Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P2)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Trung Quốc ngày nay đã không còn ẩn mình chờ thời. Thay vào đó, nước này đang sản xuất tàu chiến và tên lửa nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể từ Thế chiến II. Máy bay và tàu chiến Trung Quốc liên tục mô phỏng các cuộc tấn công vào mục tiêu ở Đài Loan và Mỹ. Các tuyến đường biển châu Á có chi chít các tiền đồn quân sự của Trung Quốc và đầy ắp các tàu hải cảnh và tàu đánh cá Trung Quốc, ngang nhiên xua đuổi tàu của các nước láng giềng ra khỏi khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, Trung Quốc đang tiếp tay cho hành động tàn bạo của Nga đối với Ukraine và tập trung lực lượng ở biên giới Trung-Ấn. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P2)”

Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rủi ro xung đột đang ở mức báo động đỏ.

Khả năng Trung Quốc phát động chiến tranh là bao nhiêu? Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong các vấn đề quốc tế ngày nay. Nếu Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự chống lại Đài Loan hoặc một mục tiêu khác ở Tây Thái Bình Dương, kết quả có thể là chiến tranh với Mỹ – một cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ sở hữu vũ khí hạt nhân đang tranh giành quyền bá chủ khu vực, và rộng hơn là bá quyền thế giới. Nếu Trung Quốc tấn công trong bối cảnh chiến tranh đang nổ ra ở Ukraine và Trung Đông, thế giới sẽ bị huỷ diệt bởi các cuộc xung đột đan xen trên khắp các khu vực trọng điểm của lục địa Á-Âu, một cuộc xung đột toàn cầu chưa từng có kể từ Thế chiến II. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)”

Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc

Nguồn: Jakub Grygiel và A. Wess Mitchell, “5 Rules for Superpowers Facing Multiple Conflicts,” Foreign Policy, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine, Trung Đông, và Đài Loan là những vùng biên giới bất ổn, đòi hỏi Mỹ phải có một chiến lược có nguyên tắc hơn.

Năm 2017, chúng tôi đã viết một cuốn sách lập luận rằng Mỹ sẽ cùng lúc phải đối mặt với những thử thách từ Nga, Trung Quốc, và Iran. Chúng tôi cho rằng những thử thách, hay “cuộc thăm dò” này đang diễn ra ở vành đai bên ngoài của quyền lực Mỹ – còn gọi là “biên giới bất ổn” (unquiet frontier). Chúng tôi đã nói rằng các đồng minh tiền tuyến, chẳng hạn như Ba Lan, Israel, và Đài Loan, là những mục tiêu hấp dẫn đối với các đối thủ của Mỹ vì vị trí địa lý dễ bị tổn thương và khoảng cách quá xa giữa các nước này với Mỹ. Continue reading “Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc”

Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?

Nguồn: Nicholas Kristof, “What Feckless Americans Can Learn From Navalny’s Bravery,” New York Times, 16/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Nga của Vladimir Putin vừa trở nên ảm đạm và vô hồn hơn kể từ khi xuất hiện tin tức về cái chết ở nhà tù Bắc Cực của Aleksei Navalny, nhà bất đồng chính kiến 47 tuổi, người đã thể hiện lòng dũng cảm và tính hài hước trong nỗ lực mang lại nền dân chủ cho quê hương mình.

Sức mạnh, sự kiên cường, và lòng dũng cảm của Navalny tương phản với sự vô trách nhiệm của rất nhiều người Mỹ khi đối phó với Putin. Từ Donald Trump đến Tucker Carlson, một số lượng đáng kể các nhà lãnh đạo Mỹ và người phát ngôn của họ đã chấp nhận “cúi đầu” trước tổng thống Nga. Continue reading “Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?”

Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?

Nguồn:, “How Ukraine sank the Caesar Kunikov — and is beating Russia at sea.” The Economist, 14/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lực lượng trên bộ của Ukraine bị lợi thế pháo binh của Nga áp đảo thì lực lượng hải quân của nước này đang liên tiếp thu về những kết quả ngoạn mục trước Hạm đội Biển Đen. Hôm 14 tháng 2, chưa đầy hai tuần sau khi phá hủy tàu tên lửa Ivanovets, Ukraine tuyên bố đánh chìm thành công một tàu chiến có giá trị khác của Nga là Caesar Kunikov, một tàu đổ bộ lớp Ropucha, vào rạng sáng. Tuyên bố này đi kèm đoạn video ghi lại cảnh con tàu bị tàu không người lái Magura V5 của tình báo quân sự Ukraine tấn công liên tục. Continue reading “Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?”

Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Kinh Việt Nam; tiếng Hán là tiếng nói của dân tộc Hán Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hai thứ tiếng này xưa nay vẫn là mối quan tâm lớn của người Việt, cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và quốc tế; trong gần 150 năm nay họ đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, trong đó tác phẩm xuất bản gần đây nhất là cuốn “Lịch sử ngôn ngữ người Việt[1] dầy hơn 600 trang, ghi lại kết quả ngót 50 năm nghiên cứu vấn đề trên của giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Trí Dõi, Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tác giả đưa ra một số quan điểm đáng chú ý về nguồn gốc tiếng Việt và nguồn gốc dân tộc ta, là những vấn đề ai cũng quan tâm. Vì vậy, tuy là kẻ ngoại đạo với ngôn ngữ học, chúng tôi vẫn đánh bạo bày tỏ ý kiến về các vấn đề đó; nếu có sai sót xin quý vị chỉ bảo. Continue reading “Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam”

Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden

Nguồn: David French, “Yes, Biden’s Age Matters,” New York Times, 11/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những cuộc trò chuyện khó khăn nhất trong cuộc đời là khi chúng ta phải nói với cha mẹ hoặc người thân của mình rằng họ đã quá già và quá yếu để tiếp tục làm việc. Cho dù bệnh tật là về thể chất hay tinh thần, thường thì người thân của bạn sẽ là người cuối cùng nhận ra những khuyết điểm của mình, nên người ấy có thể hiểu nhầm sự quan tâm chân thành và đầy tôn trọng là sự công kích cá nhân.

Thật khó để tiến hành một cuộc trò chuyện như vậy dù trong riêng tư, chỉ có bạn bè và gia đình. Nhưng sẽ còn khó hơn nữa khi nó diễn ra trước công chúng và liên quan đến tổng thống Mỹ. Continue reading “Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ

Nguồn: Gordon LaForge, “The World’s Third-Largest Democracy Is Backsliding,” New York Times, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển mình của Indonesia thành một nền dân chủ ổn định trong một phần tư thế kỷ qua là một điều vừa khó tin, vừa đáng chú ý.

Năm 1998, nước này đang trên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc và các cuộc biểu tình lật đổ chế độ độc tài Suharto tàn bạo và tham nhũng vốn đã tồn tại 32 năm. Bạo lực sắc tộc và tôn giáo trên khắp quần đảo rộng lớn đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng Balkan hóa hoặc một cuộc đàn áp quân sự. Continue reading “Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ”

Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên

Nguồn: Sue Mi Terry, “The Dangers of Overreacting to North Korea’s Provocations,” Foreign Affairs, 30/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái mới nhất của Kim Jong Un thực sự có ý nghĩa gì?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lại một lần nữa làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Mỗi tuần đều có thêm tin tức mới về các vụ thử tên lửa, trong lúc kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, Kim lại có những lời đe dọa chiến tranh mới với Hàn Quốc. Phủ nhận quan hệ họ hàng giữa hai nước, giờ đây, ông gọi nước láng giềng của mình là kẻ thù. Continue reading “Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên”

Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Văn Lực (Đại học Tây Bắc)

1. Vài nét khái quát về địa giới của Tây Bắc trong lịch sử

Cho đến nay về địa giới của Tây Bắc vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau; nhưng theo chúng tôi, Tây Bắc chủ yếu bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và một phần của Hòa Bình. Trong lịch sử cũng như hiện nay, Tây Bắc luôn là một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam, là địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em: Thái, Mông, Lự, Hoa, Kinh, La Ha, Khơ Mú, Kháng, Mảng, La Hủ, Mường, Tày, Dao, Kinh, Hoa…

Từ thời các vua Hùng dựng nước chia nước ta thành 15 bộ: Văn Lang, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Tân Hưng; Tây Bắc thuộc bộ Tân Hưng. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi: “Tây Bắc xưa thuộc bộ Tân Hưng” [5, tr.33]. Continue reading “Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc”

Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?

Nguồn:, “Could AMD break Nvidia’s chokehold on chips?The Economist, 31/01/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Đây là công cụ tăng tốc AI (AI accelerator) tiên tiến nhất trong ngành,” Lisa Su, CEO của Advanced Micro Devices (AMD), tuyên bố tại buổi ra mắt chip MI300 mới của công ty vào tháng 12. Bà Su trình bày một loạt thông số kỹ thuật: 153 tỷ bóng bán dẫn, 192 gigabyte bộ nhớ, và băng thông bộ nhớ 5,3 terabyte mỗi giây. Tức là lần lượt gấp khoảng 2, 2,4 và 1,6 lần so với H100, chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Nvidia. Trong năm qua, sức mạnh của Nvidia trong vai trò công ty hàng đầu cung cấp phần cứng cho cuộc đua AI đã đưa họ trở thành công ty có giá trị thứ năm nước Mỹ, với vốn hóa thị trường lên tới 1,5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng cả những con số lẫn bà Su đều không hề nói dối: MI300 thực sự vượt trội hơn H100. Các nhà đầu tư cũng thích nó – thể hiện qua việc giá cổ phiếu AMD tăng 10% trong ngày hôm sau. Continue reading “Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?”

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Nguồn: Derek Grossman, “The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia,” Foreign Policy, 05/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực. Continue reading “Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden”

Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s rising star visits U.S. over warming Putin-Kim ties,” Nikkei Asia, 01/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của nhà ngoại giao Lưu Kiến Siêu diễn ra khi Tập tìm cách ‘kết nối’ với Biden về vấn đề Triều Tiên.

Sau vụ cách chức đầy bất ngờ đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương hồi năm ngoái, giới ngoại giao Trung Quốc đang chào đón một ngôi sao mới đang lên.

Đó là Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc – người phụ trách các vấn đề đối ngoại do đảng lãnh đạo. Chức vụ của ông tuy không nổi bật bằng ngoại trưởng, nhưng cũng được xếp ở cấp bộ trưởng. Continue reading “Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc”

Phiên dịch: “Bà đỡ” của văn học Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc hiện nay có số lượng nhà văn và tác phẩm văn học nhiều nhất thế giới, tuy vậy thế giới lại ít biết về văn học nước này. Nền văn hoá, văn học Trung Quốc có lịch sử lâu đời mấy nghìn năm mà vẫn chưa có tác giả và tác phẩm văn học nổi tiếng toàn cầu. Trước năm 2012 nước này chưa có nhà văn Trung Quốc nào được trao giải Nobel Văn. Continue reading “Phiên dịch: “Bà đỡ” của văn học Trung Quốc”

Vai trò quan trọng của tình báo nguồn mở trong Chiến tranh Ukraine

Nguồn: “Open-source intelligence is piercing the fog of war in UkraineThe Economist, 12/01/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào ngày 29 tháng 5 năm 1982, phóng viên đài BBC Robert Fox vừa chứng kiến 36 giờ giao tranh khốc liệt giữa Anh và Argentina tại Goose Green, một địa điểm xa xôi trên Quần đảo Falkland, Nam Đại Tây Dương. Đó là trận quyết định cả cuộc chiến và người Anh đã thắng. Nhưng dù rất muốn báo tin về ngay lập tức, ông Fox phải mất mười giờ mới có được điện thoại vệ tinh trên tàu chiến. Phải mất thêm tám giờ nữa để London giải mã được tin nhắn của ông, và do đó câu chuyện đã không được phát sóng cho tới 24 giờ sau. Các nhà báo truyền hình còn tệ hơn, ông Fox nói. Những khung hình của họ phải mất mười ngày mới về đến Anh. Continue reading “Vai trò quan trọng của tình báo nguồn mở trong Chiến tranh Ukraine”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Người chết và kẻ bại trận

Bất chấp thất bại năm 1974, những người lính trở về miền Nam vẫn được chào đón như những anh hùng, trước khi Sài Gòn thất thủ. Một con phố ở Sài Gòn đã được đặt theo tên Trung tá Ngụy Văn Thà, người hy sinh khi chiến đấu ở Hoàng Sa. Sau năm 1975, con đường mang tên người anh hùng đó đã không còn nữa.

Trong cuốn “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation With Vietnam” (Không gì là không thể: Hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam) xuất bản năm 2022, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chia sẻ câu chuyện cá nhân của ông khi đến thăm nghĩa trang Biên Hòa được kiểm soát gắt gao nằm gần Sài Gòn, nơi duy nhất được dùng để chôn cất các binh sĩ của chế độ cũ. Ông cũng nêu chi tiết những nỗ lực ngoại giao của mình đối với các quan chức Việt Nam, để xin phép thực hiện các hoạt động đơn giản như đào mương và dọn dẹp rễ cây trong nghĩa trang. Osius coi nghĩa trang Biên Hoà là “điểm bản lề” (pivot point) cho sự hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đụng độ này là một cột mốc quan trọng đối với tuyên bố chủ quyền của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc kỷ niệm 50 năm trận chiến đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ Việt Nam Cộng hoà.

“Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…”

– “Đá ơi”, Nguyễn Duy.

Đường Quốc Cường là một trong những diễn viên Trung Quốc nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông đã thành danh nhờ các vai diễn nhân vật lịch sử trong các bộ phim cổ trang, vốn là dòng phim thống trị truyền hình Việt Nam vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Vai diễn nổi bật nhất của ông có lẽ là vai quân sư Gia Cát Lượng trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa,” một biểu tượng của trí tuệ thời xưa trong văn hóa đại chúng Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)”

Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “In praise of mass immigration,” Financial Times, 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tỷ lệ nhập cư cao là dấu hiệu cho thấy một xã hội lành mạnh và năng động.

“Khi nhìn về phía trước, tôi chợt thấy có linh cảm. Giống như người La Mã, tôi như đang thấy sông Tiber sủi đầy máu…”

Đó là lời cảnh báo hồi năm 1968 của Enoch Powell về nguy cơ nhập cư ồ ạt vào Anh. Giờ đây, những người xem chính trị gia quá cố của Đảng Bảo thủ như một nhà tiên tri sẽ cảm thấy như mình được minh oan. Phản đối làn sóng nhập cư đang ngày càng trở thành vấn đề trọng tâm trong nền chính trị phương Tây. Continue reading “Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?”

Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới

Nguồn: Parag Khanna, “The Red Sea Crisis Proves China Was Ahead of the Curve,” Foreign Policy, 20/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là một âm mưu nham hiểm, mà là bản kế hoạch chi tiết về những gì mọi quốc gia cần trong thời đại của bất ổn và gián đoạn.

Suốt hai tháng qua, sự gia tăng đột ngột các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Eo biển Bab el-Mandeb, vị trí chiến lược nối Biển Đỏ với Biển Ả Rập, đã khiến các hãng vận tải biển lớn nhất thế giới phải tạm dừng quá cảnh qua Kênh đào Suez trong vài tuần – và thậm chí còn phải điều chỉnh lịch trình nhiều hơn sau khi Mỹ và Anh tiến hành các đợt tấn công vào Yemen, khiến căng thẳng leo thang. Continue reading “Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới”