Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?

Russia-US-approaches-on-Syrian-crisis

Nguồn: Michael McFaul, “Can America and Russia Cooperate in Syria?Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Cẩm Tú | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Quyết định can thiệp vào Syria của Tổng thống Vladimir Putin đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2015. Suốt 15 năm qua, ông Putin đã ngày càng dựa vào việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được các mục tiêu trong nước và chính sách đối ngoại của mình, bắt đầu bằng cuộc xâm lược Chechnya năm 1999, tại Gruzia năm 2008, và tại Ukraine năm 2014. Nước cờ Syria của Putin là một bước logic, nếu không nói là kịch tính, trong chính sách ngoại giao ngày càng hiếu chiến của Nga.

Tuy nhiên, Syria được cho là sẽ khác những cuộc can thiệp trước đây. Trong khi Putin đã tính toán chính xác rằng hầu hết các nước sẽ lên án hành vi quân sự của Nga tại Chechnya, Gruzia, và Ukraine, ông hy vọng nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế cho những hoạt động của mình tại Syria. Continue reading “Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?”

Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin

BORIS YELTSIN PRESIDENTIAL CENTER

Nguồn: Masha Gessen, “Boris Yeltsin quietly challenges Putin”, The New Yorker, 09/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Nga lâu nay bị ám ảnh bởi những đặc lợi, và biểu tượng của nó là các phương tiện vận chuyển. Đó là lý do vì sao ba khu trưng bày quan trọng đầu tiên tại Trung tâm Tổng thống Boris Yeltsin, được khai trương vào cuối tháng 7 vừa qua tại Yekaterinburg, lại bao gồm hai xe hơi và một xe buýt điện.

Chiếc đầu tiên, được dùng để thu hút khách đến bảo tàng, được tọa lạc tại một tòa nhà mới xây chung với một số cửa hàng và phòng tranh, là một chiếc Zil lớn màu đen, chiếc siêu limousine cực kỳ vuông vắn mà Yeltsin từng sử dụng khi ông còn là bí thư thứ nhất – chức tương tự như thị trưởng – ở Yekaterinburg (hồi đó được gọi là Sverdlovsk) vào thập niên 1970 và 1980. Chiếc thứ hai, được đặt tại lối vào của bảo tàng, là một chiếc Zil còn to hơn – có tính năng chống đạn và được lắp ráp bằng tay –  được Yeltsin sử dụng khi ông còn là tổng thống, từ năm 1991 đến 1999. Continue reading “Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin”

Thách thức kinh tế của Tổng thống Putin

xw_1161122

Nguồn: Ander Aslund, “Putin’s New Prudence”, Project Syndicate, 11/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hà Quyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thành tích kinh tế mà Nga đạt được trong năm nay là kém nhất trong nhóm G-20, khi GDP bị giảm 3,8%. Và tình hình đã có thể dễ dàng trở nên tồi tệ hơn nữa. Tổng thống Vladimir Putin quả quyết rằng những chính sách kinh tế của ông vẫn nhất quán, nhưng trên thực tế, Putin đã khéo léo thay đổi đường lối của mình, qua đó hạn chế những thiệt hại vốn có thể đã xảy ra nếu ông không thay đổi.

Vào cuối năm 2014, nước Nga đã lâm vào tình trạng hoảng loạn tài chính. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã đối phó với sự sụt giảm giá dầu bằng cách thả nổi đồng rúp, khiến cho đồng tiền này ngay lập tức mất giá chỉ còn một nửa. Những người dân Nga tuyệt vọng đã đổ xô đi mua bất cứ thứ gì có thể trước khi đồng tiền của mình trở nên vô giá trị. Lạm phát đã tăng vọt đến 16%. Continue reading “Thách thức kinh tế của Tổng thống Putin”

22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk

Russian-German Armistice

Nguồn:Russian-German peace talks begin at Brest-Litovsk,” History.com (truy cập ngày 21/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, đúng một tuần sau khi hiệp ước đình chiến trong Thế chiến I được ký giữa Nga và Đức và gần ba tuần sau khi một thỏa thuận ngừng bắn được tuyên bố trên mặt trận phía Đông (bao gồm các chiến trường ở Đông và Trung Âu), phái đoàn đại diện hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk, gần biên giới Ba Lan, nay là thành phố Brest ở Belarus.

Lãnh đạo phái đoàn Nga là Leon Trotsky, Dân ủy Bolshevik về Quan hệ Đối ngoại. Max Hoffmann, chỉ huy các lực lượng Đức trên mặt trận phía Đông, là một trong những trưởng đoàn đàm phán của Đức. Sự bất đồng ý kiến lớn giữa hai nước ở Brest-Litovsk là về vấn đề quân đội Đức dừng xâm chiến lãnh thổ Nga: phía Nga đề nghị một hòa ước mà không bị sáp nhập lãnh thổ hoặc bồi thường chiến tranh còn người Đức thì không muốn nhượng bộ vấn đề này. Tháng 2 năm 1918, Trotsky tuyên bố ông sẽ rút Nga khỏi các cuộc hòa đàm, và chiến tranh một lần nữa tiếp diễn. Continue reading “22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk”

Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?

AP_obama_putin_ml_141111_16x9_992

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Putin Makes a Bad Ally”, Project Syndicate, 03/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Sự can thiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuộc khủng hoảng Syria từng được hoan nghênh bởi một số người, họ gọi đó là thời điểm để Điện Kremlin “bước ra khỏi vùng giá lạnh”. Theo họ, xung đột giữa Nga và Nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến liên kết lợi ích quốc gia giữa Nga với các nước phương Tây. Thậm chí vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không giảm bớt niềm tin này.

Thật vậy, trong một cuộc họp báo gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại thúc giục Putin tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Đồng thời, Tổng thống Pháp François Hollande cũng đã lên lịch trình cho chuyến thăm tới Moskva của mình, một nỗ lực để thiết lập một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại các lực lượng khủng bố. Continue reading “Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?”

11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya

Evstafiev-helicopter-shot-down

Nguồn:Yeltsin orders Russian forces into Chechnya,” History.com (truy cập ngày 10/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, trong cuộc tấn công quân sự lớn nhất của Nga kể từ sau cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe tăng đã đổ vào cộng hòa ly khai Chechnya. Chỉ gặp phải sự kháng cự không đáng kể, đến tối cùng ngày quân đội Nga đã tiến đến vùng ngoại ô của thủ phủ Grozny, nơi hàng ngàn tình nguyện viên người Chechnya tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến tới cùng chống lại nước Nga.

Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, cũng như nhiều nước cộng hòa khác nằm bên trong Liên Xô cũ, Chechnya tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, không như Gruzia, Ukraine, Uzbekistan, và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác, Chechnya chỉ có quyền tự chủ mang tính hình thức dưới sự cai trị của Liên Xô và không được coi là một trong 15 nước cộng hòa Xô viết chính thức. Thay vào đó, Chechnya được coi là một trong nhiều nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga. Tổng thống Nga Boris Yeltsin, người cho phép Liên Xô giải thể, sẽ không tha thứ cho sự ly khai của một nhà nước nằm trong phạm vi lãnh thổ của Nga. Continue reading “11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya”

Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp 

20151107_EUP004_1

Nguồn:Master of emergencies”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Vị Bộ trưởng Quốc phòng có uy tín là người duy nhất phục vụ cho mọi chính phủ Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Sergei Shoigu có thể trở thành vị tổng thống tiếp theo.

Vào ngày sinh nhật của Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã tặng cho Putin một món quà: đó là báo cáo mới nhất về tình hình chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Báo cáo gồm thông tin về việc tên lửa hành trình phóng đi từ biển Caspi đã đâm trúng các mục tiêu cách xa gần 1.500 km. Tổng thống Putin hài lòng phụ họa “Chúng ta đều biết các hoạt động quân sự như vậy phức tạp đến nhường nào”. Tối hôm đó, tổng thống Nga và ngài bộ trưởng quốc phòng đã ăn mừng bằng việc chơi một ván khúc côn cầu trên băng cùng với câu lạc bộ nghiệp dư của hai người. Tổng thống Putin ghi được 7 bàn thắng và bộ trưởng Shoigu cũng ghi thêm được 1 bàn. Đội của họ đã giành thắng lợi dễ dàng. Continue reading “Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp “

Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga

01_R15JUD_1192489k

Nguồn: Ben Judah, “Young, rich and grabbing the reins of Russia”, The Sunday Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau một bức màn thép bí mật, cô con gái tỷ phú của Putin và con của những đầu sỏ khác đang tạo dựng nên những triều đại mới. Nhưng có những nỗi lo sợ rằng họ không được trang bị đầy đủ để nắm quyền.

Moskva là thành phố của những bí mật. Không ai biết chắc nơi đặt các tuyến metro bí mật phục vụ điện Kremlin hoặc độ sâu của các hầm quân sự. Gia đình của Putin là một trong những bí mật đó. Vợ cũ Lyudmila và các con gái của Putin, Maria và Katerina, được bảo vệ kỹ lưỡng bởi cục tình báo FSB y như các bí mật kỹ thuật tên lửa của Nga. Continue reading “Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga”

7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga

o-PUTIN-LAVROV-facebook

Nguồn: Ivan Timofeev, “7 trends for Russian foreign policy you need to know”, Russia Direct, 22/10/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Ukraine và can thiệp quân sự ở Syria, các nguyên tắc và ý tưởng chính chỉ đạo chính sách ngoại giao của Nga đang dần dần sáng tỏ.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không kích quân sự ở Syria, chính sách ngoại giao của Nga thường được xem là không thể đoán trước được. Các hành động của Nga trong cả 2 trường hợp không chỉ nhanh chóng và bất ngờ, mà phạm vi của chúng dường như cũng vượt quá mức các nguy cơ đối với lợi ích quốc gia của Nga có thể lý giải.

Syria, và đặc biệt là Ukraine, được coi là những điểm uốn trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Nga, thể hiện sự dịch chuyển sang một dòng chính sách mới về chất. Cấu hình chính sách mới này đã được hình thành. Với cú sốc Ukraine và Syria dần kết thúc, các chính sách của Nga bắt đầu có thể dự đoán được, như được minh chứng bởi 7 xu hướng dưới đây. Continue reading “7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga”

Phương Tây đoàn kết với Putin để chống khủng bố?

1027784751

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “United With Putin Against Terror?Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tuyên bố ông sẽ “tìm và trừng phạt” những kẻ chịu trách nhiệm cho việc sử dụng một quả bom tự tạo để hạ một máy bay Nga tại Ai Cập khiến 224 người thiệt mạng hồi tháng 10. Thời điểm ông đưa ra tuyên bố, chỉ vài ngày sau khi những kẻ khủng bố sử dụng bom tự sát và súng AK để sát hại 129 người ở Paris, không phải là tình cờ. Putin thấy một lối dẫn tới phương Tây, và ông muốn tận dụng lợi thế của nó. Phương Tây không nên từ chối Putin.

Trong nhiều tuần qua, chính phủ Nga dường như lúng túng tìm phản ứng thích hợp trước vụ tai nạn máy bay, như thể lo ngại rằng những cái chết kia sẽ được đổ lỗi cho quyết định can thiệp vào cuộc nội chiến Syria của mình. Tuy nhiên, cuộc đổ máu ở Pháp đã làm thay đổi hoàn toàn tính toán, hướng tới khả năng diễn ra một sự xích lại gần nhau giữa Nga và phương Tây. Bằng cách tấn công Paris, Nhà nước Hồi giáo đã biến cuộc chiến ở Syria thành một cuộc xung đột toàn cầu. Và như màn trình diễn của Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ, Nga chắc chắn đang tham chiến. Continue reading “Phương Tây đoàn kết với Putin để chống khủng bố?”

Nước Nga: Từ ghi nhớ tới chối bỏ quá khứ toàn trị

perm 36

Nguồn: Robert Skidelsky, “From Memory to Denial in Russia”, Project Syndicate, 20/10/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trải nghiệm buồn nhất của tôi tại nước Nga là chuyến thăm vào năm 1998 đến Perm-36 – trại lao động cưỡng bức thời Stalin duy nhất còn được bảo tồn. Tôi đến Perm, một thành phố nằm ở dãy Ural để tham gia một hội nghị chuyên đề của Trường Nghiên cứu Chính trị Moskva. Được thành lập bởi người phụ nữ tài năng Lena Nemirovskaya, mục đích của trường là giới thiệu nền dân chủ, chế độ tự trị và chủ nghĩa tư bản đến những thanh niên Nga thời hậu cộng sản.

Vào một ngày tháng Ba lạnh giá, tôi cùng vài người bạn đến tham quan trại Perm-36. Được xây dựng vào giai đoạn đầu những năm 1940 theo kiểu một trại lao động “bình thường”, đến năm 1972, Perm-36 được cải tạo thành trại tập trung dành cho tù chính trị. Continue reading “Nước Nga: Từ ghi nhớ tới chối bỏ quá khứ toàn trị”

Ván cờ mới của các cường quốc

20151017_LDP002_0

Nguồn:The new game”, The Economist, 17/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một châu lục phân cách những chiến trường đẫm máu của Syria với những rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo những cách thức khác nhau, cả hai nơi này đều đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cường quốc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ở Syria, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga triển khai lực lượng ra xa bên ngoài lãnh thổ để dập tắt một cuộc cách mạng và hỗ trợ một chính quyền phụ thuộc. Trên vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines, Mỹ sẽ sớm gửi tín hiệu rằng nước này không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt các đảo đá và bãi ngầm bằng cách thi hành quyền tự do hàng hải trong phạm vi vùng biển 12 hải lí xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Continue reading “Ván cờ mới của các cường quốc”

Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro

Russian-jet-Syria-jpg

Nguồn: Thomas Graham, “Putin’s Dramatic Syria Move Raises Russian Profile – With Risks,” YaleGlobal, 06/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Putin muốn ổn định Syria, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan, và làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tái định hình Trung Đông bằng cách táo bạo tạo ra các sự kiện trên thực địa. Sự tăng cường quân sự gần đây và những cuộc không kích ban đầu nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Syria đánh dấu sự trở lại của Nga trong vai trò một chủ thể chiến lược lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 khi các quốc gia Ả Rập đọ sức với Israel.

Điện Kremlin đang khó lòng che giấu được thái độ tự hài lòng với sự can thiệp quân sự nhanh chóng của mình ở Syria. Về mặt chiến thuật nó đã khiến Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ – đến giờ ngay cả Washington cũng tuyên bố không biết Nga có ý đồ gì – và Putin chắc hẳn cũng sửng sốt khi Washington đang loay hoay tìm cách phản ứng, đưa ra những lời đe dọa và cảnh báo sáo rỗng mà không có hành động cụ thể nào để hỗ trợ các tuyên bố đó. Continue reading “Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro”

Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?

APTOPIX US Russia Obama Mexico G20 Summit

Nguồn: Richard A. Werner & Vladimir I. Yakunin, “Are Sanctions Saving Russia?”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt lên Nga vào tháng 3 năm 2014 quả thực vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu làm suy yếu tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên thực tế chúng còn gây ra tác động ngược lại, khiến Nga và người đứng đầu đất nước này trở nên mạnh hơn trước.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu ước tính đã bị thiệt hại 100 tỉ đô la Mỹ trong giao thương với Nga, gây tác động nặng nề tới một số ngành nghề, tiêu biểu là những người nông dân nuôi bò sữa ở Bavaria và các công ty xuất khẩu công nghiệp ở miền đông nước Đức. GDP của Nga vốn tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2014, đã sụt giảm khoảng 4,6% trong quý II năm nay so với cùng kỳ năm trước. Đồng rúp đã mất một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ trong nửa cuối năm ngoái, gây ra lạm phát, và lạm phát  vào tháng 7 lại tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?”

18/10/1867: Mỹ mua Alaska từ Nga

Alaska_purchase-signing

Nguồn:U.S. takes possession of Alaska,” History.com (truy cập ngày 17/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1867, Mỹ chính thức sở hữu Alaska sau khi mua lại vùng lãnh thổ này từ Đế quốc Nga với giá 7,2 triệu USD (tương đương 120 triệu USD năm 2015), tức là chưa đến 4,74 USD một kilômét vuông. Vùng lãnh thổ Alaska rộng 1.518.800 kilômét vuông, gấp đôi diện tích bang Texas, và được mua với sự ủng hộ của William Henry Seward, vị ngoại trưởng đầy tham vọng bành trướng của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Andrew Johnson.

Trước đó, Nga đang muốn bán vùng lãnh thổ Alaska – vốn nằm ở vị trí biệt lập, dân cư thưa thớt, và khó phòng thủ – cho Hoa Kỳ hơn là có nguy cơ đánh mất nó trong một trận chiến với một đối thủ như Đế quốc Anh. Các cuộc đàm phán giữa Seward và Công sứ Nga tại Mỹ là Eduard de Stoeckl bắt đầu từ tháng 3 năm 1867. Tuy nhiên, dân chúng Mỹ lại tin vùng đất này là cằn cỗi và vô dụng, và họ gọi vụ mua bán này là “Sự điên rồ của Seward” và “Khu vườn gấu bắc cực của Andrew Johnson,” cùng nhiều cái tên nhạo báng khác. Continue reading “18/10/1867: Mỹ mua Alaska từ Nga”

Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro

russian-troops

Nguồn: Reva Bhalla, “The Logic and Risks Behind Russia’s Statelet Sponsorship,” Stratfor, 15/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước mẹ Nga có thể khá hào phóng với các tiểu nhà nước của mình. Đầu những năm 1990, khi nước Nga suy thoái không còn lựa chọn nào khác ngoài co hẹp các đường biên giới của mình, Điện Kremlin dù phân rã nghiêm trọng nhưng vẫn có thời gian và tiền bạc để thúc đẩy và viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai còn non trẻ như Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia, và Transdniestria ở Moldova. Và khi nền kinh tế Nga dần được củng cố theo thời gian, số lượng lính Nga hiện diện trong các vùng lãnh thổ này cũng tăng lên, và một khoản chi ngân sách lớn hơn đã được Nga dùng để viện trợ cho các chủ thể gần giống quốc gia (quasi-state) này.

Các quốc gia nhỏ hậu Xô viết này có nhiều điểm chung. Tất cả đều nhỏ – Nam Ossetia rộng gần 3.900 km2 và có dân số khoảng 40.000 người; Abkhazia rộng 8.500 km2 và có dân số khoảng 240.000 người; còn Transdniestria rộng 4.100 km2 và có dân số 555.000 người. Tất cả đều bị cô lập về kinh tế, dẫn đến kinh tế kém phát triển, và chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ tài chính từ Nga để tồn tại. Continue reading “Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro”

Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?

20150926_blp509

Nguồn: Why Russia is increasing its military presence in Syria”, The Economist, 22/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thiện Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một vài ngày qua, Nga đã đặc biệt tăng cường hiện diện quân sự tại Syria. Báo cáo từ các quan chức Mỹ (và bị chính quyền Nga phủ nhận) nhận định rằng nước này hiện đã triển khai ít nhất 28 chiến đấu cơ tại căn cứ không quân bên ngoài thành phố Lakatia nằm trên bờ biển Syria. Theo nguồn được tờ New York Times dẫn lại, những chiến đấu cơ này bao gồm cả các máy bay cường kích Su-24 và Su-25, và chúng sẽ tăng viện cho đội hình vốn được cho là chỉ gồm vỏn vẹn 4 chiếc phi cơ đã có mặt từ trước. Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ được trang bị tên lửa không đối không là một việc đặc biệt dị thường vì không có bất kỳ một đối thủ Syria nào đối đầu với tổng thống Bashar-al Assad có lực lượng không quân. Continue reading “Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?”

Trò chơi quyền lực của Putin tại Syria

pix3_102014

Nguồn: Anne Applebaum, “Putin’s power plays”, Washington Post, 27/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viết về tổng thống Nga luôn dễ bị sa vào kiểu nói chuyện phiếm về địa chính trị. Dù cho Chiến tranh Lạnh đã kết thúc cách đây một phần tư thế kỷ, Vladimir Putin vẫn quen được coi như một nhân vật toàn cầu, một người đại diện cho những lợi ích vĩnh viễn của Nga, người thừa kế của Sa hoàng, Lenin hay Stalin, một kẻ sống trong thế giới mà trong đó các chủ thể nhà nước đấu tranh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát lãnh thổ, và tất cả họ đều chơi một trò chơi may rủi khổng lồ như cách nhìn nhận của Kissinger.

Đối với ai tự đeo vào mình một lăng kính như thế, hành động xâm nhập của Putin vào Syria chừng mực nào đó cũng có lý. Quyết định đúng lúc của ông trong việc gửi hàng trăm binh lính Nga, 28 máy bay chiến đấu, trực thăng, xe tăng và pháo binh tới Syria ngay trước phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã được miêu tả theo nhiều cách khác nhau như là một sự cố gắng để quay trở lại Cuộc chơi lớn tại Trung Đông thời hiện đại; để mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Địa Trung Hải; để nâng đỡ chính phủ Iran và để thay thế vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực này. Continue reading “Trò chơi quyền lực của Putin tại Syria”

Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin

putin-sv

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Vladimir Putin’s Soviet Dream,” Project Syndicate, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận hạt nhân gần đây được ký kết bởi sáu cường quốc thế giới và Iran là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Nếu các cường quốc kể trên – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức – thể hiện một ý chí chung, cùng làm việc để giải quyết các tranh chấp khác thì thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và ổn định.

Thật không may là một kịch bản như vậy dường như là quá xa vời. Từ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cho tới việc Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến vào Trung Đông, cạnh tranh và xung đột đang đe dọa các trật tự khu vực đã tồn tại từ lâu. Nhưng có lẽ cuộc xung đột nghiêm trọng nhất – cuộc xung đột mà giải pháp cho nó có ý nghĩa đối với tất cả các nước còn lại – là ở Ukraine, một đất nước đang trở thành trọng tâm trong các tham vọng bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin”