Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

Nguồn: Edward Luce, “What the CIA thinks: William Burns on the new world disorder,” Financial Times, 13/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm mươi năm sau ‘cuộc đảo chính’ Chiến tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối mặt với một trật tự toàn cầu mới.

Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba chữ số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện đã già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FTWeekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông. Continue reading “Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới”

Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li is back, and so is ‘Likonomics’,” Nikkei Asia, 19/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những sai lầm kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở đường cho việc chia sẻ quyền lực.

Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc theo truyền thống sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế vĩ mô, với tư cách là người đứng đầu Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung hết quyền lực vào tay mình, nên trong 9 năm qua, quyền lực của Lý chỉ là trên danh nghĩa. Continue reading “Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy”

22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử

Nguồn: President Nixon arrives in Moscow for historic summit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã đến Moscow để dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Dù đây là chuyến thăm đầu tiên của Nixon tới Liên Xô trên cương vị Tổng thống, nhưng ông đã từng đến thăm Moscow một lần trước đó, khi còn là Phó Tổng thống Mỹ. Với tư cách là cấp phó của Eisenhower, Nixon thường xuyên thực hiện các chuyến công du chính thức ra nước ngoài, bao gồm chuyến đi đến Moscow năm 1959 để tham quan thủ đô của Liên Xô, cũng như tham dự Hội chợ Văn hóa và Thương mại Mỹ ở Công viên Sokolniki. Continue reading “22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử”

21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai

Nguồn: French troops occupy Fez, sparking second Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, sáu năm sau Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, trong đó sự xuất hiện bất ngờ của Hoàng đế Đức Wilhelm ở Morocco đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế, đồng thời dẫn đến việc Anh và Pháp củng cố mối quan hệ chống lại Đức, quân đội Pháp đã chiếm thành phố Fez của Morocco, khiến người Đức nổi cơn thịnh nộ và khơi mào cho Khủng hoảng Morocco lần thứ hai.

Tháng 03/1911, chính quyền Pháp tuyên bố rằng các bộ lạc đã tổ chức một cuộc nổi dậy ở Morocco, gây nguy hiểm cho một trong những thủ phủ của đất nước, Fez. Quốc vương kêu gọi người Pháp giúp đỡ để khôi phục trật tự, và họ đã gửi quân đến Fez vào ngày 21/05. Continue reading “21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai”

Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nguồn: James Crabtree, “Biden and Xi Struggle to Compete in Asia,” Foreign Policy, 11/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công. Continue reading “Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á”

19/05/1536: Anne Boleyn, người vợ thứ hai của Vua Henry VIII, bị xử tử

Nguồn: Anne Boleyn, second wife of King Henry VIII, is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1536, Anne Boleyn, người vợ thứ hai khét tiếng của Vua Henry VIII, đã bị xử tử với các tội danh ngoại tình, loạn luân, và âm mưu chống lại nhà vua.

Catherine xứ Aragon

Vua Henry rơi vào lưới tình với Anne Boleyn kể từ giữa những năm 1520, khi bà quay về Anh sau thời gian phục vụ trong triều đình Pháp, và trở thành thị nữ cho người vợ đầu của ông, Catherine xứ Aragon. Continue reading “19/05/1536: Anne Boleyn, người vợ thứ hai của Vua Henry VIII, bị xử tử”

Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Nguồn: Angela Stent, “The West vs. the Rest,” Foreign Policy, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Nhưng Putin đã đúng về một điều: Ông đoán chính xác rằng cái mà tôi gọi là “Phần còn lại của Thế giới” – nghĩa là những nước “phi phương Tây” – sẽ không lên án hay áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga. Vào ngày chiến tranh nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng phương Tây đảm bảo rằng Putin sẽ trở thành “kẻ bị bài xích trên trường quốc tế” – nhưng đối với phần lớn thế giới, Tổng thống Nga không hẳn là một người bị bài xích. Continue reading “Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga”

17/05/1974: Cảnh sát Los Angeles đột kích nhóm khủng bố SLA

Nguồn: LAPD raid leaves six SLA members dead, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại Los Angeles, California, cảnh sát đã bao vây một ngôi nhà ở Compton, nơi các thủ lĩnh của nhóm khủng bố được gọi là Quân đội Giải phóng Symbionese (Symbionese Liberation Army, SLA) đang lẩn trốn. Vài tháng trước đó, vụ SLA bắt cóc Patricia Hearst – cô con gái thuộc dòng họ Hearst giàu có, những người sở hữu đế chế truyền thông Hearst – đã thu hút sự chú ý trên khắp đất nước. Cảnh sát tìm ra ngôi nhà ở Compton sau khi một bà mẹ ở địa phương báo cáo rằng các con của bà đã nhìn thấy một nhóm người đang ‘chơi đùa’ với vũ khí tự động trong phòng khách của ngôi nhà. Continue reading “17/05/1974: Cảnh sát Los Angeles đột kích nhóm khủng bố SLA”

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ

Nguồn: In applying to NATO, Finland and Sweden give the lie to Putin’s claims,” The Economist, 15/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng. Continue reading “Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ”

Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong fears run deep as John Lee aims to take charge,” Nikkei Asia, 12/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu cảnh sát là lựa chọn của Trung Quốc để dẫn dắt những người dân Hong Kong đang cảnh giác với luật an ninh.

Những cảnh quay võ thuật tại Hong Kong là thứ đã sản sinh ra nhiều huyền thoại và nhiều bộ phim bom tấn. Thế nhưng, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra trong tháng qua, khi một huấn luyện viên và trợ lý nữ của ông bị bắt giam và buộc tội lên kế hoạch “xây dựng quân đội” chống lại nhà nước.

Cảnh sát cho biết họ đã tịch thu một loạt vũ khí, bao gồm kiếm, dao, nỏ, và một khẩu súng hơi. Họ cũng cho biết đã tìm thấy các bài đăng chống Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang Facebook của trung tâm võ thuật. Continue reading “Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền”

15/05/2009: General Electric bắt đầu làm sạch sông Hudson bị ô nhiễm

Nguồn: GE finally initiates cleanup of polluted Hudson River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, sau hàng chục năm hủy hoại môi trường và tranh chấp pháp lý, General Electric (GE) cuối cùng đã bắt đầu nỗ lực do chính phủ yêu cầu để làm sạch sông Hudson. Là một trong những tập đoàn lớn nhất và uy tín nhất của Mỹ, GE đã thải hóa chất độc hại xuống sông suốt nhiều năm và chi một khoản tiền khổng lồ để tránh phải dọn dẹp. Continue reading “15/05/2009: General Electric bắt đầu làm sạch sông Hudson bị ô nhiễm”

Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte

Nguồn: Derek Grossman, “New Philippine President Marcos Is No Duterte on Foreign Policy,” Foreign Policy, 10/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Hai vừa rồi có ý định bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc và ưu tiên liên minh với Mỹ.

Cuộc bầu cử đã đưa Ferdinand Marcos Jr. trở thành tổng thống tiếp theo của Philippines sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Manila. Thường được gọi với biệt danh “Bongbong”, Marcos nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của cha ông, cựu độc tài Ferdinand Marcos, cũng như của người tiền nhiệm, Rodrigo Duterte, dẫn tới sự hình thành một chính phủ mới quan tâm đến việc hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kề cận với Mỹ. Marcos đã liên tục ca ngợi những thành tựu của cha mình, một trong số đó là duy trì liên minh an ninh mạnh mẽ với Washington bất chấp mâu thuẫn song phương, nhưng đồng thời, ông cũng đồng tình về mặt chính trị với Duterte, người đã tìm cách xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc. Do đó, trong nhiệm kỳ 6 năm sắp tới, Washington nên mong đợi một nhà lãnh đạo thân thiện với Trung Quốc theo kiểu Duterte, nhưng sẽ không thể hiện ý định phá bỏ liên minh Philippines-Mỹ như Duterte đã làm. Marcos thậm chí còn có thể củng cố liên minh với Mỹ nếu Bắc Kinh tiếp tục gia tăng hành động gây hấn ở Biển Đông. Continue reading “Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte”

12/05/1961: Lyndon B. Johnson thăm Việt Nam Cộng hòa

Nguồn: Lyndon B. Johnson visits South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gặp Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn, trong chuyến công du các nước châu Á. Gọi Diệm là “Churchill của châu Á”, Johnson đã khuyến khích tổng thống Nam Việt Nam tự coi mình là nhân vật không thể thiếu đối với Mỹ, và hứa sẽ viện trợ quân sự bổ sung để hỗ trợ chính phủ của ông chống lại lực lượng cộng sản. Continue reading “12/05/1961: Lyndon B. Johnson thăm Việt Nam Cộng hòa”

Ukraine và bóng ma Quốc xã

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of the Nazis,” Financial Times, 09/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi cả hai bên đều cáo buộc kẻ thù là hậu duệ của Hitler, thỏa hiệp dần trở thành điều không tưởng.

Đã không có chiến thắng nào để Vladimir Putin có thể ăn mừng trong Ngày Chiến thắng. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Nga đang sa lầy trong một cuộc chiến tàn khốc, bất phân thắng bại, và ngày càng nhục nhã.

Trước khi có bài phát biểu quan trọng tại Quảng trường Đỏ, kỷ niệm chiến thắng trong Thế chiến II, Tổng thống Nga có ba lựa chọn – nhưng không có lựa chọn nào trong số đó là tốt cả. Ông có thể bắt đầu xuống thang trong cuộc chiến ở Ukraine, điều có nghĩa là thừa nhận rằng Nga đã không đạt được hầu hết các mục tiêu của mình. Ông có thể cố gắng thúc đẩy tinh thần quân đội và quốc gia, nhưng không thông báo về một thay đổi lớn trong chính sách. Hoặc ông có thể leo thang, bằng lời nói hoặc hành động – chẳng hạn như tuyên bố lệnh động viên quân sự, hoặc ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Continue reading “Ukraine và bóng ma Quốc xã”

Doanh số của nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh tại châu Á

Nguồn: Sinan Tavsan, “Turkish defense contractors enjoy sales bonanza in Asia,” Nikkei Asia, 03/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhu cầu đang tăng cao đối với máy bay không người lái, trực thăng, và tàu hộ tống giá rẻ nhưng đã được thử nghiệm tại chiến trường.

Một tập tài liệu dày cộp đã được chuyền tay trong nhóm các quan chức đang xếp hàng trên thảm đỏ tại Căn cứ Không quân Đại tá Jesus Villamor ở Manila.

Bên trong nhà chứa là hai chiếc trực thăng tấn công T-129 được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng sẽ được sử dụng để chống lại kẻ thù của nhà nước – những kẻ khủng bố đang cố gắng phá hủy đất nước chúng ta,” Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, phát biểu tại buổi lễ bàn giao ngày 06/04. Continue reading “Doanh số của nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh tại châu Á”

10/05/1871: Hiệp ước Frankfurt am Main chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ

Nguồn: Treaty of Frankfurt am Main ends Franco-Prussian War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1871, Đệ nhị Đế chế Pháp dưới thời Louis Napoléon đã phải hứng chịu thất bại nhục nhã ê chề, khi Hiệp ước Frankfurt am Main được ký kết, kết thúc Chiến tranh Pháp-Phổ và đánh dấu sự xuất hiện của một nhà nước Đức mới thống nhất trên sân khấu chính trị quyền lực Châu Âu, vốn trước đó vẫn do hai đế quốc lớn là Anh và Pháp thống trị.

Căn nguyên của xung đột Pháp-Phổ là mong muốn của vị chính khách đầy tham vọng Otto von Bismarck nhằm thống nhất các thành bang Đức dưới sự kiểm soát của nước mạnh nhất trong số đó, chính là nước Phổ của ông. Sự kiện trực tiếp dẫn đến chiến tranh cũng là một nỗ lực do Bismarck dàn dựng nhằm đưa Hoàng tử Leopold, thuộc hoàng tộc Hohenzollern của Phổ, lên ngai vàng Tây Ban Nha, vốn đã bị bỏ trống sau cuộc cách mạng năm 1868. Continue reading “10/05/1871: Hiệp ước Frankfurt am Main chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ”

Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Russians at War,” Foreign Affairs, 18/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hung hăng của Putin đã khiến một quốc gia tự chống lại chính mình.

Đầu tháng 4, quan tài chứa thi thể của Vladimir Zhirinovsky, 75 tuổi – một nhà dân túy cực đoan, người từng là trụ cột quan trọng của nhà nước Nga suốt hai thập niên – đã được đưa đến Sảnh Cột (Hall of Columns) ở trung tâm Moscow để mọi người có thể đến viếng. Cách đây 69 năm, thi hài Stalin cũng được quàn tại đây, và vì thế dẫn đến cái chết của hàng loạt người Nga, những người đã bị giẫm đạp đến chết trong đám đông khổng lồ tụ tập để tiễn biệt nhà độc tài Liên Xô.

Đã không có đợt giẫm đạp nào ở đám tang Zhirinovsky, nhưng nó gợi lại một khoảnh khắc khác trong thời kỳ Liên Xô. Thi thể của ông đã được đưa đến Sảnh Cột trong một chiếc Aurus Lafet – dòng xe tang đen phiên bản siêu giới hạn, được sản xuất bởi Aurus Motors, nhà sản xuất xe hơi hạng sang mới nổi của Nga. Trong tiếng Nga, lafet có nghĩa là “xe tang”, và đối với những người Nga như tôi, những người đủ lớn tuổi để nhớ được giai đoạn đầu thập niên 1980, tên của chiếc xe gợi lên một câu chuyện đùa tăm tối: khi các nhà lãnh đạo cao tuổi của Liên Xô, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, và Konstantin Chernenko liên tiếp qua đời, sự kiện đó đã được gọi là Cuộc đua của những chiếc xe tang (Race of the Lafets). Continue reading “Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine”

Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Triumphalism returns to haunt Xi Jinping,” Financial Times, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc có nguy cơ bị đổ lỗi cho thất bại của chính sách zero Covid từng có vẻ thành công.

Chính phủ Trung Quốc không có tính chính danh đến từ chiến thắng trong bầu cử. Nhưng các quan chức của nước này thường tuyên bố rằng Đảng Cộng sản có một nguồn chính danh thậm chí còn tốt hơn: “tính chính danh nhờ hiệu quả.”

Ý tưởng rằng chính phủ Trung Quốc có hiệu quả vượt trội so với một phương Tây đang rối loạn đã được truyền bá mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Tại một buổi lễ vào năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “đại dịch một lần nữa chứng minh tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.” Vào ngày kỷ niệm lần đầu tiên virus bùng phát ở Vũ Hán, thành phố đã tổ chức một cuộc triển lãm minh họa cho thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, với hình ảnh – như đài BBC đưa tin – “các mô hình nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ, … và ở khắp mọi nơi, là những bức chân dung khổng lồ của Tập Cận Bình.” Continue reading “Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên”

08/05/1988: Stella Nickell bị kết tội giết người bằng thuốc Excedrin nhiễm độc

Nguồn: Woman convicted of killing two in Excedrin tampering, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, Stella Nickell đã bị bồi thẩm đoàn Seattle, Washington, tuyên có tội đối với hai cáo buộc giết người. Bà ta là người đầu tiên bị kết tội vi phạm Đạo luật Liên bang về Chống làm giả (Federal Anti-Tampering Act) sau khi cho cyanide vào viên nang Excedrin để giết chết chồng mình.

Stella và Bruce Nickell kết hôn vào năm 1976, không lâu sau vụ án 7 người thiệt mạng ở Chicago, Illinois, vì những viên thuốc Tylenol tẩm độc. Theo lời cô con gái từ cuộc hôn nhân trước của Stella, bà ta đã bắt đầu lên kế hoạch giết Bruce ngay từ tuần trăng mật. Vụ ngộ độc Tylenol ở Chicago (vốn chưa bao giờ được làm rõ) đã có ảnh hưởng đến Stella, người quyết định rằng cyanide sẽ là một phương pháp giết người hiệu quả. Continue reading “08/05/1988: Stella Nickell bị kết tội giết người bằng thuốc Excedrin nhiễm độc”

07/05/1763: Tù trưởng Pontiac nổi dậy chống lại người Anh

Nguồn: Ottawa Chief Pontiac’s Rebellion against the British begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Cuộc nổi dậy của Tù trưởng Pontiac (Pontiac’s Rebellion) đã nổ ra khi một liên minh chiến binh người Mỹ bản địa dưới quyền Tù trưởng Pontiac của tộc Ottawa tấn công binh lính Anh đóng tại Detroit. Sau khi không thể chiếm được pháo đài ngay trong đợt tấn công đầu tiên, lực lượng của Pontiac, gồm các chiến binh Ottawa và được tăng cường bởi các bộ tộc Wyandot, Ojibwa và Potawatami, đã thực hiện một cuộc bao vây kéo dài hàng tháng. Continue reading “07/05/1763: Tù trưởng Pontiac nổi dậy chống lại người Anh”