Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?

Nguồn: “Why is the French pension age so low?”, The Economist, 31/1/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tuổi nghỉ hưu ở Pháp là một phần của huyền thoại quốc gia

Người Pháp lại một lần nữa xuống đường để phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu—lần này là từ 62 lên 64 tuổi. Đề xuất này đã được thủ tướng Elisabeth Borne công bố vào ngày 10 tháng 1 và đang nỗ lực được nghị viện thông qua. Ở Pháp, đề xuất này không được lòng dân: 68% người dân phản đối cải cách. Nhưng so với những nơi khác ở châu Âu thì kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu trông khá khiêm tốn. Vì sao tuổi hưởng lương hưu của Pháp lại thấp như vậy? Continue reading “Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?”

Valery Gerasimov, tư lệnh mới nhất của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Valery Gerasimov, Russia’s latest commander in Ukraine?  The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Nga ở Ukraine vừa có lãnh đạo mới. Hôm 11 tháng 1, chính phủ Nga đã công bố quyết định bổ nhiệm quân nhân cao cấp nhất của đất nước, Valery Gerasimov, làm tổng tư lệnh của cuộc chiến. Tướng Gerasimov lên thay cho tướng Sergei Surovikin, một vị tướng tàn nhẫn được bổ nhiệm tổng tư lệnh chính thức từ tháng 10. Điện Kremlin đã miêu tả lệnh bổ nhiệm này, ký bởi bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu và được hẫu thuận bởi Putin, như một phần của nỗ lực mở rộng chiến dịch và sắp xếp lại cơ cấu chỉ huy. Để đáp lại, Bộ Quốc phòng Ukraine đã châm biếm: “Mỗi vị tướng Nga phải có ít nhất một cơ hội được thất bại ở Ukraine. Một vài trong số họ có thể đủ may mắn để thất bại hai lần.” Nhưng tướng Gerasimov là ai và tại sao ông được giao vị trí này? Continue reading “Valery Gerasimov, tư lệnh mới nhất của Nga tại Ukraine, là ai?”

Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?

Nguồn: Why Republican donors on Wall Street are abandoning Donald Trump”, The Economist, 24/11/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đó luôn là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, và giờ họ xem Donald Trump là kẻ thua cuộc

Phố Wall đã quay lưng với Donald Trump. Những ngày gần đây, các nhà tài phiệt từng góp hàng trăm triệu đô cho đảng Cộng hòa vừa công khai rút lại sự ủng hộ đối với vị cựu tổng thống. Vào ngày 16/11/2022, Stephen Schwarzman – tổng giám đốc điều hành của Blackstone (một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân) đã phát biểu rằng ông muốn hỗ trợ một ứng viên đến từ “thế hệ mới” của Đảng Cộng hòa trong năm 2024. Cùng ngày hôm đó, Thomas Peterffy – người sáng lập và là chủ tịch hội đồng quản trị của Interactive Brokers – nói rằng đảng này đang cần một “gương mặt mới”.  Ken Griffin – giám đốc điều hành Quỹ phòng hộ Citadel – là người thẳng thừng nhất: ngày 15/11/2022, ông gán cho Trump biệt danh “kẻ-thất-bại-ba-lần” và tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, thống đốc bang Florida. Tại sao các nhà tài trợ lại rời bỏ vị cựu tổng thống, và điều đó có tác động như thế nào? Continue reading “Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?”

Có phải Nga đang cạn kiệt nguồn đạn?

Nguồn: “Is Russia running out of ammunition?”, The Economist, 20/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Nhiều quả đạn pháo có lẽ còn nhiều tuổi hơn cả những người lính bắn chúng

“Vậy tối nay hãy để tôi nói với Putin những gì các tướng lĩnh và bộ trưởng của ông ấy quá sợ hãi không dám nói,” Đô đốc Tony Radakin, tham mưu trưởng quân đội Anh, tuyên bố vào ngày 14 tháng 12: “Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng.” Mười ngày trước đó, Avril Haines, quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ, đã đưa ra nhận định tương tự. Vậy có phải Nga sắp hết đạn? Continue reading “Có phải Nga đang cạn kiệt nguồn đạn?”

Hunter Biden bị cáo buộc những gì?

Nguồn: “What are the allegations against Hunter Biden?”, The Economist, 14/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Đảng Cộng hòa nhắm đến con trai Tổng thống Joe Biden

Vào tháng 10 năm 2020, chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tờ New York Post đã giới thiệu cho thế giới về nội dung bên trong một chiếc MacBook Pro. Chiếc máy tính xách tay này thuộc về con trai của Joe Biden, Hunter Biden. Tờ báo cáo buộc rằng một email trên ổ cứng của chiếc máy tính cho thấy vào năm 2015, Hunter đã giới thiệu giám đốc của một công ty năng lượng Ukraine với ông Biden, khi đó là phó tổng thống. Tờ báo này cho rằng các thương vụ kinh doanh của Hunter đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách của Mỹ. Continue reading “Hunter Biden bị cáo buộc những gì?”

Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Sergei Surovikin, Russia’s new commander in Ukraine?”, The Economist, 13/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Việc bổ nhiệm vị tướng cứng rắn này là chỉ dấu cho thấy sự hiếu chiến gia tăng của điện Kremlin.

Ngày 10/10/2022, một đợt không kích dữ dội nhất kể từ lúc chiến tranh nổ ra đã giáng xuống hơn 300 làng xã và thành phố khắp Ukraine. Đó là một cách kinh hoàng để đánh dấu việc bổ nhiệm Sergei Surovikin làm Tổng chỉ huy mới của các lực lượng Nga tại Ukraine. Được đồng đội đặt biệt danh là “General Armageddon” (Tướng Ngày tận thế), danh tiếng đáng sợ của vị tướng này đã được minh chứng qua nhiều thập kỷ. Có người cho rằng Surovikin đã chỉ huy từ nhiều tháng nay, nhưng việc bổ nhiệm chính thức vào ngày 8/10 báo hiệu một chương mới khốc liệt hơn. Sergei Surovikin là ai? Và việc thăng chức của ông ta cho thấy điều gì về cuộc xâm lược của Nga? Continue reading “Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?”

Tại sao máy bay yểm trợ tầm gần đã hết thời?

Nguồn: “Has the Ukraine war killed off the ground-attack aircraft?’’, The Economist, 1/11/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Các máy bay phản lực hỗ trợ tầm gần của Nga không phát huy được tác dụng.

Sức mạnh không quân truyền thống ít được chú ý trong cuộc xung đột ở Ukraine, bị làm lu mờ bởi máy bay không người lái kamikaze và tên lửa hành trình mà cả hai bên sử dụng. Khi lực lượng không quân Nga tăng cường hoạt động bên trong không phận Ukraine vào tháng 9, tổn thất của lực lượng này đã tăng mạnh. Các máy bay yểm trợ tầm gần (CAS) có hiệu quả đặc biệt kém, đặt ra câu hỏi về tương lai của những máy bay này và triển vọng viện trợ các máy bay phản lực tương tự của Mỹ cho Ukraine. Continue reading “Tại sao máy bay yểm trợ tầm gần đã hết thời?”

Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?

Nguồn: Why Ukraine’s Orthodox churches are at loggerheads”, The Economist, 21/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Không phải đức tin, chính trị mới là yếu tố chia rẽ hai dòng giáo hội.

Cuối tháng 7, một người đàn ông lớn tuổi mặc áo chùng đen đã hung hăng lao vào Cha Anatoliy Dudko khi ông đang đọc lời nguyện cho một người lính vừa hi sinh gần thành phố Vinnytsia (miền trung Ukraine). Người đàn ông gắng sức giật lấy cây thập tự mà Dudko đang mang, trước khi đánh Cha bằng chính cây thánh giá của mình. Cả hai đều là những linh mục Chính thống giáo nhưng đến từ hai giáo hội khác nhau: Dudko theo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (Orthodox Church of Ukraine – OCU), trong khi người tấn công ông theo Giáo hội Chính thống Ukraine (Ukrainian Orthodox Church – UOC). Chưa kể đến hai cái tên từa tựa nhau, hai giáo hội có chung gần như mọi nghi thức và tín ngưỡng nhưng đối nghịch nhau bởi một mối thù chung. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine càng làm cho mối hiềm khích càng sâu sắc hơn. Vì sao như thế? Continue reading “Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?”

“Sáp nhập” là gì, và tại sao không phải là “tái thống nhất”?

Nguồn: “What is annexation?”, The Economist, 30/09/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Vladimir Putin đã đưa ra một yêu sách sai trái đối với lãnh thổ thuộc chủ quyền của Ukraine.

Ngày 30/09, Vladimir Putin đã ký ban hành luật sáp nhập 4 tỉnh thuộc Ukraine đang bị Nga chiếm đóng một phần – gồm Kherson, Zaporizhia, Donetsk, và Luhansk. Những cuộc trưng cầu dân ý giả được tiến hành trước mũi súng và có ít tính chính đáng. Theo điện Kremlin, ở mỗi tỉnh có ít nhất 87% cử tri (và 99% tại Donetsk – một con số vô lý) đã bỏ phiếu ủng hộ việc vùng đất nơi họ sinh sống trở thành một phần của Nga. Trong bài phát biểu, Putin đã không sử dụng từ “sáp nhập” (annex) nhưng tuyên bố rằng các vùng lãnh thổ trên (chiếm khoảng 17% lãnh thổ Ukraine) sẽ trở thành “những công dân của chúng ta mãi mãi”. Trên thực tế Nga không có quyền sở hữu vùng đất ấy, và tuyên bố năm 2014 đối với bán đảo chiến lược Crimea cũng thế. Nhưng trong cả 2 tình huống, Putin đã dùng từ “tái thống nhất” (reunification) chứ không phải “sáp nhập” (annexation) để nói về hành động phi pháp của mình. Vậy “sáp nhập” là gì, và vì sao việc sử dụng đúng từ ấy lại quan trọng? Continue reading ““Sáp nhập” là gì, và tại sao không phải là “tái thống nhất”?”

Yevgeny Prigozhin, người đứng sau Nhóm Wagner, là ai?

Nguồn: “Who is Yevgeny Prigozhin, the man behind the Wagner Group?” , The Economist, 29/09/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

“Người giải quyết vấn đề” của Putin cuối cùng đã thừa nhận chính ông ta tuyển mộ lính đánh thuê.

Tuần qua, Yevgeny Prigozhin đã bước ra ánh sáng. Đồng minh thân cận của tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thừa nhận ông ta là người lập ra Wagner – một nhóm lính đánh thuê phục vụ cho những công việc đen tối của Nga. “Tôi đã tự làu chùi những vũ khí cũ, tự mình phân loại áo chống đạn”, Yevgeny nhắc về những ngày đầu của Nhóm Wagner và gọi những người lính tư nhân của mình là “anh hùng”. Sự thừa nhận đến sau một video được phát hành vào ngày 13/9, trong đó ông ta đang tuyển mộ những kẻ phạm tội để tăng cường nhân lực của Nga tại Ukraine. Ông hứa hẹn sẽ trả tự do cho họ nếu họ tham gia chiến đấu 6 tháng (nếu họ sống sót đến lúc đó). Prigozhin là ai, và vì sao vai trò ngày một lớn của ông ta lại quan trọng? Continue reading “Yevgeny Prigozhin, người đứng sau Nhóm Wagner, là ai?”

Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?

Nguồn: “What is a recession?”, The Economist, 12/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đây là một định nghĩa gây tranh cãi – và mang tính chính trị.

Những người biên tập Wikipedia không thể thống nhất với nhau về định nghĩa của “suy thoái” (recession). Tháng trước, trang web đã cấm những người dùng mới và chưa đăng ký không được chỉnh sửa chủ đề này trên trang của họ, sau màn tranh cãi gay gắt về việc liệu sự sụt giảm GDP trong 2 quý liên tiếp có phải là chỉ dấu cho thấy một cuộc suy thoái hay không. Bài viết được chỉnh sửa 24 lần trước đó trong năm 2022, nhưng lên tới 180 lần trong vòng một tuần. Không chỉ giới hạn trong cộng đồng không chuyên có quan tâm đến kinh tế, cuộc tranh luận đã trở thành chủ đề trong những cuộc đối đầu chính trị. Vào ngày 12/8, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh thông báo rằng nền kinh tế của đất nước đã thu hẹp trong quý thứ hai của năm; các nhà dự báo kinh tế cho rằng sự sụt giảm sẽ còn tiếp tục ở phía trước. Vậy, điều gì tạo thành một cuộc suy thoái kinh tế? Continue reading “Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?”

Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?

Nguồn: “How does the British monarchy’s line of succession work?”, The Economist, 22/10/2021

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Việc Thái tử Charles kế vị ngai vàng có vẻ sẽ rất khác với mẹ ông

“Điều duy nhất được biết đến đi nhanh hơn ánh sáng bình thường là chế độ quân chủ,” theo cách nói của Ly Tin Wheedle, triết gia kiểu Khổng Tử trong tiểu thuyết “Discworld” của Terry Pratchett. Theo truyền thống, khi một quốc vương qua đời, quyền kế vị sẽ được chuyển đến người thừa kế ngay lập tức. Ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, con trai cả của bà, Charles, đã trở thành nguyên thủ quốc gia của 4 quốc gia thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Úc, Canada, Jamaica và Tuvalu. Tất cả thành viên bên dưới ông trong hàng thừa kế sẽ bước lên một bậc theo thứ tự. Một hội đồng Đăng cơ bao gồm các chính trị gia, các thành viên của hội đồng cơ mật và các nhà lãnh đạo khác sẽ chỉ đơn thuần khẳng định quyền kế vị của ông. Vậy quy trình kế vị hoàng gia của Anh hoạt động như thế nào và tại sao việc Charles lên ngôi dường như khác với mẹ ông? Continue reading “Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?”

Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: “The connection between Russian sanctions and bizarre Turkish monetary policy”, The Economist, 27/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tiền của Nga có công dụng vượt ra ngoài những mục đích thông thường.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xa lánh Nga, có một quốc gia lại đang xích lại gần nước này, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Khách du lịch và người di cư Nga đang đổ về Istanbul và các khu nghỉ dưỡng ven biển của đất nước này, mua vào hàng nghìn bất động sản. Nga đang tài trợ cho một nhà máy hạt nhân trị giá 20 tỷ USD ở Akkuyu, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi nhiều quốc gia đã cắt giảm xuất khẩu sang Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga lại tăng tới 60%. Các công ty phương Tây bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt dường như cũng đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm một cửa ngõ chiến lược để xuất hàng hóa sang Nga. Continue reading “Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?

Nguồn: “How did Ukraine destroy the Moskva, a large Russian warship?” The Economist, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.

Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các tổ hợp tên lửa S-300F và OSA-MA để bắn hạ mối đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, dường như lại xác nhận tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. Làm thế nào mà một bên được coi là yếu thế lại có thể gây ra tổn thất hải quân đáng kể như vậy? Continue reading “Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?”

Tên lửa vác vai đang giúp Ukraine đối phó với máy bay Nga như thế nào?

Nguồn:What are MANPADS, the portable missiles bringing down Russian aircraft?”, The Economist, 06/04/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hệ thống phòng không cơ động (Man-portable air defence systems – MANPADS) đang đóng một vai trò quan trọng không ngờ trong cuộc chiến ở Ukraine. Những tên lửa vác vai này, điển hình là Stinger của Mỹ, chỉ có hiệu quả trong việc chống các máy bay bay thấp và có tầm bắn chỉ vài km. Tuy nhiên, chúng đã tiêu diệt được một số mục tiêu và đang cản trở nghiêm trọng các chiến dịch không quân của Nga. Hiện các lực lượng Ukraine đang được tiếp cận phiên bản nâng cấp, dưới dạng tên lửa STARStreak mới nhất do Anh cung cấp. Tại sao MANPADS lại quan trọng đối với khả năng phòng thủ của Ukraine, và loại tên lửa mới có thể tạo ra sự khác biệt nào không? Continue reading “Tên lửa vác vai đang giúp Ukraine đối phó với máy bay Nga như thế nào?”

Tại sao nhiều tướng Nga tử trận tại Ukraine?

Nguồn: Why are so many Russian generals dying in Ukraine?”, The Economist, 31/03/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

“Chiến tranh sắp sửa kết thúc”, Yakov Rezantsev (trong hình) đảm bảo với binh sĩ của mình như vậy bốn ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine. Đó là cách đây một tháng. Vào ngày 25 tháng 3, vị trung tướng, chỉ huy Quân đoàn Vũ trang Hỗn hợp số 49 của Nga, được cho là đã chết, bị giết trong một cuộc tấn công gần thành phố Kherson. Các quan chức Ukraine nói rằng ông là vị tướng Nga thứ bảy thiệt mạng trên chiến trường ở Ukraine. Các quan chức phương Tây đồng ý với thông tin này. Phía Nga chưa xác nhận, và tổng số tướng Nga tử trận cũng chưa được xác minh độc lập. Nhưng rõ ràng là các tướng lĩnh hàng đầu của Nga đang có tỉ lệ tử trận cao bất thường. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao nhiều tướng Nga tử trận tại Ukraine?”

Tác động của lính tình nguyện nước ngoài trong cuộc chiến Ukraine là gì?

Nguồn: What will Ukraine’s legion of foreign fighters mean for the war?”, The Economist, 11/03/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Nó giống như một người lính cứu hỏa nghe thấy tiếng chuông báo cháy. Tôi phải lên đường.” Đó là cách một người Canada giải thích sự thôi thúc khiến anh muốn cầm vũ khí chống lại các lực lượng Nga xâm lược ở Ukraine. Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, cho biết vào ngày 3 tháng 3 rằng 16.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã tình nguyện tham gia Binh đoàn Quốc tế, một nhánh quân đội mà ông mới công bố thành lập. Con số đó bao gồm nhiều người từ các nước láng giềng hậu cộng sản của Ukraine, cũng như 3.000 người Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, nói rằng các tình nguyện viên đến từ 52 quốc gia đã đăng ký tham gia. Bất chấp sự miễn cưỡng của các chính phủ phương Tây trong việc tham gia chiến sự, có vẻ như công dân của họ sẽ sẵn sàng làm như vậy. Nhưng vai trò của họ lớn đến mức nào, và họ có thể ảnh hưởng ra sao đến cuộc chiến? Continue reading “Tác động của lính tình nguyện nước ngoài trong cuộc chiến Ukraine là gì?”

Tại sao Donetsk và Luhansk là trung tâm của khủng hoảng Ukraine?

Nguồn: Why Donetsk and Luhansk are at the heart of the Ukraine crisis”, The Economist, 15/02/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 15 tháng 2, trong khi khoảng 130.000 quân Nga dường như đã sẵn sàng xâm lược Ukraine, hạ viện Nga đã bỏ phiếu yêu cầu tổng thống Vladimir Putin công nhận hai nước cộng hòa ly khai ở vùng đông nam Ukraine là các quốc gia độc lập. Donetsk và Luhansk, một phần của khu vực Donbas nơi người nói tiếng Nga chiếm đa số, đã bị lực lượng ly khai kiểm soát, và theo đó, do Nga kiểm soát trên thực tế, kể từ năm 2014. Tại sao những khu vực này lại quan trọng? Và việc Nga công nhận nền độc lập của họ có thể thay đổi cuộc khủng hoảng như thế nào? Continue reading “Tại sao Donetsk và Luhansk là trung tâm của khủng hoảng Ukraine?”

“Phần Lan hóa” là gì?

Nguồn: What is “Finlandisation”?, The Economist, 14/02/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến các quan chức phương Tây tuyệt vọng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Nga. Trên đường tới cuộc gặp với Tổng thống Nga, Vladimir Putin, tại Moscow, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được hỏi về một giải pháp khả dĩ: “Phần Lan hóa”, ám chỉ tình trạng trung lập chính thức của Phần Lan trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông Macron thừa nhận đó là “một mô hình đang được cân nhắc”, nhưng ông khẳng định các nhà ngoại giao sẽ phải tìm ra một cái gì đó mới. Tin tức này đã làm dấy lên sự giận dữ ở cả Ukraine lẫn Phần Lan, nơi mà ký ức về trải nghiệm này không hề dễ chịu. Trên thực tế, “Phần Lan hóa” hoạt động như thế nào và tình trạng tương tự có thể được áp dụng cho Ukraine ra sao? Continue reading ““Phần Lan hóa” là gì?”

Tại sao người Nhật có rất nhiều họ?

Tác giả: Nguyễn Sơn Hùng

    1. Số họ của người Nhật

Dân số của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Đại Hàn vào năm 2020 lần lượt là 1,439 triệu, 126 triệu, 97 triệu và 51 triệu người. Trong khi đó số họ, family name trong tiếng Anh và 名 字 (myoji) trong tiếng Nhật, của người dân trong các quốc gia nói trên lần lượt là khoảng 5 ngàn, 200 ngàn, 1 ngàn (số họ của người Kinh chỉ khoảng 165) và 300 họ. Số họ của Nhật Bản nhiều hơn Trung Quốc 40 lần, Việt Nam 200 lần và Đại Hàn 900 lần.

Họ Kim của Đại Hàn chiếm 20% dân số, và nếu thêm 2 họ Lý và họ Phác chiếm khoảng 50 % dân số. Ba họ đứng đầu của Trung Quốc là Vương, Lý và Trương đều chiếm khoảng 7% dân số nên cộng lại khoảng 21%. Ba họ đứng đầu của Việt Nam là Nguyễn (khoảng 38%), Trần khoảng 21 %, Lê khoảng 9%, tổng cộng khoảng 68 % dân số. Trong tổng số 3 họ đứng đầu của Nhật Bản TakahashiSuzuki và Satô chiếm không đến 1%. Continue reading “Tại sao người Nhật có rất nhiều họ?”