31/05/1921: Thảm sát Chủng tộc Tulsa

Nguồn: Tulsa Race Massacre begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, ngay từ nửa đêm, hàng nghìn công dân da trắng ở Tulsa, Oklahoma đã tràn xuống Quận Greenwood, nơi chủ yếu do người da đen sinh sống, đốt phá nhà cửa và cơ sở kinh doanh, đồng thời giết chết hàng trăm người. Ban đầu đã bị hiểu nhầm là một cuộc bạo động chủng tộc, chứ không phải một vụ giết người hàng loạt, Thảm sát Chủng tộc Tulsa ngày nay trở thành một trong những vụ bạo lực chủng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trong những năm sau Thế chiến I, phân biệt đối xử (segregation) đã trở thành tiêu chuẩn, và sự ủng hộ cho tổ chức Ku Klux Klan ngày càng mở rộng – không chỉ ở khu vực miền Nam, mà trên toàn nước Mỹ. Trong bối cảnh xung đột căng thẳng ấy, cộng đồng người da đen ở Tulsa đã được cả nước công nhận bởi sự giàu có, sung túc. Quận Greenwood, được gọi là “Phố Wall của người da đen”, có hơn 300 cơ sở kinh doanh do người da đen làm chủ, bao gồm hai rạp chiếu phim, cùng nhiều phòng khám bác sĩ và hiệu thuốc. Continue reading “31/05/1921: Thảm sát Chủng tộc Tulsa”

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Continue reading “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi envoy Wang Qishan visits Seoul with message for U.S.,” Nikkei Asia, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đàm phán đang âm thầm diễn ra để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh với Biden

Đầu tuần này, Washington đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao cấp cao nhất ở châu Á. Chủ đề cơ bản trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ, và việc ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là cách đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung đang đứng bên bờ vực thẳm. Đây là một mối quan tâm lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông cố gắng nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao của đất nước trong Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Continue reading “Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ”

29/05/1953: Edmund Hillary và Tenzing Norgay chinh phục đỉnh Everest

Nguồn: Edmund Hillary and Tenzing Norgay reach Everest summit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, lúc 11 giờ 30 sáng, Edmund Hillary người New Zealand, và Tenzing Norgay người Sherpa từ Nepal, đã trở thành những nhà thám hiểm đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, ở độ cao 8.850m so với mực nước biển, điểm cao nhất trên Trái Đất. Là thành viên trong một đoàn thám hiểm của Anh, hai người đàn ông đã đặt chân lên đỉnh núi sau khi trải qua một đêm dài đầy khó khăn ở độ cao 8.504m. Tin tức về thành tựu của họ đã lan truyền khắp thế giới vào ngày 02/06, ngày đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II, và người Anh đã xem đây là một điềm lành cho tương lai của đất nước họ.

Everest là ngọn núi cao nhất trong Dãy Himalaya ở châu Á, nằm trên biên giới giữa Nepal và Tây Tạng. Người Tây Tạng gọi nó là Chomo-Lungma, hay “Thánh Mẫu vũ trụ”, còn người Anh đặt tên ngọn núi theo tên của Sir George Everest, một nhà khảo sát người Anh chuyên về Nam Á sống ở thế kỷ 19. Đỉnh Everest cao tương đương khoảng 2/3 độ cao của khí quyển Trái Đất – độ cao mà máy bay phản lực thường bay qua – nồng độ oxy ở đó cực kỳ thấp, nhiệt độ cực kỳ lạnh, với thời tiết cực kỳ khó đoán và nguy hiểm. Continue reading “29/05/1953: Edmund Hillary và Tenzing Norgay chinh phục đỉnh Everest”

28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny

Nguồn: U.S. troops score victory at Cantigny, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong cuộc tấn công kéo dài đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến I, lực lượng phe Hiệp ước gồm một lữ đoàn gần 4.000 binh sĩ Mỹ đã đánh vào ngôi làng Cantigny, trên sông Somme ở Pháp, chiếm được nó từ tay Đức.

Dù Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, theo phe Hiệp ước, kể từ tháng 04/1917, họ vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ để gửi một số lượng quân đáng kể ra chiến trường mãi cho đến một năm sau. Tuy nhiên, đến tháng 05/1918, một số lượng lớn lính Mỹ đã đến Pháp, vừa kịp lúc để đối mặt với sự dữ dội từ chiến dịch tấn công mùa xuân lớn của Đức. Continue reading “28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny”

26/05/1991: Máy bay rơi xuống rừng rậm Thái Lan

Nguồn: Plane crashes in Thai jungle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, một chiếc Boeing 767 đã lao xuống một khu rừng gần Bangkok, Thái Lan, giết chết tất cả 223 người trên máy bay. Chiếc máy bay này được sở hữu và vận hành bởi công ty Lauda-Air, hãng máy bay thuê trọn gói (charter) lớn nhất Áo, do tay đua xe đua nổi tiếng Niki Lauda thành lập sau khi ông chính thức nghỉ hưu khỏi bộ môn đua xe.

Chuyến bay xuất phát từ Hong Kong với điểm đến cuối cùng là Vienna. Sau khi dừng một đoạn ngắn ở Bangkok, máy bay đang bắt đầu khởi hành từ Sân bay Bangkok thì một máy tính bị trục trặc. Bộ đảo chiều lực đẩy động cơ cánh trái, về cơ bản là thiết bị giúp động cơ đảo chiều, đột ngột hoạt động. Dù các phi công đã cố gắng hết sức để tắt thiết bị, nhưng họ vẫn thất bại. Continue reading “26/05/1991: Máy bay rơi xuống rừng rậm Thái Lan”

Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân

Nguồn: Stacie L. Pettyjohn và Becca Wasser, “A Fight Over Taiwan Could Go Nuclear,” Foreign Affairs, 20/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi chiến tranh tiết lộ cho chúng ta xung đột Mỹ-Trung có thể leo thang đến thế nào.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm dấy lên lo ngại về chiến tranh hạt nhân, bởi vì Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của mình ở mức báo động cao, và cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ dẫn đến “hậu quả mà các người chưa bao giờ chứng kiến.” Hành động khiêu khích quân sự này đã xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo và thu hút sự chú ý ở Washington. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc cố gắng chiếm Đài Loan, và Mỹ đứng ra hỗ trợ cho Đài Bắc, thì nguy cơ leo thang thậm chí còn có thể vượt xa tình hình căng thẳng hiện nay ở châu Âu. Continue reading “Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân”

Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?

Nguồn: Paul Krugman, “Crashing Crypto: Is This Time Different?,” New York Times, 17/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuần trước TerraUSD, một đồng tiền mã hóa  ổn định (stablecoin) – hệ thống được cho là có hoạt động tương tự như một tài khoản ngân hàng thông thường, nhưng chỉ được hỗ trợ bởi một loại tiền mã hóa có tên là Luna – đã bị sập. Luna mất 97% giá trị chỉ trong vòng 24 giờ, theo đó thổi bay khoản tiết kiệm cả đời của nhiều nhà đầu tư.

Sự kiện này đã làm rung chuyển thế giới tiền mã hóa nói chung, nhưng sự thật là, thế giới đó vốn dĩ đã lung lay ngay từ trước khi xảy ra thảm họa Terra. Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên, đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái, và kể từ đó đã sụt giảm hơn 50%. Continue reading “Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?”

24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh

Nguồn: German battleship, the Bismarck, sinks Britain’s HMS Hood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, thiết giáp hạm lớn nhất của Đức, chiếc Bismarck, đã đánh chìm niềm tự hào của Hạm đội Anh, tàu HMS Hood.

Bismarck là thiết giáp hạm hiện đại nhất của Đức thời bấy giờ, con tàu mà hải quân các quốc gia khác thèm muốn, ngay từ khi nó còn trong giai đoạn thiết kế (Hitler đã giao bản sao bản thiết kế Bismarck cho Joseph Stalin như một hành động nhượng bộ, trong giai đoạn ký Hiệp ước Bất tương xâm). Continue reading “24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh”

Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

Nguồn: Edward Luce, “What the CIA thinks: William Burns on the new world disorder,” Financial Times, 13/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm mươi năm sau ‘cuộc đảo chính’ Chiến tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối mặt với một trật tự toàn cầu mới.

Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba chữ số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện đã già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FTWeekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông. Continue reading “Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới”

Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li is back, and so is ‘Likonomics’,” Nikkei Asia, 19/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những sai lầm kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở đường cho việc chia sẻ quyền lực.

Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc theo truyền thống sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế vĩ mô, với tư cách là người đứng đầu Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung hết quyền lực vào tay mình, nên trong 9 năm qua, quyền lực của Lý chỉ là trên danh nghĩa. Continue reading “Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy”

22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử

Nguồn: President Nixon arrives in Moscow for historic summit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã đến Moscow để dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Dù đây là chuyến thăm đầu tiên của Nixon tới Liên Xô trên cương vị Tổng thống, nhưng ông đã từng đến thăm Moscow một lần trước đó, khi còn là Phó Tổng thống Mỹ. Với tư cách là cấp phó của Eisenhower, Nixon thường xuyên thực hiện các chuyến công du chính thức ra nước ngoài, bao gồm chuyến đi đến Moscow năm 1959 để tham quan thủ đô của Liên Xô, cũng như tham dự Hội chợ Văn hóa và Thương mại Mỹ ở Công viên Sokolniki. Continue reading “22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử”

21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai

Nguồn: French troops occupy Fez, sparking second Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, sáu năm sau Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, trong đó sự xuất hiện bất ngờ của Hoàng đế Đức Wilhelm ở Morocco đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế, đồng thời dẫn đến việc Anh và Pháp củng cố mối quan hệ chống lại Đức, quân đội Pháp đã chiếm thành phố Fez của Morocco, khiến người Đức nổi cơn thịnh nộ và khơi mào cho Khủng hoảng Morocco lần thứ hai.

Tháng 03/1911, chính quyền Pháp tuyên bố rằng các bộ lạc đã tổ chức một cuộc nổi dậy ở Morocco, gây nguy hiểm cho một trong những thủ phủ của đất nước, Fez. Quốc vương kêu gọi người Pháp giúp đỡ để khôi phục trật tự, và họ đã gửi quân đến Fez vào ngày 21/05. Continue reading “21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai”

Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nguồn: James Crabtree, “Biden and Xi Struggle to Compete in Asia,” Foreign Policy, 11/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công. Continue reading “Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á”

19/05/1536: Anne Boleyn, người vợ thứ hai của Vua Henry VIII, bị xử tử

Nguồn: Anne Boleyn, second wife of King Henry VIII, is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1536, Anne Boleyn, người vợ thứ hai khét tiếng của Vua Henry VIII, đã bị xử tử với các tội danh ngoại tình, loạn luân, và âm mưu chống lại nhà vua.

Catherine xứ Aragon

Vua Henry rơi vào lưới tình với Anne Boleyn kể từ giữa những năm 1520, khi bà quay về Anh sau thời gian phục vụ trong triều đình Pháp, và trở thành thị nữ cho người vợ đầu của ông, Catherine xứ Aragon. Continue reading “19/05/1536: Anne Boleyn, người vợ thứ hai của Vua Henry VIII, bị xử tử”

Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Nguồn: Angela Stent, “The West vs. the Rest,” Foreign Policy, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Nhưng Putin đã đúng về một điều: Ông đoán chính xác rằng cái mà tôi gọi là “Phần còn lại của Thế giới” – nghĩa là những nước “phi phương Tây” – sẽ không lên án hay áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga. Vào ngày chiến tranh nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng phương Tây đảm bảo rằng Putin sẽ trở thành “kẻ bị bài xích trên trường quốc tế” – nhưng đối với phần lớn thế giới, Tổng thống Nga không hẳn là một người bị bài xích. Continue reading “Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga”

17/05/1974: Cảnh sát Los Angeles đột kích nhóm khủng bố SLA

Nguồn: LAPD raid leaves six SLA members dead, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại Los Angeles, California, cảnh sát đã bao vây một ngôi nhà ở Compton, nơi các thủ lĩnh của nhóm khủng bố được gọi là Quân đội Giải phóng Symbionese (Symbionese Liberation Army, SLA) đang lẩn trốn. Vài tháng trước đó, vụ SLA bắt cóc Patricia Hearst – cô con gái thuộc dòng họ Hearst giàu có, những người sở hữu đế chế truyền thông Hearst – đã thu hút sự chú ý trên khắp đất nước. Cảnh sát tìm ra ngôi nhà ở Compton sau khi một bà mẹ ở địa phương báo cáo rằng các con của bà đã nhìn thấy một nhóm người đang ‘chơi đùa’ với vũ khí tự động trong phòng khách của ngôi nhà. Continue reading “17/05/1974: Cảnh sát Los Angeles đột kích nhóm khủng bố SLA”

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ

Nguồn: In applying to NATO, Finland and Sweden give the lie to Putin’s claims,” The Economist, 15/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng. Continue reading “Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ”

Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong fears run deep as John Lee aims to take charge,” Nikkei Asia, 12/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu cảnh sát là lựa chọn của Trung Quốc để dẫn dắt những người dân Hong Kong đang cảnh giác với luật an ninh.

Những cảnh quay võ thuật tại Hong Kong là thứ đã sản sinh ra nhiều huyền thoại và nhiều bộ phim bom tấn. Thế nhưng, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra trong tháng qua, khi một huấn luyện viên và trợ lý nữ của ông bị bắt giam và buộc tội lên kế hoạch “xây dựng quân đội” chống lại nhà nước.

Cảnh sát cho biết họ đã tịch thu một loạt vũ khí, bao gồm kiếm, dao, nỏ, và một khẩu súng hơi. Họ cũng cho biết đã tìm thấy các bài đăng chống Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang Facebook của trung tâm võ thuật. Continue reading “Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền”

15/05/2009: General Electric bắt đầu làm sạch sông Hudson bị ô nhiễm

Nguồn: GE finally initiates cleanup of polluted Hudson River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, sau hàng chục năm hủy hoại môi trường và tranh chấp pháp lý, General Electric (GE) cuối cùng đã bắt đầu nỗ lực do chính phủ yêu cầu để làm sạch sông Hudson. Là một trong những tập đoàn lớn nhất và uy tín nhất của Mỹ, GE đã thải hóa chất độc hại xuống sông suốt nhiều năm và chi một khoản tiền khổng lồ để tránh phải dọn dẹp. Continue reading “15/05/2009: General Electric bắt đầu làm sạch sông Hudson bị ô nhiễm”