Thế giới hôm nay: 19/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một cơ quan giám sát nạn đói toàn cầu cảnh báo nạn đói “sắp xảy ra” đối với 300.000 người ở miền bắc Gaza, nơi 70% cư dân đang bị thiếu lương thực trầm trọng. Nhóm chuyên gia — với nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan của Liên Hợp Quốc — dự đoán 1,1 triệu người sẽ rơi vào “điều kiện thảm khốc” vào tháng 7. Bộ Y tế Gaza cho biết hơn 27 người, chủ yếu là trẻ em, đã chết vì thiếu lương thực. Trước đó, quân đội Israel đã tấn công bệnh viện al-Shifa ở thành phố Gaza, nơi họ cho rằng “những kẻ khủng bố cấp cao của Hamas” đang sử dụng tòa nhà này làm căn cứ. Israel cho biết họ đã tiêu diệt 20 tay súng và bắt giữ 200 người khác. Xe tăng và máy ủi đã được triển khai xung quanh bệnh viện, nơi gần như không còn hoạt động. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/03/2024”

Kênh đào Phù Nam do Trung Quốc tài trợ chia rẽ Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Jack Brook, “Cambodia to divert Mekong trade via China-built canal, vexing Vietnam,” Nikkei Asia, 12/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch xây kênh đào kết nối Phnom Penh với Vịnh Thái Lan đã làm gia tăng báo động trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng trong khu vực.

Từ ngôi nhà của mình bên bờ sông Mekong, cách Phnom Penh một giờ đồng hồ, Mao Sarin có thể ngắm nhìn những con tàu chở đầy container đang trên đường đến Việt Nam cũng như vùng đồng bằng châu thổ khổng lồ.

Nếu chính phủ của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuân theo đúng kế hoạch của mình, các chuyến hàng trong tương lai sẽ đi dọc theo con kênh trị giá 1,7 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ – một dự án sẽ xóa sổ ngôi nhà lợp mái tôn của Sarin. Kênh đào Phù Nam (Funan Techo canal) sẽ kết nối trực tiếp Phnom Penh với các cảng biển của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, thoát khỏi con đường vốn do Việt Nam trấn giữ ngay cửa sông Mekong, một trong những tuyến đường thủy lớn nhất châu Á. Continue reading “Kênh đào Phù Nam do Trung Quốc tài trợ chia rẽ Campuchia và Việt Nam”

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Nguồn: “Why do Nvidia’s chips dominate the AI market?”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không công ty nào được hưởng lợi nhiều từ làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) như Nvidia. Kể từ tháng 1 năm 2023, giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip này đã tăng gần 450%. Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt? Continue reading “Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?”

Thế giới hôm nay: 18/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cuộc bầu cử tổng thống Nga đã kết thúc sau ba ngày bỏ phiếu trên toàn quốc. Cử tri được cho là vẫn xếp hàng dài tại một số điểm bỏ phiếu vào buổi trưa. Những người ủng hộ Alexei Navalny – nhà lãnh đạo đối lập nổi bật nhất của Nga, người đã chết trong tù vào tháng trước – đã kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu vào giờ đó để phản đối cuộc bầu cử giả hiệu. Yulia Navalnaya, góa phụ của Navalny, tham dự cuộc biểu tình vào buổi trưa ở Berlin. Dù thế nào đi nữa, kết quả chắc chắn sẽ là một chiến thắng vang dội và thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa cho Vladimir Putin.

Trong khi đó, Putin cáo buộc Ukraine tìm cách phá hoại cuộc bỏ phiếu bằng các cuộc không kích ngày càng tăng nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng. Hôm Chủ nhật, Ukraine cho biết máy bay không người lái của họ đã tấn công trong đêm một nhà máy lọc dầu ở Krasnodar, miền nam nước Nga; Nga cho biết họ đã bắn hạ 35 máy bay không người lái của Ukraine ở 8 khu vực. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/03/2024”

Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The story behind Chinese leaders’ unspoken words“, Nikkei Asia, 14/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông tin về vị cựu ngoại trưởng và Nhật Bản đã không được nhắc đến tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Trong chính trị Trung Quốc, những điều không được nói ra thường ám chỉ một sự thật phũ phàng.

Điều này càng trở nên rõ ràng hơn tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) năm nay, kết thúc vào ngày 11/03 vừa qua, nhưng để lại một loạt câu hỏi chưa được trả lời. Continue reading “Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc”

17/03/1973: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer, Burst of Joy, được chụp

Nguồn: Pulitzer Prize-winning photo “Burst of Joy” is takenHistory.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, nhiếp ảnh gia Slava “Sal” Veder của Associated Press đã ghi lại một cảnh tượng đầy xúc động trên đường băng của Căn cứ Không quân Travis, California: một tù nhân chiến tranh Mỹ vừa được giải thoát đang chạy về phía gia đình mình. Niềm vui tột cùng trong khoảnh khắc đó đã được thể hiện qua hình ảnh cô con gái tuổi teen với nụ cười trên môi và đôi tay hân hoan dang rộng khi cha cô trở về từ Việt Nam. Bức ảnh chụp Trung tá Robert L. Stirm và gia đình ông, được đặt tên là “Burst of Joy” (Niềm vui vỡ oà), sau đó đã giành giải Pulitzer vào năm 1974. Continue reading “17/03/1973: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer, Burst of Joy, được chụp”

Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “NATO Should Not Accept Ukraine—for Ukraine’s Sake,” Foreign Policy, 05/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là năm lý do tại sao việc mở rộng NATO sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn cho Kyiv.

Trong lúc cục diện chiến trường xoay chuyển theo hướng bất lợi cho Ukraine, và giữa bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một đợt viện trợ mới hay không, các chuyên gia có ảnh hưởng như cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder đang lặp lại lời kêu gọi trước đó của họ về việc đưa Ukraine vào NATO sớm hơn. Bước đi này vừa được cho là một cách để thuyết phục Nga rằng chiến dịch quân sự của họ không thể giữ Ukraine nằm ngoài liên minh, vừa là động thái cần thiết để cung cấp an ninh đầy đủ cho Ukraine khi chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?”

16/03/1802: Thành lập Học viện Quân sự West Point

Nguồn: U.S. Military Academy established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1802, Học viện Quân sự Hoa Kỳ – trường quân sự đầu tiên của đất nước – đã được Quốc hội thành lập nhằm mục đích giáo dục và huấn luyện nam thanh niên về lý thuyết và thực hành khoa học quân sự. Học viện nằm ở West Point, New York, nên thường được gọi đơn giản là trường West Point.

Nằm trên bờ tây sông Hudson, New York, West Point từng là một pháo đài thời Cách mạng, được xây dựng để bảo vệ Thung lũng sông Hudson khỏi những đợt tấn công của quân Anh. Năm 1780, Tướng Benedict Arnold, chỉ huy của phe Ái Quốc, đã đồng ý giao West Point cho người Anh để nhận 6.000 bảng. Tuy nhiên, âm mưu đã bị phát giác trước khi pháo đài rơi vào tay người Anh, và Arnold phải chạy sang Anh để được bảo vệ. Continue reading “16/03/1802: Thành lập Học viện Quân sự West Point”

Tại sao lại khó giải thích việc Biden không được ủng hộ?

Nguồn: Ross Douthat, “Why It’s Hard to Explain Joe Biden’s Unpopularity,” New York Times, 09/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Joe Biden là một trong những tổng thống không được lòng dân nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Theo kết quả thăm dò của Gallup, tỷ lệ ủng hộ của ông thấp hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác từng tham gia tái tranh cử, từ Dwight Eisenhower đến Donald Trump. Continue reading “Tại sao lại khó giải thích việc Biden không được ủng hộ?”

Thế giới hôm nay: 15/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện và là chính trị gia Do Thái cấp cao nhất của Mỹ, đã kêu gọi Israel tổ chức bầu cử. Ông Schumer nói rằng chính phủ của thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã để cho quá nhiều thường dân thiệt mạng ở Gaza và “không còn phù hợp với nhu cầu của Israel.” Ông nói thêm là đất nước “không thể tồn tại nếu trở thành một kẻ bị ruồng bỏ trên trường quốc tế.” Tổng thống Joe Biden cũng tỏ ra chán ngấy với ông Netanyahu – người mà gần đây ông nói là “làm tổn thương Israel nhiều hơn là giúp đỡ” nước này – nhưng vẫn chưa kêu gọi thay thế nhà lãnh đạo Israel.

Joe Biden cho biết ông phản đối đề xuất tiếp quản US Steel của Nippon Steel. Hồi tháng 12, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản đã đồng ý mua công ty Mỹ trong một thỏa thuận trị giá gần 15 tỷ USD. Tuy vậy, thỏa thuận này bị chỉ trích gay gắt bởi các công đoàn và chính trị gia, một phần vì lý do an ninh quốc gia. Donald Trump, đối thủ của ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống, cho biết ông sẽ “chặn nó ngay lập tức.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2024”

AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chẳng người lính nước nào không biết AK-47 – tên một loại vũ khí xếp đầu bảng trong lịch sử quân sự thế giới. Ngày 6/7/2007, nước Nga long trọng kỷ niệm 60 năm ngày ra đời khẩu AK-47 đầu tiên. Viện Bảo tàng Quân đội Nga hôm ấy chật kín người đến dự. Tác giả của AK-47 – thiếu tướng, tiến sĩ Mikhail Kalashnikov, 88 tuổi, cũng có mặt. Nhân dịp này, Tổng thống Putin đã ra sắc lệnh khen thưởng ông. Tuy đã cao tuổi, nhưng Kalashnikov vẫn làm cố vấn cho Công ty Xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport, một công ty nhà nước chuyên xuất khẩu vũ khí, trong đó có các kiểu súng mang tên Kalashnikov, đem lại nhiều lợi nhuận cho nước Nga, một cường quốc về xuất khẩu vũ khí. Trong dịp đến thăm Nga năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đặt mua 100 nghìn khẩu AK-47 để trang bị cho dân quân bảo vệ tổ quốc mình. Continue reading “AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới”

14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng

Nguồn: JFK’s body moved to permanent gravesite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, thi hài của Tổng thống John F. Kennedy được di dời đến một vị trí cách nơi chôn cất ban đầu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington chỉ vài mét. Vị tổng thống đã qua đời hơn ba năm trước đó, vào ngày 22/11/1963, do bị ám sát.

Dù JFK chưa bao giờ nói rõ ông muốn được chôn cất ở đâu, nhưng hầu hết các thành viên trong gia đình và bạn bè của ông đều cho rằng ông sẽ chọn một khu đất ở quê hương Massachusetts. Vì là cựu binh Thế chiến II, JFK đủ điều kiện để được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, nhưng ông cũng xứng đáng có một nơi chôn cất đặc biệt, phù hợp với vị thế tổng thống của mình. Continue reading “14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng”

Thế giới hôm nay: 14/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok, ByteDance, phải bán ứng dụng này cho chủ sở hữu quốc tịch khác. Nếu không TikTok sẽ bị cấm ở Mỹ, thị trường lớn nhất của công ty. Các cơ quan quản lý lo ngại Trung Quốc đang dùng ứng dụng này để thu thập dữ liệu cá nhân của người Mỹ. Hơn nữa, vì TikTok ngày càng trở thành một nguồn tin tức, họ lo ngại nó có thể bị sử dụng như một công cụ tuyên truyền. Dự luật lưỡng đảng được thông qua với tỷ lệ 352-65, dù số phận của nó tại Thượng viện vẫn chưa chắc chắn.

Vladimir Putin cảnh báo phương Tây rằng Nga đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân “từ quan điểm kỹ thuật quân sự” và cảnh báo Mỹ không nên triển khai quân tới Ukraine. Ông nói một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine gần đây vào các cơ sở dầu mỏ của Nga là nhằm mục đích phá hoại “cuộc bầu cử” tổng thống Nga. Cuộc bỏ phiếu kéo dài ba ngày đó, bắt đầu vào thứ Sáu, chắc chắn sẽ trao cho ông Putin thêm sáu năm nắm quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/03/2024”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một trong những cách chính mà Nga dùng để né tránh kiểm soát xuất khẩu của phương Tây là thông qua trung chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Vào tháng 11 năm ngoái, Bloomberg đưa tin rằng trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng ý hạn chế xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét một động thái tương tự. Về phần mình, các quan chức Kazakhstan đã công bố lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng chiến trường sang Nga vào tháng 10. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)”

Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân

Nguồn: Alessio Patalano, “The New Age of Naval Power”, The Times, 06/03/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Ukraine tuyên bố đã đánh chìm một tàu chiến khác của Nga, Sergei Kotov, trên Biển Đen. Liên tục mất đi tàu Kotov và trước đó tàu Tsezar Kunikov vào tháng trước hiện đồng nghĩa với việc một phần ba hạm đội Biển Đen của Nga đã bị vô hiệu hóa. Kotov và Kunikov đã cùng với soái hạm Moskva nằm dưới đáy Biển Đen và củng cố thực tế rằng chiến trường hàng hải trong cuộc chiến tranh ở Ukraine là cuộc xung đột hải quân quan trọng nhất kể từ cuộc chiến Falklands hơn bốn thập kỷ trước. Continue reading “Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân”