12/10/1960: “Sự cố đập giày” của Nikita Khrushchev tại Liên Hiệp Quốc

Nguồn: Nikita Khrushchev allegedly brandishes his shoe at the United Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, trong một trong những khoảnh khắc siêu thực nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã đập tay xuống bàn, và theo một số lời kể, ông còn tháo giày ra và đe dọa sẽ đập giày lên bàn để phản đối bài phát biểu chỉ trích chính sách của Liên Xô ở Đông Âu. Continue reading “12/10/1960: “Sự cố đập giày” của Nikita Khrushchev tại Liên Hiệp Quốc”

27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử

Nguồn: President Nixon arrives in Moscow for historic summit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã đến Moscow để dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Dù đây là chuyến thăm đầu tiên của Nixon tới Liên Xô trên cương vị Tổng thống, nhưng ông đã từng đến thăm Moscow một lần trước đó, khi còn là Phó Tổng thống Mỹ. Với tư cách là cấp phó của Eisenhower, Nixon thường xuyên thực hiện các chuyến công du chính thức ra nước ngoài, bao gồm chuyến đi đến Moscow năm 1959 để tham quan thủ đô của Liên Xô, cũng như tham dự Hội chợ Văn hóa và Thương mại Mỹ ở Công viên Sokolniki. Continue reading “22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử”

20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba

Nguồn: Kennedy secretly plans blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, các phóng viên tại Nhà Trắng được tin Tổng thống John F. Kennedy đã bị cảm lạnh; trên thực tế, ông đang tổ chức nhiều cuộc họp bí mật với các cố vấn trước khi ra lệnh phong tỏa Cuba.

Kennedy đang ở Seattle và dự kiến sẽ tham dự Hội chợ Thế giới Thế kỷ 21 ở Seattle thì thư ký báo chí của ông thông báo rằng tổng thống đã bị “nhiễm trùng đường hô hấp.” Tổng thống sau đó bay trở lại Washington, nơi ông được cho là đã nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Continue reading “20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba”

31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau

Nguồn: Kennedy and Khrushchev exchange holiday greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “những lời chúc chân thành” của ông và người dân Mỹ tới Lãnh đạo Nikita Khrushchev và nhân dân Liên Xô cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Đó là thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đang mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Gọi năm 1961 là “năm rắc rối” giữa hai siêu cường, Kennedy nói rằng ông “tha thiết hy vọng” năm 1962 sẽ chứng kiến mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước. Kennedy sau đó nói với Khrushchev rằng ông tin rằng trách nhiệm đạt được hòa bình thế giới được đặt trên vai họ. Continue reading “31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau”

15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’

Nguồn: Nikita Khrushchev challenges United States to a missile “shooting match”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1957, trong cuộc phỏng vấn với một phóng viên Mỹ, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tuyên bố Liên Xô có ưu thế về tên lửa hơn so với Mỹ và thách thức Mỹ tham gia một “cuộc thi phóng tên lửa” để chứng minh khẳng định của mình. Cuộc phỏng vấn đã làm gia tăng nỗi sợ của Hoa Kỳ rằng họ đang tụt lại phía sau Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang.

Cuộc phỏng vấn là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp thường thấy giữa vẻ huênh hoang hiếu chiến và việc kêu gọi “chung sống hòa bình” với phương Tây của Khrushchev vào cuối những năm 1950. Ông khoe khoang về ưu thế tên lửa của Liên Xô và cho rằng Hoa Kỳ không sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa: “Nếu họ có thì họ đã phóng vệ tinh nhân tạo của riêng mình rồi.” Sau đó, ông đưa ra lời thách thức: “Hãy cùng tham gia một cuộc thi phóng tên lửa ôn hòa như một trận đấu súng, và họ sẽ trông thấy sức mạnh của chúng ta.” Continue reading “15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’”

25/09/1959: Khrushchev thăm Mỹ, hội đàm với Eisenhower

Nguồn: Eisenhower and Khrushchev meet for talks, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1959, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã thực hiện chuyến thăm tới  Hoa Kỳ với chương trình hai ngày gặp gỡ với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Hai người đã đi đến thỏa thuận chung về một số vấn đề, nhưng một sự cố máy bay do thám U-2 vào tháng 05 năm 1960 đã đập tan mọi hy vọng cải thiện quan hệ Xô-Mỹ trong những năm dưới thời Eisenhower.

Khrushchev đến Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 9 năm 1959 trong một chuyến thăm dài ngày và tiến hành hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower. Những ngày đầu tiên trong chuyến thăm của vị nguyên thủ Liên Xô có sự pha trộn giữa những cuộc chiêu đãi xa hoa, du lịch và một vài giây phút căng thẳng. Khi đến thăm Los Angeles, Khrushchev đã nổi giận bởi những bình luận của người đứng đầu hãng phim Twentieth Century Fox Studio và sau đó là cơn thịnh nộ khi ông bị cấm đến thăm Disneyland vì những lo ngại về an ninh. Continue reading “25/09/1959: Khrushchev thăm Mỹ, hội đàm với Eisenhower”

28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba

Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba. Continue reading “28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba”

28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh

Nguồn: Khrushchev and Eisenhower offer views on summit meeting, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1959, một ngày sau khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Washington, D.C., lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra ý kiến ​​của họ về tầm quan trọng và ý nghĩa của các cuộc đàm phán giữa hai bên. Cả hai bên đều lạc quan rằng họ đã đạt được tiến bộ trong việc giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh.

Từ ngày 15 tháng 09 đến ngày 27 tháng 09, Nikita Khrushchev đến thăm Hoa Kỳ, kết thúc chuyến đi của mình với một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày với Tổng thống Eisenhower. Đối với nhiều người ở Mỹ, Liên Xô và trên toàn thế giới, chuyến đi của Khrushchev và cuộc hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower được xem là những dấu hiệu đầy triển vọng để giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Continue reading “28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh”

15/09/1959: Khrushchev đến Washington

Nguồn: Khrushchev arrives in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Nikita Khrushchev trở thành nguyên thủ Liên Xô đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong hai tuần tiếp theo, chuyến thăm của Khrushchev đã trở thành tin tức nóng hổi, đồng thời đem lại một số khoảnh khắc kịch tính và hài hước trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev lên nắm quyền tại Liên Xô sau cái chết của nhà độc tài Joseph Stalin năm 1954. Khi ấy, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Khrushchev, một “đệ tử” nhiệt thành của Stalin trong thập niên 1930 và 1940, sẽ không có mấy khác biệt trong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, ông lại gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng mình mong muốn “chung sống hòa bình” với người Mỹ và tố cáo “sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin. Continue reading “15/09/1959: Khrushchev đến Washington”

15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị

Nguồn: Khrushchev announces he is ready to begin arms talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng ông sẵn sàng bắt đầu các đàm phán giải trừ quân bị với phương Tây. Mặc dù vị lãnh đạo Nga từ chối thảo luận các kế hoạch cụ thể cho việc giải trừ quân bị, tuyên bố của ông được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang tìm cách hạn chế khả năng xung đột hạt nhân giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây.

Những bình luận của Khrushchev, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trong khi ông đến thăm London, xuất hiện chưa đầy hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Vào tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các căn cứ tên lửa có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Continue reading “15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị”

24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev

Nguồn: Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Moskva, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Moskva vào tháng 07. Continue reading “24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev”

23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào

Nguồn: An accord on Laos is reached, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1962, để tránh một cuộc đối đầu nóng của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo cho một nước Lào tự do và trung lập. Mặc dù thỏa thuận này đã chấm dứt vai trò “chính thức” của cả hai quốc gia trong cuộc nội chiến Lào, sự hỗ trợ bí mật từ cả Liên Xô và Hoa Kỳ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Lào trong thập niên tiếp theo.

Lào là một thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Trong những năm 1930 và Thế chiến II, một phong trào giành độc lập cũng như một phong trào cộng sản được biết đến với tên gọi Pathet Lào bắt đầu phát triển ở quốc gia này. Sau khi Pháp trao cho Lào nền độc lập có điều kiện vào năm 1949, Pathet Lào bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Lào thân Pháp. Continue reading “23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào”

03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực

Nguồn: Khrushchev consolidates his power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Nikita Khrushchev lên nắm quyền kiểm soát tại Liên Xô sau khi đã dàn xếp để loại bỏ những đối thủ nặng ký nhất của mình khỏi các vị trí quan trọng trong chính phủ. Hành động của Khrushchev làm hài lòng nước Mỹ vốn coi ông như một nhân vật ôn hòa hơn trong chính phủ cộng sản Nga.

Khrushchev đã tham gia tranh giành quyền kiểm soát Liên Xô kể từ sau cái chết của nhà độc tài lâu năm Joseph Stalin vào tháng 03/1953. Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô được cai trị bởi một Đoàn chủ tịch (presidium) gồm 10 thành viên. Khrushchev chỉ là một thành viên trong hội đồng này, nhưng chỉ trong vòng bốn năm, ông đã dần dần nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Continue reading “03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực”

07/05/1960: Brezhnev trở thành Chủ tịch Liên Xô

Nguồn: Brezhnev becomes president of the USSR, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1960, Leonid Brezhnev, một trong những người thân tín nhất của vị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, đã được chọn làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao – tức nguyên thủ quốc gia của Liên Xô. Đây là một bước quan trọng trong sự gia tăng quyền lực của Brezhnev, kết thúc bằng việc sau đó ông bước lên nắm quyền kiểm soát Liên Xô vào năm 1964.

Brezhnev đã từng là một cấp phó thân tín của Khrushchev kể từ những năm 1940. Khi Khrushchev dần thăng tiến qua các cấp bậc, vị cấp phó thân tín này của ông cũng thăng tiến theo. Continue reading “07/05/1960: Brezhnev trở thành Chủ tịch Liên Xô”

25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’

Nguồn: Khrushchev declares that Eisenhower is “striving for peace”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, trong một cuộc phỏng vấn dài với luật sư người Mỹ Marshall MacDuffie, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tỏ thái độ thân thiện đối với Mỹ và cho biết ông tin rằng Tổng thống Dwight Eisenhower thực sự chân thành với mong muốn hòa bình của mình. Cuộc phỏng vấn này là tiền đề cho lời tuyên bố của Khrushchev cùng năm đó, rằng ông muốn Mỹ và Liên Xô cùng “chung sống hòa bình”.

MacDuffie, một người quen lâu năm của nhà lãnh đạo Liên Xô và là người đề xướng mối quan hệ Mỹ – Xô gần gũi hơn, đã dành tận ba giờ thực hiện cuộc phỏng vấn. Trong khi trò chuyện, Khrushchev đã thể hiện rằng ông mong muốn “Chúng ta nên giải trừ quân bị và chúng ta nên suy nghĩ cách để tránh một cuộc chiến tranh mới.” Continue reading “25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’”

22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba

Nguồn: JFK announces a blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy (JFK) tuyên bố trước người Mỹ rằng ông đã ra lệnh phong tỏa Cuba nhằm phản ứng lại việc phát hiện ra tên lửa của Liên Xô đang được lắp đặt trên đảo. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông lên án nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vì “mưu đồ ám muội, liều lĩnh và đe dọa khiêu khích đối với hòa bình thế giới,” đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng trả đũa nếu tên lửa được phóng đi.

Bốn ngày trước đó, Kennedy đã được xem hình ảnh Liên Xô đang lắp đặt 40 tên lửa đạn đạo tại Cuba – với khoảng cách rất gần so với Mỹ. Trong các cuộc họp bí mật, Kennedy và các cố vấn thân cận nhất của ông đồng ý rằng Tổng thống có ba lựa chọn: (1) thương lượng với Liên Xô để di dời các tên lửa; (2) ném bom các địa điểm chứa tên lửa ở Cuba; hoặc (3) tiến hành phong tỏa hải quân hòn đảo. Kennedy đã chọn cách phong tỏa Cuba, và quyết định rằng sẽ chỉ ném bom các địa điểm chứa tên lửa nếu thực sự cần thiết. Continue reading “22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba”

04/06/1961: Kennedy và Khrushchev nhất trí Lào trung lập

Nguồn: Kennedy and Khrushchev agree on neutrality for Laos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cùng Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã họp mặt tại Vienna và đồng ý ủng hộ một nước Lào trung lập và độc lập.

Trước đó, Lào đã trải qua cuộc nổi dậy của phe cộng sản – nhóm du kích Pathet Lào. Tháng 07/1959, Bộ Chính trị Bắc Việt Nam đã thành lập Nhóm 959 để cung cấp vũ khí và vật tư cho Pathet Lào. Sang năm 1960, Pathet Lào đã đe dọa sự sống còn của chính phủ Hoàng gia. Ngày 19/01/1961, khi Tổng thống Eisenhower sắp rời nhiệm sở, ông nói với Kennedy rằng Lào “là chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.” Kennedy đã xem xét việc cho quân đội Mỹ can thiệp vào Lào, nhưng cuối cùng lại quyết định không làm điều đó. Continue reading “04/06/1961: Kennedy và Khrushchev nhất trí Lào trung lập”

10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ

Nguồn: Soviets exchange American for captured Russian spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Francis Gary Powers, phi công người Mỹ bị bắn rơi ở Liên Xô khi đang lái máy bay do thám của CIA vào năm 1960, đã được phía Liên Xô trao trả. Đổi lại, người Mỹ cũng sẽ thả một điệp viên Nga. Cuộc trao đổi tù nhân này đã kết thúc một trong những sự kiện kịch tính nhất của Chiến tranh Lạnh.

Francis Gary Powers từng là một phi công thuộc đội máy bay do thám U-2 của Mỹ vào cuối thập niên 1950. Từng được cho là “bất khả xâm phạm” trước hệ thống phòng không của Liên Xô, các máy bay U-2 đã thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chụp ảnh căn cứ quân sự tại Nga. Ngày 01/05/1960, chiếc U-2 của Powers bị tên lửa Liên Xô bắn hạ. Powers đáng lẽ đã phải kích hoạt hệ thống tự hủy của máy bay (rồi tự tử bằng thuốc độc của CIA,) nhưng ông đã bị bắt giữ cùng toàn bộ phần còn lại của chiếc máy bay. Continue reading “10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ”

Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ

160302115458_stalin_624x351_afp_nocredit

Sách mới vừa ra ở Anh mô tả giai đoạn đấu đá quyền lực ở Kremlin sau khi Stalin đột tử và bác bỏ giả thuyết rằng Phương Tây đã ‘bỏ lỡ cơ hội’ bắt tay với Nikita Khrushchev.

Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô cũng có giai đoạn lãnh đạo tập thể 5 người cho đến khi ông Khrushchev nắm trọn quyền. BBC Tiếng Việt giới thiệu một số ý chính từ cuốn sách và các nguồn liên quan về Stalin:

Cuốn ‘The Last Days of Stalin’ (Stalin những ngày cuối đời) của Joshua Rubenstein (ĐH Harvard) vừa ra, nhìn vào “cuộc đấu đá quyền lực sau khi Hoàng đế Đỏ chết tháng 3 năm 1953”. Continue reading “Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ”