28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại

Nguồn: Burma Road is reopened, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một phần của “Đường Miến Điện” (Burma Road) – đoạn đường dài 717 dặm chạy từ Lashio, Myanmar đến Côn Minh, Trung Quốc, đã được quân Đồng minh mở cửa trở lại để tiếp tục cung cấp tiếp viện cho Trung Quốc.

Năm 1937, chiến tranh Trung -Nhật nổ ra. Khi ấy, do bị người Nhật chiếm đóng bờ biển, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường để đưa các hàng tiếp viện quan trọng từ bên ngoài vào nội địa, tránh được vòng vây của Nhật Bản. Con đường được hoàn thành vào năm 1939, và kể từ đó, hàng hóa đến Trung Quốc qua hai chặng: đường biển đến Rangoon, và sau đó là đường tàu hỏa đến Lashio. Tuy nhiên, vào tháng 04/1942, khi Nhật Bản chiếm được phần lớn Miến Điện, tuyến đường từ Lashio sang Trung Quốc bị đóng cửa, và dòng tiếp viện bị cắt. Continue reading “28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại”

20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh

Nguồn: Hong Kong ceded to the British, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, trong giai đoạn Chiến tranh Nha phiến lần I, Trung Quốc đã nhượng đảo Hồng Kông cho Anh thông qua việc ký Hiệp ước Xuyên Tỵ (hay Xuyên Tỵ Thảo ước, Chuenpi Convention). Đây là thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Anh – Trung đầu tiên.

Năm 1839, người Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đàn áp những chống đối về việc nước này can thiệp vào kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Một trong những hành động đầu tiên của Anh trong cuộc chiến là chiếm lấy Hồng Kông, một hòn đảo thưa người nằm ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Năm 1841, người Trung Quốc buộc phải nhượng lại đảo này cho Anh. Sang năm 1842, Hiệp ước Nam Kinh (Treaty of Nanking) được ký kết, chính thức chấm dứt Chiến tranh Nha phiến lần I. Continue reading “20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh”

19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH

Nguồn: Communist China recognizes North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động này giúp chế độ cộng sản của Hồ Chí Minh có được những hỗ trợ tài chính và quân sự mà họ cần trong cuộc chiến chống Pháp. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy Mỹ giữ một vai trò tích cực và năng động hơn trong xung đột ở khu vực Đông Nam Á.

Thực dân Pháp và lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh đã tranh giành quyền kiểm soát Việt Nam kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Mặc dù duy trì lập trường trung lập, chính quyền của Tổng thống Harry S. Truman thực ra vẫn hỗ trợ người Pháp về tiền và vật chất. Continue reading “19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH”

08/01/1976: Chu Ân Lai qua đời

Nguồn: Chinese leader Zhou Enlai dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, Chu Ân Lai, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa kể từ năm 1949, đã qua đời vì ung thư ở tuổi 77. Ông là người đứng thứ hai sau Mao Trạch Đông về tầm ảnh hưởng ở Trung Quốc. Ngoài những thành tựu trong vai trò lãnh đạo đất nước cộng sản, Chu còn đóng góp quan trọng cho quá trình đàm phán dẫn đến việc Mỹ chính thức công nhận CHND Trung Hoa vào năm 1979.

Chu Ân Lai sinh năm 1898. Ông bắt đầu tích cực tham gia vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào thập niên 1920. Sau đó, Chu nhanh chóng được thăng cấp và trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Mao Trạch Đông, đặc biệt là nhờ vào các kỹ năng đàm phán và ngoại giao của ông. Continue reading “08/01/1976: Chu Ân Lai qua đời”

31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan

Nguồn: United States ends official relations with Nationalist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc và Đại sứ quán Đài Loan tại Mỹ đã bị hạ xuống. Đây là dấu hiệu hai bên đã chính thức chấm dứt quan hệ. Ngày 01/01/1979, Mỹ chính thức công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Bắc Kinh.

Quyết định cắt đứt quan hệ với Đài Loan và công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của chính phủ Mỹ đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ đại diện của chính phủ Quốc Dân Đảng. Trong một buổi lễ ngắn gọn ở buổi hạ cờ, một quan chức của Quốc Dân Đảng tuyên bố rằng hành động này “không có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.” Ông chỉ trích Tổng thống Mỹ Jimmy Carter một cách mạnh mẽ, vì đã cắt đứt quan hệ với “một người bạn trung thành và đồng minh của nước Mỹ,” để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với “kẻ thù của chúng ta, chế độ Cộng sản Trung Quốc.” Continue reading “31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan”

15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa

Nguồn: United States announces that it will recognize communist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong một trong những tuyên bố quan trọng của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter thông báo rằng vào ngày 01/01/1979, Mỹ sẽ chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa cộng sản và cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Sau khi Mao Trạch Đông thực hiện cách mạng thành công vào năm 1949, nước Mỹ đã kiên quyết từ chối công nhận chế độ cộng sản. Thay vào đó, họ tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trên đảo Đài Loan. Năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ và CHND Trung Hoa đã đụng độ vũ trang; sang thập niên 1960, người Mỹ vô cùng tức giận khi CHND Trung Hoa ủng hộ và viện trợ cho chính quyền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa”

11/12/1915: Viên Thế Khải trở thành Hoàng đế Trung Hoa

11

Nguồn: Yuan Shih-kai accepts Chinese throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi chiến tranh đang hoành hành khắp châu Âu, thì xung đột cũng ngự trị ở vùng Viễn Đông giữa hai kẻ thù truyền thống là Nhật Bản và bên kia là một Trung Quốc đang chia rẽ nội bộ. Vào ngày này năm 1915, vị Đại tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, Viên Thế Khải, người lên nắm quyền trong bối cảnh Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và sự sụp đổ của triều đại Mãn Thanh vào năm 1912, đã chấp nhận danh hiệu Hoàng đế Trung Hoa. Continue reading “11/12/1915: Viên Thế Khải trở thành Hoàng đế Trung Hoa”

08/12/1949: Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan

08

Nguồn: Chinese Nationalists move capital to Taiwan; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau nhiều lần thất thế trước phe cộng sản của Mao Trạch Đông, một số lãnh đạo Quốc Dân Đảng đã chuyển ra đảo Đài Loan, nơi họ lập ra một thủ đô mới. Tưởng Giới Thạch cũng lên đường ra đảo vào ngày hôm sau. Hành động này đã đánh dấu bước khởi đầu của cái gọi là “hai Trung Quốc” – đặt đại lục dưới sự kiểm soát của phe cộng sản và gây khó khăn ngoại giao cho Mỹ trong 30 năm tiếp theo. Đó còn là dấu hiệu kết thúc cuộc chiến kéo dài giữa lực lượng Quốc Dân Đảng và phe cộng sản của Mao Trạch Đông, dù rằng các lực lượng Quốc Dân Đảng sót lại (ở Đại lục) vẫn tiếp tục chiến đấu rải rác với quân đội cộng sản. Continue reading “08/12/1949: Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan”

26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên

26

Nguồn: Chinese counterattacks in Korea change nature of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong những cuộc giao tranh ác liệt nhất của Chiến tranh Triều Tiên, hàng ngàn lính cộng sản Trung Quốc đã thực hiện các đợt phản công lớn chống lại quân Mỹ và Hàn Quốc, đẩy lùi lực lượng Đồng Minh và đặt dấu chấm hết cho mọi ý định giành chiến thắng nhanh chóng hay chiến thắng quyết định của Mỹ. Khi đợt phản công bắt đầu, lực lượng Hàn – Mỹ đã phải rút khỏi Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến tranh rơi vào bế tắc trong suốt 2 năm rưỡi sau đó. Continue reading “26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên”

Tại sao người Ấn Độ muốn tẩy chay hàng Trung Quốc?

82-why-some-indians-want-to-boycott-chinese-goods

Nguồn:Why some Indians want to boycott Chinese goods“, The Economist, 19/10/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 30/10 vừa qua, Ấn Độ đã chào đón Lễ hội Ánh sáng Diwali, lễ hội quan trọng nhất trong lịch Hindu. Trong năm ngày, hàng triệu ngọn đèn và nến sẽ được đặt trên ngưỡng cửa và mái nhà; những lời cầu nguyện sẽ được dâng tới Lakshmi, nữ thần của sự thịnh vượng; và pháo hoa sẽ thắp sáng bầu trời phía trên các đường phố của hầu như mọi thị trấn và làng mạc.

Là một lễ hội đón mừng chiến thắng của ánh sáng trước bóng đêm, trong những năm gần đây Diwali cũng đã làm rạng ngời tâm trạng của các nhà xuất khẩu Trung Quốc: nhiều hộ gia đình Ấn Độ ưa dùng những món đồ trang trí bằng điện với giá rẻ hơn, được sản xuất tại Trung Quốc hơn là những ngọn đèn diyas truyền thống được làm bằng đất nung (ảnh). Nhưng phiên bản năm nay có thể chuyển sang một ngã tối hơn. Các phương tiện truyền thông xã hội ồn ào của đất nước này đang hỗn loạn với các bài viết kêu gọi người Ấn Độ tránh xa hàng hóa Trung Quốc. Continue reading “Tại sao người Ấn Độ muốn tẩy chay hàng Trung Quốc?”

20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin

20

Nguồn: American consul in China held “hostage” by communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, trong một sự cố bắt đầu tưởng chừng rất nhỏ, toàn bộ nhân viên Lãnh sự quán Mỹ ở Phụng Thiên (Mukden, hiện là Thẩm Dương), Trung Quốc, đã bị phe cộng sản giữ làm con tin. Và khủng hoảng đã không kết thúc mãi cho đến một năm sau đó, khiến cho quan hệ giữa Mỹ và chính quyền cộng sản Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng.

Phụng Thiên vốn là một trong những trung tâm thương mại lớn đầu tiên ở Trung Quốc bị lực lượng cộng sản của Mao chiếm vào tháng 10/1948, trong cuộc cách mạng chống lại chính phủ Quốc Dân Đảng. Tháng 11, Tổng Lãnh Sự Mỹ, Angus Ward, từ chối giao máy phát vô tuyến của lãnh sự quán cho phe cộng sản. Để đáp trả, binh lính đã bao vây lãnh sự quán, giam giữ Ward và 21 nhân viên. Phía Trung Quốc cắt đứt tất cả mọi liên lạc, cũng như điện và nước. Trong nhiều tháng, gần như không có tin tức nào từ Ward và các nhân viên lãnh sự. Continue reading “20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin”

31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời

31-10-1887-chiang-kai-shek-is-born

Nguồn: Chiang Kai-Shek is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1887, tại Chiết Giang, Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo chính phủ Quốc Dân Đảng (giai đoạn 1928-1949) đã ra đời.

Từng được huấn luyện trong quân đội Nhật Bản, Tưởng được tiếp cận với những lý tưởng của chủ nghĩa cộng hòa. Khi trở về Trung Quốc, ông đã chiến đấu chống lại triều đại Mãn Châu. Sau đó, ông gia nhập lực lượng Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Cả Tôn và Tưởng đều tin theo chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và thậm chí còn cơ cấu lại Quốc Dân Đảng dựa trên một mô hình của Liên Xô. Sau khi Tôn qua đời, nhóm cộng sản Trung Quốc, những người đã được kết nạp vào Đảng, đã xảy ra xung đột với nhóm cộng hòa. Continue reading “31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời”

02/03/1969: Liên Xô và Trung Quốc đụng độ vũ trang

Chinese Poster

Nguồn:Soviet Union and Chinese armed forces clash,” History.com (truy cập ngày 01/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, trong sự kiện đầy kịch tính chứng thực cho sự rạn nứt ngày càng trầm trọng giữa hai nước cộng sản quyền lực nhất thế giới, quân đội Liên Xô và Trung Quốc đã nổ súng vào nhau ở một đồn biên phòng nằm bên sông Ussuri ở miền Đông Liên Xô, phía Bắc thành phố Vladivostok. Trong những năm sau sự cố này, Hoa Kỳ đã sử dụng sự chia rẽ Xô-Trung để giành lợi thế trong ngoại giao Chiến tranh Lạnh.

Nguyên nhân của vụ đọ súng giữa quân đội Liên Xô và Trung Quốc là một vấn đề gây tranh cãi. Liên Xô cáo buộc rằng binh sĩ Trung Quốc đã vượt qua biên giới giữa hai nước và tấn công một đồn biên phòng của Liên Xô, giết và làm bị thương một số lính canh người Nga. Những kẻ xâm nhập sau đó bị đẩy lùi với tổn thất nặng nề. Các báo cáo của Trung Quốc lại cho rằng chính Liên Xô mới là bên đã vượt qua biên giới và bị đẩy lùi. Continue reading “02/03/1969: Liên Xô và Trung Quốc đụng độ vũ trang”

14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản

Chinese_stamp_in_1950

Nguồn:Rupture between USSR and China grows worse,” History.com (truy cập ngày 13/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, căng thẳng trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên tới đỉnh điểm khi chính phủ hai nước bị cuốn vào một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Về phần mình, Hoa Kỳ lại tỏ ra vui mừng khi chứng kiến sự chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản của thế giới.

Giữa năm 1963, các quan chức của Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gặp nhau tại Moskva để cố gắng hàn gắn những rạn nứt trong hệ tư tưởng của hai quốc gia. Chính phủ Trung Quốc đã công khai chỉ trích cái mà họ gọi là “những xu hướng phản cách mạng” ở Liên Xô. Đặc biệt là Trung Quốc rất không hài lòng với chính sách hợp tác với phương Tây của Moskva. Continue reading “14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản”

01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Jiang Zemin shakes hands with Charles, Prince of Wales at the handover ceremony for Hong Kong at the Hong Kong Convention and Exhibition Centre, at midnight of 30 June 1997.

Nguồn:Hong Kong returned to China,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 năm 1997, Hồng Kông được trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc trong một buổi lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Anh Tony Blair, Thái tử Charles, Thân vương xứ Wales, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Trừ việc vài ngàn người Hồng Kông đã phản đối việc trao trả này thì buổi lễ đã diễn ra trang trọng và hòa bình.

Năm 1839, nước Anh xâm lược Trung Quốc để đè bẹp những người phản đối sự can thiệp của Anh vào các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị của đất nước này. Một trong những hành động đầu tiên của người Anh trong chiến tranh là đánh chiếm Hồng Kông, một hòn đảo nhỏ thưa thớt người nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc. Năm 1841, Trung Quốc đã nhượng lại hòn đảo cho người Anh bằng việc ký Hiệp định Xuyên Tị (Convention of Chuenpi – nghĩa đen là “hiệp định xỏ mũi”), và đến năm 1812 Hiệp ước Nam Kinh được ký, chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Continue reading “01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

Mao Trạch Đông – Người lập nên CHND Trung Hoa

Mao_89906934_177359c

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 9/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Mao Trạch Đông là lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc và là người lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là người chịu trách nhiệm cho các chính sách thảm họa: ‘Đại nhảy vọt’ và ‘Cách mạng Văn hóa’.

Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893 trong một gia đình làm nghề nông ở làng Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Sau khi học sư phạm, ông tới Bắc Kinh làm việc trong thư viện của trường đại học. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu đọc các tài liệu của chủ nghĩa Marx. Năm 1921, Mao trở thành một trong những thành viên sáng lập nên Đảng Cộng sản Trung Quốc và lập một đảng bộ tại Hồ Nam. Năm 1923, Quốc dân đảng liên minh với Đảng Cộng sản để đánh bại các lãnh chúa đang kiểm soát phần lớn miền bắc Trung Quốc. Đến năm 1927, lãnh đạo Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch tiến hành một cuộc thanh trừng chống cộng. Continue reading “Mao Trạch Đông – Người lập nên CHND Trung Hoa”

04/06/1989: Trung Quốc đàn áp biểu tình Thiên An Môn

Nguồn:Crackdown at Tiananmen begins,” History.com (truy cập ngày 03/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi các cuộc biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ ở Trung Quốc diễn ra đến tuần thứ bảy, chính phủ Trung Quốc đã điều động binh lính và xe tăng để giành lại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh bằng mọi giá. Đến đêm trước ngày mùng 4 tháng 6, quân đội Trung Quốc đã buộc phải tiến vào dọn sạch quảng trường, làm chết hàng trăm và bắt giữ hàng ngàn người biểu tình và những người bị tình nghi là bất đồng chính kiến. Continue reading “04/06/1989: Trung Quốc đàn áp biểu tình Thiên An Môn”

25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare

140228-prince-zidan-fiche

Nguồn:Chinese government removes ban on Shakespeare,” History.com (truy cập ngày 24/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 5 năm 1977, một dấu hiệu mới của sự tự do hóa chính trị đã xuất hiện ở Trung Quốc khi chính quyền cộng sản nước này dỡ bỏ lệnh cấm đã kéo dài 10 năm đối với các tác phẩm của William Shakespeare. Động thái này của Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt.

Năm 1966, nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông đã khởi xướng cuộc “Cách mạng Văn hóa,” được thiết kế nhằm mục đích khôi phục lòng nhiệt tình cách mạng cộng sản và sinh lực cho xã hội Trung Quốc. Giang Thanh, phu nhân của Mao Trạch Đông, giữ chức Bộ trưởng Văn hóa không chính thức của Trung Quốc. Continue reading “25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare”

AIIB: Viên ngọc trai đầu trong chuỗi chiến lược phối hợp của Trung Quốc

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Tháng 9/2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Indonesia đã nhấn mạnh một “cộng đồng Trung Quốc – ASEAN khắng khít với vận mệnh chung”, cùng với đó đề xuất một “quan hệ đối tác hàng hải” trong nỗ lực nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.

Đây là khởi điểm về mặt ý tưởng cho việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (tức là Một vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21) tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh với trọng tâm là kết nối một vùng không gian địa lý xuyên qua Âu-Á. Continue reading “AIIB: Viên ngọc trai đầu trong chuỗi chiến lược phối hợp của Trung Quốc”

30/03/1940: Thành lập chính quyền bù nhìn Nam Kinh

Nankin03

Nguồn:Japanese set up puppet regime at Nanking,” History.com (truy cập ngày 29/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 30 tháng 3 năm 1940, Đế quốc Nhật Bản thiết lập chính quyền của họ ở Nam Kinh, cố đô của Trung Hoa Dân Quốc.

Năm 1937, Nhật Bản dựng lên một cái cớ cho cuộc chiến chống lại Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch (tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc đã tấn công quân đội Nhật Bản khi đang hành quân trên cái gọi là vùng “tự trị” của Trung Quốc) và xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc, ném bom Thượng Hải và thành lập một nhà nước mới mang tên Mãn Châu quốc. Continue reading “30/03/1940: Thành lập chính quyền bù nhìn Nam Kinh”