Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!

20150109Parisattack

Nguồn: Dominique Moisi, “We Are At War,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher (bán thực phẩm dành cho người Do Thái – NBT) hồi tháng Giêng, người dân Paris đều biết rằng những kẻ man rợ vẫn còn lẩn khuất đâu đó, và chúng sẽ lại tấn công. Nhưng biết hay dự đoán điều đó và đối mặt với thực tế nghiệt ngã là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đêm thứ 6 tuần trước, thực tế đã khiến chúng ta vô cùng bàng hoàng. Chúng ta đang lâm chiến. Sẽ là sai lầm – thậm chí nguy hiểm – nếu chúng ta không thừa nhận điều này. Và chiến thắng trong cuộc chiến này đòi hỏi sự rõ ràng, đoàn kết, và kiên định.

Điều chúng ta cần nhất hiện nay là sự rõ ràng trong phân tích. Chúng ta gần như không biết rõ kẻ thù, ngoại trừ mức độ hận thù và tàn ác của chúng. Để hiểu chiến lược của chúng, chúng ta phải thừa nhận bản chất của chúng: một đối thủ thông minh, và duy lý theo cách của riêng chúng. Bao lâu nay chúng ta đã xem thường và đánh giá thấp chúng. Giờ chúng ta nhất thiết phải thay đổi cách suy nghĩ. Continue reading “Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!”

16/11/1849: Đại văn hào Dostoevsky bị tuyên án tử hình

Fyodor Dostoevsky

Nguồn:Fyodor Dostoevsky is sentenced to death,” History.com (truy cập ngày 15/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1849, một tòa án Đế quốc Nga đã tuyên án tử hình đối với đại văn hào Fyodor Dostoevsky vì những cáo buộc hoạt động chống chính phủ có liên quan đến một nhóm trí thức cấp tiến. Bản án của ông cuối cùng được bãi bỏ vào phút chót.

Cha của Dostoevsky là một bác sĩ tại bệnh viện dành cho người nghèo ở Moskva, nơi ông lớn lên trong gia cảnh đủ giàu có để mua ruộng đất và nông nô. Sau cái chết của cha mình, Dostoevsky, vốn mắc chứng động kinh, theo học kỹ thuật quân sự và trở thành công chức trong khi âm thầm viết tiểu thuyết. Cuốn đầu tay của ông, Những kẻ bần hàn, và cuốn thứ hai, Con người kép, cùng ra đời năm 1846 – cuốn đầu được đánh giá cao, cuốn còn lại là một thất bại. Continue reading “16/11/1849: Đại văn hào Dostoevsky bị tuyên án tử hình”

Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố

PAKISTAN_-_sangue_peshawar

Nguồn: Bogdan Aurescu & José García-Margallo y Marfil, “The War on Terror Begins Anew,” Project Syndicate, 13/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố trên khắp Paris đêm 13 tháng 11 khiến ít nhất 120 người chết là lời nhắc nhở bi thảm về sự phổ biến của chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Riêng trong năm nay, các phần tử cực đoan bạo lực đã nhân danh tôn giáo hay chính trị để giết hại những người vô tội ở Pháp, Tunisia, Kenya, Israel, Nigeria, và dĩ nhiên ở cả Syria và Iraq – và đây mới chỉ là một số ít quốc gia. Cũng như bệnh dịch hạch đen ở châu Âu thời trung cổ, chủ nghĩa khủng bố đang rình rập thế giới hiện đại, và xóa bỏ nó đã trở thành một điều cấp thiết trên toàn cầu.

Cộng đồng quốc tế từ lâu đã lo ngại về mối đe dọa mà chủ nghĩa khủng bố đem lại. Nhiều nước đã ban hành đạo luật an ninh, thành lập các đơn vị tình báo và cảnh sát đặc nhiệm để ngăn chặn các phần tử khủng bố và phòng ngừa các cuộc tấn công, đồng thời bổ sung những nỗ lực này bằng cách tham gia các điều ước quốc tế và khu vực, cũng như các thỏa thuận song phương. Continue reading “Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố”

14/11/1965: Trận Ia Đrăng trong Chiến tranh Việt Nam

ia-drang-battle

Nguồn:Major battle erupts in the Ia Drang Valley,” History.com (truy cập ngày 13/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, trong trận đánh lớn đầu tiên giữa các lực lượng quân chính quy Hoa Kỳ và Bắc Việt, Lữ đoàn 3, Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ đã có một trận hội chiến với các đơn vị quân chủ lực cộng sản tại thung lũng Ia Đrăng, Tây Nguyên.

Sáng hôm đó, Trung tá Harold G. Moore thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 đã tiến hành một cuộc tấn không bằng trực thăng vào bãi đáp “X-Ray” gần núi Chư Prông. Khoảng giữa trưa, Trung đoàn 33 Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tấn công lính Mỹ. Cuộc chiến kéo dài trong cả ngày đến đêm. Lính Mỹ đã nhận được hỗ trợ từ các đơn vị pháo binh gần đó và các cuộc không kích chiến thuật. Continue reading “14/11/1965: Trận Ia Đrăng trong Chiến tranh Việt Nam”

13/11/1982: Mỹ khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam

vietnam-war-memorial

Nguồn:Vietnam Veterans Memorial dedicated,” History.com (truy cập ngày 12/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, gần cuối tuần lễ tưởng niệm những lính Mỹ đã phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam đã được khánh thành tại Washington sau một cuộc diễu hành của hàng ngàn cựu chiến binh tới khu tưởng niệm. Đài tưởng niệm được mong đợi từ lâu này là một bức tường đá granite đen hình chữ V có khắc tên của 58.300 người Mỹ (tính đến tháng 5 năm 2014) tử trận trong cuộc xung đột, được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng hy sinh, thay vì thứ tự cấp bậc, như phổ biến ở các đài tưởng niệm khác. Continue reading “13/11/1982: Mỹ khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam”

12/11/1982: Yuri Andropov lên làm Tổng Bí thư Liên Xô

Yuri Andropov

Nguồn:Yuri Andropov assumes power in the Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 11/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, hai ngày sau khi nhà lãnh đạo lâu năm của Liên Xô Leonid Brezhnev (nhiệm kỳ 1964–82) qua đời, Yuri Andropov được chọn làm Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản. Đây là kết quả của một quá trình thăng tiến dài nhưng ổn định của Andropov trong hàng ngũ của Đảng.

Sinh ra ở Nga năm 1914, đến những năm 1930 Andropov đã trở thành một đoàn viên tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản. Trong Thế chiến II, ông lãnh đạo một nhóm chiến sĩ du kích hoạt động bên trong biên giới nước Đức Quốc xã. Trong quá trình hoạt động ông nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau ở Moskva, và đến năm 1954 ông trở thành Đại sứ Liên Xô tại Hungary. Continue reading “12/11/1982: Yuri Andropov lên làm Tổng Bí thư Liên Xô”

11/11/1918: Thế chiến I chấm dứt

The_Signing_of_Peace

Nguồn:World War I ends,” History.com (truy cập ngày 10/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1918, cuộc Đại Chiến (Great War – tên gọi ban đầu của Thế chiến I) chấm dứt. Lúc 5 giờ sáng ngày hôm đó, vốn đã suy kiệt về cả nhân lực lẫn vật lực và phải đối mặt với một cuộc xâm lược sắp diễn ra, Đức ký một thỏa thuận ngừng bắn với phe Hiệp ước (Anh, Pháp, và Đế quốc Nga, sau này có thêm Hoa Kỳ và một số quốc gia khác) trong một toa tàu bên ngoài Compiègne, Pháp. Thế chiến I đã tước đi sinh mạng của hơn 9 triệu binh lính và khiến 21 triệu người bị thương, trong đó Đức, Nga, Áo-Hung, Pháp, và Anh mỗi nước đã mất gần 1 triệu người hoặc hơn. Bên cạnh đó còn có ít nhất 5 triệu dân thường đã chết vì bệnh tật, đói khát, hoặc bom đạn. Continue reading “11/11/1918: Thế chiến I chấm dứt”

09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ

berlin-wall-down

Nguồn:East Germany opens the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 08/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, chính quyền Đông Đức đã mở cửa Bức tường Berlin, cho phép người dân được tự do đi lại từ miền Đông sang miền Tây Berlin. Ngày hôm sau, người dân nước Đức bắt đầu phá dỡ bức tường trong niềm vui sướng. Một trong những biểu tượng xấu xí và khét tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh sớm sụp đổ; những mảnh vỡ nhanh chóng được đưa về làm kỷ niệm. Động thái này của Đông Đức diễn ra sau quyết định mở cửa biên giới Áo-Hung được đưa ra vài tuần trước đó của chính quyền Hungary. Điều này về cơ bản đã chấm dứt mục đích của Bức tường Berlin khi được dựng lên, do người dân Đông Đức giờ đây đã có thể đi vòng qua nó bằng cách sang Hungary, sang Áo, từ đó qua Tây Đức. Continue reading “09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ”

Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich

alexievich-large

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Alexievich’s Achievement,” Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đó là năm 1985, sự thay đổi hiện hữu mọi nơi ở Liên Xô. Các tổng bí thư già nua đều rơi rụng như ruồi. Tuyệt tác điện ảnh“Hãy đến và xem” của Elem Klimov tái hiện một Thế chiến II không có những trò anh hùng mà chúng tôi đã được bơm mớm, thay vào đó là làm nổi bật nỗi đau khủng khiếp mà con người phải chịu đựng. Cách tiếp cận của Klimov tương tự như của Svetlana Alexievich – chủ nhân giải Nobel Văn học năm nay – trong cuốn sách đầu tay của bà, Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ, được xuất bản một năm trước đó (1984).

Tuy nhiên, trong khi nhiều người đổ xô đi xem bộ phim của Klimov, cuốn sách của Alexievich có vẻ như không làm kích thích người đọc. Liên Xô, được cho là tiến bộ, vẫn gia trưởng từ gốc rễ. Phụ nữ có công việc, nhưng hiếm khi có sự nghiệp. Các nhà văn nữ làm thơ và viết văn rất tinh tế, và họ chính thức được công nhận (gần như) là ngang hàng với các đồng nghiệp nam; nhưng họ có xu hướng tránh các chủ đề nhất định – và chiến tranh là công việc của đàn ông. Continue reading “Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich”

Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam

tppok_mlxe

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The TPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment,” ISEAS Perspective, No. 63 Issue. 2015, 04/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hôm mùng 5 tháng 10 vừa qua đã được mười hai nước tham gia ca ngợi là một bước ngoặt đối với hội nhập kinh tế khu vực. Hiệp định này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là có tác động chiến lược sâu rộng trong cả khu vực cũng như toàn cầu. Là một thành viên của TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này về cả mặt kinh tế và chiến lược, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Cách Việt Nam tận dụng cơ hội và xử lý thách thức có thể sẽ định hình quỹ đạo kinh tế, chính trị, và chiến lược của đất nước này trong những năm tới. Continue reading “Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam”

07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công

Kustodiev_The_Bolshevik

Nguồn:Bolsheviks revolt in Russia,” History.com (truy cập ngày 06/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik Vladimir Lenin, các nhà cách mạng cánh tả đã phát động một cuộc đảo chính không đổ máu để lật đổ Chính phủ Lâm thời không hiệu quả của Nga. Đảng Bolshevik cùng các đồng minh của họ đã chiếm đóng tòa nhà chính phủ và các địa điểm chiến lược khác ở thủ đô Petrograd (nay là St. Petersburg), và chỉ trong hai ngày đã thành lập một chính phủ mới do Lenin đứng đầu. Nước Nga Bolshevik, sau đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), trở thành nhà nước Marxist đầu tiên trên thế giới. Continue reading “07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công”

04/11/1956: Liên Xô đàn áp Cách mạng Hungary

Stalin's_Boots

Nguồn:Soviets put brutal end to Hungarian revolution,” History.com (truy cập ngày 03/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1956, một cuộc nổi dậy tự phát nổ ra trên cả nước từ 12 ngày trước đó (23 tháng 10) tại Hungary đã bị những đoàn xe tăng và quân đội Liên Xô nghiền nát một cách tàn bạo. Hàng ngàn người đã thiệt mạng và bị thương, và gần 250 nghìn người Hungary đã trốn chạy khỏi nước này.

Những vấn đề ở Hungary bắt đầu phát sinh từ tháng 10 năm 1956, khi hàng ngàn người biểu tình xuống đường yêu cầu một hệ thống chính trị dân chủ hơn và giải thoát khỏi sự áp bức của Liên Xô. Để đáp lại, Đảng Cộng sản đã chỉ định Imre Nagy, cựu thủ tướng Hungary từng bị khai trừ khỏi Đảng do những lời chỉ trích của ông về các chính sách theo kiểu chủ nghĩa Stalin, làm thủ tướng mới. Continue reading “04/11/1956: Liên Xô đàn áp Cách mạng Hungary”

03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng

hideki_tojo

Nguồn:The order is given: Bomb Pearl Harbor,” History.com (truy cập ngày 02/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã nhận được Lệnh tối mật số 1: Trong thời gian 34 ngày (đến mùng 7 tháng 12), căn cứ quân sự Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ trên quần đảo Hawaii sẽ bị đánh bom, cùng với bán đảo Mã Lai, Đông Ấn Hà Lan (thuộc địa của Hà Lan, nay là Indonesia), và Philippines.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Đông Dương năm 1940 và gây nguy cơ đe dọa tiềm ẩn lên Philippines (được Hoa Kỳ bảo hộ), cùng với việc Nhật Bản chiếm được căn cứ hải quân ở Cam Ranh vốn chỉ cách Manila 800 dặm (tương đương 1.300 cây số theo đường chim bay). Continue reading “03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng”

02/11/1963: Ngô Đình Diệm bị sát hại trong đảo chính

diem-nhu

Nguồn:Diem murdered during coup,” History.com (truy cập ngày 01/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm cùng em trai là Ngô Đình Nhu đã bị sát hại trong một cuộc đảo chính của các tướng lĩnh bất đồng chính kiến trong quân đội miền Nam Việt Nam. Sau cuộc đảo chính này, Hội đồng Quân nhân Cách mạng miền Nam do Dương Văn Minh đứng đầu lên nắm quyền. Continue reading “02/11/1963: Ngô Đình Diệm bị sát hại trong đảo chính”

Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?

20151017_BLP514

Nguồn: Why America does not take in more Syrian refugees?The Economist, 18/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo Liên Hợp Quốc, hơn 12 triệu người Syria đã buộc phải rời mái ấm của họ do cuộc nội chiến ở đất nước này. Trong số đó, hơn 7,5 triệu người phải di chuyển chỗ ở trong chính Syria, thường là tới những vùng mà các tổ chức cứu trợ không thể tiếp cận được. Hơn 4 triệu người đã phải chạy ra nước ngoài, hầu hết là các nước láng giềng. Khoảng 1,9 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ, 1,1 triệu người ở Li-băng và 650.000 người ở Jordan. Hàng trăm ngàn người đã tìm cách tị nạn ở châu Âu. Nếu như ban đầu Đức chào đón hàng chục ngàn người mới đến thì giờ đây đất nước này đang ngày càng miễn cưỡng tiếp nhận thêm. Đến cuối năm nay, đất nước này ước tính sẽ có khoảng 1,5 triệu người đến lánh nạn, đa phần là người Syria. Trong khi đó, Mỹ – với diện tích rộng gấp 26 lần và dân số đông gấp 4 lần nước Đức – mới chỉ tiếp nhận 1.500 người Syria kể từ khi cuộc nội chiến tại đất nước này nổ ra. Tại sao con số này lại thấp đến vậy? Continue reading “Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?”

01/11/1993: Liên minh châu Âu ra đời

P0000510219

Nguồn:European Union goes into effect,” History.com (truy cập ngày 31/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực, chính thức thành lập nên Liên minh châu Âu (EU). Hiệp ước này được soạn thảo vào năm 1991 bởi các đại biểu tại cuộc họp của Cộng đồng châu Âu ở Maastricht, Hà Lan, và được ký vào năm 1992.

Hiệp ước Maastricht kêu gọi thành lập một nghị viện châu Âu mạnh hơn, một ngân hàng trung ương châu Âu, và những chính sách sách đối ngoại và an ninh tập thể. Hiệp ước này cũng đặt nền móng cho việc thành lập một đồng tiền chung châu Âu, sau này được gọi là đồng “euro.” Continue reading “01/11/1993: Liên minh châu Âu ra đời”

31/10/1961: Thi hài Stalin được đưa ra khỏi Lăng Lenin

Lenin-Mausoleum

Nguồn:Stalin’s body removed from Lenin’s tomb,” History.com (truy cập ngày 30/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, năm năm sau khi nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên án chủ nghĩa Stalin và tệ “sùng bái cá nhân” của các nhà cai trị Liên Xô tại Đại hội 20 của Đảng, thi hài của Joseph Stalin được đưa ra khỏi Lăng Lenin tại Quảng trường Đỏ ở Moskva.

Khi Lenin qua đời năm 1924, thi thể nhà lãnh đạo cách mạng Bolshevik của Nga đã được tẩm ướp và đặt trong một lăng mộ đặc biệt trước bức tường Kremlin. Với vỏ bằng kính, chiếc quan tài chứa thi thể Lenin cho phép hậu thế được ngắm nhìn người cha của nước Nga Xô viết. Continue reading “31/10/1961: Thi hài Stalin được đưa ra khỏi Lăng Lenin”

Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

4200

Nguồn: Bill Emmott, “Challenging China,” Project Syndicate, 29/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Mỹ điều tàu vào giới hạn 12 hải lý quanh một trong những hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện sự can thiệp quân sự táo bạo nhất của nước này trong nhiều năm qua. Mỹ chưa từng thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc một cách mạnh mẽ đến như vậy kể từ khi Tổng thống Bill Clinton gửi một nhóm tàu chiến đến eo biển Đài Loan năm 1996 như một động thái hỗ trợ cho Đài Loan lúc đó đang bị Trung Quốc đe dọa.

Bước đi này được chào đón như một cử chỉ tượng trưng. Nhưng như thế chưa đủ. Nếu thực sự cần phản đối những diễn giải của Trung Quốc về luật quốc tế – vốn lúc nào cũng phục vụ cho những tham vọng bành trướng của nó – thì những thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của nước này sẽ cần phải được lặp lại thường xuyên và phối hợp cùng các quốc gia khác. Continue reading “Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông”

29/10/1929: Thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ

Black Thursday

Nguồn:Stock market crashes,” History.com (truy cập ngày 28/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1929, “ngày thứ Ba đen tối” đã ập xuống phố Wall khi các nhà đầu tư bán tháo đến 16.410.030 cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán New York chỉ trong một ngày. Hàng tỷ đô la bốc hơi, khiến hàng ngàn nhà đầu tư kiệt quệ. Các báo cáo cập nhật giá cổ phiếu bị đình trệ nhiều giờ liền do máy móc khi đó chưa thể xử lý nổi khối lượng giao dịch lớn đến như vậy. Sau ngày thứ Ba đen tối, Hoa Kỳ và các nước còn lại trong thế giới công nghiệp rơi vào vòng xoáy Đại suy thoái. Continue reading “29/10/1929: Thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ”

Tại sao nên ủng hộ TPP?

TPP+Logo

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Why Support the TPP?Project Syndicate, 08/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận giữa các nhà đàm phán đến từ 12 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đại diện cho một chiến thắng hiếm có. Những trở ngại chính trị to lớn, cả trong nước và quốc tế, đã được vượt qua để đạt được thỏa thuận. Và bây giờ là lúc những người chỉ trích việc phê chuẩn TPP, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nên đọc thỏa thuận này với một đầu óc cởi mở.

Đa số các vấn đề xung quanh TPP đã được đóng khung, ít nhất theo thuật ngữ chính trị Hoa Kỳ, theo kiểu phe tả đối đầu với phe hữu. Thái độ thù địch không ngừng của phe tả đối với thỏa thuận – thường với lý do là nội dung của thỏa thuận trong suốt quá trình đàm phán đã không được thông báo cho Quốc hội Hoa Kỳ – mang đến hai mối nguy hiểm. Continue reading “Tại sao nên ủng hộ TPP?”