07/09/1977: Mỹ đồng ý trao trả Kênh đào Panama

Nguồn: U.S. agrees to transfer Panama Canal to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Washington, Tổng thống Jimmy Carter và lãnh đạo độc tài của Panama Omar Torrijos đã ký hiệp ước đồng ý chuyển quyền kiểm soát Kênh đào Panama từ Mỹ sang cho Panama vào cuối thế kỷ 20. Hiệp ước Kênh đào Panama cũng cho phép ngay lập tức bãi bỏ Vùng Kênh đào (the Canal Zone), một khu vực rộng 16 km, dài 64 km, do Mỹ kiểm soát, vốn chia cắt Cộng hòa Panama. Nhiều thành viên trong Quốc hội Mỹ phản đối việc từ bỏ quyền kiểm soát Kênh đào Panama, một biểu tượng lâu dài của quyền lực và sức mạnh công nghệ của Mỹ, nhưng cách quản lý tuyến đường thủy chiến lược theo kiểu thuộc địa của Mỹ từ lâu đã khiến người dân Panama và những người Mỹ Latinh khác khó chịu. Continue reading “07/09/1977: Mỹ đồng ý trao trả Kênh đào Panama”

10/08/1977: Kẻ giết người hàng loạt ‘Son of Sam’ bị bắt

Nguồn: Son of Sam serial killer is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, nhân viên bưu điện 24 tuổi David Berkowitz bị bắt và bị buộc tội chính là “Son of Sam,” kẻ giết người hàng loạt đã khủng bố Thành phố New York suốt hơn một năm, giết chết sáu người và làm bị thương bảy người khác bằng một khẩu súng lục ổ quay cỡ nòng 44. Bởi vì Berkowitz thường nhắm đến những cô gái trẻ trung xinh đẹp với mái tóc dài màu nâu, hàng trăm cô gái đã cắt tóc ngắn và nhuộm vàng trong thời gian hắn khủng bố thành phố trong khi những người khác chỉ đơn giản là quyết định ở nhà vào ban đêm.

Sau khi bị bắt, Berkowitz tuyên bố rằng quỷ dữ và con chó săn giống Labrador thuộc sở hữu của một người hàng xóm tên Sam đã ra lệnh cho mình thực hiện vụ giết người hàng loạt. Continue reading “10/08/1977: Kẻ giết người hàng loạt ‘Son of Sam’ bị bắt”

25/05/1977: “Chiến tranh giữa các vì sao” ra rạp

Nguồn: “Star Wars” opens in theaters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, ngày cuối tuần trong kỳ nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm đã mở màn với một vụ nổ “chấn động thiên hà” khi phần đầu tiên trong loạt phim bom tấn “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star War) của George Lucas ra rạp tại Mỹ.

Thành công đáng kinh ngạc của Chiến tranh giữa các vì sao – bộ phim đã nhận được bảy giải Oscar, đồng thời có doanh thu đạt 461 triệu đô la tại Mỹ và tổng cộng gần 800 triệu đô la trên toàn thế giới – bắt nguồn từ chiến dịch tiếp thị sâu rộng mà Lucas và hãng phim, 20th Century Fox, cho thực hiện vài tháng trước ngày phát hành bộ phim. “Nó không giống như một phần phim mở màn,” nữ diễn viên Carrie Fisher, người đóng vai Công chúa Leia, thủ lĩnh phiến quân, đã nói với tạp chí Time. “Nó giống như một trận động đất.” Continue reading “25/05/1977: “Chiến tranh giữa các vì sao” ra rạp”

21/01/1977: Tổng thống Carter ân xá cho những người trốn nghĩa vụ quân sự

Nguồn: President Carter pardons draft dodgers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter đã quyết định ân xá vô điều kiện cho hàng trăm nghìn người đàn ông trốn nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh Việt Nam.

Tổng cộng đã có khoảng 100.000 thanh niên Mỹ trốn ra nước ngoài vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 để tránh phải đi quân dịch. 90% số này đã đến Canada, nơi sau một số tranh cãi ban đầu, cuối cùng họ đã được chào đón với tư cách là người nhập cư. Trong khi đó, những người khác tìm cách lẩn trốn ngay tại nước Mỹ. Ngoài nhóm trốn đi nghĩa vụ thì một con số tương đối nhỏ – khoảng 1.000 người đào ngũ từ lực lượng vũ trang Mỹ cũng hướng đến Canada. Về mặt kỹ thuật, chính phủ Canada bảo lưu quyền truy tố những người đào ngũ, nhưng trên thực tế, họ đã ngó lơ những người này, thậm chí còn hướng dẫn các nhân viên biên phòng không hỏi quá nhiều câu hỏi. Continue reading “21/01/1977: Tổng thống Carter ân xá cho những người trốn nghĩa vụ quân sự”

10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ

Nguồn: Soviets arrest dissidents on United Nations Human Rights Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Moskva, các quan chức Liên Xô đã bắt giữ bốn nhà bất đồng chính kiến, đồng thời ngăn cản ít nhất 20 người khác tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại đàn áp chính trị của chính quyền cộng sản vào Ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Theo một số người tham dự biểu tình, các quan chức Liên Xô đã đe dọa rằng sẽ sử dụng bạo lực nếu biểu tình được tổ chức. Vụ việc là bằng chứng cho thấy chính phủ Liên Xô đang ngày càng cứng rắn trong việc chống lại bất kỳ cuộc biểu tình chính trị nào. Continue reading “10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ”

13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức

Nguồn: Palestinians hijack German airliner, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, bốn người Palestine đã cướp một chiếc máy bay của hãng Lufthansa và yêu cầu thả 11 thành viên đang bị giam giữ của nhóm khủng bố Đức Baader-Meinhof, còn được gọi là Đảng Hồng Quân (Red Army Faction). Đảng Hồng Quân là một nhóm các nhà cách mạng cực tả đã khủng bố nước Đức suốt ba thập niên, ám sát hơn 30 người đứng đầu các doanh nghiệp, quân đội và chính phủ trong nỗ lực lật đổ chủ nghĩa tư bản ở quê nhà. Continue reading “13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức”

22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền

Nguồn: Jimmy Carter reaffirms his commitment to human rights, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1977, trong một bài phát biểu tại Đại học Notre Dame, Tổng thống Jimmy Carter đã tái khẳng định cam kết của mình đối với nhân quyền như là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và phê phán “sự sợ hãi quá mức đối với chủ nghĩa cộng sản, điều đã từng khiến chúng ta ủng hộ bất kỳ nhà độc tài nào chia sẻ cùng chúng ta nỗi sợ hãi đó.” Bài phát biểu của Carter đã đánh dấu một hướng đi mới cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ, điều đã mang đến cả sự khen ngợi cũng như tranh cãi. Continue reading “22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền”

19/01/1977: Ford ân xá cho Tokyo Rose

Nguồn: Ford pardons Tokyo Rose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Gerald R. Ford đã ân xá cho Tokyo Rose. Mặc dù biệt hiệu này ban đầu được dùng để chỉ một nhóm nữ phát thanh viên Nhật Bản trong chương trình tuyên truyền của phe Trục nhắm vào binh lính Đồng minh trong Thế chiến II, nhưng cuối cùng tên gọi này đã gắn liền với một phụ nữ người Mỹ gốc Nhật Bản tên là Iva Toguri. Theo lệnh của chính phủ Nhật Bản, Toguri và các phụ nữ khác đã phát sóng các bài hát Mỹ ủy mị và các tuyên bố giả mạo về tổn thất của quân Mỹ – một nỗ lực vô ích để tiêu diệt tinh thần của quân đội Đồng minh. Continue reading “19/01/1977: Ford ân xá cho Tokyo Rose”

10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém

ac_unity_guillotine_by_diablo_by_diabloazazel-d7pgl03

Nguồn: “The guillotine falls silent”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1977 tại nhà tù Baumetes ở Marseille, Pháp, Hamida Djandoubi, một người nhập cư Tunisia bị kết tội giết người, đã trở thành người cuối cùng ở Pháp bị tử hình bằng máy chém.

Máy chém ban đầu trở nên nổi tiếng trong cuộc Cách mạng Pháp khi vị bác sĩ và nhà cách mạng Joseph-Ignace Guillotin thuyết phục được Quốc hội thông qua một đạo luật yêu cầu tất cả các án tử hình đều phải được thực hiện “bởi một cỗ máy”. Máy chặt đầu đã được sử dụng trước đó ở Ireland và Anh, và những người ủng hộ Guillotin xem máy chém là nhân đạo hơn các biện pháp tử hình khác, chẳng hạn như treo cổ hoặc xử bắn. Continue reading “10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém”

16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô

SAPA990531578520

Nguồn:Brezhnev is Soviet president,” History.com (truy cập ngày 15/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1977, Leonid Ilyich Brezhnev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1964, được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, trở thành lãnh tụ đảng kiêm nguyên thủ quốc gia.

Gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1931, Brezhnev được lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev bảo trợ và là cấp phó của Khrushchev cho tới đầu những năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1964, Brezhnev tham gia vào một cuộc đảo chính trong Đảng để hạ bệ Khrushchev và sau đó Brezhnev lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư thay cho Khrushchev. Ban đầu, Brezhnev chia sẻ quyền lực với Aleksey Kosygin, người kế nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức thủ tướng) Liên Xô thay cho Khrushchev.* Tuy nhiên, Brezhnev dần tỏ ra là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và nổi lên như một nhân vật chủ chốt trong chính trường Liên Xô. Continue reading “16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô”

25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare

140228-prince-zidan-fiche

Nguồn:Chinese government removes ban on Shakespeare,” History.com (truy cập ngày 24/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 5 năm 1977, một dấu hiệu mới của sự tự do hóa chính trị đã xuất hiện ở Trung Quốc khi chính quyền cộng sản nước này dỡ bỏ lệnh cấm đã kéo dài 10 năm đối với các tác phẩm của William Shakespeare. Động thái này của Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt.

Năm 1966, nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông đã khởi xướng cuộc “Cách mạng Văn hóa,” được thiết kế nhằm mục đích khôi phục lòng nhiệt tình cách mạng cộng sản và sinh lực cho xã hội Trung Quốc. Giang Thanh, phu nhân của Mao Trạch Đông, giữ chức Bộ trưởng Văn hóa không chính thức của Trung Quốc. Continue reading “25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare”

28/04/1977: Phiên tòa xét xử Phái Hồng quân kết thúc

2268

Nguồn:Red Army Faction trial ends,” History.com (truy cập ngày 27/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1977, ở Stuttgart, Tây Đức, phiên tòa dài ngày xét xử các nhà lãnh đạo tổ chức khủng bố Băng đảng Baader-Meinhof, hay còn gọi là Phái Hồng quân (Red Army Faction – RAF), kết thúc với việc Andreas Baader, Gudrun Ensslin, và Jan-Carl Raspe bị kết tội giết 4 người và mưu sát 30 người khác. Các bị cáo đều phải lãnh án tù chung thân, hình phạt nặng nề nhất của Đức.

Phái Hồng quân được thành lập bởi những nhà cách mạng cực tả Andreas Baader và Ulrike Meinhof năm 1968. Ủng hộ cuộc cách mạng cộng sản ở Tây Đức, Phái Hồng quân đã sử dụng chiến thuật khủng bố để chống các nhà lãnh đạo chính phủ, quân đội, và doanh nghiệp, trong nỗ lực lật đổ chủ nghĩa tư bản tại quê hương của mình. Baader bị tống giam năm 1970 nhưng sau đó trốn thoát, còn Meinhof bị bắt năm 1972. Năm 1976, Baader bị bắt trở lại, Meinhof treo cổ tự tử trong buồng giam. Continue reading “28/04/1977: Phiên tòa xét xử Phái Hồng quân kết thúc”