân mà ông tin tưởng trong thời kỳ này. Johnson có vẻ đang cân nhắc tất cả các lựa chọn với một tâm trí cởi mở, nhưng rõ ràng là ông đang hướng tới việc cung cấp thêm quân lực để củng cố chính phủ miền Nam đang chao đảo. Continue reading “21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam”

03/07/1968: Mỹ công bố số thương vong mới tại Việt Nam

Nguồn: U.S. command announces new high in casualties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Bộ tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn đã công bố báo cáo cho thấy số người Mỹ thiệt mạng trong sáu tháng đầu năm 1968 là nhiều hơn cả năm 1967. Con số thương vong này là kết quả trực tiếp của nhiều cuộc đối đầu xảy ra trong và ngay sau đợt tấn công Tết Mậu Thân của lực lượng cộng sản.

Chiến dịch Tết Mậu Thân bắt đầu vào ngày 30/01/1968, khi lực lượng cộng sản tấn công Sài Gòn, Huế, năm trong số sáu tỉnh tự trị, 36 trong số 44 thủ phủ của các tỉnh, và 64 trong tổng số 245 quận/huyện của các tỉnh. Thời gian và cường độ của đợt tấn công đã làm cho quân đội miền Nam và quân Mỹ hoàn toàn mất cảnh giác, nhưng cuối cùng lực lượng Đồng Minh cũng đã đảo ngược tình hình. Continue reading “03/07/1968: Mỹ công bố số thương vong mới tại Việt Nam”

01/07/1966: Mỹ tiếp tục đánh bom miền Bắc Việt Nam

Nguồn: Bombing of North Vietnam continues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Không Lực và Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt các cuộc đột kích vào nhiều kho chứa nhiên liệu tại khu vực Hà Nội – Hải Phòng. Một kho xăng cách Hà Nội 15 dặm về phía đông bắc, nơi lưu trữ 9% xăng dầu của miền Bắc, đã bị tấn công vào ngày này. Kho dầu Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 dặm về phía đông nam, thì bị tấn công vào ngày 03/06. Đợt tấn công kéo dài trong hai ngày nữa, với nhiều cơ sở xăng dầu gần Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh và nhiều bồn nhiên liệu tại khu vực Hà Nội bị đánh bom.

Những cuộc đột kích này là một phần của Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) vốn bắt đầu từ tháng 03/1965. Đợt tấn công vào các cơ sở nhiên liệu của Bắc Việt cũng cho thấy một mức độ đánh bom mới, vì các địa điểm này trước đây đã bị giới hạn nằm ngoài mục tiêu. Tuy nhiên, đợt đột kích không có tác động lâu dài bởi vì Trung Quốc và Liên Xô đã nhanh chóng giúp thay thế các kho dầu này. Continue reading “01/07/1966: Mỹ tiếp tục đánh bom miền Bắc Việt Nam”

22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam

Nguồn: Westmoreland to depart South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã thông báo việc bổ nhiệm Tướng William Westmoreland làm Tham mưu trưởng Lục quân; và Tướng Creighton Abrams sẽ thay thế ông làm Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tháng 06/1964, Westmoreland trở thành người đứng đầu Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV) và theo đó phụ trách tất cả các lực lượng quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Continue reading “22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam”

03/03/1965: Mỹ đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh

Nguồn: U.S. jets bomb Ho Chi Minh Trail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, hơn 30 máy bay phản lực của Không quân Mỹ đã tấn công các mục tiêu dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào. Khi các đợt không kích này bị tiết lộ rộng rãi và xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bắt buộc phải thông báo rằng những đợt không kích gây tranh cãi này đã được Tổng thống Johnson phê duyệt, theo thẩm quyền của ông được quy định trong Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ (08/1964.) Continue reading “03/03/1965: Mỹ đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh”

02/03/1965: Trận đột kích đầu tiên của Chiến dịch Sấm Rền

Nguồn: First Rolling Thunder raid conducted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) đã được bắt đầu bằng trận không kích của hơn 100 máy bay phản lực thuộc Không quân Mỹ vào một kho đạn tại Xóm Bằng, nằm 10 dặm sâu trong lãnh thổ Bắc Việt Nam. Đồng thời, 60 máy bay cánh quạt của Không quân miền Nam cũng ném bom căn cứ hải quân Quảng Khê, 65 dặm về phía bắc vĩ tuyến 17.

Sáu máy bay của Mỹ đã bị bắn rơi, nhưng chỉ có một phi công bị bắt giữ. Đại úy Hayden J. Lockhart, phi công lái chiếc F-100, đã bị bắn hạ và trở thành phi công đầu tiên thuộc Không quân Mỹ bị bắt làm tù binh của Bắc Việt. Lockhart đã được thả vào năm 1973 theo điều khoản trao trả tù binh chiến tranh của Hiệp định Paris. Continue reading “02/03/1965: Trận đột kích đầu tiên của Chiến dịch Sấm Rền”

20/02/1968: Quốc Hội Mỹ điều trần về chính sách Việt Nam

Nguồn: Hearings begin on American policy in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bắt đầu phiên điều trần về chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Đây là hệ quả trực tiếp của Chiến dịch Tết Mậu Thân, khi lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong cả cuộc chiến. Họ đã đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Việc đánh giá tác động của đợt tấn công Tết Mậu Thân đã bắt đầu từ trước khi nó chính thức kết thúc. Về mặt quân sự, đợt tấn công này chắc chắn là một chiến thắng của đồng minh, nhưng về mặt tâm lý và chính trị, thì nó lại là một thảm họa. Continue reading “20/02/1968: Quốc Hội Mỹ điều trần về chính sách Việt Nam”

13/02/1965: Johnson phê chuẩn chiến dịch Sấm Rền

Nguồn:Johnson approves Operation Rolling Thunder,” History.com (truy cập ngày 12/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã quyết định sẽ tiến hành chiến dịch ném bom kéo dài vào miền Bắc Việt Nam mà ông cùng các cố vấn của mình đã dự tính trong hơn một năm.

Đầu tháng 2, Tổng thống Johnson đã ra lệnh tiến hành Chiến dịch Flaming Dart nhằm trả đũa các cuộc tấn công của cộng sản vào các căn cứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam (bao gồm trận tấn công Căn cứ không quân Pleiku vào ngày mùng 6). Các cuộc tấn công trả đũa này đã không đem lại hiệu quả như mong muốn là buộc Bắc Việt ngừng viện trợ cho lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam Việt Nam, và thất vọng trước điều này, Tổng thống Johnson đã chuyển sang sử dụng không quân nhiều hơn. Continue reading “13/02/1965: Johnson phê chuẩn chiến dịch Sấm Rền”

01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam

President-Johnson

Nguồn:Johnson Administration makes plans to bomb North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 30/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai cuộc họp diễn ra vào ngày này năm 1964 và hai ngày sau đó tại Nhà Trắng, sau khi tranh luận, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và các cố vấn cấp cao của ông đã đồng ý tiến hành một kế hoạch ném bom gồm hai giai đoạn vào Bắc Việt Nam.

Theo kế hoạch này, giai đoạn I sẽ bao gồm các cuộc không kích của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nhằm vào các tuyến đường xâm nhập và các cơ sở dọc biên giới Lào. Giai đoạn II sẽ mở rộng các cuộc không kích sang nhiều mục tiêu khác ở Bắc Việt Nam. Các cố vấn “diều hâu” hơn của Mỹ – đặc biệt là Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – đề nghị một loạt các cuộc tấn công trực tiếp và mạnh mẽ hơn nhằm vào nhiều mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, trong khi các cố vấn “bồ câu” đã nghi ngờ việc liệu chiến dịch ném bom này có thể có bất cứ tác động nào tới sự hỗ trợ của Hà Nội cho cuộc chiến hay không. Continue reading “01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam”

23/06/1967: Johnson gặp Kosygin bàn về Việt Nam

640px-Glassboro-meeting1967

Nguồn:Lyndon B. Johnson meets with Aleksei Kosygin,” History.com (truy cập ngày 22/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hi vọng về một mối quan hệ tốt hơn giữa Hoa Kỳ và Liên Xô được đẩy lên cao khi vào ngày này năm 1967, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên Xô Aleksei Kosygin ở Glassboro, tiểu bang New Jersey, trong một hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày (được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Glassboro). Tuy nhiên, hội nghị đã không đạt được kết quả chắc chắn nào khi các vấn đề về Việt Nam và Trung Đông tiếp tục chia rẽ hai siêu cường của thế giới.

Cuộc gặp mặt giữa Johnson và Kosygin là lần đầu tiên một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng) của Liên Xô gặp gỡ một Tổng thống Mỹ kể từ sau cuộc gặp mặt giữa Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower năm 1959. Quan hệ giữa hai nước lúc này đang rất căng thẳng. Trung Đông tiếp tục là một vấn đề khó khăn cho nước Mỹ khi Mỹ phải dành một khoản viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ cho Israel, Liên Xô lại cố gắng gấp đôi số viện trợ đó cho các quốc gia Ả Rập. Continue reading “23/06/1967: Johnson gặp Kosygin bàn về Việt Nam”