Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng

Nguồn: Norbert Röttgen, “Europe Has Run Out of Time,” Foreign Affairs, 22/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với sự trở lại của Trump, lục địa già phải tự quản lý an ninh của mình – và phải nhanh chóng làm vậy.

Suốt hàng thập kỷ, liên minh xuyên Đại Tây Dương đã là nền tảng của an ninh châu Âu. Nhưng ngày nay, quan hệ đối tác của châu Âu với Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng. Với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thực sự có nguy cơ rằng sự can dự của Mỹ vào châu Âu có thể giảm mạnh. Nếu Mỹ ngừng viện trợ quân sự cho Kyiv, hậu quả sẽ rất sâu rộng, đối với cả cuộc chiến ở Ukraine lẫn hàng phòng thủ còn lại của châu Âu chống lại các mối đe dọa bên ngoài, trong đó có một nước Nga phục thù. Continue reading “Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng”

Chiến thuật biển người của Putin ở Ukraine không thể tồn tại mãi

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Is Throwing Human Waves at Ukraine, But Can’t Do It Forever,” Foreign Policy, 25/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược máy xay thịt của Nga cực kỳ hiệu quả, cực kỳ lãng phí, và cực kỳ tàn ác.

Ngày nay, một trong những nơi ảm đạm nhất trên Trái Đất là cơ sở xử lý hài cốt của những người lính đã tử trận tại thành phố Rostov-on-Don của Nga, trung tâm hậu cần của cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine. Dù được thiết kế để xử lý hàng trăm xác chết cùng một lúc, nhưng nhà xác khổng lồ này vẫn bị quá tải một cách vô vọng suốt nhiều tháng nay. Cảnh quay từ bên trong, được các nhân chứng đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy hàng trăm thi thể ở nhiều giai đoạn phân hủy khác nhau và tứ chi nằm rải rác trên sàn hành lang. Nằm trong những chiếc hộp gỗ xếp dọc theo các bức tường từ sàn đến trần nhà, hết hàng này đến hàng khác, là những cá nhân may mắn: những người có thi thể được tìm thấy từ chiến trường, được nhận dạng, niêm phong trong những chiếc quan tài lót kẽm, và chuẩn bị được chuyển đến những người thân đang đau buồn ở những vùng xa xôi nhất của Nga. Cùng lúc đó, nhiều xác chết đã bị để mặc cho thối rữa trên các cánh đồng của Ukraine, vì việc di tản họ là không khả thi dưới sự tấn công liên tục của pháo binh và máy bay không người lái của phe phòng thủ. Continue reading “Chiến thuật biển người của Putin ở Ukraine không thể tồn tại mãi”

28/11/1973: Công nhân Mỹ gốc Ả Rập đòi công đoàn thoái vốn khỏi Israel

Nguồn: Arab American autoworkers lead walkout at Chrysler’s Dodge Main plant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, khoảng 2.000 công nhân xe hơi Detroit, do những người Mỹ gốc Ả Rập dẫn đầu, đã bắt đầu đình công tại nhà máy Dodge Main của Chrysler, yêu cầu ban lãnh đạo công đoàn của họ, Liên đoàn Công Nhân Xe hơi (United Auto Workers, UAW), phải thoái vốn khỏi Israel. Cuộc đình công, được tổ chức bởi Hội đồng Công nhân Ả Rập (Arab Workers Caucus) mới thành lập, trực thuộc công đoàn, tập trung vào một sự kiện diễn ra cùng ngày tại Detroit: Leonard Woodcock, chủ tịch UAW, dự kiến sẽ được trao một danh hiệu nhân đạo từ một tổ chức theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, B’nai B’rith International. Continue reading “28/11/1973: Công nhân Mỹ gốc Ả Rập đòi công đoàn thoái vốn khỏi Israel”

Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “Trump 2.0 Could Give China a Headache in Southeast Asia,” Foreign Policy, 20/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính quyền đa dạng trong khu vực có thể hòa hợp hơn với chính quyền Trump mới.

Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1 tới sẽ mang lại cả cơ hội lẫn nguy cơ cho Đông Nam Á. Một mặt, chính quyền mới dường như đang chuẩn bị tái khởi động chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được đưa ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, tập trung vào việc chống lại Trung Quốc, đồng thời tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác trên khắp khu vực. Một số quốc gia, cụ thể là Philippines và Việt Nam, sẽ hoan nghênh cách tiếp cận này. Những quốc gia khác, như Indonesia và Singapore, có thể lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh trong khu vực của họ. Tuy nhiên, việc Trump giảm ưu tiên thúc đẩy các giá trị – chẳng hạn như dân chủ và nhân quyền – ở nước ngoài để ủng hộ một cách tiếp cận mang tính giao dịch nhằm đạt được lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn hơn, đặc biệt là từ các chế độ chuyên chế và bán chuyên chế bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Nhìn chung, các chính sách tiềm năng của Trump có thể đưa Mỹ vào vị thế tốt hơn để cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc trong khu vực này. Continue reading “Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á”

Hồi kết của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ

Nguồn: Daniel W. Drezner, “The End of American Exceptionalism,” Foreign Affairs, 12/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trump tái đắc cử sẽ định nghĩa lại quyền lực của nước Mỹ.

Điều duy nhất không gây tranh cãi về Donald Trump là cách ông giành được nhiệm kỳ thứ hai của mình. Bất chấp các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ ngang bằng về mặt thống kê, và những lo ngại về việc phải chờ đợi kết quả bầu cử kéo dài, Trump đã được tuyên bố là người chiến thắng ngay vào sáng sớm thứ Tư ngày 06/11. Khác với cuộc bầu cử năm 2016, lần này ông đã giành được cả phiếu phổ thông lẫn phiếu Đại cử tri đoàn, cải thiện biên độ ủng hộ của mình ở hầu hết mọi nhóm nhân khẩu học. Bên cạnh đó, Đảng Cộng hòa đã giành được đa số tại Thượng viện với 53 ghế, và dường như sẽ duy trì quyền kiểm soát Hạ viện. Đối với phần còn lại của thế giới, bức tranh đã quá  rõ ràng: Phong trào “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) của Trump sẽ định hình chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong bốn năm tới. Continue reading “Hồi kết của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ”

26/11/1933: Người dân California tự treo cổ hai nghi phạm giết người

Nguồn: Vigilantes in California lynch two suspected murderers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một đám đông ở San Jose, California, đã xông vào nhà tù nơi Thomas Thurmond và John Holmes bị giam giữ vì là nghi phạm bắt cóc và sát hại Brooke Hart, cậu con trai 22 tuổi của một chủ cửa hàng địa phương. Đám đông tức giận đã treo cổ (lynch) những người đàn ông bị buộc tội và sau đó tạo dáng chụp ảnh với xác chết. Continue reading “26/11/1933: Người dân California tự treo cổ hai nghi phạm giết người”

Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi signals softer approach to Japan amid double whammy,” Nikkei Asia, 21/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quan hệ căng thẳng với Mỹ và nền kinh tế suy yếu đã khiến Tập chấp nhận gặp Ishiba ngay sau khi ông nhậm chức.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã trông rất nghiêm nghị khi bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước quốc kỳ của hai nước trong cuộc gặp đầu tiên giữa hai người. Ishiba quả thật không hề giao tiếp bằng mắt với Tập và cũng không hề mỉm cười. Continue reading “Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn”

24/11/1947: “Mười người Hollywood” bị tuyên mắc tội khinh thường Quốc hội

Nguồn: “Hollywood Ten″ cited for contempt of Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 346-17 để phê duyệt việc áp dụng tội khinh thường đối với 10 nhà biên kịch, đạo diễn, và nhà sản xuất phim Hollywood. Những người này đã từ chối hợp tác tại các phiên điều trần liên quan đến chủ nghĩa cộng sản trong ngành công nghiệp điện ảnh, được tổ chức bởi Ủy ban Hạ viện Kiểm tra Hành động chống Mỹ (House Un-American Activities Committee, HUAC). “Mười người Hollywood” (Hollywood Ten), như tên gọi sau này của nhóm, đã bị kết án một năm tù. Tối cao Pháp viện sau đó đã duy trì các cáo buộc khinh thường. Continue reading “24/11/1947: “Mười người Hollywood” bị tuyên mắc tội khinh thường Quốc hội”

Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump Can Earn a Place in History That He Did Not Expect,” New York Times, 19/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu sự trở lại của Donald Trump có báo hiệu hồi kết cho áp lực của Mỹ lên người Israel và người Palestine về giải pháp hai nhà nước hay không? Câu trả lời là không. Vì điều đó phụ thuộc vào việc Donald Trump nào sẽ nắm giữ Nhà Trắng.

Liệu đó sẽ là Trump – người vừa bổ nhiệm Mike Huckabee, một người ủng hộ việc Israel sáp nhập Bờ Tây, làm đại sứ mới của mình tại Jerusalem? Hay đó sẽ là Trump – người từng cùng với con rể Jared Kushner, xây dựng và công bố kế hoạch chi tiết nhất cho giải pháp hai nhà nước kể từ chính quyền Bill Clinton? Continue reading “Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?”

23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ

Nguồn: “Boss” Tweed delivered to authorities, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, William Magear “Boss” Tweed, người đứng đầu tổ chức chính trị tham nhũng Tammany Hall (Hội Tammany) của Thành phố New York trong thập niên 1860 và đầu thập niên 1870, đã bị dẫn độ ra trước chính quyền Thành phố New York sau khi bị bắt ở Tây Ban Nha.

Tweed trở thành một nhân vật quyền lực trong Tammany Hall – cỗ máy chính trị Dân chủ của Thành phố New York – vào cuối những năm 1850. Đến giữa những năm 1860, ông đã vươn lên vị trí cao nhất trong tổ chức và thành lập “Tweed Ring” (Thân hữu của Tweed), công khai mua phiếu bầu, khuyến khích tham nhũng tư pháp, biển thủ hàng triệu đô la từ các hợp đồng của thành phố, và thống trị chính trường Thành phố New York. Continue reading “23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ”

Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết

Nguồn: Mie Hoejris Dahl, “The Belt and Road Isn’t Dead. It’s Evolving.Foreign Policy, 13/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đang nói lời tạm biệt với những canh bạc lớn và những cây cầu khổng lồ để ủng hộ một cách tiếp cận mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Peru để tham dự hội nghị thượng đỉnh của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Trong thời gian đó, ông cũng sẽ khánh thành cảng nước sâu Chancay, cách Lima khoảng 72 km về phía bắc. Đây là một dự án trị giá 3,6 tỷ đô la – một trong những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Trung Quốc vào khu vực trong hai thập kỷ qua.

Nhưng nó cũng có thể là một trong những dự án cuối cùng thuộc loại này. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết”

21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey

Nguồn: George Washington orders General Lee to New Jersey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong một quyết định định mệnh, Tổng tư lệnh Lục quân Lục địa, Tướng George Washington, đã viết thư cho Tướng Charles Lee ở Hạt Westchester, New York, để báo cáo về việc mất Pháo đài Lee ở New Jersey và ra lệnh cho Charles Lee đưa lực lượng của mình đến New Jersey.

Lee muốn ở lại New York, vì vậy ông đã chần chừ không khởi hành và băng qua tiểu bang nhỏ New Jersey để đến Sông Delaware, nơi Washington đang sốt ruột chờ đợi quân tiếp viện. Lee, người đã nhận nhiệm vụ trong quân đội Anh sau khi tốt nghiệp trường quân sự ở tuổi 12 và phục vụ ở Bắc Mỹ trong Chiến tranh Bảy năm, cảm thấy bị xúc phạm khi Washington ít kinh nghiệm hơn lại được giao quyền chỉ huy Quân đội Lục địa. Thế nên ông đã không vội vàng. Continue reading “21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey”

Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?

Nguồn: Michael Kimmage và Hanna Notte, “How Ukraine Became a World War,” Foreign Affairs, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những tác nhân mới đang biến đổi xung đột – và làm phức tạp con đường để kết thúc nó.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2/2022 là một sự kiện có quy mô toàn cầu. Quy mô của cuộc xâm lược, tương xứng với mục tiêu xóa bỏ nhà nước Ukraine, là rất lớn. Hàng triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi Ukraine đến phần còn lại của châu Âu. Giá nhiên liệu và phân bón tăng vọt, kích thích lạm phát trên toàn thế giới. Cuộc chiến cũng làm gián đoạn sản xuất và phân phối ngũ cốc, gây quan ngại về nguồn cung ở những nước nằm cách xa Nga và Ukraine. Và khi xung đột kéo dài sang năm thứ hai và thứ ba, phạm vi hậu quả quốc tế của nó lại càng mở rộng. Continue reading “Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?”

Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên

Nguồn: Lee Hee-ok và Cho Sungmin, “China Should Be Worried About North Korea,” Foreign Affairs, 12/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để biến Bắc Kinh thành đối tác trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng?

Tháng trước, Nhà Trắng xác nhận rằng Triều Tiên – một quốc gia có ít đồng minh và ít tiền – đã bắt đầu gửi hàng nghìn binh lính tham gia cùng lính Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Trước đó, Bình Nhưỡng đã cung cấp vũ khí cho Moscow: theo tờ Times of London, một nửa số đạn pháo mà Nga sử dụng trong cuộc chiến này đến từ Triều Tiên. Nhưng việc gửi quân đánh dấu một cấp độ phối hợp mới. Cũng có những dấu hiệu khác cho thấy quan hệ đang ấm lên. Vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến đi đầu tiên tới Triều Tiên sau hơn hai thập kỷ. Continue reading “Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên”

19/11/1969: Pelé ghi bàn thắng thứ 1.000

Nguồn: Soccer legend Pelé scores 1,000th goal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, huyền thoại bóng đá người Brazil Pelé đã ghi bàn thắng chuyên nghiệp thứ 1.000 của mình trong trận đấu với Vasco da Gama tại sân vận động Maracana của Rio de Janeiro. Đây là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp lừng lẫy của ông, bao gồm ba chức vô địch World Cup. Continue reading “19/11/1969: Pelé ghi bàn thắng thứ 1.000”

Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây

Nguồn: Elisabeth Braw, “Russia Is Running an Undeclared War on Western Shipping,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu cho Houthi đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ của luật hàng hải.

Nga – và Trung Quốc – dường như đã được hưởng lợi từ các cuộc tấn công của Houthi vào tàu thuyền ở Biển Đỏ vì lực lượng dân quân đã tha cho tàu của hai nước này. Nhưng hóa ra Moscow không chỉ là bên hưởng lợi thụ động. Như tờ Wall Street Journal đưa tin gần đây, Nga đã cung cấp cho Houthi dữ liệu nhắm mục tiêu cho các cuộc tấn công của nhóm phiến quân. Giờ đây, khi Nga đã vượt qua lằn ranh đỏ bằng việc tích cực hỗ trợ các cuộc tấn công vào tàu thuyền phương Tây, các quốc gia thù địch khác có thể bắt đầu chia sẻ dữ liệu cấp quân sự với các bên ủy nhiệm mà họ lựa chọn. Continue reading “Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây”

Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping to keep chasing Chinese dream despite Donald Trump’s return,” Nikkei Asia, 14/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính Tập, chứ không phải Trump, là người đã bắt đầu quá trình phân tách đang tăng tốc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đó là màn mở đầu cho vòng đấu thứ hai giữa Tập Cận Bình và Donald Trump.

Tập, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Trump ngay sau khi Đảng Cộng hòa được bầu trở lại Nhà Trắng vào ngày 05/11. Continue reading “Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump”

17/11/1973: Nixon khẳng định ông “không phải là kẻ lừa đảo”

Nguồn: Nixon insists that he is “not a crook”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, trong thời gian xảy ra vụ bê bối Watergate mà cuối cùng đã chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của ông, Richard Nixon đã nói với một nhóm biên tập viên báo chí tụ tập tại Walt Disney World ở Orlando, Florida rằng ông “không phải là kẻ lừa đảo.” Continue reading “17/11/1973: Nixon khẳng định ông “không phải là kẻ lừa đảo””

16/11/1776: Quân Anh chiếm được Pháo đài Washington

Nguồn: British capture Fort Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Trung tướng Wilhelm von Knyphausen và một lực lượng gồm 3.000 lính đánh thuê người Đức cùng 5.000 lính Trung Quân đã bao vây Pháo đài Washington ở điểm cực bắc và điểm cao nhất của Đảo Manhattan. Continue reading “16/11/1776: Quân Anh chiếm được Pháo đài Washington”

Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng

Nguồn: David Sacks, “China’s Gray-Zone Offensive Against Taiwan Is Backfiring,” Foreign Affairs, 08/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Đài Bắc phải chuẩn bị cho sự leo thang tiếp theo

Giữa tháng 10, Trung Quốc lại tiến hành một đợt tập trận quân sự quy mô lớn khác ở Eo biển Đài Loan, bao gồm cả việc diễn tập phong tỏa các cảng của Đài Loan. Lần này, nguyên nhân là một loạt các bình luận không đáng chú ý của Tổng thống Lại Thanh Đức nhân dịp Quốc khánh Đài Loan vài ngày trước đó. Bắc Kinh “không có quyền đại diện cho Đài Loan,” Lại khẳng định, mô tả Đài Loan là nơi “dân chủ và tự do đang phát triển thịnh vượng.” Dù Lại không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ theo đuổi nền độc lập hoặc tìm cách thay đổi vị thế quốc tế của Đài Loan, nhưng Bắc Kinh đã sử dụng những phát biểu của ông như một cái cớ mới để tăng cường áp lực. Continue reading “Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng”