#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Continue reading “#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ”

#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “India: In the Grip of Caste”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 147-157.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One man’s view of the world

ẤN ĐỘ: Dưới vòng kim cô của hệ thống đẳng cấp

Qua nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận rằng không thể so sánh Trung Quốc với Ấn Độ. Trung Quốc phát triển một cách hữu cơ và trở thành một dân tộc thống nhất. Nó không phải là một quốc gia do người ngoài tạo lập nên. Người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và hầu hết mọi người trong đất nước đều có thể nói cùng ngôn ngữ. Trung Quốc có một sự cố kết mà Ấn Độ không có. Ở Ấn Độ có hơn 400 ngôn ngữ bản địa, và trước khi người Anh đến cai trị và thống nhất họ bằng cách xây nên một mạng lưới đường sắt, họ là những nhóm người đa dạng, mỗi nhóm lại nằm dưới quyền một maharaja (hoàng tử), một sultan (quốc vương Hồi giáo) hay một nawab (lãnh đạo quý tộc). Continue reading “#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ”

#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Japan: Strolling into Mediocrity”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 125-136.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam 

NHẬT BẢN: Dần bước vào sự tầm thường

Thách thức nghiêm trọng nhất Nhật Bản phải đối mặt là vấn đề dân số. Dân số của đất nước này đang nhanh chóng già đi và không tự thay thế. Tất cả những vấn đề khác – một nền kinh tế đình đốn và một sự lãnh đạo chính trị yếu ớt – đều nhạt nhòa đi khi so với vấn đề này. Nếu Nhật Bản không giải quyết vấn đề dân số thì tương lai của nó sẽ rất đáng lo ngại. Continue reading “#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản”

#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.

Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang[1]

INDONESIA: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ). Continue reading “#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”