Chân dung Tập Cận Bình (P3)

20160402_LDD001_0

Nguồn: Evan Osnos, “Born Red,” The New Yorker, 06/04/2015.

Biên dịch: Bùi Hoàng Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

Sự thận trọng của Tập trước ảnh hưởng của phương Tây được phản ánh trong chính sách đối ngoại của ông. Còn trên phương diện cá nhân, ông bày tỏ những kỷ niệm nồng ấm với tiểu bang Iowa và cho con gái Tập Minh Trạch theo học tại Harvard. (Cô tốt nghiệp vào năm ngoái, dưới một bí danh, và đã trở về Trung Quốc). Nhưng Tập cũng thể hiện quan điểm mang tính “bản chất chủ nghĩa” (essentialist) của ông về những đặc tính quốc gia khi cho rằng lịch sử và cấu trúc xã hội của Trung Quốc khiến nó không phù hợp với nền dân chủ đa đảng, chế độ quân chủ, hay bất kỳ một hệ thống phi cộng sản nào khác. “Chúng tôi đã xem xét, đã thử, nhưng không mô hình nào hoạt động hiệu quả,” ông nói với cử tọa tại trường College of Europe ở Bruges vào mùa xuân năm ngoái. Áp dụng một lựa chọn khác, ông nói, “thậm chí có thể dẫn đến những hệ quả thảm khốc.” Dưới thời ông, truyền thông nhà nước liên tục nhấn mạnh mối đe dọa của “diễn biến hòa bình,” đồng thời cáo buộc các công ty Mỹ, bao gồm Microsoft, Cisco, và Intel, là “những “chiến binh” của chính phủ Hoa Kỳ. Continue reading “Chân dung Tập Cận Bình (P3)”

Chân dung Tập Cận Bình (P2)

president-xi-jinping

Nguồn: Evan Osnos, “Born Red,” The New Yorker, 06/04/2015.

Biên dịch: Bùi Hoàng Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phần 1

Anh chị em của Tập ly tán nhiều nơi: em trai và một người chị của ông làm ăn tại Hồng Kông, người chị còn lại được cho là đã định cư ở Canada. Nhưng Tập Cận Bình đã ở lại và qua năm tháng tiến sâu hơn trong Đảng. Sau khi tốt nghiệp năm 1979, ông nhận công việc đáng ao ước là phụ tá cho Cảnh Tiêu, một quan chức quốc phòng cao cấp mà cha ông gọi là “người đồng chí sát cánh thân thiết nhất” từ thời cách mạng. Tập mặc quân phục và tạo dựng nhiều mối quan hệ đáng giá trong các cơ quan Đảng. Không lâu sau khi ra trường, ông kết hôn với Kha Tiểu Minh, cô con gái có lối sống quốc tế của Đại sứ Trung Quốc tại Anh. Nhưng họ cãi nhau “gần như hằng ngày,” theo giáo sư sống đối diện. Ông kể với nhà ngoại giao rằng hai người đã ly dị khi Kha quyết định chuyển đến Anh còn ông Tập ở lại. Continue reading “Chân dung Tập Cận Bình (P2)”

Chân dung Tập Cận Bình (P1)

Xi_2337986b

Nguồn: Evan Osnos, “Born Red,” The New Yorker, 06/04/2015.

Biên dịch: Bùi Hoàng Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Làm thế nào Tập Cận Bình, từ một cán bộ huyện không có gì nổi bật, trở thành nhà lãnh đạo chuyên chế nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông?

Trước thềm giao thừa 2014, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho phép một đoàn quay phim tới thăm nơi làm việc và ghi lại thông điệp mừng năm mới của ông gửi tới nhân dân. Thời niên thiếu, Tập từng bị gửi đi lao động ở nông trường, ông yếu ớt đến mức những người lao động khác chỉ chấm cho ông 6 trên thang điểm 10, “còn chẳng bằng phụ nữ,” sau này ông kể lại với đôi chút ngượng ngùng. Giờ ở tuổi 61, với tầm vóc 1m80, ông là lãnh đạo Trung Quốc cao nhất trong gần bốn thập niên qua, cùng giọng baritone trầm ấm và phong thái tự tin. Khi tiếp khách, ông thường đứng yên, đôi tay dài thả lỏng, tóc vuốt thẳng nếp, khắc họa thái độ “tiếp hay không thì tùy,” dẫn dụ vị khách của mình phải băng qua phòng để nhận được một cái bắt tay. Continue reading “Chân dung Tập Cận Bình (P1)”

Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam

binh_OIPN

Nguồn: Yuriko Koike, “Vietnam’s Chinese Lessons,” Project Syndicate, 15/11/2010.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong 30 năm sau Thế chiến II, Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Chiến thắng của nước này trước Pháp và Hoa Kỳ là những cuộc chiến định nghĩa cho khái niệm độc lập trong thời kỳ hậu thực dân. Nhưng sau những hình ảnh bất hủ của trực thăng quân sự Mỹ lượn trên nóc tòa Đại sứ quán bị di tản của Hoa Kỳ tại Sài Gòn năm 1975, Việt Nam gần như đã trượt khỏi sự quan tâm của thế giới.

Tình thế đã thay đổi. Vị trí chiến lược của Việt Nam – láng giềng của Trung Quốc và nằm dọc theo các tuyến vận tải thương mại đường biển lớn của châu Á – luôn khiến nước này có vai trò cực kỳ quan trọng, và điều này có thể giải thích tại sao các cuộc chiến chống thực dân của Việt Nam đã kéo dài như vậy. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng, nhờ vào sự chuyển mình mạnh mẽ – dù không phải lúc nào cũng được công nhận rộng rãi – của phát triển kinh tế và định hướng chính sách đối ngoại của nước này. Continue reading “Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam”

07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II

Germany Surrenders

Nguồn:Nazi Germany Surrenders in World War II,” The New York Times, 07/05/2012.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Đức ký một thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện tại trụ sở chính của quân Đồng Minh ở Reims, Pháp, có hiệu lực vào ngày hôm sau, kết thúc cuộc xung đột của châu Âu trong Thế chiến II.

Tờ New York Times đã đăng một bài viết của hãng AP dưới tiêu đề “Cuộc chiến ở châu Âu đã kết thúc!” Bài báo này viết, “[Người Đức] được hỏi một cách thẳng thắn rằng họ có hiểu những điều khoản đầu hàng được áp đặt lên nước Đức và nước Đức sẽ có trách nhiệm thực hiện chúng hay không. Họ trả lời, ‘Có.’ Đức, đất nước bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công tàn bạo vào Ba Lan, theo sau là các cuộc xâm lược liên tiếp và sự bạo tàn trong các trại tập trung, đã đầu hàng với lời thỉnh cầu những nước chiến thắng dành lòng cảm thông cho người dân và quân đội Đức.” Continue reading “07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II”

03/05/1469: Niccolo Machiavelli ra đời

Machiavelli

Nguồn:Niccolo Machiavelli born,” History.com (truy cập ngày 02/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1469, triết gia và tác gia người Ý Niccolo Machiavelli ra đời. Là một người yêu nước trọn đời và ủng hộ mạnh mẽ cho một nước Ý thống nhất (lúc này chia thành Vương quốc Napoli, Công quốc Milano, Cộng hòa Venezia, Cộng hòa Florence, và Chính quyền Giáo hội), Machiavelli đã trở thành một trong những người cha đẻ của lý thuyết chính trị hiện đại. Continue reading “03/05/1469: Niccolo Machiavelli ra đời”

Brexit và cán cân quyền lực toàn cầu

brx

Nguồn: Joseph S. Nye, “Brexit and the Balance of Power,” Project Syndicate, 11/04/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1973, Anh gia nhập tổ chức mà sau này là Liên minh châu Âu (EU). Nước này sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 6 tới về việc có rời bỏ EU hay không. Vậy Anh có nên rời EU?

Những cuộc thăm dò hiện tại cho thấy cử tri đang rất chia rẽ. Thủ tướng David Cameron tuyên bố rằng những nhượng bộ mà ông giành được từ các đối tác EU có thể xoa dịu lo ngại về việc mất chủ quyền trước EU và một dòng nhập cư lao động từ Đông Âu. Nhưng Đảng Bảo thủ của Cameron và nội các của ông đang chia rẽ sâu sắc, trong khi thị trưởng dân túy của London, Boris Johnson, đã gia nhập phe ủng hộ Anh rời EU (“Brexit”). Continue reading “Brexit và cán cân quyền lực toàn cầu”

29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia

ARVN_in_Cambodia

Nguồn:U.S.-South Vietnamese forces launch Cambodian ‘incursion’,” History.com (truy cập ngày 28/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở một chiến dịch “xâm nhập” có giới hạn vào Campuchia. Chiến dịch này bao gồm 13 hoạt động lớn trên bộ nhằm xóa sổ chỗ trú ẩn của quân đội Bắc Việt nằm sâu hơn 30 km bên trong biên giới Campuchia. Khoảng 50.000 lính Nam Việt và 30.000 lính Hoa Kỳ đã tham gia, khiến nó trở thành chiến dịch lớn nhất của chiến tranh kể từ sau Chiến dịch Junction City vào năm 1967.

Chiến dịch bắt đầu với việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak) của Campuchia nằm trải dài về phía miền Nam Việt Nam trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong hai ngày đầu tiên, một lực lượng đặc nhiệm gồm 8.000 lính Nam Việt, bao gồm hai sư đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn biệt động, và bốn nhóm kỵ binh, đã sát hại 84 lính cộng sản trong khi thiệt hại 16 người và 157 người bị thương.[1] Continue reading “29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia”

Nhạc rock và các chế độ độc tài

1225778_1280x720

Nguồn: Ian Buruma, “Gimme Shelter From Dictatorship,” Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau chuyến thăm  lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Cuba thì một buổi biểu diễn miễn phí của ban nhạc Rolling Stones ở Havana có vẻ chỉ là một sự kiện tương đối nhỏ. Obama đã hồi sinh mối quan hệ với Cuba sau hơn một nửa thế kỷ thù địch sâu sắc. Chỉ là các thành viên tuổi bảy mươi của ban nhạc chơi mấy bài nhạc ầm ĩ.

Tuy nhiên, về mặt biểu tượng, buổi biểu diễn này không nhỏ chút nào. Để hiểu được tầm quan trọng của việc ban nhạc Rolling Stones biểu diễn trước hàng trăm ngàn người Cuba hâm mộ, ta phải hiểu nhạc rock and roll có ý nghĩa như thế nào đối với những người sống dưới các chế độ chuyên chế cộng sản. Continue reading “Nhạc rock và các chế độ độc tài”

24/04/1800: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được thành lập

The Library of Congress

Nguồn:Library of Congress established,” History.com (truy cập ngày 23/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1800, Tổng thống John Adams đã thông qua một đạo luật để dành riêng 5.000 USD cho việc mua “những cuốn sách có thể cần thiết cho việc sử dụng của Quốc hội,” qua đó thành lập nên Thư viện Quốc hội. Những cuốn sách đầu tiên, đặt hàng từ London, đã đến nơi vào năm 1801 và được lưu trữ ở Điện Capitol, trụ sở đầu tiên của thư viện.

Danh mục thư viện đầu tiên, được lập vào tháng 4 năm 1802, liệt kê 964 đầu sách và 9 bản đồ. Mười hai năm sau, quân đội Anh xâm chiếm thành phố Washington và đốt cháy Điện Capitol, bao gồm cả Thư viện Quốc hội khi đó chứa 3.000 cuốn sách. Continue reading “24/04/1800: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được thành lập”

Donald Trump của La Mã cổ đại

donald-trump8

Nguồn: Philip Freeman, “Ancient Rome’s Donald Trump,” Project Syndicate, 05/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa dân túy có một lịch sử lâu đời và đầy màu sắc trong nền chính trị Mỹ, từ Huey Long phe cánh tả và George Wallace phe cánh hữu, đến gần đây hơn là Ross Perot năm 1992 và nay là Donald Trump. Nhưng gốc rễ của chủ nghĩa dân túy đã xuất hiện cách đây hơn hai thiên niên kỷ, thời điểm Cộng hòa La Mã bắt đầu cáo chung.

Trong phần lớn lịch sử của mình, Cộng hòa La Mã được cai trị bởi các gia đình chính trị lâu đời cùng các nhà môi giới chính trị thân tín – những người biết cách giữ ổn định quần chúng nhân dân. Những cuộc bầu cử vẫn được tổ chức, song cố tình được dàn xếp sao cho giai cấp thống trị đạt được số phiếu phổ thông cao nhất. Nếu giới quý tộc La Mã – những người đi bỏ phiếu trước – chọn ra một người để nắm quyền, thì các quan chức thường không còn mảy may bận tâm tới những lá phiếu bầu của các tầng lớp thấp hơn. Continue reading “Donald Trump của La Mã cổ đại”

Về bản chất và giới hạn quyền lực: Từ Tolstoy đến Trump

pw

Nguồn: Chris Patten, “From Tolstoy to Trump,” Project Syndicate, 18/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những mối ưu tư của Lev Tolstoy là bản chất và những giới hạn của quyền lực. Điều gì đã khiến Pháp trở thành một kẻ thù đáng gờm, đặc biệt là đối với Nga? Câu hỏi này là trọng tâm cuốn tiểu thuyết vĩ đại của ông, Chiến tranh và hòa bình, mãnh liệt đến nỗi Tolstoy đôi khi vẫn cho rằng cuốn sách của ông không phải là tiểu thuyết, mà là một nghiên cứu về triết học của lịch sử.

Về những giới hạn của quyền lực, Tolstoy có lẽ đã suy nghĩ nhiều hơn một chút về cái mà sau này Thống chế Anh Quốc thời Thế chiến II Bernard Law Montgomery gọi là quy tắc đầu tiên về chiến tranh. “Đừng tiến vào Moskva.” Mùa đông là một nhân tố thực tế đáng gờm hơn cả những vị tướng người Đức đã giúp Nga trong cuộc phòng thủ thành công trước Napoleon (một bài học mà Hitler, may mắn thay, đã không để ý đến). Continue reading “Về bản chất và giới hạn quyền lực: Từ Tolstoy đến Trump”

12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản

Op Eagle Pull

Nguồn:U.S. Embassy in Cambodia evacuated,” History.com (truy cập ngày 11/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975 tại Campuchia, đại sứ Hoa Kỳ cùng các nhân viên của ông đã rời khỏi Phnom Penh khi Hải quân Hoa Kỳ tiến hành nỗ lực di tản mang tên Chiến dịch Đại bàng. Vào ngày 3 tháng 4, khi các lực lượng cộng sản Khmer Đỏ áp sát để tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào thủ đô, quân đội Mỹ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng cho cuộc di tản đại sứ quán sắp diễn ra.

Một nhóm gồm 11 lính thủy quân lục chiến đã bay vào thành phố để chuẩn bị bãi đáp cho các máy bay trực thăng di tản của Hoa Kỳ. Vào ngày mùng 10, Đại sứ Hoa Kỳ Gunther Dean đề nghị với Washington rằng cuộc di tản phải diễn ra trước ngày 13 tháng 4. Continue reading “12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản”

11/04/1979: Tổng thống Uganda Idi Amin bị lật đổ

Idi Amin

Nguồn:Idi Amin overthrown,” History.com (truy cập ngày 10/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, nhà độc tài Uganda Idi Amin đã bỏ chạy khỏi thủ đô Kampala khi quân đội Tanzania và các lực lượng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda tiến vào. Hai ngày sau, Kampala sụp đổ và một chính phủ liên minh của những người lưu vong cũ đã lên nắm quyền.

Amin, thống lĩnh quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền kiểm soát đất nước châu Phi này vào năm 1971. Là một bạo chúa và người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ông đã đưa ra một chương trình diệt chủng để thanh tẩy Uganda khỏi các nhóm sắc tộc Lango và Acholi của đất nước. Continue reading “11/04/1979: Tổng thống Uganda Idi Amin bị lật đổ”

07/04/1994: Nội chiến bùng nổ ở Rwanda

Nyamata_Memorial_Site

Nguồn:Civil war erupts in Rwanda,” History.com (truy cập ngày 06/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, quân đội Rwanda đã sát hại 10 nhân viên gìn giữ hòa bình người Bỉ trong một nỗ lực thành công nhằm ngăn cản sự can thiệp quốc tế trong cuộc diệt chủng vốn bắt đầu chỉ vài giờ trước đó. Trong khoảng ba tháng, những phần tử cực đoan người Hutu vốn kiểm soát Rwanda đã tàn nhẫn sát hại khoảng 500 ngàn đến 1 triệu người dân Tutsi vô tội và người Hutu ôn hòa trong giai đoạn diệt chủng sắc tộc tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn diệt chủng năm 1994 bắt đầu từ đầu những năm 1990, khi Tổng thống Juvenal Habyarimana, một người Hutu, bắt đầu sử dụng những lời lẽ chống Tutsi để củng cố quyền lực của mình với người Hutu. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1990, đã có nhiều cuộc tàn sát hàng trăm người Tutsi. Continue reading “07/04/1994: Nội chiến bùng nổ ở Rwanda”

05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô

tito and stalin

Nguồn:Tito signs ‘friendship treaty’ with Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 040/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tito, nhà lãnh đạo đảng của Nam Tư, đã ký một thỏa thuận cho phép “quân đội Liên Xô xâm nhập tạm thời vào lãnh thổ Nam Tư.”

Josip Broz, bí danh “Tito,” Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã dẫn đầu một phong trào phản công chính trị chống lại các cường quốc chiếm đóng phe Trục là Đức và Ý từ năm 1941. Được các nước Đồng Minh công nhận là nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến Nam Tư, trên thực tế, ông còn là lãnh đạo của một chiến dịch tranh giành quyền lực không chỉ có mục đích trục xuất các lực lượng phe Trục mà còn muốn giành quyền kiểm soát Nam Tư trong môi trường hậu chiến từ tay hoàng gia và các phong trào dân chủ. Continue reading “05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô”

02/04/1982: Argentina xâm lược Quần đảo Falkland

Falklands

Nguồn:Argentina invades Falklands,” History.com (truy cập ngày 01/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, Argentina xâm lược quần đảo Falkland, thuộc địa của Anh từ năm 1892 và thuộc sở hữu của Anh kể từ năm 1833. Các lực lượng đổ bộ của Argentina nhanh chóng vượt qua các đơn vị đồn trú quy mô nhỏ của lính thủy đánh bộ Anh ở thị trấn Stanley thuộc đảo Đông Falkland và đến ngày hôm sau thì chiếm đóng các lãnh thổ hải ngoại Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich. 1.800 người dân Quần đảo Falkland, chủ yếu là nông dân chăn cừu nói tiếng Anh, đã chờ đợi một phản ứng từ phía Anh.

Quần đảo Falkland, nằm ngoài khơi cách mũi phía Nam của Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được người Anh tuyên bố chủ quyền. Thủy thủ người Anh John Davis có thể đã thấy quần đảo này từ năm 1592, và đến năm 1690 Đại úy Hải quân Anh John Strong trở thành người đầu tiên được ghi nhận là đã đổ bộ lên quần đảo này. Continue reading “02/04/1982: Argentina xâm lược Quần đảo Falkland”

31/03/1854: Mỹ-Nhật ký Hiệp ước Kanagawa

Convention of Kanagawa

Nguồn:Treaty of Kanagawa signed with Japan,” History.com (truy cập ngày 30/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1854, tại Tokyo, Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry, đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, đã ký Hiệp ước Kanagawa với chính phủ Nhật Bản, mở các hải cảng Shimoda và Hakodate cho Hoa Kỳ vào giao thương và cho phép thành lập tòa lãnh sự Mỹ tại Nhật Bản. Continue reading “31/03/1854: Mỹ-Nhật ký Hiệp ước Kanagawa”

30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972

DRVA

Nguồn:North Vietnamese launch Nguyen Hue Offensive,” History.com (truy cập ngày 29/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, một cuộc tấn công phối hợp lớn của phía cộng sản đã nổ ra với hoạt động quân sự dày đặc nhất kể từ sau cuộc vây hãm các căn cứ quân Đồng Minh (Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các quốc gia đồng minh) tại Cồn Tiên và Khe Sanh năm 1968. Hiệp đồng gần như toàn bộ quân đội để tiến công, Bắc Việt Nam đã phát động một cuộc tấn công lớn theo ba mũi nhọn vào Nam Việt Nam. Ba mươi lăm lính Nam Việt đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ban đầu, và hàng trăm dân thường và binh sĩ bị thương. Continue reading “30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972”

Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?

Wanted terrorists

Nguồn: Raphaël Hadas-Lebel, “France’s Citizenship Test,” Project Syndicate, 10/03/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu hồi tháng 11 năm ngoái ở Paris, đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa về việc có nên tước quốc tịch của những người bị buộc tội khủng bố hay không. Trong khi có giá trị biểu tượng đáng kể, động thái này sẽ có ít ảnh hưởng thực tế. Tuy nhiên những bất đồng sâu sắc về vấn đề này vẫn tiếp tục lấn át thảo luận về những chủ đề quan trọng hơn, như tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao – và nhiều khả năng sẽ tiếp tục như vậy.

Vấn đề tước quốc tịch được đưa ra vào ngày 16/11/2015, chỉ ba ngày sau các vụ tấn công khủng bố, khi Tổng thống François Holland công bố một loạt các biện pháp bảo vệ chống lại mối đe doạ khủng bố, bao gồm kéo dài thêm 3 tháng tình trạng khẩn cấp được ban bố trong đêm diễn ra các vụ tấn công. Continue reading “Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?”