25/02/1916: Đức chiếm Pháo đài Douaumont ở Verdun

Nguồn: German troops capture Fort Douaumont (Verdun)History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, quân đội Đức đã chiếm giữ Pháo đài Douaumont, cứ điểm có vị trí quan trọng nhất trong số các pháo đài bảo vệ thành phố Verdun, Pháp, bốn ngày sau khi họ tiến hành cuộc tấn công đầu tiên. Trận Verdun sẽ trở thành cuộc xung đột dài và đẫm máu nhất trong Thế chiến I, kéo dài 10 tháng và dẫn đến hơn 700.000 thương vong.

Vào tháng 02 năm 1916, các bức tường thành của Verdun được bảo vệ bởi khoảng 500.000 lính đóng quân tại hai pháo đài chính là Pháo đài Douaumont và Pháo đài Vaux. Quân Đức, được chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Erich von Falkenhayn, đã phái một triệu quân tới để chống lại thành phố này, với hy vọng một chiến thắng mang tính quyết định trên Mặt trận phía Tây sẽ khiến quân Đồng minh phải chấp nhận đình chiến. Continue reading “25/02/1916: Đức chiếm Pháo đài Douaumont ở Verdun”

21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu

Nguồn: Battle of Verdun begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 7:12 sáng ngày này năm 1916, một phát đạn từ khẩu súng nòng dài 38cm Krupp của Đức – một trong số hơn 1.200 khẩu như vậy được dùng để bắn phá lực lượng Pháp dọc theo mặt trận trải dài 20 km qua sông Meuse – đã trúng vào nhà thờ ở Verdun, Pháp, khởi đầu Trận Verdun, kéo dài trong 10 tháng và trở thành cuộc xung đột dài nhất trong Thế chiến I.

Đến đầu năm 1916, cuộc chiến ở Pháp, từ biên giới Thụy Sĩ đến Eo biển Manche, đã sa lầy thành chiến tranh chiến hào. Bất chấp các điều kiện khó khăn trong các chiến hào, tham mưu trưởng quân đội Đức Erich von Falkenhayn tin rằng chìa khóa để chiến thắng không phải là đối đầu với Nga ở phía đông mà là đánh bại Pháp trong một trận đánh lớn ở Mặt trận phía Tây. Tháng 12/1915, Falkenhayn đã thuyết phục được Hoàng đế Đức, bất chấp sự phản đối của các nhà lãnh đạo quân sự khác như Paul von Hindenburg, rằng nếu kết hợp với chiến tranh tàu ngầm không giới hạn trên biển, tổn thất lớn của Pháp trong trận chiến sẽ đẩy người Anh – mà Falkenhayn cho là đối thủ mạnh nhất trong phe Hiệp ước – ra khỏi cuộc chiến. Continue reading “21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu”

07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian

Nguồn: Winter Battle of the Masurian Lakes begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, giữa cơn bão tuyết dày đặc, Tướng Fritz von Below và Tập đoàn quân số 8 của Đức đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tiền tuyến của Nga ở phía bắc Hồ Masurian ở Mặt trận phía Đông, bắt đầu Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian (còn gọi là Trận Hồ Masurian lần II).

Trước đó ở khu vực Hồ Masurian, gần các làng Frogenau và Tannenberg tại Đông Phổ, một trận chiến đã diễn ra vào tháng 9/1914 và kết thúc với thất bại thứ hai của người Nga trước quân Đức dưới quyền Erich Ludendorff (thất bại đầu tiên là ở Tannenberg trong tháng trước). Trận chiến thứ hai này đánh dấu khởi đầu của chiến lược xâm lăng nhắm vào quân Nga do Tổng Tư lệnh Paul von Hindenburg đề xuất, người đã lý luận rằng nếu Liên minh Trung tâm có thể liên tục giành chiến thắng trong chuỗi các trận chiến quan trọng ở Mặt trận phía Đông, thì họ có thể loại Nga ra khỏi cuộc chiến và tập trung vào thách thức thực sự: đối đầu với Anh và Pháp ở phía Tây. Continue reading “07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian”

18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu

Nguồn: Battle of Epehy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần làng Epehy của Pháp, Tập đoàn quân số 4 của Anh, được chỉ huy bởi Sir Henry Rawlinson, đã tấn công các tiền đồn của Đức tại Phòng tuyến Hindenburg, tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được người Anh đặt tên theo vị Tổng Tư lệnh của Đức, Paul von Hindenburg – trong khi người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – Phòng tuyến Hindenburg là một tuyến phòng thủ bán kiên cố mà Hindenburg ra lệnh dựng lên, chỉ vài dặm đằng sau chiến tuyến của Đức, vào cuối năm 1916. Continue reading “18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu”

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”

27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw

Nguồn: Hindenburg celebrates Warsaw campaign, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Tổng Tư lệnh Đức Paul von Hindenburg đã đưa ra lời tuyên bố chiến thắng tại các chiến trường của Mặt trận phía Đông, tuyên dương chiến dịch của quân đội mình chống lại các lực lượng của Nga tại thành phố Warsaw, Ba Lan.

Ngày 01/11, Hindenburg được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh của tất cả các binh sĩ Đức trên Mặt trận phía Đông; tham mưu trưởng của ông là Erich Ludendorff, người đã hỗ trợ ông giành được một vài chiến công trước đó chống lại các lực lượng Nga ở Đông Phổ. Continue reading “27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw”

16/09/1916: Đức xây dựng tuyến phỏng thủ Hindenburg

Nguồn: Hindenburg gives order to strengthen German defenses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, một tháng sau khi lên thay thế Erich von Falkenhayn làm Tư lệnh Tối cao của Quân đội Đức trong Thế chiến I, Tướng Paul von Hindenburg đã ra lệnh xây dựng một phòng tuyến kiên cố dài nhiều dặm, nằm ngay sau mặt trận giữa bờ biển phía bắc của Pháp và Verdun, gần biên giới giữa Pháp và Bỉ.

Theo Hindenburg, tuyến phòng thủ “bán cố định” này sẽ là tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức. Mục đích của nó là đập tan bất kỳ bước tiến nào của phe Hiệp ước ở mặt trận phía Tây nước Pháp trước khi họ có thể tiến tới biên giới Bỉ hoặc Đức. Người Anh gọi nó là Đường Hindenburg, theo tên người khởi xướng; còn người Đức gọi nó là Đường Siegfried. Continue reading “16/09/1916: Đức xây dựng tuyến phỏng thủ Hindenburg”

19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức

Nguồn: Adolf Hitler becomes president of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Adolf Hitler, vốn đang làm Thủ tướng, đã được bầu làm Tổng thống Đức trong một hành động củng cố quyền lực chưa từng có trong lịch sử ngắn ngủi của nền cộng hòa.

Năm 1932, Tổng thống Paul von Hindenburg – người đã già nua, mệt mỏi và có chút lẩn thẩn, đã thắng cử chức Tổng thống, nhưng ông đã mất một phần đáng kể sự ủng hộ của cánh hữu/Bảo thủ vào tay Đảng Quốc xã. Những người thân thiết với Tổng thống muốn có mối quan hệ mật thiết hơn với Hitler và Đảng Quốc xã. Hindenburg đã khinh miệt sự vô luật pháp của Đức Quốc xã, nhưng cuối cùng đã phải chấp nhận để thay thế Heinrich Bruning, vị thủ tướng của ông, bằng Franz von Papen, người sẵn sàng xoa dịu Đức Quốc xã bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm Đội quân Áo nâu của Hitler (tên gọi khác của Sturmabteilung hay Sư đoàn Bão táp) và đơn phương hủy bỏ các khoản bồi thường chiến phí của Đức theo quy định trong Hiệp ước Versailles, ký kết vào thời điểm kết thúc Thế Chiến I. Continue reading “19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức”

30/06/1934: Sự kiện ‘Đêm của những con dao dài’

Nguồn: Night of the Long Knives, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, tại Đức, lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler đã ra lệnh thanh trừng đảng chính trị của mình, cho ám sát hàng trăm người phát xít mà ông tin rằng có khả năng trở thành kẻ thù chính trị trong tương lai. Các lãnh đạo của “Sư đoàn bão táp” (Sturmabteilung), với 4 triệu thành viên đã giúp đưa Hitler lên nắm quyền vào đầu những năm 1930, nay lại trở thành mục tiêu chính. Hitler lo ngại rằng một số người đã quá nghiêm túc với chiến dịch tuyên truyền “Chủ nghĩa xã hội quốc gia” mà ông đưa ra trước đó, nên họ có thể vô hiệu hóa kế hoạch đàn áp quyền của người lao động mà Hitler đề xuất nhằm giúp nền công nghiệp Đức chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Continue reading “30/06/1934: Sự kiện ‘Đêm của những con dao dài’”

30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức

Nguồn: Adolf Hitler is named chancellor of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, Tổng thống Paul von Hindenburg đã chọn Adolf Hitler – lãnh đạo (fÜhrer) của Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (Đảng Quốc xã) – trở thành Thủ tướng Đức.

Năm 1932 là thời điểm mà Hitler nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Đức, chủ yếu là do sự thất vọng của người dân Đức trước nền kinh tế ảm đạm, cùng vết thương vẫn còn mưng mủ gây ra bởi thất bại trong Thế chiến I và những điều khoản khắc nghiệt trong Hòa ước Versailles. Thế nên Hitler, một diễn giả lôi cuốn, đã khéo léo biến những bất mãn với chính quyền hậu chiến Weimar thành sự ủng hộ cho Đảng Quốc xã non trẻ của mình. Trong cuộc bầu cử tháng 07/1932, Đảng Quốc xã đã giành 230 ghế, và cùng với Đảng Cộng sản, đảng lớn thứ hai, chiếm hơn một nửa số ghế trong Hạ viện (Reichstag). Continue reading “30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức”

Hindenburg – Tổng thống nền Cộng hòa Weimar

Hindenburg

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 22/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hindenburg (1847-1934) là một nhân vật cấp cao của quân đội Đức trong Thế chiến thứ nhất, và là tổng thống thứ hai của nền Cộng hòa Weimar (từ 1925 đến 1934).

Paul von Hindenburg sinh ngày 2 tháng 10 năm 1847 tại Posen, vương quốc Phổ (nay là Poznan, Ba Lan) trong một gia đình có dòng dõi quý tộc ở Đức. Trong sự nghiệp quân sự đáng trân trọng nhưng không có gì nổi trội của mình, Hindenburg đã tham chiến trong Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871), và nghỉ hưu năm 1911. Tuy nhiên, năm 1914 ông được gọi tái ngũ và bổ nhiệm chức vụ chỉ huy trên danh nghĩa của Erich Ludendorff, một chiến lược gia quân sự tài năng. Những chiến tích nhờ công của Ludendorff trong cuộc xâm lược nước Nga đem lại danh tiếng cho Hindenburg, người được bổ nhiệm làm thống chế mặt trận và tổng tư lệnh của tất cả các lực lượng bộ binh Đức, với Ludendorff luôn sát cánh. Hindenburg chỉ đạo việc tổng động viên cả nước Đức cho cuộc chiến, và trở thành một nhân vật được ủng hộ rộng khắp. Hoàng đế Kaiser Wilhelm II bị gạt sang một bên. Continue reading “Hindenburg – Tổng thống nền Cộng hòa Weimar”