17/08/1978: Khí cầu lần đầu vượt Đại Tây Dương thành công

Nguồn: Balloon crosses the Atlantic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, khí cầu Double Eagle II đã hoàn thành chuyến bay khí cầu xuyên Đại Tây Dương đầu tiên khi hạ cánh xuống một cánh đồng lúa mạch gần Paris, 137 giờ sau khi cất cánh từ Presque Isle, Maine. Do Ben Abruzzo, Maxie Anderson, và Larry Newman điều khiển, chiếc khí cầu chứa đầy helium này đã bay hơn 5.200 km trong cuộc phiêu lưu kéo dài sáu ngày. Continue reading “17/08/1978: Khí cầu lần đầu vượt Đại Tây Dương thành công”

10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana

Nguồn: Fatal Ford Pinto crash in Indiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, ba cô gái tuổi teen đã thiệt mạng sau khi chiếc Ford Pinto đời 1973 của họ bị một chiếc xe tải đâm từ phía sau, khiến nó bốc cháy trên đường cao tốc Indiana. Vụ tai nạn chết người là một trong hàng loạt những vụ tai nạn với xe Pinto, mở đường cho một vụ bê bối quốc gia trong thập niên 1970. Continue reading “10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana”

15/07/1978: Hành trình vì công lý của người Mỹ bản địa kết thúc ở Washington, D.C.

Nguồn: 2,800 mile-long walk for Native American justice concludes in Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, “Chuyến đi dài nhất” (The Longest Walk) — hành trình dài hơn 4500 km vì công lý của người Mỹ bản địa, bắt đầu với hàng trăm người tuần hành ở California — đã kết thúc ở Washington, D.C., với sự đồng hành của hàng nghìn người ủng hộ. Mục đích của hành trình này là nhằm kêu gọi sự chú ý đến các vấn đề có ảnh hưởng đến người Mỹ bản địa, chẳng hạn như thiếu việc làm và nhà ở, và một dự luật ở Quốc hội vốn có thể thay đổi đáng kể các quyền của họ. Continue reading “15/07/1978: Hành trình vì công lý của người Mỹ bản địa kết thúc ở Washington, D.C.”

25/06/1978: Lá cờ LGBT+ lần đầu xuất hiện tại một cuộc diễu hành ở San Francisco

Nguồn: First rainbow Pride flag premieres at San Francisco parade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, các nhà hoạt động đã giương cao lá cờ cầu vồng rực rỡ trong cuộc diễu hành Ngày Tự do của Người Đồng tính nam và Đồng tính nữ ở San Francisco. Theo lời người tạo ra lá cờ, Gilbert Baker, đám đông ngay lập tức nhận ra ý nghĩa của nó, “Tôi hoàn toàn kinh ngạc khi mọi người nhận ra nó ngay lập tức – rằng đây là lá cờ của họ. Nó thuộc về tất cả chúng ta.” Đây chính là lá cờ Tự hào (cờ LGBT+) mà ngày nay trở thành biểu tượng cho niềm tự hào và sự giải phóng của người đồng tính. Continue reading “25/06/1978: Lá cờ LGBT+ lần đầu xuất hiện tại một cuộc diễu hành ở San Francisco”

25/09/1978: Va chạm máy bay trên không khiến 153 người thiệt mạng

Nguồn: Mid-air collision kills 153, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, một chiếc máy bay của hãng Pacific Southwest Airlines đã va chạm giữa không trung với một chiếc Cessna ở San Diego, khiến tổng cộng 153 người thiệt mạng. Những mảnh vỡ của hai chiếc máy bay đã rơi xuống một khu dân cư đông đúc và gây thiệt hại nặng trên mặt đất.

David Lee Boswell và người hướng dẫn, Martin Kazy, đang thực hành lái máy bay trên chiếc Cessna 172 một động cơ vào sáng ngày 25/09, luyện tập các cách tiếp cận sân bay Lindbergh Field của San Diego. Sau hai lần thử thành công, Boswell đã điều khiển chiếc Cessna về phía sân bay Montgomery Field ở phía đông bắc San Diego. Continue reading “25/09/1978: Va chạm máy bay trên không khiến 153 người thiệt mạng”

05/07/1978: “Gang of 19” chiếm giao lộ Denver

Nguồn: “Gang of 19” activists occupy Denver intersection to protest inaccessibility on the city’s bus system, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong lúc một chiếc xe buýt của Cơ quan Vận tải Khu vực (Regional Transportation District, RTD) dừng tại điểm giao giữa Đại lộ Colfax và Broadway ở Denver, Colorado để chờ hành khách lên xe, một nhóm người ngồi xe lăn đã chặn trước đầu xe buýt, ngăn không cho nó rời khỏi trạm. Khi chiếc xe buýt thứ hai chạy đến phía sau chiếc thứ nhất, một nhóm người ngồi xe lăn khác lại tiến đến ngay sau chiếc xe buýt đó và từ chối rời đi, khiến hai chiếc xe bị kẹt cứng. Trong 24 giờ tiếp theo, 19 nhà hoạt động vì quyền của người khuyết tật được gọi chung là “Gang of 19” đã khiến hai xe buýt không thể di chuyển, theo đó đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về tính thân thiện đối với người khuyết tập của các phương tiện giao thông trong thành phố Denver cũng như trên toàn nước Mỹ. Continue reading “05/07/1978: “Gang of 19” chiếm giao lộ Denver”

18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown

Nguồn: Mass suicide at Jonestown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Jim Jones, người sáng lập giáo phái Peoples Temple, đã khiến hàng trăm tín đồ của mình tự sát tập thể ngay tại ngôi làng của họ, nằm ở một vùng hẻo lánh của đất nước Nam Mỹ Guyana. Dù nhiều tín đồ của Jones sẵn lòng nuốt chất độc, số khác thực ra đã uống thuốc vì bị chĩa súng vào đầu. Số người chết tại Jonestown ngày hôm ấy là 909 người, một phần ba trong đó là trẻ em.

Jim Jones là một nhà truyền giáo rất có sức hút; trong thập niên 1950, ông ta đã thành lập Peoples Temple, một nhánh nhỏ thuộc Thiên Chúa Giáo, ở Indianapolis. Jones thường thuyết giảng chống lại sự phân biệt chủng tộc và giáo đoàn đa chủng tộc của ông ta đã nhanh chóng thu hút nhiều người Mỹ gốc Phi. Năm 1965, ông đưa các tín đồ đến định cư ở Ukiah, miền bắc California, sang năm 1971 thì chuyển đến San Francisco. Continue reading “18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown”

27/11/1978: Hai lãnh đạo thành phố San Francisco bị sát hại

Nguồn: San Francisco leaders George Moscone and Harvey Milk are murdered, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1978, Thị trưởng George Moscone và Giám sát viên Harvey Milk đã bị sát hại bởi Dan White – cựu thành viên Hội đồng giám sát – tại Tòa thị chính ở San Francisco, California.

Tức giận về việc Moscone không tái bổ nhiệm mình vào hội đồng giám sát thành phố, White đã xông vào văn phòng chính quyền San Francisco với khẩu súng lục ổ quay 0.38”. Sau khi sát hại thị trưởng, White đã nạp đạn và hướng khẩu súng về phía đối thủ của ông là Harvey Milk – một trong những chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ và là nhà hoạt động được nhiều người ngưỡng mộ ở San Francisco. Continue reading “27/11/1978: Hai lãnh đạo thành phố San Francisco bị sát hại”

15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa

Nguồn: United States announces that it will recognize communist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong một trong những tuyên bố quan trọng của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter thông báo rằng vào ngày 01/01/1979, Mỹ sẽ chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa cộng sản và cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Sau khi Mao Trạch Đông thực hiện cách mạng thành công vào năm 1949, nước Mỹ đã kiên quyết từ chối công nhận chế độ cộng sản. Thay vào đó, họ tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trên đảo Đài Loan. Năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ và CHND Trung Hoa đã đụng độ vũ trang; sang thập niên 1960, người Mỹ vô cùng tức giận khi CHND Trung Hoa ủng hộ và viện trợ cho chính quyền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa”

27/12/1978: Tây Ban Nha phê chuẩn hiến pháp dân chủ

BN-DA774_2spkin_P_20140602052358

Nguồn:Spanish king ratifies democratic constitution,” History.com (truy cập ngày 26/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, sau khi được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, Quốc vương Juan Carlos đã phê chuẩn bản hiến pháp dân chủ đầu tiên của Tây Ban Nha sau gần năm thập niên.

Ông nội của Carlos là Alfonso XIII, vị quân chủ cuối cùng của Tây Ban Nha, người bị buộc phải lưu vong năm 1931 sau khi Tây Ban Nha tuyên bố lập nên một nền cộng hòa. Sinh ra ở Ý năm 1938, Juan Carlos trở về Tây Ban Nha năm 1955 theo lời mời của Tướng Francisco Franco, nhà độc tài cai trị Tây Ban Nha từ năm 1936. Continue reading “27/12/1978: Tây Ban Nha phê chuẩn hiến pháp dân chủ”

05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị”

taraki

Nguồn:USSR and Afghanistan sign ‘friendship treaty’,” History.com (truy cập ngày 04/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, trong một nỗ lực chống đỡ cho chế độ thân Liên Xô không được lòng dân ở Afghanistan, Liên Xô đã ký một “hiệp ước hữu nghị” với chính phủ nước này, chấp thuận cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Hiệp ước này đưa Liên Xô tiến một bước gần hơn tới sự can thiệp thất bại thảm hại của họ vào cuộc nội chiến Afghanistan giữa chính phủ cộng sản được Liên Xô hậu thuẫn và quân nổi dậy Hồi giáo, được gọi là Mujahideen, chính thức bùng nổ từ năm 1979. Continue reading “05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị””

20/04/1978: Máy bay Hàn Quốc bị Liên Xô buộc hạ cánh

boeing-707-05

Nguồn:Korean Air Lines jet forced down over Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 18/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, không quân Liên Xô đã buộc một máy bay phản lực chở khách của hãng Korean Air Lines (Hàn Quốc) phải hạ cánh sau khi nó xâm phạm không phận Liên Xô. Hai người đã thiệt mạng trong khi hàng trăm người khác bị thương khi chiếc máy bay của Hàn Quốc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một hồ nước đóng băng cách Murmansk khoảng 480 km về phía Nam.

Chiếc máy bay của Hàn Quốc đang trên hành trình từ Paris trở về Seoul khi sự cố xảy ra. Các quan chức Liên Xô tuyên bố rằng chiếc máy bay, vốn thường bay qua vùng Bắc cực để tới Seoul, đã bất ngờ đổi hướng về phía Đông và xâm nhập không phận Liên Xô. Máy bay phản lực của Liên Xô đã chặn máy bay chở khách của Hàn Quốc và ra lệnh cho nó hạ cánh. Continue reading “20/04/1978: Máy bay Hàn Quốc bị Liên Xô buộc hạ cánh”