09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO

Nguồn: West Germany joins NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, mười năm sau khi Đức Quốc Xã bị đánh bại trong Thế chiến II, Tây Đức chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một nhóm phòng vệ chung nhằm ngăn chặn Liên Xô bành trướng ở châu Âu. Hành động này đánh dấu bước cuối cùng trong việc Tây Đức tham gia hệ thống phòng thủ Tây Âu.

Đức đã bị chia đôi từ năm 1945. Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng Tây Đức và Tây Berlin; Liên Xô kiểm soát Đông Đức và Đông Berlin. Mặc dù cả Mỹ và Liên Xô đã công khai tuyên bố mong muốn của họ về một nước Đức thống nhất và độc lập, nhưng mọi chuyện nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng hai phe trong Chiến tranh Lạnh chỉ chấp nhận một nước Đức thống nhất phục vụ lợi ích cụ thể của mình. Continue reading “09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO”

31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại

Nguồn: Warsaw Pact ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau 36 năm tồn tại, khối Hiệp ước Warsaw (Vác-sa-va) – liên minh quân sự giữa Liên Xô và các “quốc gia vệ tinh” thuộc Đông Âu  – đã chính thức kết thúc. Hiệp ước Warsaw sụp đổ là dấu hiệu cho thấy Liên Xô đã mất khả năng kiểm soát các đồng minh cũ và Chiến tranh Lạnh đang dần đi đến hồi kết.

Khối Hiệp ước Warsaw được thành lập vào năm 1955, chủ yếu là để phản ứng trước việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ và các đồng minh Tây Âu, gồm cả nước Tây Đức mới tái vũ trang. Năm 1949, NATO đã được thành lập như một liên minh phòng thủ quân sự giữa Mỹ, Canada, và một số nước châu Âu để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. Năm 1954, các thành viên NATO đã bỏ phiếu chấp nhận sự gia nhập của Tây Đức. Phía Liên Xô đã đáp trả bằng việc thành lập Hiệp ước Warsaw, với các thành viên ban đầu gồm Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, Tiệp Khắc, và Albania. Continue reading “31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại”

12/02/2002: Slobodan Milosevic ra tòa vì tội ác chiến tranh

Nguồn: Milosevic goes on trial for war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, cựu Tổng thống Nam Tư, Slobodan Milosevic, đã phải ra trước Toà án Công lý Quốc tế (La Haye, Hà Lan) để bị xét xử vì tội diệt chủng và tội ác chiến tranh ở Bosnia, Croatia và Kosovo. Milosevic tự làm luật sư bào chữa cho mình trong phần lớn quá trình xét xử. Tuy nhiên, vụ án đã kết thúc mà không cần bản án nào, vì vào ngày 11/03/2006, “gã đồ tể vùng Balkan” được tìm thấy đã chết ở tuổi 64 vì một cơn đau tim ngay trong nhà tù.

Vào ngày 31/01/1946, Nam Tư (gồm Croatia, Montenegro, Slovenia, Serbia, Bosnia-Herzegovina và Macedonia) trở thành một nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là lãnh tụ cộng sản Nguyên soái Tito. Tito qua đời vào tháng 05/1980 và Nam Tư, cùng với chủ nghĩa cộng sản, đã hoàn toàn sụp đổ chỉ trong vòng 10 năm tiếp theo. Continue reading “12/02/2002: Slobodan Milosevic ra tòa vì tội ác chiến tranh”

Tương lai NATO hậu Brexit

nato2016

Nguồn: Bogdan Klich, “NATO after Brexit”, Project Syndicate, 28/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2016 tại Warsaw diễn ra vào thời điểm sau khi Anh bỏ phiếu chọn rời Liên minh châu Âu (EU), và phương Tây đang đối mặt với mối đe dọa chưa từng có đối với khối liên minh này trong vòng 7 thập niên qua. Lịch sử đã chứng minh, cách đối phó tốt nhất với mối đe dọa này là tăng cường sự thống nhất. Và điều đó đồng nghĩa với việc cần nhiều chất NATO hơn nữa.

Trong cuộc họp tại London năm 2008, các bộ trưởng quốc phòng của các thành viên NATO đã đồng ý bắt đầu cuộc tranh luận về việc tăng cường năng lực phòng thủ và răn đe chung của khối Liên minh. Hai năm sau tại Lisbon, NATO đã thông qua Khái niệm Chiến lược mới, theo đó nhiệm vụ cốt lõi hàng đầu của Liên minh là các thành viên có nghĩa vụ tăng cường và củng cố khả năng phòng thủ tập thể. Continue reading “Tương lai NATO hậu Brexit”

14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm

Belgrade_Serbia_2013-08-30_0080

Nguồn:Clinton apologizes to Chinese leader for embassy bombing”, History.com (truy cập ngày 14/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1999, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua điện thoại về vụ đánh bom nhầm của NATO vào đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (Nam Tư) sáu ngày trước đó. Ông Clinton hứa sẽ thực hiện một cuộc điều tra chính thức về vụ việc.

Clinton gọi vụ đánh bom là một sự kiện bi thảm và riêng biệt, khẳng định rằng nó hoàn toàn không do cố ý, trái với những gì các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố. Vào thời điểm đó, lực lượng Mỹ đang tham gia một nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc chiến tranh sắc tộc đẫm máu tại Nam Tư. Ba người thiệt mạng trong vụ không kích vào đại sứ quán và 20 người khác bị thương. Continue reading “14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm”

Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

04/04/1949: NATO ra đời

natoflag

Nguồn:NATO pact signed,” History.com (truy cập ngày 03/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, Hoa Kỳ cùng 11 quốc gia khác thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một hiệp ước phòng thủ chung nhằm kiềm chế sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. NATO là liên minh quân sự chính do Mỹ dẫn đầu đối trọng lại Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu xấu đi nhanh chóng trong năm 1948. Hai nước có nhiều bất đồng gay gắt về tình trạng hậu thế chiến của Đức: người Mỹ nhấn mạnh vào việc phục hồi và cuối cùng là tái vũ trang cho Đức, còn Liên Xô kiên quyết phản đối những hành động như vậy. Tháng 6 năm 1948, Liên Xô chặn mọi tuyến đường trên bộ dẫn đến vùng chiếm đóng của Mỹ ở Tây Berlin (vốn nằm giữa vùng chiếm đóng của Liên Xô), do đó Mỹ phải cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho dân số của khu vực (hơn 2 triệu người khi đó) bằng đường không cho đến khi Liên Xô nhượng bộ và dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào tháng 5 năm 1949. Continue reading “04/04/1949: NATO ra đời”

Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?

nato2

Nguồn:How NATO’s Article 5 works,” The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Những can thiệp của nó gần đây đều là các cuộc chiến mà nó lựa chọn; NATO dẫn đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan và giúp lật đổ chính quyền Slobodan Milošević ở Nam Tư. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NHĐ). Continue reading “Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?”

24/03/1999: NATO không kích Nam Tư

640px-Aviano_f-15

Nguồn:NATO bombs Yugoslavia,” History.com (truy cập ngày 22/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 3 năm 1999, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc không kích nhằm vào Nam Tư, tấn công các căn cứ quân sự của Serbia ở tỉnh Kosovo. Cuộc tấn công của NATO nhằm đáp trả làn sóng thanh lọc sắc tộc của các lực lượng Serbia chống lại người Albania ở Kosovo hôm 20 tháng 3.

Vùng Kosovo nằm ở trung tâm đế chế Serbia cuối thời Trung Cổ, nhưng rồi rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ dưới đế chế Ottoman năm 1389 sau thất bại của người Serbia trong Trận Kosovo. Tới lúc người Serbia giành lại quyền kiểm soát Kosovo từ tay Thổ Nhĩ Kỳ năm 1913 thì số người Serbia ở lại đã bị người Albania áp đảo (về số lượng). Năm 1918, Kosovo chính thức trở thành một tỉnh của Serbia, nó tiếp tục đóng vai trò như vậy sau khi lãnh đạo cộng sản Josip Broz Tito thành lập Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư năm 1945, bao gồm các nước vùng Balkan là Serbia, Croatia, Bosnia-Herzegovina, Montenegro, Slovenia, và Macedonia. Tuy nhiên, Tito cuối cùng cũng trao quyền tự chủ cho Kosovo, và sau năm 1974, Kosovo thực tế đã tồn tại như một nhà nước độc lập, chỉ trừ cái tên. Continue reading “24/03/1999: NATO không kích Nam Tư”