Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đụng độ này là một cột mốc quan trọng đối với tuyên bố chủ quyền của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc kỷ niệm 50 năm trận chiến đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ Việt Nam Cộng hoà.

“Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…”

– “Đá ơi”, Nguyễn Duy.

Đường Quốc Cường là một trong những diễn viên Trung Quốc nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông đã thành danh nhờ các vai diễn nhân vật lịch sử trong các bộ phim cổ trang, vốn là dòng phim thống trị truyền hình Việt Nam vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Vai diễn nổi bật nhất của ông có lẽ là vai quân sư Gia Cát Lượng trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa,” một biểu tượng của trí tuệ thời xưa trong văn hóa đại chúng Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)”

Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “In praise of mass immigration,” Financial Times, 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tỷ lệ nhập cư cao là dấu hiệu cho thấy một xã hội lành mạnh và năng động.

“Khi nhìn về phía trước, tôi chợt thấy có linh cảm. Giống như người La Mã, tôi như đang thấy sông Tiber sủi đầy máu…”

Đó là lời cảnh báo hồi năm 1968 của Enoch Powell về nguy cơ nhập cư ồ ạt vào Anh. Giờ đây, những người xem chính trị gia quá cố của Đảng Bảo thủ như một nhà tiên tri sẽ cảm thấy như mình được minh oan. Phản đối làn sóng nhập cư đang ngày càng trở thành vấn đề trọng tâm trong nền chính trị phương Tây. Continue reading “Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?”

Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới

Nguồn: Parag Khanna, “The Red Sea Crisis Proves China Was Ahead of the Curve,” Foreign Policy, 20/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là một âm mưu nham hiểm, mà là bản kế hoạch chi tiết về những gì mọi quốc gia cần trong thời đại của bất ổn và gián đoạn.

Suốt hai tháng qua, sự gia tăng đột ngột các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Eo biển Bab el-Mandeb, vị trí chiến lược nối Biển Đỏ với Biển Ả Rập, đã khiến các hãng vận tải biển lớn nhất thế giới phải tạm dừng quá cảnh qua Kênh đào Suez trong vài tuần – và thậm chí còn phải điều chỉnh lịch trình nhiều hơn sau khi Mỹ và Anh tiến hành các đợt tấn công vào Yemen, khiến căng thẳng leo thang. Continue reading “Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới”

Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Balance of power between Xi’s top two aides is tipping,” Nikkei Asia, 25/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các diễn biến kịch tính sau trận lụt Hà Bắc mùa hè năm ngoái cho thấy Thái Kỳ có thể đã vượt qua Lý Cường.

Sau hơn một thập niên thâu tóm quyền lực với mức độ chưa từng có, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện chỉ có hai phụ tá nổi bật, được ông trọng dụng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai phụ tá đó chính là nhân vật phụ trách an ninh quốc gia, Thái Kỳ, 68 tuổi, và Thủ tướng Lý Cường, 64 tuổi, lần lượt xếp thứ 5 và thứ 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng, bao gồm bảy thành viên và đứng đầu là Tập, 70 tuổi. Continue reading “Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập”

Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Cảnh Thống thứ 3 [24/2/1500], tức Minh Hoằng Trị năm thứ 13, Vua sai 2 sứ bộ sang nhà Minh: Hình bộ tả thị lang Nguyễn Duy Trinh, Lễ khoa đô cấp sự trung Lê Lan Hinh, Thượng bảo thiếu khanh Nguyễn Nho Tông tạ ơn phúng tế Vua cha Thánh Tông; Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huấn Đỗ Nhân, Thông sự ty thừa Bùi Đoan Giáo tạ ơn việc sách phong và xin ban mũ áo cho Vua. Năm sau các sứ bộ đến Bắc Kinh, được ban yến, tặng các loại lụa; và tặng cho Vua Hiến Tông một bộ lễ phục, một bộ thường phục, 1 bộ dây đai vàng và tê giác. Sau khi nhận y phục, Sứ thần Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu nhận thấy rằng y phục tặng cho Vua không đúng theo phục sức của tước Vương, nên đưa lời khiếu nại; triều đình nhà Minh với lập luận kỳ thị, bảo rằng Vương An Nam còn có bổn phận làm thần dân của Thiên tử, nên chỉ ban y phục thần dân mà thôi: Continue reading “Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà”

Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?

Nguồn: Mark Leonard, “China’s Game in Gaza,” Foreign Affairs, 08/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến của Israel để giành lấy phương Nam toàn cầu như thế nào?

Trong năm vừa qua, khi các nhà ngoại giao phương Tây di chuyển liên tục từ đầu này đến đầu kia của thế giới, cố gắng hết sức để ngăn chặn hàng loạt các cuộc chiến, khủng hoảng, và tai hoạ – từ Ukraine đến Darfur, từ Nagorno-Karabakh đến Cộng hòa Dân chủ Congo – thì Trung Quốc lại đang tận dụng cảnh hỗn loạn. Cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas và chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza đã trao cho Bắc Kinh một cuộc khủng hoảng mới để khai thác. Trong khi Mỹ tự đánh mất uy tín của mình đối với các quốc gia ở phương Nam bằng việc hỗ trợ Israel không giới hạn, thì Bắc Kinh lại cẩn thận điều chỉnh phản ứng của mình đối với cuộc chiến, đặc biệt chú ý đến dư luận ở các nước đang phát triển. Continue reading “Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?”

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Tác giả: GS Trịnh Sinh

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động. Khi thì là cửa ngõ của quân xâm lược tiến vào Kinh đô Thăng Long, lúc thì là nơi chứng kiến một đội quân không còn mảnh giáp, chủ tướng phải chui vào ống đồng để cho lính khiêng về bên kia biên giới. Nhưng cũng có lúc, nơi đây chứng kiến các cuộc ngoại giao đòi đất chủ quyền nhờ có tài ngoại giao cực kỳ mềm dẻo và khôn khéo.

Chuyện xảy ra từ cách đây hơn 300 năm, vào thời vua Lê Gia Tông, năm 1672. Khi đó, Vũ Công Tuấn là Đô đốc Thiêm sự, tước Khoan Quận công làm phản, từ Thăng Long chạy về Tuyên Quang định gây thế lực cát cứ. Năm 1688, Vũ Công Tuấn chạy sang Vân Nam (Trung Quốc) nhờ lực lượng ngoại bang giúp sức. Continue reading “Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải”

‘Giả chết bắt quạ’? Sức khỏe Tổng bí thư và nan đề người kế vị

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Vào tuần thứ hai tháng 1/2024, tin đồn về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, vị Tổng bí thư 79 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam, lan truyền khắp cả nước. Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông là vào ngày 26/12/2023 khi ông tiếp đón Shii Kazuo, lãnh đạo Đảng Cộng sản Nhật Bản. Ông vắng mặt trong các sự kiện quan trọng sau đó, bao gồm chuyến thăm của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Tin đồn về tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, nhập viện, hoặc thậm chí là việc ông đã qua đời rộ lên trên mạng xã hội bởi những người có ảnh hưởng truyền thông, và được đồn thổi kín đáo hơn trong giới quan sát chính trị. ‘Xác nhận’ từ những cá nhân có tiếng trên không gian mạng dường như củng cố thêm tính khả tín của tin đồn này. Thậm chí, các phương tiện truyền thông quốc tế, bao gồm BloombergReuters, cũng đổ thêm dầu vào lửa với cách đưa tin đầy ẩn ý. Continue reading “‘Giả chết bắt quạ’? Sức khỏe Tổng bí thư và nan đề người kế vị”

Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Another Trump Presidency Won’t Much Change U.S. Foreign Policy,Foreign Policy, ngày 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nỗi sợ hãi của thế giới phần lớn đã bị phóng đại.

Trừ phi xảy ra diễn biến khó lường, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ là cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Dù hầu hết người Mỹ sẽ hạnh phúc hơn nếu cả hai không tham gia tranh cử, nhưng đó không phải là kịch bản có thể xảy ra vào tháng 11. Cuộc bầu cử đã được xem là “một sự kiện mang tính bước ngoặt” sẽ có tác động sâu rộng đến nền dân chủ Mỹ và cách nước này tiếp cận phần còn lại của thế giới. Continue reading “Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?”

Tìm hiểu về Think tank

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay còn chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất trí về tổ chức xã hội gọi là Think tank, bởi lẽ chính quyền các nước có quan điểm khác nhau về vấn đề có cho phép dân chúng được công khai phản biện chính sách của nhà nước hay không, có thể lập Think tank dân sự hay không…. Vì vậy ở đây chỉ có thể giải thích chung chung. Hiểu đơn giản, Think tank là tên gọi một loại tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao … , cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp có tính chất tư vấn nhằm hiến kế cho tầng lớp hoạch định chính sách chủ trương quốc gia. Continue reading “Tìm hiểu về Think tank”

Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai

Nguồn: Luke de Pulford, “How I Became a Prop in Hong Kong’s Show Trials,” Foreign Policy, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp tra tấn và ép cung trong vụ điều tra và truy tố Jimmy Lai.

Bắc Kinh có thói quen để dành những công việc bẩn thỉu nhất vào thời điểm Lễ Giáng sinh. Lý do là vì dịp lễ này thường là cơ hội tốt để chôn vùi những tin tức xấu. Chính trị cũng cần một kỳ nghỉ. Lượng tin chất vấn sẽ giảm, và nhiều nhà báo sẽ cảm thấy biết ơn khi được ẩn náu sau các câu trả lời tự động, rằng họ không có mặt ở văn phòng. Continue reading “Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai”

Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In Taiwan, distrust of Xi Jinping’s China is real,” Nikkei Asia, 18/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành viên của các đảng đối lập thân Bắc Kinh cũng cảm nhận được khủng hoảng.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, khi người dân Đài Bắc tranh luận sôi nổi nên bỏ phiếu cho ai, một cuộc tranh luận đặc biệt thú vị đã xảy ra giữa một ông già và một phụ nữ trẻ. Đáng ngạc nhiên là, trong số những từ xuất hiện nhiều nhất trong cuộc trò chuyện của họ, có Tập Cận Bình, tên nhà lãnh đạo đầy quyền lực của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?

Nguồn: How viable is Arctic shipping?”, The Economist, 18/01/2024

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tuyến vận tải biển đang chịu áp lực. Bảy trong số mười công ty vận tải biển lớn nhất thế giới đã đình chỉ các hải trình qua Biển Đỏ, nơi Houthi, một nhóm phiến quân Yemen, đang tấn công các tàu chở hàng. Kết quả, có ít tàu hơn sử dụng Kênh đào Suez, lối tắt nối Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải. Khối lượng thương mại đi qua Kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã giảm 30% kể từ tháng 11, sau khi hạn hán nghiêm trọng tấn công các hồ chứa, khiến mực nước hạ thấp. Theo số liệu từ Freightos, một sàn giao dịch vận chuyển hàng hóa trực tuyến, mức phí giao ngay cho việc gửi một container 40 feet từ Trung Quốc đến Bắc Âu đã tăng 283% kể từ đầu tháng 12. Continue reading “Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?”

Lịch sử đằng sau ‘đường kẻ màu xanh lam’ chia cắt nước Mỹ

Nguồn: Ezekiel Kweku, “The Thin Blue Line That Divides America,” New York Times, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm trước đây, giữa những lá cờ mà những người ủng hộ Donald Trump mang theo khi họ xông vào Điện Capitol – gồm cờ Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) năm 2016 và cờ Keep America Great (Giữ cho nước Mỹ luôn vĩ đại) năm 2020, cờ chiến đấu của Hợp bang miền Nam, cờ Gadsden, cờ Cây thông, và cờ Sao và Sọc (Quốc kỳ) – đã xuất hiện một biến thể quen thuộc của lá cờ Mỹ: các ngôi sao trắng trên nền đen, các sọc đen trắng xen kẽ nhau, ngoại trừ sọc đầu tiên có màu xanh lam. Continue reading “Lịch sử đằng sau ‘đường kẻ màu xanh lam’ chia cắt nước Mỹ”

Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới!

Tác giả: Tây Xuyên (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Lâu nay người Trung Quốc bàn cãi nhiều về vấn đề nền văn học lâu đời của họ chưa có tác phẩm nào được xếp vào hàng tác phẩm văn học đỉnh cao thế giới, chưa có nhà văn nào được coi là nhà văn tầm cỡ thế giới. Giải Nobel Văn 2012 trao cho Mạc Ngôn (trong hình) không làm thoả mãn cơn khát giải Nobel của họ và dường như họ đã nhanh chóng quên đi niềm vinh hạnh ấy. Tháng 12/2012, từ Stockholm trở về cho tới nay, Mạc Ngôn chưa được một lãnh đạo cấp cao nào tiếp kiến. Ngược lại ông được “đón tiếp” ngay bằng cuốn “Phê phán Mạc Ngôn” của hai giáo sư tiến sĩ văn học Lý Bân và Trình Quế Đình xuất bản tháng 4/2013, gồm bài viết của hơn 40 nhà phê bình văn học vạch ra 9 khuyết điểm lớn của Mạc Ngôn. Tiếp đó mạng xã hội có nhiều bài phê phán tác phẩm của Mạc Ngôn bôi xấu Trung Quốc, hợp với ý đồ của phương Tây… Tình hình nói trên cho thấy sự phức tạp, bế tắc, bi quan trên văn đàn Trung Quốc. Bài dưới đây của nhà thơ Tây Xuyên dưới tiêu đề “Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới! Tất cả chỉ là những trò vui chơi bịp bợm” là một ví dụ. Continue reading “Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới!”

Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?

Nguồn: Gideon Rachman, “Taiwan can still avoid Ukraine’s fate,” Financial Times, 15/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn còn những trở ngại khổng lồ đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào hòn đảo.

Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Moscow vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.” Continue reading “Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?”

Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc đối phó với Houthi ở Biển Đỏ

Nguồn: Alexandra Stark, “Don’t Bomb the Houthi,” Foreign Affairs, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại giao thận trọng có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.

Xung đột giữa Mỹ và lực lượng Houthi ở Biển Đỏ đang ngày càng leo thang. Ngày 31/12, những chiếc thuyền nhỏ của Houthi đã cố gắng tấn công một tàu thương mại. Sau khi trực thăng của hải quân Mỹ đáp trả vụ tấn công, Houthi – một nhóm nổi dậy kiểm soát vùng lãnh thổ có 80% dân số Yemen sinh sống – đã bắn vào họ. Phía Mỹ tiếp tục bắn trả, đánh chìm 3 thuyền của Houthi và giết chết 10 người. Sau đó, vào ngày 9/1, lực lượng Houthi đã tiến hành một trong những cuộc tấn công lớn nhất của họ ở Biển Đỏ cho đến nay, sử dụng 18 máy bay không người lái, hai tên lửa hành trình chống hạm, và một tên lửa đạn đạo chống hạm, nhưng đã bị lực lượng Mỹ và Anh đánh chặn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc đối phó với Houthi ở Biển Đỏ”

Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s ambition to unify Taiwan motivates military purges,” Nikkei Asia, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc hòn đảo chuẩn bị bỏ phiếu bầu tổng thống tiếp theo, Bắc Kinh đang tìm cách gây thêm áp lực.

Cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc một cái cớ để phô diễn sức mạnh quân sự, và quân đội nước này, đặc biệt là các quân chủng rocket và tên lửa, đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Chiều thứ Ba (09/01/2024), Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát đi một cảnh báo khẩn cấp, thông báo cho người dân rằng một tên lửa do Trung Quốc phóng đi đã bay qua khu vực phía nam của hòn đảo. Chuông báo động vang lên khắp Đài Loan, trong lúc người dân nhận được thông báo khẩn cấp trên điện thoại của mình. Continue reading “Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?”

Tuyến đường biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương: Thách thức và triển vọng

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Năm 2017, một tàu chở dầu của Nga đã đi xuyên qua Bắc cực mà không cần đến tàu phá băng dẫn đường, đó là một bước đột phá lớn của hàng hải khu vực Bắc Băng Dương, hành trình nối Châu Á với Châu Âu rút ngắn lại không tưởng so với những hải trình bình thường qua Ấn Độ Dương hay Đại Tây Dương. Tại diễn đàn kỷ niệm 10 năm sáng kiến “vành đai và con đường” diễn ra ở Bắc Kinh 17-18/10/2023, Tổng thống Vladimir Putin đưa ra lời mời các nước quan tâm cùng tham gia hợp tác phát triển tuyến đường biển Phương Bắc. Vậy trong tương lai Nga sẽ có những triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương như thế nào ? Continue reading “Tuyến đường biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương: Thách thức và triển vọng”

Vua Lê Hiến Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Hiến Tông tên húy là Tranh, là con trưởng của Thánh Tông, ở ngôi 7 năm, thọ 44 tuổi, lúc mất táng ở Dụ Lăng. Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận nước thái bình, nhưng ở ngôi không lâu, thật đáng tiếc! Mẹ ngài là Trường Lạc hoàng thái hậu họ Nguyễn, tên húy là Hằng, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con gái thứ hai của Thái uý Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung.

Vua sinh ra dáng vẻ khôi ngô, mũi cao, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 [31/3-29/4/1462], tháng 3, sách lập làm Hoàng thái tử. Ngày 30 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 28 [3/3/1497], Vua Thánh Tông băng, ngày mồng 6 tháng 2 [9/3/1497] nhà Vua lên ngôi, năm sau đổi sang niên hiệu Cảnh Thống. Continue reading “Vua Lê Hiến Tông lên ngôi”