17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu

Nguồn: Second Battle of Gaza begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong lúc cuộc tấn công lớn của phe Hiệp ước do Robert Nivelle lãnh đạo đang thất bại thảm hại ở Mặt trận phía Tây, các lực lượng Anh ở Palestine đã lần thứ hai nỗ lực chiếm thành phố Gaza từ tay quân đội Đế chế Ottoman.

Sau khi người Anh thất bại trong cuộc tấn công vào Gaza ngày 26/03/1917, Sir Archibald Murray, chỉ huy các lực lượng Anh trong khu vực, đã tuyên bố sai sự thật rằng trận chiến rõ ràng là một chiến thắng của phe Hiệp ước, nói rằng tổn thất của người Thổ thực chất cao gấp ba lần. Nhưng thật ra, tổn thất 2.400 người của Ottoman chắc chắn thấp hơn đáng kể so với tổng số thương vong 4.000 người của Anh. Chính hành động này khiến Bộ Chiến tranh ở London tin rằng quân đội của họ sắp sửa có bước đột phá đáng kể ở Palestine, và ra lệnh cho Murray ngay lập tức tiếp tục cuộc tấn công. Continue reading “17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu”

17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ

Nguồn: Serbia and Greece declare war on Ottoman Empire in First Balkan War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, Serbia và Hy Lạp, theo bước Montenegro, đồng minh nhỏ hơn của họ ở khu vực Balkan hỗn loạn, đã tuyên chiến với Đế quốc Ottoman, chính thức bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.

Bốn năm trước đó, một cuộc nổi dậy ở Macedonia, lúc đó thuộc Ottoman, được  dẫn đầu bởi một nhóm dân tộc chủ nghĩa gọi là Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks), đã làm lung lay quyền cai trị của triều đình Ottoman ở châu Âu. Áo-Hung đã nhanh chóng tận dụng điểm yếu này, cho sáp nhập hai tỉnh Balkan gồm Bosnia và Herzegovina, đồng thời thúc giục Bulgaria, cũng đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc lập. Continue reading “17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ”

06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina

Nguồn: Austria-Hungary annexes Bosnia-Herzegovina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Đế quốc Áo-Hung đã tuyên bố sáp nhập Bosnia và Herzegovina, hai tỉnh ở vùng Balkan của châu Âu, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman.

Mặc dù Bosnia và Herzegovina vẫn dưới quyền kiểm soát của Sultan Ottoman vào năm 1908, Áo-Hung thực chất đã quản lý các tỉnh này kể từ Hội nghị Berlin (Congress of Berlin, 1878), khi các cường quốc châu Âu trao cho Áo – Hung quyền chiếm hai tỉnh dù về mặt pháp lý chúng vẫn thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina”

20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai

Nguồn: Britain and Russia divide future spoils of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chỉ hai ngày sau khi hải quân nước này thất bại nặng nề trước quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Dardanelles, chính phủ Anh ký một thoả thuận bí mật với Nga về việc phân chia Đế chế Ottoman hậu thế chiến.

Theo các điều khoản trong thỏa thuận, Nga sẽ sáp nhập Constantinople (nay là Istanbul) của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Eo biển Bosporus (một con đường thủy nối Biển Đen với Biển Marmara và đánh dấu ranh giới giữa hai phần châu Á và châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ), và hơn một nửa phần lãnh thổ châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai”

Sai lầm lịch sử của Châu Âu đối với Đế chế Ottoman

Nguồn: The Ottoman caliphs: Why European Islam’s current problems might reflect a 100-year-old mistake”, The Economist, 26/07/2016.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Động thái của châu Âu nhằm làm suy yếu vị Caliph Ottoman đã chuyển dịch trung tâm ảnh hưởng của thần học.

Mỗi khi một thành phố châu Âu bị rung chuyển bởi một hành động bạo lực nhằm vào số đông quần chúng, các tờ báo quan trọng có ảnh hưởng của châu lục này lại chủ trì những cuộc tranh luận kịch liệt về những sai lầm đã xảy ra. Đặc biệt, những người tranh luận thường hỏi, liệu các quốc gia Châu Âu có nên phản ứng khác đi trước sự nổi lên của những nhóm thiểu số Hồi giáo lớn và bất mãn, bằng cách chấp nhận sự khác biệt về văn hoá một cách bao dung hơn hoặc (như một số người biện hộ) bằng cách đàn áp họ? Ngay cả khi rõ ràng Hồi giáo không thực sự là một nguyên nhân (như trường hợp vụ thảm sát tuần trước bởi một thanh niên trẻ không thích ứng được với môi trường sống ở Munich), các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục. Continue reading “Sai lầm lịch sử của Châu Âu đối với Đế chế Ottoman”

03/11/1918: Liên minh Trung tâm đối mặt với nổi loạn trong nước

Nguồn: Central Powers face rebellion on the home front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, khi Thế chiến I đã ở rất gần đoạn kết, người biểu tình nổi loạn đã bất ngờ xuất hiện ở Đức và Áo-Hung, mang theo băng rôn đỏ của Đảng Cộng sản cách mạng xã hội chủ nghĩa và đe doạ sẽ theo gương người Nga hạ bệ các chính phủ đế quốc của họ.

Vào tuần cuối cùng của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào tháng Chín. Ngày 28/10, 1.000 thủy thủ thuộc hải quân Đức đã bị bắt sau khi từ chối thực hiện mệnh lệnh từ các chỉ huy của họ nhằm tiến hành cuộc tấn công cuối cùng chống lại người Anh ở Biển Bắc. Continue reading “03/11/1918: Liên minh Trung tâm đối mặt với nổi loạn trong nước”

19/05/1916: Anh-Pháp thỏa thuận phân chia Trung Đông

sykespicotmap

Nguồn:Britain and France conclude Sykes-Picot agreement”, History.com (truy cập ngày 19/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1916, đại diện của Vương quốc Anh và Pháp đã bí mật đạt được một thỏa thuận, gọi là thỏa thuận Sykes-Picot,  theo đó hầu hết các vùng đất Ả-rập dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman sẽ được chia thành các khu vực ảnh hưởng của Anh và Pháp sau khi Thế chiến I kết thúc.

Sau khi chiến tranh nổ ra vào mùa hè năm 1914, phe Hiệp ước – gồm Anh, Pháp và Nga – đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về tương lai của Đế chế Ottoman – lúc đó đang tham chiến bên phía của Đức và Liên minh Trung tâm – và vùng lãnh thổ rộng lớn của đế quốc này ở Trung Đông, bán đảo Ả-rập và Trung – Nam Âu. Vào tháng 3 năm 1915, Anh đã ký một thỏa thuận bí mật với Nga. Chính tham vọng lãnh thổ của Nga đối với đế chế Ottoman đã khiến người Thổ tham gia phe Đức và Áo-Hung vào năm 1914. Continue reading “19/05/1916: Anh-Pháp thỏa thuận phân chia Trung Đông”

Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông

Ottoman_Empire_b

Nguồn: Carl Bildt, “Preserving the Ottoman Mosaic”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn gốc sâu xa của rất nhiều xung đột tại Trung Đông nằm ở sự tan rã của Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20, cùng với đó là sự thất bại trong việc xây dựng một trật tự ổn định cho khu vực kể từ thời điểm nói trên. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo nền hòa bình bền vững cho toàn vùng, các nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế cần ghi nhớ bài học lịch sử từ Đế chế Ottoman.

Ottoman – một đế chế từng trải dài từ thành phố Bihac của Bosnia ngày nay đến tận Basra, Iraq – là bức tranh đầy màu sắc bởi sự pha trộn văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dưới quyền cai quản tối cao của vị Sultan[1] ở Istanbul. Đây từng là nơi đặc biệt ổn định, tạo ra nền tảng hòa bình cho toàn khu vực suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, khi sự tan rã bắt đầu nhen nhóm, nó đã khiến tình hình trở nên vô cùng bạo lực. Continue reading “Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông”

Suleiman Đại đế – Vị vua lỗi lạc nhất của Đế chế Ottoman

Suleiman-I-011

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 14/9/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dưới sự lãnh đạo về chính trị và quân sự của Suleiman, Đế chế Ottoman đã trở thành một trong những đế chế rộng lớn nhất và kéo dài nhất lịch sử thế giới. Những chiến dịch quân sự của Suleiman đã mở rộng sự hiện diện của người Ottoman khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Ông gắn liền với sự trỗi dậy và sức mạnh của đế chế Ottoman, và là một trong những vị lãnh đạo vĩ đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với những cải cách thành công trong nông nghiệp và chính trị. Sự lãnh đạo của Suleiman là nhân tố tạo nên thời đại Hoàng kim của đạo Hồi – mà những yếu tố toán học, khoa học và nghệ thuật từ chính thời đại này đã đóng góp cho sự nổi lên của nền văn minh phương Tây. Continue reading “Suleiman Đại đế – Vị vua lỗi lạc nhất của Đế chế Ottoman”